1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhạc cổ điển hỏi gì đáp nấy

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi kankuli, 18/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Cellist

    Cellist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    1
    biện luận hay!
  2. kankuli

    kankuli Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2001
    Bài viết:
    5.487
    Đã được thích:
    1
    bài này tớ mượn bên Forum đặc trưng của tác giả bí ngô
    ------------------------------
    Sếp cho bí ngô xin một chân loong toong phụ bếp cho chiên da về kỹ thuật âm thanh
    Đây là bài viết xin việc của bí ngô, mới là bài nhập môn thôi.
    Dàn âm thanh để nghe nhạc cổ điển
    Một dàn âm thanh hay cho nhạc cổ điển là một dàn âm thanh trung thực. Ngồi trước cặp loa, nhắm mắt lại và tưởng tượng được gần như ngồi trong một phòng hòa nhạc chừng nào hay chừng ấy.
    Các bạn nhớ cho là có các loại nhạc thị hiếu thì cũng có các công ty làm máy nghe nhạc đáp ứng cho thị hiếu của số đông. Nhạc thị hiếu hòa âm dễ dãi, trống đập dập dình, sử dụng nhiều nhạc máy (synthesizer) và effects, thì cần một dàn âm thanh tăng treble, tăng bass, thêm một chút echo, và cho nhiều power vào thì người ta thích.
    Nhưng để nghe nhạc cổ điển, dàn âm thanh lý tưởng nên trung thực, trong, đầy và gần chứ không mỏng, nhạy cảm và yên định (fidelity, clarity, presence, subtlety, stableness).
    Không phải ai cũng có thật nhiều tiền để mua một dàn âm thanh đắt giá. Nhưng sau khi quyết định bỏ ra một món tiền nhất định nào đó bạn nên nghe thử và so sánh các dàn máy nằm trong ngân sách của mình. Bạn sẽ thấy cùng giá tiền mà chất lượng âm thanh có thể cách nhau rất xa.
    Các technical data của các máy nghe nhạc, như tần số thấp nhất, cao nhất, maximal output v.v... không có nghĩa lý gì cả. Chỉ có tai bạn là có nghĩa lý thôi. Phải nghe và tin vào tai mình.
    Khi đi nghe thử một dàn âm thanh, đừng thử bằng cd của người bán, mà hãy mang theo các cd có âm thanh hay nhất của chính mình, của một nhà xuất bản chuẩn mực như Decca, Philips, Emi, Sony, Deutsche Gramophon, Telec... Ít nhất nên mang theo:
    1) một bản giao hưởng với giàn nhạc lớn,
    2) một đĩa để nghe nhạc cụ solo, một sonata hay concerto cho violin, hoặc cho clarinet, hoặc nhạc cụ nào bạn yêu thích nhất,
    3) không thể thiếu một dĩa piano solo,
    4) và nếu bạn thích nghe nhạc hát thì nhớ mang cái dĩa các Lieder của Schubert.
    Dĩ nhiên khi nghe thử, bạn sẽ mở volume bằng với volume mà bạn thường nghe nhạc ở nhà. Nhưng bạn cũng phải thử a) khi mở volume thật lớn âm thanh có bị nhòe và distort không và b) khi mở volume thật nhỏ nhạc có bị mất tiếng không.
    1) Dàn nhạc giao hưởng: để bạn thử độ đầy, trong và yên định (Presence, Clarity & Stableness) của dàn âm thanh. Bạn đang ở trong một phòng hòa nhạc lớn, âm thanh đầy và gần gũi hay là mỏng và xa? Bạn có phân biệt được từng nhạc cụ hoặc từng nhóm nhạc cụ không hay là tất cả lòa xòa vào nhau như món thịt hầm sốt cà chua? Nghe với volume lớn được một lúc, bạn có thấy mệt như người đi đường gập ghềnh không? Nếu không, âm thanh "trụ" vững vàng, yên định là cặp loa bạn đang nghe tốt.
    2) Nghe nhạc cụ solo. Bạn yêu nhất cây violin hay là cây flute khi nó chơi một mình? Để đĩa này lên để thử sự trung thực và nhạy cảm của dàn âm thanh (Fidelity & Subtlety). Nếu dàn âm thanh nhạy cảm, bạn nghe được cả tiếng bấm phím của bàn tay trái, tiếng đuôi ngựa hơi khan chạm trên dây đồng hoặc tiếng lấy hơi rất nhẹ của người thổi sáo. Lắng nghe tiếng ngân của nốt trắng hoặc nốt tròn. Bạn nghe được tiếng của đồng, của gỗ, của hơi người luồn qua chất bạc của cây sáo... chính những "tạp âm" này là cái duyên của âm nhạc do những người tài hoa chơi trên những nhạc cụ quí giá.
    3) Piano solo: Đây là cây đàn khó thu và phát nhất, vì cái thùng mang tiếng vang (resonance body) của nó to nhất trong các thứ nhạc cụ, khó đặt micro ở nơi nào mà âm thanh cân, đẹp nhất và thu được cái ấm của gỗ. Nếu thu và phát âm dở, thì tiếng piano là tiếng nghe dễ bị máy móc nhất. Dàn âm thanh hay làm bạn nghe được tiếng của Steinway & Sons chứ không phải tiếng của Casio.
    4) Nhạc hát: Bạn yêu nhất Fischer-Dieskau hay Barbara Bonney? Chỉ cần để cái đĩa vào máy là bạn biết ngay dàn máy nào xứng đáng với Schubert nhất. Khỏi bàn.
  3. kankuli

    kankuli Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2001
    Bài viết:
    5.487
    Đã được thích:
    1
    bài này tớ mượn bên Forum đặc trưng của tác giả bí ngô
    ------------------------------
    Sếp cho bí ngô xin một chân loong toong phụ bếp cho chiên da về kỹ thuật âm thanh
    Đây là bài viết xin việc của bí ngô, mới là bài nhập môn thôi.
    Dàn âm thanh để nghe nhạc cổ điển
    Một dàn âm thanh hay cho nhạc cổ điển là một dàn âm thanh trung thực. Ngồi trước cặp loa, nhắm mắt lại và tưởng tượng được gần như ngồi trong một phòng hòa nhạc chừng nào hay chừng ấy.
    Các bạn nhớ cho là có các loại nhạc thị hiếu thì cũng có các công ty làm máy nghe nhạc đáp ứng cho thị hiếu của số đông. Nhạc thị hiếu hòa âm dễ dãi, trống đập dập dình, sử dụng nhiều nhạc máy (synthesizer) và effects, thì cần một dàn âm thanh tăng treble, tăng bass, thêm một chút echo, và cho nhiều power vào thì người ta thích.
    Nhưng để nghe nhạc cổ điển, dàn âm thanh lý tưởng nên trung thực, trong, đầy và gần chứ không mỏng, nhạy cảm và yên định (fidelity, clarity, presence, subtlety, stableness).
    Không phải ai cũng có thật nhiều tiền để mua một dàn âm thanh đắt giá. Nhưng sau khi quyết định bỏ ra một món tiền nhất định nào đó bạn nên nghe thử và so sánh các dàn máy nằm trong ngân sách của mình. Bạn sẽ thấy cùng giá tiền mà chất lượng âm thanh có thể cách nhau rất xa.
    Các technical data của các máy nghe nhạc, như tần số thấp nhất, cao nhất, maximal output v.v... không có nghĩa lý gì cả. Chỉ có tai bạn là có nghĩa lý thôi. Phải nghe và tin vào tai mình.
    Khi đi nghe thử một dàn âm thanh, đừng thử bằng cd của người bán, mà hãy mang theo các cd có âm thanh hay nhất của chính mình, của một nhà xuất bản chuẩn mực như Decca, Philips, Emi, Sony, Deutsche Gramophon, Telec... Ít nhất nên mang theo:
    1) một bản giao hưởng với giàn nhạc lớn,
    2) một đĩa để nghe nhạc cụ solo, một sonata hay concerto cho violin, hoặc cho clarinet, hoặc nhạc cụ nào bạn yêu thích nhất,
    3) không thể thiếu một dĩa piano solo,
    4) và nếu bạn thích nghe nhạc hát thì nhớ mang cái dĩa các Lieder của Schubert.
    Dĩ nhiên khi nghe thử, bạn sẽ mở volume bằng với volume mà bạn thường nghe nhạc ở nhà. Nhưng bạn cũng phải thử a) khi mở volume thật lớn âm thanh có bị nhòe và distort không và b) khi mở volume thật nhỏ nhạc có bị mất tiếng không.
    1) Dàn nhạc giao hưởng: để bạn thử độ đầy, trong và yên định (Presence, Clarity & Stableness) của dàn âm thanh. Bạn đang ở trong một phòng hòa nhạc lớn, âm thanh đầy và gần gũi hay là mỏng và xa? Bạn có phân biệt được từng nhạc cụ hoặc từng nhóm nhạc cụ không hay là tất cả lòa xòa vào nhau như món thịt hầm sốt cà chua? Nghe với volume lớn được một lúc, bạn có thấy mệt như người đi đường gập ghềnh không? Nếu không, âm thanh "trụ" vững vàng, yên định là cặp loa bạn đang nghe tốt.
    2) Nghe nhạc cụ solo. Bạn yêu nhất cây violin hay là cây flute khi nó chơi một mình? Để đĩa này lên để thử sự trung thực và nhạy cảm của dàn âm thanh (Fidelity & Subtlety). Nếu dàn âm thanh nhạy cảm, bạn nghe được cả tiếng bấm phím của bàn tay trái, tiếng đuôi ngựa hơi khan chạm trên dây đồng hoặc tiếng lấy hơi rất nhẹ của người thổi sáo. Lắng nghe tiếng ngân của nốt trắng hoặc nốt tròn. Bạn nghe được tiếng của đồng, của gỗ, của hơi người luồn qua chất bạc của cây sáo... chính những "tạp âm" này là cái duyên của âm nhạc do những người tài hoa chơi trên những nhạc cụ quí giá.
    3) Piano solo: Đây là cây đàn khó thu và phát nhất, vì cái thùng mang tiếng vang (resonance body) của nó to nhất trong các thứ nhạc cụ, khó đặt micro ở nơi nào mà âm thanh cân, đẹp nhất và thu được cái ấm của gỗ. Nếu thu và phát âm dở, thì tiếng piano là tiếng nghe dễ bị máy móc nhất. Dàn âm thanh hay làm bạn nghe được tiếng của Steinway & Sons chứ không phải tiếng của Casio.
    4) Nhạc hát: Bạn yêu nhất Fischer-Dieskau hay Barbara Bonney? Chỉ cần để cái đĩa vào máy là bạn biết ngay dàn máy nào xứng đáng với Schubert nhất. Khỏi bàn.
  4. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn Kankuli về bài viết thật là hữu ích này. Bao giờ đi mua loa, nhất định sẽ thử. Tuy nhiên hổng biết là loa máy tính thì sao nhỉ:loại 2 loa,4 loa, 5 loa...Ai có kinh nghiệm thì chia sẻ nhé . Cảm ơn.
  5. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn Kankuli về bài viết thật là hữu ích này. Bao giờ đi mua loa, nhất định sẽ thử. Tuy nhiên hổng biết là loa máy tính thì sao nhỉ:loại 2 loa,4 loa, 5 loa...Ai có kinh nghiệm thì chia sẻ nhé . Cảm ơn.
  6. kankuli

    kankuli Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2001
    Bài viết:
    5.487
    Đã được thích:
    1
    Loa máy tính thì ở nhà tớ đang nghe là 1 bộ loa 2.1 của HPi giá 17$.Thường thì nghe như vậy là đủ nhưng những khi coi DVD có hỗ trợ âm thanh 5.1 thì lại không tận dụng được hết.Nếu có điều kiện thì phải mua bộ loa "Creative Subwoofer MegaWorks 550 - 5.1" giá 302$
  7. kankuli

    kankuli Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2001
    Bài viết:
    5.487
    Đã được thích:
    1
    Loa máy tính thì ở nhà tớ đang nghe là 1 bộ loa 2.1 của HPi giá 17$.Thường thì nghe như vậy là đủ nhưng những khi coi DVD có hỗ trợ âm thanh 5.1 thì lại không tận dụng được hết.Nếu có điều kiện thì phải mua bộ loa "Creative Subwoofer MegaWorks 550 - 5.1" giá 302$
  8. impromtus

    impromtus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2003
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Thực ra thì nghe headphone lại hay , có tiền mua 1 cái Blue tooth mà nghe, tuyệt luôn. Có điều chỉ được 1 nguời.
  9. impromtus

    impromtus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2003
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Thực ra thì nghe headphone lại hay , có tiền mua 1 cái Blue tooth mà nghe, tuyệt luôn. Có điều chỉ được 1 nguời.
  10. kankuli

    kankuli Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2001
    Bài viết:
    5.487
    Đã được thích:
    1
    Hic.
    Cổ điển mà nghe Headphone thì đúng là chẳng còn gì để nói.Headphone chỉ dùng để nghe nhạc hoà tấu buổi đêm cho dễ ngủ thôi

Chia sẻ trang này