1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhạc cổ điển đã suy thoái? Nó sẽ lui dần vào dĩ vãng?

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi moitoanh, 18/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. moitoanh

    moitoanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2004
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Nhạc cổ điển đã suy thoái? Nó sẽ lui dần vào dĩ vãng?

    Nhạc cổ điển xuất phát từ âm nhạc cung đình và nhạc tôn giáo ở Châu Âu trong thời Trung Cổ, những nhạc sư như Mendelsohn, Haydn hoặc Bach đều là nhạc sư lãnh lương của triều đình hay của nhà thờ. Sang đến thời Phục Hưng thì dòng nhạc này bắt đầu mang màu sắc thế tục và trở nên "popularized" với một giới thưởng ngoạn không phải chỉ gồm giai cấp quý tộc và các chức sắc tôn giáo mà còn bao gồm một tầng lớp thương gia và trí thức mới, chính tầng lớp này với sức mạnh vật chất và tinh thần đã giúp giải phóng nhạc cổ điển ra khỏi những trói buộc của cung đình và tôn giáo về phương diện nghệ thuật. Song song với dòng nhạc này là một dòng nhạc thực sự "popular" được những nghệ sĩ hát rong ở Châu Âu duy trì và phát triển, và rất được ưa thích trong quần chúng nhân dân. Những nhạc sĩ cổ điển trong thời kỳ Phục Hưng đều lấy cảm hứng từ dòng nhạc này và họ còn tiêu chuẩn hóa và chính thống hóa nó để hình thành thể loại mới như Romance, Serenade v...v...

    Nói vậy để thấy rằng nhạc cổ điển không phải từ trên trời rơi xuống và lại càng không phải là chân ly vĩnh hằng. Giống như mọi thứ trên đời, hễ cái gì đã được sinh ra thì sẽ được lớn lên, sẽ được phát triển rồi sẽ trở nên già yếu bệnh hoạn rồi chết đi để cái mới thay vào. Nhạc cổ điển như chúng ta được biết đã qua khỏi thời kỳ phát triển tột đỉnh trong thế kỷ thứ 18 và 19, trong thế kỷ 20 nó mất dần sức thu hút và đi vào những ngõ cụt cả về mặt nghệ thuật lẫn xã hội. Về mặt nghệ thuật thi các bạn cứ nghe qua những tác phẩm "cổ điển" sáng tác theo phong cách hiện đại (modern) và hậu-hiện đại (post-modern) với những hình thái đa âm thể (polytonal) và vô âm thể (atonal) là đủ thấy. Tôi không dám chê nó dở nhưng cũng không đủ can đảm để khen nó hay. Về mặt xã hội thì phần lớn nếu không phải là tất cả những ban nhạc giao hưởng (symphony-orchestra) ở các nước Phương Tây hiện nay đều không thể duy trì được nếu không có sự trợ cấp của chính phủ và sự giúp đỡ của các mạnh thường quân.

    Vì nhạc cổ điển được hình thành và phát triển trong một hoàn cảnh xã hội nhất định nên người ta không khỏi tự hỏi nếu như Trung Hoa hoặc Ấn Độ chứ không phải các nước Châu Âu đã có những bước đột phá về kinh tế xã hội trong những thế kỷ trước, thì bộ mặt của nền âm nhạc thế giới hiện nay đã ra sao? Hơn nữa trong tương lai nếu Trung Hoa và các quốc gia Đông Á sẽ-nếu không thay thế thì cũng sánh vai với-Châu Âu và Hoa Kỳ trong vai trò lãnh đạo kinh tế và xã hội thế giới (như rất nhiều người tiên đoán), thì bộ mặt của nhạc cổ điển và nền âm nhạc nói chung sẽ ra sao? Đây chỉ là một chút "food for thought" cho những "fan nhạc cổ điển" để các bạn đừng quên rằng mỗi dân tộc, thậm chí mỗi tầng lớp nhân dân trong cùng một dân tộc, đều có những giá trị nghệ thuật mà ta không nên và không được coi thường.

    Nói về VN ta, ngay từ thời nhà Trần nước ta đã có một hệ thống âm nhạc cung đình và đến đời nhà Lê (Lê Thái Tông) thì nền âm nhạc này đã đuợc san định và hoàn chỉnh bằng một tên tuổi lớn là Nguyễn Trãi, hệ thống âm nhạc này được phát triển song song với một dòng nhạc dân gian phong phú và đẹp đẽ. Đến khi đất nước đi vào thời mạt vận trong thời Pháp thuộc thì dân ta mới có những tiếp xúc đầu tiên với âm nhạc Tây Phương qua người Pháp (chúng ta cũng nên hiểu rằng nước Pháp vốn không có những tên tuổi rất lớn trong âm nhạccổ điển), và nền "tân nhạc" VN chỉ mới hình thành và phát triển trong những năm 20'''' và 30''''. Cũng trong thời kỳ này-như tôi đã nói ở bài trước- những phong trào bình dân (về mặt chính trị) và lãng mạn (về mặt nghệ thuật) đang phát triển mạnh ở Châu Âu, nên tự nhiên là những nhạc sĩ đầu tiên VN đi theo những trào lưu đó và hình thành dòng nhạc nhẹ của VN.

    Nói vậy không phải VN không có những great composers như Nguyễn Thiện Đạo, Võ Tá Hân, kể cả Cung Tiến (ông nhạc sĩ này đã giã từ dòng nhạc nhẹ từ lâu để chuyển qua dòng nhạc chính thống-có lẽ chúng ta nên gọi nhạc cổ điển bằng từ này thì đúng hơn), dĩ nhiên họ không được nổi tiếng bằng Mozart, Beethoven nhưng thử hỏi trong vòng hơn nửa thế kỷ nay, có nhạc sĩ cổ điển nào trên thế giới được nổi tiếng như vậy (như Mozart, Beethoven đã nổi tiếng trong thời của họ). Đó chẳng qua là vì nhạc cổ điển (chính thống) thế giới đang ở trong thời kỳ suy thoái, có lẽ nó cần có được một luồng sinh khí mới thổi vào từ những dân tộc Đông Á như Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên và có lẽ cả VN nữa chăng.

    Nhạc cổ điển bị coi là suy thoái vì:

    1- Nó đã trở nên xa rời cuộc sống và quần chúng để trở thành một thứ âm nhạc thuần túy mang tính chất bác học.

    2- Nó đã mất đi năng lực phát triển tự thân, nhạc cổ điển bây giờ ít người học, ít người chơi, ít người nghe, nó không thể tồn tại được nếu không có được sự trợ cấp của chính phủ hoặc sự bảo trợ của các mạnh thường quân.

    Chẳng những người ta nói nhạc cổ điển suy đồi mà họ còn nói nó bị phá sản, vong thân v..v..người ta có thể nói nhiều thứ về nhạc cổ điển nhưng chắc chắn không ai nói là nhạc cổ điển đang ở trong thời kỳ hoàng kim của nó, "thời hoàng kim" đó đã "xa quá chìm trong phôi pha" rồi.

    --------------------------------------------

    Bài trên là bài sưu tầm!
    Dẫu tôi ko đồng ý nhưng bẻ lại cũng ko fải dễ! Ý kiến các bạn thế nào?
  2. vietlt111

    vietlt111 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2004
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    "Nhạc cổ diển" hay bất kỳ loại hình âm nhạc nào. Rộng hơn nữa là ở tất cả các lĩnh vực nghệ thuật. Tuyệt nhiên đúng là cần có sự đổi mới để tồn tại nhưng cũng cần hiểu là cần tồn tại cái đã để kiếm tìm hay chính xác hơn, mới có cơ hội kiếm tìm sự đổi mới. Đã là nghệ thuật thì luôn đòi hỏi khó tính và nhiều chiều như vậy! Vì thế trong các "cụm từ" của chúng ta mới hay có: Giữ gìn và phát huy, rồi sau đó mới là phát triển. Có thể hiện nay không có những Nhạc sỹ, Nghệ sỹ cổ điển nổi tiếng như Mozart, Beethoven đã nổi tiếng trong thời của họ, nhưng cái "hiện nay" đó có thể lắm chứ là "quá độ" cho một ngày mai "bùng nổ" ở một hình thức mới: Hậu của "hậu hiện đại" hay bi quan hơn nữa là hy vọng ở Hậu của Hậu của Hậu hiện đại chăng. Với lịch sử: 100 năm ngắn đến "Vèo"!. Thế nên ta cũng không nên nghĩ rằng loại hình âm nhạc này đã suy thoái và nó sẽ lùi dần vào dĩ vãng. Nếu ta còn thấy nó có giá trị, dù chỉ một chút ít thôi, giá trị vẫn là giá trị, tức là cần được ý thức giữ gìn. Phát huy được đến đâu còn tùy năng lực hiện tại. Để ngày mai nếu năng lực mới bùng phát, có cơ sở để phát triển cao hơn. Mặt khác, ở một mức độ nào đó, "nhạc cổ điển" hiện nay dường như vẫn đang còn rất nhiều giá trị và vẫn là cơ sở chủ yếu trong nghiên cứu, lý luận, đào tạo, phát triển âm nhạc (Ở đây muốn nhắc đến tính "hàn lâm" khi đề cập đến một loại hình NT), điều mà chưa có được loại hình khác thay thế được sâu hơn. Về giá trị này, "Nhạc cổ điển" như thường được biết đã vượt qua xuất xứ (Phương Tây) từ lâu, phải gọi chung đó là giá trị của nhân loại. Tất nhiên, ý kiến về "biểu hiện suy thoái" là rất đáng quan tâm và cần được xem xét ở nhiều khía cạnh khách quan hơn!
    Chúng ta, những người nghe, nghiên (cứu) hay nghiền và cùng lắm đến như Nghiện "Nhạc cổ điển", nếu đã là như vậy thì một cách không thường xuyên nhưng cũng có thể vẫn bị chi phối bởi ...cái gì đó một màu sắc "đóng cặn" về NCĐ. Nói đơn giản, bị "đông cứng" bởi một hệ tư duy tất nhiên ĐÃ có giá trị nhưng có thể không còn phù hợp. Có thể thi thoảng nơi này, nơi khác, dàn nhạc này, dàn nhạc kia, Ông Nhạc trưởng này, ông nhạc trưởng nọ....vì một "tùy biến" nào đó mà có những sự can thiệp mới mẻ, phá cách đi chút ít để tìm đến sự thay đổi theo hướng tich cực là tốt hơn chăng. Mọi sáng tạo đều cần có thử nghiệm. Mọi thử nghiệm đều không chắc chắn thành công. Nhưng cho dù thế thì còn hơn là không bao giờ có thành công. ...và ...Thế nên: Trong cách Nghe, Nghiên, Nghiền, Nghiện... có lẽ cũng cần cởi mở hơn nữa. Đừng vội thắc mắc hoặc "Bĩu môi" nếu bất chợt thấy một dàn nhạc cố tình chơi cao lên "một quãng" , sắp xếp khác đi một chút, nhạc cụ "vô chuẩn" đi một ít. Cái quan trọng cuối cùng vẫn là: Tinh thần của bản nhạc. Còn thủ pháp, cần thay đổi nếu cần thay đổi. Ít nhiều như vậy, NCĐ có lẽ tiến nhanh hơn!?
    Vài dòng và ...sẽ còn vài dòng nữa!
  3. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Thiet nghi, cai gi xuat phat tu trai tim se den trai tim. Nhung gi huong con nguoi toi Chan - Thien - My se truong ton voi thoi gian. Pham Quynh da tung noi "Truyen Kieu con, tieng Viet con". Vay thi ban oi, nhac co dien khong co ly do nao de diet vong khi nao con nguoi con song va lam viec.
    Chao ban nhe!
  4. cobeo

    cobeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Xin hỏi bạn moitoanh, bạn lấy bài này ở đâu vậy?
    Mình xin khẳng định người viết bài này là 1 người không hiểu 1chút gì về NCĐ. Mình nói như vậy vì những lý do sau đây:
    Lý do thứ 1: Các mốc thời gian đưa ra là cực kỳ không hợp lý. Bắt đầu từ thời trung cổ sang Mendelssohn, Haydn, Bach rồi lại sang thời Phục Hưng? Thế là cực kỳ không logic.
    Bài viết có đoạn: "Sang đến thời Phục Hưng thì dòng nhạc này bắt đầu mang màu sắc thế tục và trở nên "popularized" với một giới thưởng ngoạn không phải chỉ gồm giai cấp quý tộc và các chức sắc tôn giáo mà còn bao gồm một tầng lớp thương gia và trí thức mới, chính tầng lớp này với sức mạnh vật chất và tinh thần đã giúp giải phóng nhạc cổ điển ra khỏi những trói buộc của cung đình và tôn giáo về phương diện nghệ thuật. Song song với dòng nhạc này là một dòng nhạc thực sự "popular" được những nghệ sĩ hát rong ở Châu Âu duy trì và phát triển, và rất được ưa thích trong quần chúng nhân dân. Những nhạc sĩ cổ điển trong thời kỳ Phục Hưng đều lấy cảm hứng từ dòng nhạc này và họ còn tiêu chuẩn hóa và chính thống hóa nó để hình thành thể loại mới như Romance, Serenade v...v...". Những người yêu NCĐ đều hiểu rằng NCĐ có sự phát triển chậm hơn rất nhiều so với các loại hình nghệ thuật khác như kiến trúc, hội hoạ hay văn học. Vì vậy "Sang đến thời Phục Hưng thì dòng nhạc này bắt đầu mang màu sắc thế tục và trở nên "popularized" với một giới thưởng ngoạn không phải chỉ gồm giai cấp quý tộc và các chức sắc tôn giáo mà còn bao gồm một tầng lớp thương gia và trí thức mới" hoàn toàn là vô căn cứ và thiển cận. NCĐ thời Phục Hưng có gì để nói đâu.
    Lý do thứ 2: Sự sắp xếp tên các nhạc sỹ Mendelssohn, Haydn, Bach là thiếu chính xác. Hơn nữa Mendelssohn là con 1 chủ nhà băng nổi tiếng ở Đức, không đời nào sự nghiệp âm nhạc của ông lại phục vụ giới quý tộc như Haydn để ngửa tay ra xin những đồng tiền của triều đình.
    Lý do thứ 3: "Nói vậy để thấy rằng nhạc cổ điển không phải từ trên trời rơi xuống và lại càng không phải là chân ly vĩnh hằng. Giống như mọi thứ trên đời, hễ cái gì đã được sinh ra thì sẽ được lớn lên, sẽ được phát triển rồi sẽ trở nên già yếu bệnh hoạn rồi chết đi để cái mới thay vào. " Bậy, hết sức bậy. Bạn nghĩ gì về "Chiến tranh và hoà binh"; "Những người khốn khổ"; "3 người lính ngự lâm" và rất nhiều tác phẩm kinh điển khác nữa? Các tác phẩm này có chết đâu? Chúng vẫn được đón nhận với tất cả tấm lòng trân trọng của những người yêu văn học thực thụ. NCĐ vẫn vậy thôi. Những tên tuổi như Bach, Mozart, Beethoven, Chopin, Tchaikovsky... vẫn được tôn sùng tại bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Âm nhạc của họ vẫn được đón nhận với một tình yêu chân thành.
    Lý do thứ 4: "Vì nhạc cổ điển được hình thành và phát triển trong một hoàn cảnh xã hội nhất định nên người ta không khỏi tự hỏi nếu như Trung Hoa hoặc Ấn Độ chứ không phải các nước Châu Âu đã có những bước đột phá về kinh tế xã hội trong những thế kỷ trước, thì bộ mặt của nền âm nhạc thế giới hiện nay đã ra sao? ". Tôi hoàn toàn không hiểu đoạn này có ý gì? NCĐ phát triển chung theo tình hình kinh tế, có thể đúng nhưng không hoàn toàn. Trong giai đoạn vàng của NCĐ (thế kỷ18-19) Trung Hoa và Ấn Độ phát triển theo những xu hướng khác, họ có những thành tựu đáng kinh ngạc trên những lĩnh vực khác. Chả có lý do gì để đặt câu hỏi như ở trên.
    Lý do thứ 5: "Nói vậy không phải VN không có những great composers như Nguyễn Thiện Đạo, Võ Tá Hân, kể cả Cung Tiến (ông nhạc sĩ này đã giã từ dòng nhạc nhẹ từ lâu để chuyển qua dòng nhạc chính thống-có lẽ chúng ta nên gọi nhạc cổ điển bằng từ này thì đúng hơn), dĩ nhiên họ không được nổi tiếng bằng Mozart, Beethoven nhưng thử hỏi trong vòng hơn nửa thế kỷ nay, có nhạc sĩ cổ điển nào trên thế giới được nổi tiếng như vậy (như Mozart, Beethoven đã nổi tiếng trong thời của họ)."
    Ở đâu ra cái thứ rác rưởi này đấy? Họ là những nhạc sĩ cổ điển nổi tiếng nhất trong vòng nửa thế kỷ qua? Thằng điên nào nói linh tinh đấy? Những thứ của nợ này mà bạn cũng để ý làm gì? Điều này càng chứng tỏ tác giả bài này là 1 người chả biết gì về NCĐ cả.
    Vì tôi đây là một nhận thức sai lầm nên có mấy dòng như sau:
    NCĐ đang suy thoái. Đúng. Lý do: xuất hiện nhiều thể loại nhạc khác vì vậy sự đam mê cũng bị chia sẻ. Sự đòi hỏi ngày càng khắt khe về công việc nên quỹ thời gian bị ngắn lại, mọi người đến với âm nhạc để giải trí chứ không phải để thưởng thức (mà NCĐ là loại nhạc để thưởng thức).
    Tuy nhiên NCĐ sẽ không bao giờ chết. Bởi vì rất đơn giản, cái gì tốt đẹp nhất sẽ luôn luôn tồn tại. Chúng ta sẽ quên Britney Spear, Christina Agulera... như chúng ta đang quên Boyzone, NKOB.. hay kể cả Michael Jackson nhưng chúng ta sẽ không bao giờ quên Bach, Mozart, Beethoven, Chopin, Tchaikovsky. Họ cách xa chúng ta hàng thế kỷ nhưng đến bây giờ những tác phẩm của họ vẫn vang lên tại khắp các phòng hoà nhạc trên thế giới. Và họ còn có chúng ta, những tín đồ mê tín đến cuồng nhiệt của NCĐ.
  5. moitoanh

    moitoanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2004
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Bạn cobeo ah! Bạn nói kiểu này thì "ông nói gà bà nói vịt" rồi. Mốc thời gian ko fải là vấn đề quan trọng ở đây dù có thuật ko theo trình tự, cái chính là bạn phải chú ý xem người ta muốn nói gì qua bài viết chứ ko fải xoáy vào vài chi tiết rồi bung nó ra được! Bạn còn lôi những thứ lung tung vào làm rối loạn vấn đề lên, chẳng ăn nhập gì với cái mà tác giả đề cập! Tôi đồng ý với bác vietlt111 nhưng tôi thấy vẫn chưa đủ thuyết phục.
  6. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Ban moitoanh a, moc thoi gian voi nhac co dien noi rieng va cac linh vuc khac noi chung het suc quan trong. Neu co su nham lan ve thoi gian thi co le, ban khong the hinh dung noi ve tinh he thong va vi vay, khong the co duoc cai nhin khai quat ve mot van de hay mot linh vuc duoc. Ngay trong y kien cua ban cung cho thay su sai lam cua viec thieu nhat quan ve thoi gian. Chinh vi vay ma ban da cho rang F. Mendelsohn la "nhac su lanh luong cua trieu dinh".
    Ban a, truoc khi tan dong hay phan doi mot van de, nguoi ta thuong phai nghien cuu that ky van de do. Su phien dien va hoi hot cua ban khi tim hieu ve nhac co dien da khien ban di trech duong roi.
    Nhung du ban phu nhan the nao di chang nua, thi nhac co dien van ton tai nhu mot thuc te khach quan. Trong qua trinh phat trien cua minh, nhac co dien chua chac da can phai hoi den su dong y cua ban dau.
    Hay nghien cuu va thuong thuc that ky nhac co dien di roi hay dua ra y kien thuyet phuc hon nhe!
  7. kankuli

    kankuli Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2001
    Bài viết:
    5.487
    Đã được thích:
    1
    Bạn moitoanh à.Khoan hãy bàn đến tính đúng đắn của bài viết trên.Nhưng qua những lỗi mà anh Cobeo đã chỉ ra mình thấy rằng người viết bài viết đó với những kiến thức về NCĐ như vậy không có đủ tư cách để viết những bài viết như vậy.
    Hy vọng bạn tiết lộ tên của tác giả cho anh em được mở rộng tầm mắt
  8. moitoanh

    moitoanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2004
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Sao các bác toàn trả lời ngoài lề thế nhỉ? Bài của tôi đưa ra là đưa ra lý lẽ gì để bác lại ý kiến chủ đạo qua bài viết của tác giả, các bác lại đi nói là người ta chưa đủ kiến thức để bàn với các bác, nói thế thì ai mà phục được, huống chi các bác cũng chắc gì hơn người ta. Còn về thời gian, tôi đã nói rồi, bài này có fải nói về lịch sử nhạc cổ điển đâu nhỉ, và tác giả chỉ trình bày lộn xộn chứ cũng có fải "râu ông nọ cắm cằm bà kia đâu". Chán các bác quá! Bài này ko fải của tôi và tôi cũng ko biết tên tác giả nhưng tôi thấy vấn đề đưa ra cũng khá là thú vị và cũng ko hẳn là vô lí. Vấn đề là chúng ta fải đưa ra lí lẽ cụ thể của mình để chứng minh rằng tác giả nói chưa đúng chứ ko fải là nhằm vào tác giả để fê fán. Như thế thì còn gọi gì là tranh luận nữa!
  9. vietlt111

    vietlt111 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2004
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Cần khẳng định! "Moitoanh" cũng có ý tích cực khi lập nên Topic này. Bởi đây là đưa ra để tranh biện chứ không phải là phản bác. Mà nếu là phản bác, ở một góc độ nhất định, vẫn có thể là tích cực. Cũng giống như trong văn học, có nhà văn viết về cái tốt nhưng cũng có nhà văn viết về cái xấu để tìm đến hoặc phản ánh cái tốt.....Tất nhiên, ở một diễn đàn của những ng yêu NCĐ như tại đây, những vấn đề được đưa lên kiểu như vậy cũng dễ gây "phản cảm" cho những tâm hồn "Classical", vốn coi NCĐ như là một thứ đã tuyệt đối trong một vùng "ý niệm" tuyệt đối!
    @moitoanh: Cái gì mới thì cũng dễ hấp dẫn, bởi mình chưa gặp bao giờ, mới toanh thì càng hấp dẫn hơn, bởi có lẽ là chưa có bao giờ. Đùa cái Nick của bạn vậy thôi, không có chủ ý cá nhân gì, chỉ là bởi vì muốn nói đến: Cái hấp dẫn và Cái Có giá trị. Cái hấp dẫn thì chỉ là hấp dẫn, Cái có giá trị thì muôn đời tồn tại giá trị. Bản thân cái có giá trị có thể sinh ra từ những cái hấp dẫn ban đầu, nhưng cần được nghiên cứu và sàng lọc qua trí tuệ con ng nhiều hơn để trở thành thứ muôn đời mà chúng ta đang nhắc đến. Có những giá trị có thể 0 hoặc khó còn phù hợp với thực tế cuộc sống. Nhưng nó cần và phải tồn tại vì nó là GIÁ TRỊ. So sánh thế này e hơi...khó, nhưng vẫn phải so sánh. Thế này nhé: Bạn hoặc bất kỳ ai, khi sinh ra đều phải và cần có cha có mẹ để có thể tồn tại. Một cách duy lý tuyệt đối, Lớn nên đi học vẫn cần. Lớn lên nữa vẫn cần, để tồn tại bạn nhé!. Nhưng đến 1 lúc nào đó có thể để tồn tại thì 0 cần nữa (tôi đang nhắc đến tính duy lý tuyệt đối), nhưng cho dù đến lúc đó, chẳng có ai thấy dễ chịu nếu mất bố, mất mẹ. Bởi, đó là cái gì đó GIÁ TRỊ VĨNH HẰNG!
    Hỏi bạn một câu hỏi: NCĐ theo bạn có giá trị không?
    Tôi sẽ tiếp nếu bạn còn chưa thấy thuyết phục!
  10. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Bạn moitoanh mới tới thì là khách, tui thì hổng thể coi là chủ vì tui cũng hổng là thành viên thành viếc gì ở đây (khoái vô down nhạc à). Tui có thấy bài sưu tầm của bạn post trước bên yeuamnhac và thấy có nhiều điểm đáng bàn. Nhưng kẹt là bạn sưu tầm, nên nhiều khi chữ nghĩa, chủ trương,.... của người viết mình thấy thắc mắc cũng hổng biết hỏi ai nên thui hổng có lên tiếng (nhưng coi bộ ở đây bạn bị xáp lá cà ghê quá...đùa thui).
    Xuyên qua bài viết, ở nhiều điểm khó mà thuyết phục người ta người viết là người có am hiểu 1 cách khúc chiết về những điều mình nói. Chứ tui hổng dám nói là nhạc cổ điển, vốn là 1 thuật ngữ dễ gây hiểu lầm. Nhạc cổ điển người viết đang nói là nhạc cổ điển nào cái đã? Có phải là chữ chỉ đơn giản để khu biệt với các loại nhạc khác (pop, jazz,...) trên các đài radio,...? Hay là nhạc cổ điển đó là để chỉ đến nền âm nhạc nghệ thuật phương tây (western art music) vốn là 1 khái niệm chỉ xuất hiện trong thế kỷ thứ 20? Nếu nói theo ý đầu thì khó mà ai tin là nó suy thoái, dân tình người ta nghe cả đống...và người ta chắc là còn nhắc dài dài đến Bach, Beethoven...Còn cái ý sau thì coi bộ hơi căng à nha.
    Còn rất là nhiều chuyện tui thắc mắc nhưng thui thì hỏi cái chuyện quan trọng đầu tiên này cái. Để ít ra khỏi phải người ta nói cái chuyện nhạc cổ điển này, tui nói cái chuyện nhạc cổ khác, ông gà bà vịt thế thì kỳ chết.
    Chúc bạn moitoanh có thời gian vui vẻ ở box NCD.
    Được tao_lao sửa chữa / chuyển vào 03:13 ngày 20/03/2005

Chia sẻ trang này