1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhạc cổ điển đã suy thoái? Nó sẽ lui dần vào dĩ vãng?

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi moitoanh, 18/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cuc_sat

    cuc_sat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Nói là nhạc cổ điển xuất phát từ âm nhạc tôn giáo là ko sai nhưng ko bản chất và chỉ là bề ngoài vì Ncđ gắn với sự phát triển của con người chứ ko phải là từ tôn giáo. Âm nhạc cũng như văn học nghệ thuật nói chung đều chỉ là phần ?okiến trúc thượng tầng? của một xã hội, nó hình thành trên cơ sở của trình độ lao động sản xuất, các mối quan hệ trong sản xuất ra vật chất của con người, khi một xã hội dần đi vào ổn định thì kéo theo nó là một hệ tư tưởng chủ đạo được hình thành và chi phối các lĩnh vực nghệ thuật trong đó có âm nhạc, hình thành nên nền nghệ thuật phục vụ cho hệ tưởng đó (lcũng có thể gọi là lấy cảm hứng và hướng tới hệ tưởng đó). Theo cách này thì ở thời Hy lạp La Mã là sự thống trị (về tư tưởng) của các vị thần, thời trung cổ, Phục hưng rồi Barốc là của thiên chúa giáo, đến sang thế kỷ 17, 18 là thiên chúa giáo cùng với sự lớn mạnh dần của tư sản và chuyển sang hệ tư tưởng tư sản? kéo đến ngày nay. Mỗi thời đại gắn với một hệ tư tưởng chủ đạo đều theo một quy luật : ban đầu giải phóng nghệ thuật ra khỏi những trói buộc của hệ tưởng cũ đã lỗi thời và đưa nó lên một tầm cao mới, đạt những thành tựu mới rồi sau đó, chính nó lại trói buộc nghệ thuật để rồi lại được giải phóng bởi hệ tư tưởng gắn với xã hội phát triển sau? Trong quá trình đó, nhạc cổ điển, nhạc dân gian và cả nhạc ?othời trang? hay suy đồi đều cùng tồn tại, ở đây gần như ko có tính loại trừ mà là chúng đứng ở vị trí khác nhau trong tinh thần con người, với tỉ lệ lớn hay nhỏ tuỳ vào sự phát triển hay lạc hậu của xh đó, xh càng phát triển thì nghệ thuật ?okinh điển?(classic) càng phát triển hơn. Luôn như vậy, mỗi loại nhạc có vị trí riêng của nó. Như trong thời kỳ cổ điển hay lãng mạn, âm nhạc dân gian có vị trí quan trong trong các st của các nhạc sĩ thì sang thế kỷ 20 cũng ko khác, với những nhạc sĩ như Bernstein hay Gershwin đều có những st gần gũi với nhạc pop hay jazz, có thể coi là ?onhạc dân gian? của thời đại này và cũng như Bach hay Schubert?đưa nó lên một tầm cao mới, trên một nền tảng nghệ thuật?còn như ở Nga là dựa trên các bài hát Cách mạng, ở Việt Nam cũng có những hướng này như gh thơ ?ongười về đem tới ngày vui?T của Trọng Bằng trên giai điệu bài ?oCa ngợi Hồ chủ tịch? của Văn Cao (ở đây ko so sánh về khía cạnh chất lượng nghệ thuật mà chỉ đưa ra vd về sử dụng chất liệu là nhạc ?opopular?)

    Điều mình muốn khẳng định rằng vì vị trí và xuất phát như vậy nên ncđ ko chết, nó ko gắn với tôn giáo hay bất kỳ một hệ tư tưởng nào cụ thể mà là phần biểu hiện cao nhất, khía cạch nghệ thuật (cụ thể là âm nhạc) của hệ tư tưởng con người qua các thời kỳ, có nghĩa là nó gắn với con người, và chỉ mất đi khi con người bị huỷ diệt. Việc hiểu nhạc cổ điển gắn với thời đại vàng thế kỷ 18,19 là hoàn toàn sai lầm, ngay bản thân khái niệm nhạc cổ điển (classic) đã nói lên điều đó, nó được gọi chung cho cả văn học gắn với những tp nghệ thuật đã được công nhận là kinh điển, có giá trị mang tính căn bản cho nhiều thế hệ sau, vì thế nên thời đại nào cũng xuất hiện các tp classic, trong âm nhạc mỹ thuật, văn học.
    Phân tích như vậy đã là sai, mà hiểu rằng nhạc cổ điển với thời đại vàng là thế kỷ 18, 19 là hoàn toàn sai hơn nữa. Người viết có thể ko thích nhạc ?ocổ điển hiện đại? (tạm gọi để phân biệt với nhạc hiện đại phổ thông) nhưng ko thể suy diễn như vậy vì chúng ta mới ở đầu thế kỷ 21, để đánh giá về sức hấp dẫn hay sự phát triển của âm nhạc tk 20 vẫn còn là quá sớm, vì ngay trong thời điểm hiện tại, hoàn toàn có khả năng rất nhiều tp lớn vẫn đang chưa được phát hiện khiến nhiều người ko biết đến và nhìn nhận giá trị, cũng như trước đây với Mozart, Bach, Beethoven (chỉ được nhìn nhận một phần) hay việc phát hiện về sau 4 gh còn lại của Dvorak?ngày nay thì rất nhiều tp bị cấm hay bưng bít hoặc xuyên tạc ý nghĩa vì những lý do chính trị. Còn chuyện phải đầu tư duy trì các dàn nhạc cổ điển, những lý do kinh tế thì thật đơn giản để thấy là sai.
    Có thể tg viết bài bức xúc về việc nhiều người quá tôn sùng nhạc cổ điển mà coi thường giá trị văn hoá của chính dân tộc mình. Mình cũng hiểu cảm giác nay, thật khó chịu bởi những người lúc nào cũng ?ohướng? về phương Tây như về phía ?omặt trời?, chê bai mọi thứ của đn mình cứ như ta đây cao cấp nhưng sinh ra nhầm chỗ, nhưng loại ?ofood for thought? này thì ko thể nuốt nổi, người đó nên nhớ rằng Trung Quốc có nghệ thuật phát triển một phần chính là nhờ việc học hỏi phương Tây một cách nghiêm túc và hết mình, Nhật bản cũng là vd quá rõ mà ai cũng biết bởi nghệ thuật kinh điển Phương Tây ctrong đó có nhạc cổ điển chứa đựng những nền tảng kiến thức căn bản được tích lỹ qua hàng trăm năm, trên cơ sở rất khoa học và lo gíc? sẽ làm rạng ranh bất cứ dân tộc nào biết kế thừa nó làm nền tảng, kết hợp với tâm hồn của dân tộc để nâng lên một tầm cao.
    Những gì tg viết về âm nhạc dân tộc Việt Nam như ? Nguyễn Trãi thì bó tay? ko phải bàn đến. Nên nhìn nhận rõ là chúng ta ko có âm nhạc cổ điển, chỉ có 1 tâm hồn và 1 trái tim, nhưng như thế là quá đủ để các thế hệ sau phát triển âm nhạc cổ điển Việt Nam, bởi tôi vô cùng muốn nghe một giao hưởng "Bạch Đằng Giang" hay "Điện Biên Phủ" với giá trị nghệ thuật cao... hơn bất cứ một tp gh cổ điển nào khác, nhưng đó phải là một quá trình rất rất dài với vô vàn nỗ lực...
  2. moitoanh

    moitoanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2004
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Điều này có thật ko? Và tại sao tác giả bài viết lại nói là "ko chê dở nhưng ko khen hay"?
    Chẳng lẽ nhạc cổ điển xa rời cuộc sống, có nghĩa là các sáng tác ko còn gắn liền với cuộc sống xã hội hiện tại? Mất đi năng lực phát triển tự thân? Và phải trông trờ vào sự bảo tồn văn hoá như kiểu "giữ gìn và bảo tồn tuồng ở VN"? Tôi nghe ko xuôi tí nào nhưng cũng chẳng biết fải cãi ra sao!
  3. moitoanh

    moitoanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2004
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy bài của bác cuc_sat là ấn tượng nhất từ đầu đến giờ, đưa ra lí lẽ cụ thể, tôi thấy rất OK! Các bác tiếp tục đi, khi nào được kha khá tôi sẽ gửi mail cho tác giả, gửi 1 cục lớn, ăn mắc nghẹn luôn thể!
  4. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    "Khach nhin tu phia nao cung dep nhung dep nhat la tu phia sau lung".
  5. BacSnail

    BacSnail Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Thời gian sẽ trả lời thôi. Cãi nhau nhiều làm gì.
    Nói chung là đam mê + lao động và cống hiến ra những thứ mà mọi người chấp nhận là được rồi.
    mà moitoanh đã bị khoá nick rồi. tội phát biểu linh tinh đây mà khổ thân. đi đến đâu cũng bị hắt hủi :)

Chia sẻ trang này