1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhạc cổ điển hỏi gì đáp nấy

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi kankuli, 18/10/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. kankuli

    kankuli Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2001
    Bài viết:
    5.487
    Đã được thích:
    1
    Hic.
    Cổ điển mà nghe Headphone thì đúng là chẳng còn gì để nói.Headphone chỉ dùng để nghe nhạc hoà tấu buổi đêm cho dễ ngủ thôi
  2. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Sao nghe bằng headphone lại chẳng còn gì để nói vậy bé Kan?
  3. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Sao nghe bằng headphone lại chẳng còn gì để nói vậy bé Kan?
  4. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    -Nếu bạn ưa nghe các thể loại như nhạc Jazz, blue, hòa tấu, giọng ca, hoặc cổ điển thính phòng nhóm... thì lựa chọn và phối ghép hợp lý sẽ là chọn đầu CD có chất giọng ấm, ampli đèn, loa có bass màng giấy, dải tiếng trung phải rộng, tiếng treble phải dịu.
    -Nếu bạn ưa nghe các thể loại nhạc có tiết tấu nhanh, sôi nổi, nhịp điệu rõ ràng, cường độ mạnh như pop, rock, techno, rap..., nên chọn các đầu CD có chất giọng trong sáng, mạnh mẽ, ampli bán dẫn, loa có thể sử dụng dạng loa cây với loa bass và loa trung làm bằng polymer, loa breble kim loại. Âm thanh cả hệ thống phải nhanh, rõ nét, tiếng bass chắc, tiếng trung và treble tươi sáng.
    -Nếu bạn ham mê các chương trình cổ điển với dành nhạc lớn, lựa chọn hợp lý sẽ là hệ thống loa có kích cỡ lớn, đầu CD có chất giọng ấm, ampli có thể dùng bán dẫn hoặc điện tử nhưng phải có dải rộng lớn để tái hiện tốt chất âm acoustic của các nhạc cụ cổ điển đồng thời tái hiện tốt những đoạn nhạc cường độ nhỏ (độc tấu của từng nhạc cụ) cũng như các đoạn cao trào mạnh mẽ (mức chênh lệch về dải rộng rất lớn).
    Nếu bạn mua loa về chỉ để nghe nhạc thôi thì không nên mua những lọai loa 5.1 hay 7.1. Vì ban nhạc và nghệ sĩ chỉ biểu diễn ở trước mặt mình chứ không bao giờ mình đứng giữa dàn nhạc mà nghe nhạc cả nên bạn chỉ cần 2 cặp loa thật tốt là được rồi.
  5. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    -Nếu bạn ưa nghe các thể loại như nhạc Jazz, blue, hòa tấu, giọng ca, hoặc cổ điển thính phòng nhóm... thì lựa chọn và phối ghép hợp lý sẽ là chọn đầu CD có chất giọng ấm, ampli đèn, loa có bass màng giấy, dải tiếng trung phải rộng, tiếng treble phải dịu.
    -Nếu bạn ưa nghe các thể loại nhạc có tiết tấu nhanh, sôi nổi, nhịp điệu rõ ràng, cường độ mạnh như pop, rock, techno, rap..., nên chọn các đầu CD có chất giọng trong sáng, mạnh mẽ, ampli bán dẫn, loa có thể sử dụng dạng loa cây với loa bass và loa trung làm bằng polymer, loa breble kim loại. Âm thanh cả hệ thống phải nhanh, rõ nét, tiếng bass chắc, tiếng trung và treble tươi sáng.
    -Nếu bạn ham mê các chương trình cổ điển với dành nhạc lớn, lựa chọn hợp lý sẽ là hệ thống loa có kích cỡ lớn, đầu CD có chất giọng ấm, ampli có thể dùng bán dẫn hoặc điện tử nhưng phải có dải rộng lớn để tái hiện tốt chất âm acoustic của các nhạc cụ cổ điển đồng thời tái hiện tốt những đoạn nhạc cường độ nhỏ (độc tấu của từng nhạc cụ) cũng như các đoạn cao trào mạnh mẽ (mức chênh lệch về dải rộng rất lớn).
    Nếu bạn mua loa về chỉ để nghe nhạc thôi thì không nên mua những lọai loa 5.1 hay 7.1. Vì ban nhạc và nghệ sĩ chỉ biểu diễn ở trước mặt mình chứ không bao giờ mình đứng giữa dàn nhạc mà nghe nhạc cả nên bạn chỉ cần 2 cặp loa thật tốt là được rồi.
  6. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Tao_lao tui hổng có được cái dạ sáng cho lắm nên thấy mấy cái ''nếu..thì...'', bán dẫn, trebe, bass tùm lum của bạn tối tăm hết mày mặt. Chịu khó giải thích giùm được hông dzạ? Cảm ơn.
  7. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Tao_lao tui hổng có được cái dạ sáng cho lắm nên thấy mấy cái ''nếu..thì...'', bán dẫn, trebe, bass tùm lum của bạn tối tăm hết mày mặt. Chịu khó giải thích giùm được hông dzạ? Cảm ơn.
  8. n-a

    n-a Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Có tớ đi nghe đây, vé hạng bét, ngồi tít trên tầng 1 nhưng may quá, ở ngay chính diện không vướng cái cột nào nên có một góc nhìn y như ...Power DVD. Âu cũng là một chút xa xỉ trong những ngày cuối chịu sự bóc lột của bọn tư bản thâm độc.
    Khung cảnh trang trọng với gam đen chủ đạo, âm thanh nền là tiếng rì rầm quen thuộc trong những buổi hoà nhạc cổ điển. Ai cũng nói khẽ, cười duyên, đi đứng uyển chuyển với phong thái cao quý đột xuất.
    Bản mở đầu là Fantasy của Smetana, bản này tớ chưa nghe bao giờ mà nghe xong thì cũng không thích. Nó mang hơi hướng cổ điển lãng mạn với các hoà âm quen thuộc.Giàn nhạc chơi bình thường, tuy vậy cũng là một khởi đầu suôn sẻ.
    Tiếp theo là bản nhạc tớ chờ đợi, hờ hờ, ý tớ là nhạc công tớ chờ đợi: concerto cho violon, cello và giàn nhạc của Brahms, soloist Bùi Công Duy và một anh người Đức. Bấy lâu trong dân gian có tương truyền rằng bạn Duy giờ béo ú chứ không thư sinh nho nhã như xưa nhưng hôm đó bạn chơi nguyên cây đen sì trông cao lớn đẹp trai quá làm tớ mất tập trung vào đoạn solo đầu tiên của anh cellist (không có viết hoa nhá) và tớ chỉ nhớ loáng thoáng đoạn đầu anh ấy chơi hơi bị cứng. Bản concerto này dù đã nghe rồi nhưng nghe lại vẫn thấy khó nghe và phải tập trung. Nó có nhiều đoạn hoà âm theo ý tớ là hơi bị modern so với thời đó dựa trên một giai điệu chính ngắn và không hề mượt mà. Bạn Duy chơi tròn trịa, nhiều khi thấy tiếng đàn hơi mỏng, những đoạn mượt mà tha thiết thì biểu cảm hơn những đoạn bạo liệt. Nói chung là một tiếng đàn mực thước nhưng vẫn thiếu cá tính của một tài năng lớn. Kết thúc bản concerto mọi người vỗ tay râm ran, các soloist và nhạc trưởng bắt tay nhau cười rạng rỡ (ực ực, cười đẹp quá), một số người lên ôm hôn các soloist làm tớ vô cùng ghen tị và giờ nghỉ giải lao bắt đầu.
    Vẫn là các gam đen trên một nhạc nền rì rầm chủ đạo, khung cảnh sống động nhất là ở quầy nước uống và lối vào toilet. Tớ tranh thủ đi một vòng nhà hát để đánh giá công tác bảo tồn kiến trúc cổ đồng thời điểm danh các nhân vật nổi tiếng.
    Sau giờ giải lao một số ghế trống đã được lấp đầy. Giao hưởng số 9 của Dvoral bắt đầu. Rất lâu tớ mới nghe lại bản này nên tai hoàn toàn trống rỗng và tâm hồn tươi mới như tờ giấy trắng. Sau khi chương một kết thúc với một hợp âm hoành tráng, khán giả mắc lỗi sơ đẳng: vỗ tay như sấm khiến cho giàn nhạc phải so dây lại. Không sao, ai cũng đã đọc tờ chương trình và biết là chương hai mới là chương nổi tiếng nhất cơ mà.
    Trong lúc tớ đang cố nhớ lại giai điệu nổi tiếng này, nghĩ mãi nghĩ mãi thì đây, nó đã vang lên. Bạn tớ bảo chương nổi tiếng thường không hay nhưng cá nhân tớ thấy hay và giàn nhạc chơi chương này cũng thành công. Các bè nối tiếp nhau uyển chuyển, các sắc thái của dàn đàn dây ẩn hiện lung linh tạo cảm giác rưng rưng thật khó tả, một nét gì như là cảm giác yêu mến trào dâng. Có thể là cảm xúc cá nhân khi nó gợi lại rất nhiều những mối liên hệ với các đất nước Đông Âu, quảng trường Praha với những viên đá nhỏ, tháp chuông, tuyết, Kundera hay là câu chuyện của Kolya.
    Chương 3 vui tươi với các giai điệu đuổi bắt nhau, chương 4 dữ dội kết thúc bằng một chuỗi hoà âm nhỏ dần. Hai chương sau không có chương nào tạo được cái dư âm lưu luyến như chương 2 chậm rãi kia.
    Tất nhiên là khán giả sẽ vỗ tay nồng nhiệt, khiến cho nhạc trưởng phải đi ra đi vào chào hai ba lần, rồi giàn nhạc chơi thêm một bản nhạc quen thuộc của Dvorak, lại vỗ tay hai ba lần nhưng có người đã đem lẵng hoa to đùng lên có nghĩa là buổi hoà nhạc đã chấm dứt. Tất nhiên là tớ lại có cảm giác hụt hẵng thường gặp sau mỗi buổi hoà nhạc: một điều gì đó đẹp đẽ, thiêng liêng lại vừa đi qua. Tất nhiên, ngày mai tớ lại phải đi làm.
  9. n-a

    n-a Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Có tớ đi nghe đây, vé hạng bét, ngồi tít trên tầng 1 nhưng may quá, ở ngay chính diện không vướng cái cột nào nên có một góc nhìn y như ...Power DVD. Âu cũng là một chút xa xỉ trong những ngày cuối chịu sự bóc lột của bọn tư bản thâm độc.
    Khung cảnh trang trọng với gam đen chủ đạo, âm thanh nền là tiếng rì rầm quen thuộc trong những buổi hoà nhạc cổ điển. Ai cũng nói khẽ, cười duyên, đi đứng uyển chuyển với phong thái cao quý đột xuất.
    Bản mở đầu là Fantasy của Smetana, bản này tớ chưa nghe bao giờ mà nghe xong thì cũng không thích. Nó mang hơi hướng cổ điển lãng mạn với các hoà âm quen thuộc.Giàn nhạc chơi bình thường, tuy vậy cũng là một khởi đầu suôn sẻ.
    Tiếp theo là bản nhạc tớ chờ đợi, hờ hờ, ý tớ là nhạc công tớ chờ đợi: concerto cho violon, cello và giàn nhạc của Brahms, soloist Bùi Công Duy và một anh người Đức. Bấy lâu trong dân gian có tương truyền rằng bạn Duy giờ béo ú chứ không thư sinh nho nhã như xưa nhưng hôm đó bạn chơi nguyên cây đen sì trông cao lớn đẹp trai quá làm tớ mất tập trung vào đoạn solo đầu tiên của anh cellist (không có viết hoa nhá) và tớ chỉ nhớ loáng thoáng đoạn đầu anh ấy chơi hơi bị cứng. Bản concerto này dù đã nghe rồi nhưng nghe lại vẫn thấy khó nghe và phải tập trung. Nó có nhiều đoạn hoà âm theo ý tớ là hơi bị modern so với thời đó dựa trên một giai điệu chính ngắn và không hề mượt mà. Bạn Duy chơi tròn trịa, nhiều khi thấy tiếng đàn hơi mỏng, những đoạn mượt mà tha thiết thì biểu cảm hơn những đoạn bạo liệt. Nói chung là một tiếng đàn mực thước nhưng vẫn thiếu cá tính của một tài năng lớn. Kết thúc bản concerto mọi người vỗ tay râm ran, các soloist và nhạc trưởng bắt tay nhau cười rạng rỡ (ực ực, cười đẹp quá), một số người lên ôm hôn các soloist làm tớ vô cùng ghen tị và giờ nghỉ giải lao bắt đầu.
    Vẫn là các gam đen trên một nhạc nền rì rầm chủ đạo, khung cảnh sống động nhất là ở quầy nước uống và lối vào toilet. Tớ tranh thủ đi một vòng nhà hát để đánh giá công tác bảo tồn kiến trúc cổ đồng thời điểm danh các nhân vật nổi tiếng.
    Sau giờ giải lao một số ghế trống đã được lấp đầy. Giao hưởng số 9 của Dvoral bắt đầu. Rất lâu tớ mới nghe lại bản này nên tai hoàn toàn trống rỗng và tâm hồn tươi mới như tờ giấy trắng. Sau khi chương một kết thúc với một hợp âm hoành tráng, khán giả mắc lỗi sơ đẳng: vỗ tay như sấm khiến cho giàn nhạc phải so dây lại. Không sao, ai cũng đã đọc tờ chương trình và biết là chương hai mới là chương nổi tiếng nhất cơ mà.
    Trong lúc tớ đang cố nhớ lại giai điệu nổi tiếng này, nghĩ mãi nghĩ mãi thì đây, nó đã vang lên. Bạn tớ bảo chương nổi tiếng thường không hay nhưng cá nhân tớ thấy hay và giàn nhạc chơi chương này cũng thành công. Các bè nối tiếp nhau uyển chuyển, các sắc thái của dàn đàn dây ẩn hiện lung linh tạo cảm giác rưng rưng thật khó tả, một nét gì như là cảm giác yêu mến trào dâng. Có thể là cảm xúc cá nhân khi nó gợi lại rất nhiều những mối liên hệ với các đất nước Đông Âu, quảng trường Praha với những viên đá nhỏ, tháp chuông, tuyết, Kundera hay là câu chuyện của Kolya.
    Chương 3 vui tươi với các giai điệu đuổi bắt nhau, chương 4 dữ dội kết thúc bằng một chuỗi hoà âm nhỏ dần. Hai chương sau không có chương nào tạo được cái dư âm lưu luyến như chương 2 chậm rãi kia.
    Tất nhiên là khán giả sẽ vỗ tay nồng nhiệt, khiến cho nhạc trưởng phải đi ra đi vào chào hai ba lần, rồi giàn nhạc chơi thêm một bản nhạc quen thuộc của Dvorak, lại vỗ tay hai ba lần nhưng có người đã đem lẵng hoa to đùng lên có nghĩa là buổi hoà nhạc đã chấm dứt. Tất nhiên là tớ lại có cảm giác hụt hẵng thường gặp sau mỗi buổi hoà nhạc: một điều gì đó đẹp đẽ, thiêng liêng lại vừa đi qua. Tất nhiên, ngày mai tớ lại phải đi làm.
  10. kankuli

    kankuli Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2001
    Bài viết:
    5.487
    Đã được thích:
    1
    Mấy tháng trước đi qua nhà hát lớn thấy băng rôn treo quảng cáo giàn nhạc giao hưởng Việt Nam biểu diễn kiểm tra bản giao hưởng số 5 của Shostakovich nhạc trưởng hình như là chú Đỗ Hồng Quân Violist là tay Bùi Công Duy.Lúc đó tự nhiên thèm đi nghe nhạc sống thế là tò tò chạy vào định mua vé rồi lủi thủi đi ra.Hic, điều kiện kinh tế không cho phép các bác ạ

Chia sẻ trang này