1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhạc bản ??oDiễm xưa??? vào giáo trình về văn hóa Việt Nam tại trường đại học bên Nhật

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi TCSKL, 21/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Nhạc bản ?oDiễm xưa? vào giáo trình về văn hóa Việt Nam tại trường đại học bên Nhật

    Nhạc bản ?oDiễm xưa? vào giáo trình về văn hóa Việt Nam tại trường đại học bên Nhật

    Thy Nga

    Hôm thứ Ba vừa rồi, một tin vui nữa về nhạc Trịnh Công Sơn đến với người Việt chúng ta - đó là tin bài ?oDiễm xưa? của ông được đưa vào chương trình giáo dục về môn văn hóa Việt Nam tại một trường đại học danh tiếng bên xứ hoa anh đào.
    Đại học đường Kansai Gakuin cũng có một cuốn sách viết về bài ?oDiễm xưa? và kèm theo DVD cho sinh viên dễ dàng hơn trong việc nghiên cứu. Đây là lần đầu tiên, một nhạc bản của một nước Á châu được vào giáo trình, và là giáo trình bậc đại học Nhật Bản - thật là niềm hãnh diện cho người Việt nói chung.
    Nữ ca sĩ Khánh Ly là người đã trình bày bài ?oDiễm xưa? với khán thính giả Nhật vào năm 1970 tại Hội Chợ Quốc Tế Osaka.
    ?oDiễm xưa? ? (audio clip)
    Tổng hợp các tin trong và ngoài nước, Thy Nga xin thuật lại cùng quý thính giả là: ngay sau khi được trình bày, nhạc bản ?oDiễm xưa? trở thành ?otop hit? và được liên tục phát sóng trên xứ ?oMặt trời mọc?.
    Đến năm 1980 thì ?oDiễm xưa? được dịch sang tiếng Nhật là ?oUtsukushi Mukashi? và đài truyền hình NHK lớn nhất xứ này chọn làm nhạc bản chính cho bộ phim nói về những khác biệt khó thể tránh trong cuộc hôn nhân giữa một người đàn ông Nhật lấy vợ người Việt.
    Nhạc bản ?oUtsukushi Mukashi? (Diễm xưa) đã trở nên một trong 10 tình ca hay nhất mọi thời đại của Nhật Bản.
    Thy Nga điện đến Cerritos ở Nam California, nơi Khánh Ly định cư, để hỏi chuyện. Khánh Ly cho biết là cách nay 3, 4 tháng, chị nhận được tin vui này qua e-mail của ông Kumi Otsuka thuộc Myrica Music, là hãng đĩa đã mời Khánh Ly sang Nhật thâu âm bài ?oDiễm xưa? và bài ?oCa dao mẹ? hồi đó. (audio clip)


    Khánh Ly: Thưa chị em rất là xúc động và vui mừng cho anh Trịnh Công Sơn khi mà được ông Kumi Otsuka báo tin đã đưa bài Diễm Xưa vào để giảng dạy trong chương trình đại học, em cảm thất rất là hạnh phúc.

    Thy Nga: Theo Khánh Ly thì vì lẽ nào mà bài Diễm Xưa lại được chọn lựa như thế. Ý nghĩa chất chứa trong bài ấy như thế nào?

    Khánh Ly: Cũng như là mọi người đều biết thì nhạc của anh Sơn hay là ở cái lời, anh dùng từ ngữ rất là mới ở thời điểm đó khi mà anh đưa bài Diễm Xưa với những ngôn từ như vậy vào nhạc, thì đó là một cái điều rất là mới lạ đối với giới thưởng ngoạn Việt Nam. Đa số những lời của anh Sơn là những bài thơ đẹp và bao giờ cũng có một chút xiú triết lý của anh. Mà đặc biệt trong bài Diễm Xưa là cái câu: <i>?oNgày sau sỏi đá cũng cần có nhau?</i>. Tức là sỏi đá mà còn cần có nhau huống chi là con người. Người Nhật họ thích những cái gì đẹp, đẹp về tâm linh, em nghĩ là lời nhạc của anh Trịnh Công Sơn rất hạp với người Nhật.

    Thy Nga: Bài Diễm Xưa mang tên Nhật là ?oUtsukushi Mukashi? và bài Ca Dao Me là.?oNenenboya?. Thế ai là người dịch hai bài ấy sang tiếng Nhật và họ dịch có sát với lời hay ý trong nguyên bản không hả chị?

    Khánh Ly: Là ông Nguyễn Đắc Thanh Phong, thời đó ông làm việc ở bên Nhật, em cũng không nhớ rõ hay không. Nhưng mà bài Diễm Xưa thì em được nghe nói là cũng không sát nghĩa lắm đâu bởi vì nhạc của anh Sơn mà nếu dịch sát nghĩa thì rất là khó nên họ chỉ gổm lại những ý chính trong bài hát đó thôi

    Thy Nga: Lần đầu tiên Khánh Ly trình bày bài Diễm Xưa với khán giả Nhật tại hội chợ quốc tế Osaka thế dân Nhật đón nhận như thế nào?

    Khánh Ly: Em cũng ngạc nhiên lắm vì người Nhật họ không có kỳ thị như là mình nghĩ. Và khi là em hát, như là khi em được lên truyền hình đó thì em được họ đón nhận: họ điện thoại, gửi thư, gửi quà

    Thy Nga: Thế dư luận cũng như là báo chí Nhật họ có đề cập đến vấn đề chiến tranh và hoà bình qua những nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn không?

    Khánh Ly: Thưa chị không. Họ đón nhận bài Diễm Xưa và Ca dao Mẹ rất là nồng nhiệt nhưng mà họ không muốn dính líu gì tới chính trị cả mà họ đơn thuần làm văn hoá thôi.

    Thy Nga: Đến đây xin chị cho biết là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết bài Diễm Xưa trong hoàn cảnh như thế nào?

    Khánh Ly: Anh Trịnh Công Sơn viết bài Diễm Xưa lúc trên dưới 20. Có nhiều người cho rằng anh viết cho một người con gái tên là Diễm, thì điều đó có thật có một người con gái tên là Diễm, nhưng mà nếu mà nói rằng anh Sơn viết tình khúc cho người này hay là cho người khác thì thưa chị em không nghĩ như vậy. Là bởi vì em thấy ở anh Trịnh Công Sơn chỉ có một tình yêu duy nhất là anh dành cho bà mẹ của anh. Bởi vì anh rất thương mẹ. Anh có một bà mẹ rất hiểu biết, mỗi khi anh làm một bài hát thì hai mẹ con bàn với nhau. Anh hát cho mẹ anh nghe đầu tiên và bàn thảo với nhau về cái bài hát đó. Chứ em không nghĩ là riêng cho một người con gái nào. Cũng có thể là có hình ảnh thoáng qua của một người con gái nào đó thí dụ như cô Nguyệt, cô Diễm, cô Hương thì cũng thoáng qua trong đời anh thôi nhưng mà không ghi lại một cái dấu ấn nào đậm nét trong đời sống tình cảm của anh Trịnh Công Sơn.

    Quý vị theo dõi thời sự, chắc đã hay Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được chọn là một trong các nhạc sĩ trên thế giới lãnh ?oGiải Âm Nhạc Vì Hòa Bình?. Buổi lễ trao giải dự định vào cuối tháng Sáu tại Hà Nội nhưng bị đình lại. Mấy hôm nay, chuyện này lại nổi lên với tin là buổi lễ sẽ được diễn ra ngày 25 tháng 9 tới đây tại Nhà Hát thành phố Hồ-chí-Minh thế nhưng, từ ông đại diện giải này tại Việt Nam, đến trưởng ban tổ chức biểu diễn thuộc bộ Văn Hóa Thông Tin, tới nhân viên nhà hát đều nói rằng không biết.
    Thy Nga đã điện, hỏi thăm Trịnh Vĩnh Trinh, em gái cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, về vụ này. Theo chương trình dự định trước kia, thì Vĩnh Trinh là người lên nhận giải, thay cho anh cô đã qua đời. Nay thì Vĩnh Trinh nói rằng chương trình làm việc của cô cũng bận lắm, chưa chắc là có thể trở lại Việt Nam để tham gia buổi lễ, nếu thực sự lễ đó có diễn ra.
    Vĩnh Trinh kể là đã sẵn sàng mọi thứ vào giữa tháng Sáu, khi mà lễ trao giải bị đình lại. Trong khi đó, bạn bè của cố nhạc sĩ họ Trịnh từ các nơi trên thế giới cũng đã kéo về Hà Nội, chờ dự lễ thì nghe tin là chuyện này không diễn ra. Họ không khỏi than phiền vì đã dành thời giờ và phí tổn hỡi ôi!

    Thy Nga: Khánh Ly nghĩ sao về những chuyện xoay quanh việc nhà nước Việt Nam cho tổ chức buổi lễ trao ?oGiải Âm Nhạc Vì Hòa Bình?. Hơi rối ren phải không? (audio clip)


    Khánh Ly: Hơi ly kỳ (cười). Thưa chị đối với em khi mà nhạc của anh Trịnh Công Sơn được hiểu rộng ra, được nhìn nhận được đánh giá bởi những thiên tài âm nhạc của thế giới thì cái điều đó làm em rất vui mừng. Còn cái chuyện mà có tổ chức, hay không tổ chức, hay tổ chức ở đâu đó thì đối với em cái điều đó không quan trọng bằng cái chuyện mà nhạc của anh Sơn đã được nhìn nhận một cách rất là rõ ràng, nhất là cái mơ ước của một người Việt Nam về đời sống xã hội và tình cảm. Em nghĩ là anh Sơn không bao giờ đòi hỏi cái chuyện anh có một cái gì đó, một phần thưởng nào đó cho những điều anh đã làm bởi vì anh viết những bài hát đó cho mọi người, cho đời sống

    Trong âm thanh ca khúc ?oNenenboya? (Ca dao mẹ) Thy Nga xin chấm dứt chương trình kỳ này. Chào tạm biệt quý thính giả và các bạn ...

    Nguồn: suutap.com/khanhly
  2. 2010_Nhucanhvacbay

    2010_Nhucanhvacbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2004
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Thêm một chút về Diễm Xưa
    Sau khi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mất, tôi có đọc một bài báo nhỏ của nhà thơ Phạm Tiến Duật kể vè một số kỷ niệm với TCS. Có một chi tiết làm tôi nhớ vì nhắc đến Diễm Xưa.
    Rằng khi PTD thắc mắc với TCS: làm gì có chim gì là "chim di" nên sửa lại là "làm sao em nhớ những vết chim đi" thì hơn. Trịnh Công Sơn lắc đầu bảo rằng không sửa được. Vì bài đó tôi viết về Huế nhưng lại viết ở Nha Trang. Ở Nha Trang có loài chim di. Mỗi chúng ta cũng như loài CHIM DI DỠN SÓNG ở giữa đời này.
    Câu đó cứ luẩn quất trong đầu tôi, nhiều khi như một niềm an ủi. Nếu thấy mình là loài chim di dỡn sóng, sẽ sống đưọc trong đời bằng những bước chuyển động hồn nhiên, tự tại.
    Diễm là tên của một người con gái. Diễm còn có nghĩa là Đẹp.
  3. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0

    Nhiều người cứ nói là Diễm Xưa viết cho hoặc viết về một người con gái tên Diễm đã thoáng qua cuộc đời nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, nhưng tôi không cho là vậy! Nếu ai muốn tranh luận, tôi có cái để mà nói! Thực tình thì "Diễm" ở đây không trần tục là một người con gái tên Diễm ! Cũng như có lần ai đó đã nói cụm từ "sơn khê" trong bài Biển Nhớ là hàm ý ghép hai tên cuối của Trịnh Công Sơn và Bích Khê, hoàn toàn chỉ là sự tưởng tượng mà thôi! "Diễm" ở Diễm Xưa có nghĩa là đẹp! Một cái gì đó rất đẹp trong quá khứ, như là tình yêu đôi lứa hay tình yêu dành cho một nơi chốn mà mình đã sinh ra, vậy thôi! Còn "chim di"_ đúng là không có con chim nào tên là chim di thật! Nhưng "Làm sao em biết những vết chim di! ", có bao giờ bạn nghe người ta nói đến những loài chim di trú chưa? Chắc là có! Rồi! Bạn hãy chiêm nghiệm lại những ca từ vừa rồi! Muốn hiểu như thế nào cũng được! Chắc chắn bạn sẽ không thắc mắc gì!
    Điều cần thắc mắc ở Diễm Xưa là người ta đã in và hát sai ở câu "nhỡ mai trong cơn đau vùi... làm sao có nhau... hằn lên nỗi đau..." , vậy mà trong cuốn Những Bài Hát Không Năm Tháng do Trịnh Xuân Tịnh và Nhà Xuất Bản Âm Nhạc cùng một số bản in của các NXB khác lại in sai chữ "nhỡ mai" thành "nhớ mãi" ,rồi các ca sỹ chuyên hay không chuyên nghiệp cứ hát sai mà không thấy ai nói gì!
    Đôi điều phiếm luận về Diễm Xưa vậy!
    HTP
  4. vothuongca

    vothuongca Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/11/2002
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Bác Phương nói đúng đấy. Chim di là chim di trú thì đúng hơn. Cái "nhỡ mai" của bác là một phát hiện hay đấy. Em cũng biết trong bài "biển nhớ" có câu: Bàn tay chắn gió mưa sang...
    Nhiều người hát là "chắn gió" nhưng thực ra là "chăn gió mưa" . Như người chăn cừu vậy.
  5. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Khánh Ly, người đã đem Diễm Xưa đến với công chúng Nhật Bản​
    Ánh Nguyệt
    RFI phỏng vấn Khánh Ly, người đã đem Diễm Xưa đến với công chúng Nhật Bản.
    Đó là bài hát Diễm Xưa đã được biết đến vào đầu những năm 1970, nay lại được chọn đưa vào chương trình giáo dục của trường Đại học Kansai Gakuin Nhật Bản. Người đã mang Diễm Xưa đến với công chúng Nhật qua lời hát của ca khúc được chuyển sang Nhật ngữ là nữ ca sĩ Khánh Ly. Diễm Xưa là một trong những ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã được dịch sang tiếng Nhật, nhưng cho đến nay chỉ có Diễm Xưa mới dành được sự yêu mến hơn cả của khán thính giả xứ hoa anh đào. Trước khi nghe ca sĩ Khánh Ly nói đến những kỷ niệm của cô với Diễm xưa tại Nhật bản mời thính giả nghe lại ca khúc trữ tình này với tiếng hát của Khánh Ly.
    Ánh Nguyệt: Bài Diễm Xưa do chị hát bằng tiếng Nhật được đưa vào giảng dạy tại các trường đại học Nhật bản thì chị đã xúc động như thế nào?

    Khánh Ly: Thưa chị và thưa quý thính giả, chắc chắn một điều cái sự xúc động có thể có, không thể nào tránh khỏi và bên cạnh cái sự xúc động đó lại là một nỗi vui mừng, một hạnh phúc thật lớn nhưng mà không phải cho Khánh Ly mà là cho tác giả tức là cho nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Khi mà Khánh Ly cách đây bốn tháng đã được cho biết bài hát được đưa vào giảng dạy trong các trường đại học.
    Ánh Nguyệt: Khánh Ly là người đầu tiên đã giới thiệu Diễm Xưa đến với công chúng Nhật có phải không?
    Khánh Ly: Dạ thưa vâng, em có hát tại hội chợ Osaka. Có lên đài truyền hình, phỏng vấn, nói chuyện rồi hát, và các báo thì rất là nhiều báo Nhật viết về bài hát đó, bài Diễm Xưa và bài Ca Dao Mẹ. Là bởi vì trước đó Nhật bổn đã thu bài Ngủ Đi Con bằng tiếng Nhật do người Nhật hát. Sau đó thì mời anh Trịnh Công Sơn nhưng mà anh Trịnh Công Sơn thì không đi được cho nên anh Trịnh Công Sơn giới thiệu em.
    Ánh Nguyệt: Theo như chỗ chị biết thì khi dịch các ca khúc của Trịnh Công Sơn người Nhật có liên hệ trao đổi với tác giả không?
    Khánh Ly: Có thưa chị, chắc chắn cái điều đó là phải có. Nhưng nếu dịch sát nghĩa nhạc của anh Trịnh Công Sơn thì em nghĩ là làm một cái điều rất là khó. Cho nên em chỉ nghe nói, em không biết chắc chắn cái người dịch là giáo sư Nguyễn Đức Thanh Phong. Thời đó là ông làm việc ở bên Nhật. Thì em nghe nói vậy thôi. Dịch thì dĩ nhiên là không thể nào mà sát nghĩa mots à mots giống như là Diễm Xưa hay là Ca Dao Mẹ được. Nhưng mà nó cũng mang tính chất Diễm Xưa khi mà được dịch qua tiếng Nhật, thưa chị.
    Ánh Nguyệt: Cái kỷ niệm lần đầu tiên đến Nhật Bản với bài hát Diễm Xưa chắc chắn rất là đẹp và có lẽ chị vẫn còn nhớ cho tới bây giờ?
    Khánh Ly: Dạ thưa chị, hồi đó thì em còn nhỏ lắm mà lại rất là nghèo. Khi mà được đi Nhật thì cũng chỉ có một chiếc áo dài trắng, mặc quần đen mà đứng hát thì cũng đi đất. Mà cái người đàn thì lại là anh Nguyễn Ánh 9. Anh Nguyễn Ánh 9 thì sở trường là piano nhưng lại chơi guitar để cho em hát. Tụi em có ghé lại cái nhà Đông Du, hình như chỗ đó là chỗ tụ họp của sinh viện Việt Nam và sinh viên Nhật để trao đổi văn hóa với nhau, sau này thì căn nhà đó bị cháy. Em có nhiều cái kỷ niệm đẹp như là khi em tới nơi. Mặc dù mình là một ca sĩ vô danh tiểu tốt ở Việt Nam tới mà lại được một danh ca của Nhật gửi hoa đến tại hotel. Đó là bà Takiko Kato, bà gửi cho em một bó hoa vì lúc đó bà không có ở đó. Điều đó làm cho em rất là xúc động, họ kêu em là ?oMặt Trời Việt Nam? rồi họ đặt cho em nhiều cái tên vui lắm. Nói tóm lại cái buổi đi Nhật đó tiền bạc thì không có, nhưng mà em nghĩ là em đã làm được cái điều mà anh Sơn giao phó cho em, em làm tròn được cái bổn phận của em.
    Ánh Nguyệt: Sau đó chắc là ca sĩ Khánh Ly đã nhiều lần trở lại Nhật Bản nhưng mà với một danh tiếng lẫy lừng?
    Khánh Ly: Năm 71 em qua lại một lần nữa. Rồi sau 75 em qua mấy chục lần rồi chị. Nhưng mà không phải danh tiếng lẫy lừng đâu chị. Em thì hồi xưa sao thì bây giờ em cũng vậy thôi. Em qua hát một buổi nhạc gọi là Tân Nhạc Á Châu thì có các nước Nam Dương, Thái Lan, Hồng Kông, Đại Hàn, Phi Luật Tân và Việt Nam thì họ lại chọn em.
    Ánh Nguyệt: Là sau 75?
    Khánh Ly: Dạ thưa vâng, sau 75. Sau đó em qua em thâu một cái dĩa tiếng Việt và tiếng Nhật dĩa 33 tua. Rồi em thâu dĩa 45 em hát nhạc Nhật rồi em hát nhạc cho phim.
    Ánh Nguyệt: Diễm Xưa đã đôi ba lần lọt vào danh sách top hit Nhật Bản. Chị có biết cái cách chọn lựa bài hát top hit của khán giả Nhật Bản như thế nào không, thưa chị?
    Khánh Ly: Cái bài Diễm Xưa nó top hit 5, 7 lần rồi chị. Khi Diễm Xưa được đưa vào một phim ngắn nói về đời sống của một cặp vợ chồng người Nhật, vợ là người Việt Nam. Hai cái ngôn ngữ, hai văn hoá, nếp sống hoàn toàn khác nhau. Nhưng mà cái chung là vấn đề dạy dỗ con cái lại rất hòa hợp, rất là tốt đẹp. Bài hát đó được làm nhạc chính ở trong phim. Cho nên sau 80 thì Diễm Xưa lại top hit một lần nữa. Rồi đến 95 lại top hit nữa. Em không hiểu top hit của Nhật họ tính như thế nào nhưng mà em thấy là cái bài Diễm Xưa có một số phận rất là may mắn cũng như là cái số phận may mắn của em vậy.
    Ánh Nguyệt: Nghĩa là Khánh Ly đã mở đường cho Diễm Xưa đến với khán giả Nhật Bản và ngược lại Diễm Xưa cũng mở ra cho Khánh Ly con đường vinh quang tại Nhật có phải không?
    Khánh Ly: Dạ vâng. Nhưng mà nói đi nói lại thì phải là nhờ anh Sơn.
    Ánh Nguyệt: RFI (Radio France Internationale) xin cảm ơn Khánh Ly đã nhận trả lời phỏng vấn của chúng tôi hôm nay.
    July 23, 2004
    Nguồn: www.suutap.com/khanhly


  6. la_di_da

    la_di_da Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2003
    Bài viết:
    324
    Đã được thích:
    0
    Có cái này tặng mọi người
    http://ttvnol.com/cft/127779/trang-38.ttvn

Chia sẻ trang này