1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhạc cổ điển hỏi gì đáp nấy

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi kankuli, 18/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Bạn martenzi ghi lộn cái nguồn rồi, cái này mình nhớ là trên dactrung chứ không phải VNE
    Được Apomethe sửa chữa / chuyển vào 01:43 ngày 14/11/2004
  2. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Vậy túm lại là do ông nhạc trưởng hén.Tui nhiều khi hơi bị slow peper nên bạn Apomethe thông cảm.
  3. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Vậy túm lại là do ông nhạc trưởng hén.Tui nhiều khi hơi bị slow peper nên bạn Apomethe thông cảm.
  4. MKN

    MKN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Có mỗi cái cột thì ông bạn Tao Lao dựa rồi, khổ ghê! Chắc ra ngoài đuờng dựa ké cột điện vậy
    Cái vụ này chắc phải hỏi bố con nhà bác Bach mới xong Có nghe toàn bộ các tác phẩm sonatas, fugues của J.S Bach và J.C Bach thì mới thấy cái tuơng đồng giữa nhạc của Haydn, Mozart, Beethoven đều bắt nguồn từ đấy mà ra, nhất là cấu trúc (structure).
    Đại khái sonatas có 2 loại:
    1) Piano sonata (piano độc táu)
    2) Violin sonata (Violin chính, piano đệm và dìu dắt)
    Hình tuợng Nam (piano), và Nữ (violin) hài hoà tấu nhạc tạo nên harmony cho giai điệu trong nhu có cuơng! Trầm bổng, réo rắt, khoan thai, hùng tráng, v.v
    Sonata có 3 khúc gồm: Allegro/Vace, rồi chuyển sang Andante/Moderato hay Scherzo rồi Rondo/Allegro Finale. Giống như luận văn phổ thông vậy: Mở bài, thân bài, và Kết luận đuợc cấu tạo chặt chẽ tuân thủ theo đúng quy luật Sonata Form ABA có từ thời Bach trở đi. Sau này những nhạc sỹ như Schubert, Chopin, và Scalarti đều áp dụng như nhau.
    Brahms viết bốn bản Violin sonata hoàn toàn thể theo quy luật ABA và đuợc xem là "kinh điển" nhất hậu Beethoven.
    Mình chưa hiểu nhiều, nếu nói ko đầy đủ mong các bạn bồi đấp thêm cho. Nói chung Sonata là loại nhạc "phòng trà" phổ biến nhất trong thế giới nhạc cổ điển vì nó đơn giản, đòi hỏi kỹ thuật chơi phải có sáng tạo và tuơng đối rẻ tiền nên rất đuợc ưa chuộng trong dân gian.
  5. MKN

    MKN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Có mỗi cái cột thì ông bạn Tao Lao dựa rồi, khổ ghê! Chắc ra ngoài đuờng dựa ké cột điện vậy
    Cái vụ này chắc phải hỏi bố con nhà bác Bach mới xong Có nghe toàn bộ các tác phẩm sonatas, fugues của J.S Bach và J.C Bach thì mới thấy cái tuơng đồng giữa nhạc của Haydn, Mozart, Beethoven đều bắt nguồn từ đấy mà ra, nhất là cấu trúc (structure).
    Đại khái sonatas có 2 loại:
    1) Piano sonata (piano độc táu)
    2) Violin sonata (Violin chính, piano đệm và dìu dắt)
    Hình tuợng Nam (piano), và Nữ (violin) hài hoà tấu nhạc tạo nên harmony cho giai điệu trong nhu có cuơng! Trầm bổng, réo rắt, khoan thai, hùng tráng, v.v
    Sonata có 3 khúc gồm: Allegro/Vace, rồi chuyển sang Andante/Moderato hay Scherzo rồi Rondo/Allegro Finale. Giống như luận văn phổ thông vậy: Mở bài, thân bài, và Kết luận đuợc cấu tạo chặt chẽ tuân thủ theo đúng quy luật Sonata Form ABA có từ thời Bach trở đi. Sau này những nhạc sỹ như Schubert, Chopin, và Scalarti đều áp dụng như nhau.
    Brahms viết bốn bản Violin sonata hoàn toàn thể theo quy luật ABA và đuợc xem là "kinh điển" nhất hậu Beethoven.
    Mình chưa hiểu nhiều, nếu nói ko đầy đủ mong các bạn bồi đấp thêm cho. Nói chung Sonata là loại nhạc "phòng trà" phổ biến nhất trong thế giới nhạc cổ điển vì nó đơn giản, đòi hỏi kỹ thuật chơi phải có sáng tạo và tuơng đối rẻ tiền nên rất đuợc ưa chuộng trong dân gian.
  6. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Sự giống nhau chung nhất của các thể loại có lẽ là sự mâu thuẫn. Đây cũng là một đặc tính chung của nghệ thuật: là mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn. Về sonata và giao hưởng thì ở box này đã có nhiều bài viết, nếu bạn đọc lại thì sẽ thấy, mình cũng không muốn post lại ở đây. Còn nêu chi tiết về nó thì lại quá dài, mình cũng không có thời gian để viết hết lên đây nên chỉ nói lại một số ý của các bài post trước đây và thêm một số thông tin:
    - Giao hưởng có tiền thân từ thể loại Sinfonia ở Ý vào đầu thế kỷ 18 là khúc nhạc gồm 3 phần khác nhau về tính cách, mỗi phần là nội dung của vở kịch. Phần 1 nhanh, mạnh mẽ thường mang tính chiến đấu. Phần 2 chậm mang tính trữ tình. Phần 3 là cảnh sinh hoạt nhảy múa nhẹ nhàng. Đấy là quy tắc chung của các vở nhạc kịch: hung dũng - trữ tình - sinh hoạt.
    Nửa sau thế kỉ 18, do sự ảnh hưởng của Cách mạng và thay đổi lịch sự dẫn đến sự biến chuyển của văn hóa và nghệ thuật. Xuất hiện những tư tưởng tự do và bình đẳng. Đầu tiên là văn học đã xuất hiện loại tiểu thuyết tình cảm, biểu hiện sự quan tâm đến cá nhân và nội tâm của con người. Những tư tưởng đấy cũng được thực hiện trong lĩnh vực âm nhạc. Khuôn khổ của các bản giao hưởng thính phòng, concerto cổ xưa không đầy đủ súc tích về ý tưởng, tư tưởng lớn như trong các chương của tiểu thuyết hoặc các màn kịch.
    Để thể hiện ý đồ sâu sắc, phản ánh sự đấu tranh nội tâm cần phải có tác phẩm kiểu mới và tác phẩm giao hưởng đã đáp ứng được yêu cầu đó và Haydn là người đặt nền móng cho thể loại này. Bản giao hưởng hiện đại có thể dạng cân đối và hoàn chỉnh có cấu trúc gồm 4 chương.
    Về thể loại giao hưởng, bạn có thể xem thêm ở đây: http://www.giaidieuxanh.vietnamnet.vn/thuongthucamnhac/2004/01/43288/
    http://www.giaidieuxanh.vietnamnet.vn/nhaccodien/2004/01/44158/
    - Sonata: được coi là "một trong những hình thức âm nhạc hoàn hảo nhất" (Tanheiev). Các hình thức giao hưởng và concerto đều có ít nhất 1 chương được viết theo hình thức sonata (sonata allegro). Đặc điểm của nó là: các hình tượng trong tác phẩm không những tương phản nhau, mà còn tác động lẫn nhau. Ba phần chính của sonata là: phần trình bày, phần phát triển, phần nhắc lại.
    Về sonata thì bạn xem thêm ở đây: http://www.giaidieuxanh.vietnamnet.vn/thuongthucamnhac/2004/01/42536/
    - Concerto: một trong những thể loại phức tạp nhất viết cho dàn nhạc. Đặc trưng của thể loại này ở chỗ người biểu diễn được đặt vào một hoàn cảnh khó khăn mà chỉ trong âm nhạc mới có: người độc tấu phải chứng tỏ ưu thế nhạc cụ của mình trong cuộc đua tài với hàng chục nhạc cụ khác.
    Concerto không chỉ là sự đua tài của những người tham gia, mà còn là là sự phối hợp cần thiết giữa bè diễn đơn và bè diễn đệm trong việc thể hiện ý đồ chung. Do đó, thể loại concerto có vẻ như chứa đựng những khuynh hướng mâu thuẫn nhau: một mặt nó đòi hỏi bộc lộ hết khả năng của một cây đàn trong cuộc so tài với dàn nhạc, mặt khác yêu cầu đồng diễn đầy đủ và hoàn chỉnh. Người ta cho rằng concerto có 2 xuất xứ - từ tiếng La tinh concertare có nghĩa là thi tài và tiếng Ý constare có nghĩa "hòa hợp"
    Về thể loại concerto thì phải viết rất dài nhưng mình không có nhiều thời gian để viết dài đến thế nên chỉ cho bạn biết thêm thông tin về các thể loại concerto, vì mình không tìm lại được source link của bài viết nên paste lại vào đây
    Concerto - bản sonate cho David và Goliath
    Concerto ngày nay được hiểu như một liên khúc sonate dành cho một nhạc cụ độc tấu đối thoại với dàn nhạc: chàng David đối đầu với Goliath!. Thật ra, kể từ khi được hình thành, thể loại này đã trải qua nhiều dạng thức phát triển. Khái niệm ?oconcerto? đã được hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy mỗi thời đại.
    Từ ?oconcerto? trong tiếng Ý được xuất phát từ động từ ?oconcertare? nghĩa là ?ocạnh tranh, ganh đua?. Ở đây, là sự ganh đua giữa một nhạc cụ độc tấu với cả dàn nhạc. Nhưng cũng có người cho rằng, nguồn gốc của tên gọi ?oconcerto? là từ một danh từ La-tinh: ?oconsortio? nghĩa là ?osự hiệp nhất lại?. Ở đây, là sự hiệp nhất giữa hai bè: độc tấu và dàn nhạc, để diễn tả cùng một nội dung.
    I. Những khái niệm khác nhau của "Concerto" qua các thời kỳ:
    Vào khoảng năm 1600, lần đầu tiên trong trường phái Venise (với Gabrieli và Monteverdi và học trò người Đức của hai ông là Schütz) xuất hiện tên gọi ?oconcerto? để chỉ chung các tác phẩm hoặc viết cho nhiều ban hợp xướng, hoặc phối hợp giữa thanh nhạc và khí nhạc. Cuối thế kỷ XVII, khái niệm ?oconcerto? được coi như là một nguyên tắc thể loại để tạo nên các hình thức như: concerto grosso, triosonate, các motet dành cho solo hay hợp xướng. Đỉnh cao của thể loại này là vào khoảng từ 1700 đến 1750, có các tác giả như: Corelli, Händel, Vivaldi và Bach. Từ lúc ra đời đến nay, concerto đã lần lượt mang nhiều ý nghĩa khác nhau:
    1) Để gọi tên một tác phẩm viết cho một hay nhiều bè giọng hát có nhạc cụ đệm. Ví dụ như; ?oConcerti ecclesiastici a 8 voci? (1595) (Concerto giáo đường viết cho 8 giọng) của Banchieri; ? Concerti ecclesiastici a una, due, a 3 & 4 voci, con il Basso continuo per sonar nell?Torgano? (1602) (Concerto giáo đường viết cho một, hai, 3, và 4 giọng, với bè trầm liên tục có orgue đệm) của Viadana. Tuyển tập thứ 7 các madrigal của Monteverdi được đặt tên là ?oConcerto?. Tên gọi theo ý nghĩa này tồn tại mãi đến đầu thế kỷ XVIII. Chính Bach là người đã đưa ra tên gọi ?oconcerto? với ý nghĩa trên cho một số bản cantate nhà thờ của ông.
    2) Đó là một tác phẩm được viết cho vài nhạc cụ, trong đó có nhạc cụ diễn loại bè trầm đánh số (figured bass, basso continuo) và thường có giai điệu tương phản với các nhạc cụ khác. Thể loại concerto này tồn tại trong thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII. Ví dụ, 6 bản ?oConcerto Brandenburg? của Bach. Đặc biệt của thời kỳ này có các thể loại:
    a/. Concerto grosso là một tác phẩm dàn nhạc có vài chương, trong đó, theo tập quán, có những đoạn dành cho một nhóm nhạc cụ độc tấu (gọi là concertino) diễn tấu tương phản với đoạn tutti (diễn theo bè trầm đánh số, figured bass) do toàn thể dàn nhạc (concerto grosso). Nhóm nhạc cụ độc tấu này thường gồm có: 2 violon và một cello. Tuy nhiên, người ta có thể thêm nhiều nhạc cụ khác vào nhóm độc tấu này. Ví dụ, trong bản ?oConcerto Brandenburg số 2? của Bach, nhóm nhạc cụ độc tấu gồm có: kèn trumpet, recorder, oboe và đàn violin.
    b/. Concerto độc tấu là loại concerto mà chúng ta thường gặp ngày nay, ttrong đó, có một nhạc cụ cụ độc tấu diễn tấu cùng dàn nhạc. Khái niệm này có từ đầu thế kỷ XVIII, và lúc đó, violon là nhạc cụ thường được dùng để độc tấu. Có một số concerto của Bach dùng với độc tấu của một hoặc nhiều clavecin, nhưng đó chỉ là cải biên của chính tác giả từ những concerto cho violon mà thôi.
    Các concerto dành cho đàn organ của Händel được viết theo nhu cầu riêng là để làm các đoạn chen cho những buổi trình diễn các oratorio của ông. Vào cuối thế kỷ XVIII, concerto độc tấu đã trở thành một thể loại thông dụng, và có nhiều concerto cho đàn phím được viết bởi C.P.E. Bach, Haydn và Mozart. Cũng có những concerto theo phong cách trên đây nhưng được viết cho nhiều nhạc cụ khác nhau, như: ?oConcerto cho sáo và đàn Harpe? (K.299) và ?oConcerto cho 2 đàn piano? (K.365) của Mozart.
    3) Khái niệm ?oConcerto? còn được các nhà soạn nhạc hiện đại dùng với ý nghĩa tương tự như ở mục 2) trên đây, nghĩa là một sáng tác cho một nhóm nhạc cụ hòa tấu (ensemble) nhưng không dùng đến nhạc cụ (thường là đàn organ) để diễn bè trầm đánh số (figured bass). Ví dụ: Concerto cho dàn nhạc của Belá Bartók.
    4) Concerto theo phong cách Ý (Concerto nach Italienischen Gusto) thường được gọi là ?oconcerto Ý?, là một tác phẩm độc tấu của đàn clavecin, mô phỏng theo thể loại concerto độc tấu với dàn nhạc bằng cách làm nổi bật sự tương phản giữa nghệ sĩ độc tấu với phần ?oTutti? .
    II. Đặc điểm của "Concerto" qua các thời kỳ:
    1. Concerto cổ điển :
    Thể loại concerto cổ điển được thiết lập bởi Mozart. Đó là một tác phẩm thường gồm 3 chương, có cấu trúc tương tự như chương I, chương II và chương IV của một bản sonate và giao hưởng. Mục đích chính của nhà soạn nhạc khi viết loại concerto này là nhằm vào nhạc cụ độc tấu, phần đệm do dàn nhạc gồm có bộ gỗ, bộ đồng, bộ gõ và dây đảm nhiệm. Do đó, chất liệu chủ đề phải đảm bảo điều kiện tạo thuận lợi nhất cho nhạc cụ độc tấu, và dàn nhạc chỉ làm nhiệm vụ tô điểm, tạo phần nền hấp dẫn cho phần độc tấu bên trên.
    Chương I của concerto thường ở hình thức sonate allegro nhưng có đặc điểm khác với hình thức sonate của bản giao hưởng và bản sonate ở những điểm sau:
    * Có 2 phần trình bày: lần đầu do dàn nhạc biểu diễn, lần thứ hai do nhạc cụ độc tấu nhắc lại có mở rộng.
    * Trước phần tái hiện hay trước phần coda có một đoạn dành cho nghệ sĩ độc tấu chơi ngẫu hứng để trổ các ngón kỹ thuật. Đoạn này gọi là cadenza, được thực hiện với phần dàn nhạc nghỉ, không diễn tấu. Theo nguồn gốc, đây sẽ là phần để nghệ sĩ độc tấu chơi ngẫu hứng trên các chủ đề của chương I. Ngày nay, đoạn cadenza thường không là hoàn toàn ngẫu hứng, nhưng được các tác giả vừa là người biểu diễn viết trước. ví dụ ở Beethoven, Brahms, Paganini, Rubinstein,v.v.. Ngoài ra, đôi khi còn có một cadenza ngắn hơn xuất hiện ở chương II và thường là chương kết.
    Chương 2 thường được viết theo hình thức ca khúc đơn giản với sự thay đổi luân phiên giữa chủ đề và các biến tấu. (Ví dụ: chương II ?oRomanze điệu thức Si giáng Trưởng? của ?oConcerto cung Ré thứ? cho piano và dàn nhạc của Mozart).
    Chương 3 có thể mang hình thức rondo hay chủ đề và các biến tấu (variation).
    Ở concerto phải có sự phối hợp cần thiết giữa bè độc tấu với bè đệm để cả hai cùng thể hiện một nội dung nhất định. Có lúc dàn nhạc ngừng nghỉ để người độc tấu trổ tài nghệ; có lúc dàn nhạc lại như ngắt lời người độc tấu để nổi bật lên; cũng có lúc hai bè lại như đối thoại với nhau, hoặc hòa lẫn vào nhau.
    2. Concerto Lãng mạn :
    Vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, xuất hiện nhiều nhà soạn nhạc vừa là nghệ sĩ biểu diễn tài năng. Họ có nhu cầu biểu diễn tài nghệ của mình với dàn nhạc. Thể loại concerto với một nhạc cụ độc tấu trở nên thành phần không thể thiếu được của một buổi diễn bên cạnh các thể loại khác như giao hưởng, ouverture, tổ khúc,.. Nhiều nhà soạn nhạc Lãng mạn cũng là các nghệ sĩ biểu diễn piano như: Weber, Mendelssohn, Schumann, Chopin, Liszt, Brahms và Rubinstein. Họ đã góp phần đáng kể cho việc phát triển và hoàn thiện thể loại concerto. Cũng có những nghệ sĩ biểu diễn violon vừa là nhà soạn nhạc, như: Spohr, Paganini, Vieuxtemps, Sarasate, Wieniawski và Joachim đã viết những concerto tuyệt vời cho nhạc cụ chuyên môn của họ.
    Nhìn chung, concerto Lãng mạn vẫn còn giữ cấu trúc hình thức của concerto cổ điển đã được Mozart thiết lập. Nghĩa là vẫn gồm 3 chương với chương đầu được viết ở hình thức sonate allegro, sau đó là một chương chậm và chương kết. Liszt là người biệt lập chính muốn tách khỏi cấu trúc hình thức phổ cập này của concerto. Trong 2 concerto cho piano nổi tiếng viết ở cung La thứ và Mi giáng trưởng của mình, Liszt đã thử nghiệm cách xóa nhòa các yếu tố phân biệt các chương để tạo thành loại concerto một chương. Mặc dù hai tác phẩm này rất thành công, nhưng thể loại mới của ông không được mấy nhà soạn nhạc dùng đến.
    3. Concerto thời kỳ Hiện đại :
    Concerto ở thế kỷ XIX thường chỉ được xem như một tác phẩm dùng để làm cho khán thính giả phải sửng sốt trước tài nghệ điêu luyện của nghệ sĩ độc tấu. Với mục đích này, vai trò dàn nhạc như bị lu mờ và cốt chỉ để làm nền cho phần độc tấu. Tuy có những đoạn chen của dàn nhạc, dành chỗ cho nghệ sĩ độc tấu nghỉ ngơi, nhưng trung tâm của sự chú ý vẫn là ở nghệ sĩ độc tấu với kỹ thuật tinh luyện của mình. Tuy nhiên, nếu nhận xét như vậy về concerto Lãng mạn, thì cũng cần phải để ý đến một số ngoại lệ. Chẳng hạn, Brahms đã viết các giao hưởng với phần piano (hay violon) bắt buộc, hay nói cách khác, là một thành phần chính của dàn nhạc thay vì là phần độc tấu của nhạc cụ đó đối ứng với dàn nhạc; Liszt cũng có những giao hưởng thơ viết cho piano và dàn nhạc (chứ không là concerto cho piano và dàn nhạc).
    Ở concerto của các tác giả hậu Lãng mạn như: Tchaikovsky, Rubinstein, Grieg, v.v? không còn quan hệ đối giọng (antiphony) giữa bè độc tấu và dàn nhạc nữa và sự cân bằng về mức độ quan trọng của mỗi bè cũng biến mất.
    Concerto Hiện đại có khuynh hướng tái tạo lại phần dàn nhạc để giữ vai trò nghệ thuật cân bằng với kỹ thuật của nghệ sĩ độc tấu. Như vây, nghệ sĩ độc tấu không còn là trung tâm thu hút khán thính giả nữa. Và đã có lúc, thể loại concerto độc tấu gần như biến mất khỏi các chương trình biểu diễn. Trên sân khấu xuất hiện nhiều nhà chỉ huy tài danh và họ trỡ thành đối tượng thu hút khán thính giả, thay cho các nghệ sĩ độc tấu trước kia. Mà đã không có nghệ sĩ độc tấu thì không có được thể loại concerto chính thống. Trong thời gian gần đây, thể loại concerto theo phong cách Cổ điển và Lãng mạn đang có dấu hiệu hồi phục.
    Concerto Hiện đại gắn liền với tên tuổi các nhà soạn nhạc như: Stravinsky, Rachmaninov, Sibelius, Berg, Bartók và Prokofiev ở Âu châu và: Piston, Copland, Sessions, Gershwin và Barber ở Mỹ.
    Trong lãnh vực khí nhạc của nền âm nhạc kinh điển Việt Nam đã có nhiều nhà soạn nhạc viết các concerto cho nhạc cụ cổ điển Tây phương và cho nhạc cụ dân tộc Việt Nam. Ví dụ các bản ?oConcerto cho đàn tranh?, ?oConcerto cho đàn kìm? của Gs.Ts. NSND Quang Hải, nguyên giám đốc Nhạc viện Tp.HCM.
    Nguyễn Bách
  7. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Sự giống nhau chung nhất của các thể loại có lẽ là sự mâu thuẫn. Đây cũng là một đặc tính chung của nghệ thuật: là mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn. Về sonata và giao hưởng thì ở box này đã có nhiều bài viết, nếu bạn đọc lại thì sẽ thấy, mình cũng không muốn post lại ở đây. Còn nêu chi tiết về nó thì lại quá dài, mình cũng không có thời gian để viết hết lên đây nên chỉ nói lại một số ý của các bài post trước đây và thêm một số thông tin:
    - Giao hưởng có tiền thân từ thể loại Sinfonia ở Ý vào đầu thế kỷ 18 là khúc nhạc gồm 3 phần khác nhau về tính cách, mỗi phần là nội dung của vở kịch. Phần 1 nhanh, mạnh mẽ thường mang tính chiến đấu. Phần 2 chậm mang tính trữ tình. Phần 3 là cảnh sinh hoạt nhảy múa nhẹ nhàng. Đấy là quy tắc chung của các vở nhạc kịch: hung dũng - trữ tình - sinh hoạt.
    Nửa sau thế kỉ 18, do sự ảnh hưởng của Cách mạng và thay đổi lịch sự dẫn đến sự biến chuyển của văn hóa và nghệ thuật. Xuất hiện những tư tưởng tự do và bình đẳng. Đầu tiên là văn học đã xuất hiện loại tiểu thuyết tình cảm, biểu hiện sự quan tâm đến cá nhân và nội tâm của con người. Những tư tưởng đấy cũng được thực hiện trong lĩnh vực âm nhạc. Khuôn khổ của các bản giao hưởng thính phòng, concerto cổ xưa không đầy đủ súc tích về ý tưởng, tư tưởng lớn như trong các chương của tiểu thuyết hoặc các màn kịch.
    Để thể hiện ý đồ sâu sắc, phản ánh sự đấu tranh nội tâm cần phải có tác phẩm kiểu mới và tác phẩm giao hưởng đã đáp ứng được yêu cầu đó và Haydn là người đặt nền móng cho thể loại này. Bản giao hưởng hiện đại có thể dạng cân đối và hoàn chỉnh có cấu trúc gồm 4 chương.
    Về thể loại giao hưởng, bạn có thể xem thêm ở đây: http://www.giaidieuxanh.vietnamnet.vn/thuongthucamnhac/2004/01/43288/
    http://www.giaidieuxanh.vietnamnet.vn/nhaccodien/2004/01/44158/
    - Sonata: được coi là "một trong những hình thức âm nhạc hoàn hảo nhất" (Tanheiev). Các hình thức giao hưởng và concerto đều có ít nhất 1 chương được viết theo hình thức sonata (sonata allegro). Đặc điểm của nó là: các hình tượng trong tác phẩm không những tương phản nhau, mà còn tác động lẫn nhau. Ba phần chính của sonata là: phần trình bày, phần phát triển, phần nhắc lại.
    Về sonata thì bạn xem thêm ở đây: http://www.giaidieuxanh.vietnamnet.vn/thuongthucamnhac/2004/01/42536/
    - Concerto: một trong những thể loại phức tạp nhất viết cho dàn nhạc. Đặc trưng của thể loại này ở chỗ người biểu diễn được đặt vào một hoàn cảnh khó khăn mà chỉ trong âm nhạc mới có: người độc tấu phải chứng tỏ ưu thế nhạc cụ của mình trong cuộc đua tài với hàng chục nhạc cụ khác.
    Concerto không chỉ là sự đua tài của những người tham gia, mà còn là là sự phối hợp cần thiết giữa bè diễn đơn và bè diễn đệm trong việc thể hiện ý đồ chung. Do đó, thể loại concerto có vẻ như chứa đựng những khuynh hướng mâu thuẫn nhau: một mặt nó đòi hỏi bộc lộ hết khả năng của một cây đàn trong cuộc so tài với dàn nhạc, mặt khác yêu cầu đồng diễn đầy đủ và hoàn chỉnh. Người ta cho rằng concerto có 2 xuất xứ - từ tiếng La tinh concertare có nghĩa là thi tài và tiếng Ý constare có nghĩa "hòa hợp"
    Về thể loại concerto thì phải viết rất dài nhưng mình không có nhiều thời gian để viết dài đến thế nên chỉ cho bạn biết thêm thông tin về các thể loại concerto, vì mình không tìm lại được source link của bài viết nên paste lại vào đây
    Concerto - bản sonate cho David và Goliath
    Concerto ngày nay được hiểu như một liên khúc sonate dành cho một nhạc cụ độc tấu đối thoại với dàn nhạc: chàng David đối đầu với Goliath!. Thật ra, kể từ khi được hình thành, thể loại này đã trải qua nhiều dạng thức phát triển. Khái niệm ?oconcerto? đã được hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy mỗi thời đại.
    Từ ?oconcerto? trong tiếng Ý được xuất phát từ động từ ?oconcertare? nghĩa là ?ocạnh tranh, ganh đua?. Ở đây, là sự ganh đua giữa một nhạc cụ độc tấu với cả dàn nhạc. Nhưng cũng có người cho rằng, nguồn gốc của tên gọi ?oconcerto? là từ một danh từ La-tinh: ?oconsortio? nghĩa là ?osự hiệp nhất lại?. Ở đây, là sự hiệp nhất giữa hai bè: độc tấu và dàn nhạc, để diễn tả cùng một nội dung.
    I. Những khái niệm khác nhau của "Concerto" qua các thời kỳ:
    Vào khoảng năm 1600, lần đầu tiên trong trường phái Venise (với Gabrieli và Monteverdi và học trò người Đức của hai ông là Schütz) xuất hiện tên gọi ?oconcerto? để chỉ chung các tác phẩm hoặc viết cho nhiều ban hợp xướng, hoặc phối hợp giữa thanh nhạc và khí nhạc. Cuối thế kỷ XVII, khái niệm ?oconcerto? được coi như là một nguyên tắc thể loại để tạo nên các hình thức như: concerto grosso, triosonate, các motet dành cho solo hay hợp xướng. Đỉnh cao của thể loại này là vào khoảng từ 1700 đến 1750, có các tác giả như: Corelli, Händel, Vivaldi và Bach. Từ lúc ra đời đến nay, concerto đã lần lượt mang nhiều ý nghĩa khác nhau:
    1) Để gọi tên một tác phẩm viết cho một hay nhiều bè giọng hát có nhạc cụ đệm. Ví dụ như; ?oConcerti ecclesiastici a 8 voci? (1595) (Concerto giáo đường viết cho 8 giọng) của Banchieri; ? Concerti ecclesiastici a una, due, a 3 & 4 voci, con il Basso continuo per sonar nell?Torgano? (1602) (Concerto giáo đường viết cho một, hai, 3, và 4 giọng, với bè trầm liên tục có orgue đệm) của Viadana. Tuyển tập thứ 7 các madrigal của Monteverdi được đặt tên là ?oConcerto?. Tên gọi theo ý nghĩa này tồn tại mãi đến đầu thế kỷ XVIII. Chính Bach là người đã đưa ra tên gọi ?oconcerto? với ý nghĩa trên cho một số bản cantate nhà thờ của ông.
    2) Đó là một tác phẩm được viết cho vài nhạc cụ, trong đó có nhạc cụ diễn loại bè trầm đánh số (figured bass, basso continuo) và thường có giai điệu tương phản với các nhạc cụ khác. Thể loại concerto này tồn tại trong thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII. Ví dụ, 6 bản ?oConcerto Brandenburg? của Bach. Đặc biệt của thời kỳ này có các thể loại:
    a/. Concerto grosso là một tác phẩm dàn nhạc có vài chương, trong đó, theo tập quán, có những đoạn dành cho một nhóm nhạc cụ độc tấu (gọi là concertino) diễn tấu tương phản với đoạn tutti (diễn theo bè trầm đánh số, figured bass) do toàn thể dàn nhạc (concerto grosso). Nhóm nhạc cụ độc tấu này thường gồm có: 2 violon và một cello. Tuy nhiên, người ta có thể thêm nhiều nhạc cụ khác vào nhóm độc tấu này. Ví dụ, trong bản ?oConcerto Brandenburg số 2? của Bach, nhóm nhạc cụ độc tấu gồm có: kèn trumpet, recorder, oboe và đàn violin.
    b/. Concerto độc tấu là loại concerto mà chúng ta thường gặp ngày nay, ttrong đó, có một nhạc cụ cụ độc tấu diễn tấu cùng dàn nhạc. Khái niệm này có từ đầu thế kỷ XVIII, và lúc đó, violon là nhạc cụ thường được dùng để độc tấu. Có một số concerto của Bach dùng với độc tấu của một hoặc nhiều clavecin, nhưng đó chỉ là cải biên của chính tác giả từ những concerto cho violon mà thôi.
    Các concerto dành cho đàn organ của Händel được viết theo nhu cầu riêng là để làm các đoạn chen cho những buổi trình diễn các oratorio của ông. Vào cuối thế kỷ XVIII, concerto độc tấu đã trở thành một thể loại thông dụng, và có nhiều concerto cho đàn phím được viết bởi C.P.E. Bach, Haydn và Mozart. Cũng có những concerto theo phong cách trên đây nhưng được viết cho nhiều nhạc cụ khác nhau, như: ?oConcerto cho sáo và đàn Harpe? (K.299) và ?oConcerto cho 2 đàn piano? (K.365) của Mozart.
    3) Khái niệm ?oConcerto? còn được các nhà soạn nhạc hiện đại dùng với ý nghĩa tương tự như ở mục 2) trên đây, nghĩa là một sáng tác cho một nhóm nhạc cụ hòa tấu (ensemble) nhưng không dùng đến nhạc cụ (thường là đàn organ) để diễn bè trầm đánh số (figured bass). Ví dụ: Concerto cho dàn nhạc của Belá Bartók.
    4) Concerto theo phong cách Ý (Concerto nach Italienischen Gusto) thường được gọi là ?oconcerto Ý?, là một tác phẩm độc tấu của đàn clavecin, mô phỏng theo thể loại concerto độc tấu với dàn nhạc bằng cách làm nổi bật sự tương phản giữa nghệ sĩ độc tấu với phần ?oTutti? .
    II. Đặc điểm của "Concerto" qua các thời kỳ:
    1. Concerto cổ điển :
    Thể loại concerto cổ điển được thiết lập bởi Mozart. Đó là một tác phẩm thường gồm 3 chương, có cấu trúc tương tự như chương I, chương II và chương IV của một bản sonate và giao hưởng. Mục đích chính của nhà soạn nhạc khi viết loại concerto này là nhằm vào nhạc cụ độc tấu, phần đệm do dàn nhạc gồm có bộ gỗ, bộ đồng, bộ gõ và dây đảm nhiệm. Do đó, chất liệu chủ đề phải đảm bảo điều kiện tạo thuận lợi nhất cho nhạc cụ độc tấu, và dàn nhạc chỉ làm nhiệm vụ tô điểm, tạo phần nền hấp dẫn cho phần độc tấu bên trên.
    Chương I của concerto thường ở hình thức sonate allegro nhưng có đặc điểm khác với hình thức sonate của bản giao hưởng và bản sonate ở những điểm sau:
    * Có 2 phần trình bày: lần đầu do dàn nhạc biểu diễn, lần thứ hai do nhạc cụ độc tấu nhắc lại có mở rộng.
    * Trước phần tái hiện hay trước phần coda có một đoạn dành cho nghệ sĩ độc tấu chơi ngẫu hứng để trổ các ngón kỹ thuật. Đoạn này gọi là cadenza, được thực hiện với phần dàn nhạc nghỉ, không diễn tấu. Theo nguồn gốc, đây sẽ là phần để nghệ sĩ độc tấu chơi ngẫu hứng trên các chủ đề của chương I. Ngày nay, đoạn cadenza thường không là hoàn toàn ngẫu hứng, nhưng được các tác giả vừa là người biểu diễn viết trước. ví dụ ở Beethoven, Brahms, Paganini, Rubinstein,v.v.. Ngoài ra, đôi khi còn có một cadenza ngắn hơn xuất hiện ở chương II và thường là chương kết.
    Chương 2 thường được viết theo hình thức ca khúc đơn giản với sự thay đổi luân phiên giữa chủ đề và các biến tấu. (Ví dụ: chương II ?oRomanze điệu thức Si giáng Trưởng? của ?oConcerto cung Ré thứ? cho piano và dàn nhạc của Mozart).
    Chương 3 có thể mang hình thức rondo hay chủ đề và các biến tấu (variation).
    Ở concerto phải có sự phối hợp cần thiết giữa bè độc tấu với bè đệm để cả hai cùng thể hiện một nội dung nhất định. Có lúc dàn nhạc ngừng nghỉ để người độc tấu trổ tài nghệ; có lúc dàn nhạc lại như ngắt lời người độc tấu để nổi bật lên; cũng có lúc hai bè lại như đối thoại với nhau, hoặc hòa lẫn vào nhau.
    2. Concerto Lãng mạn :
    Vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, xuất hiện nhiều nhà soạn nhạc vừa là nghệ sĩ biểu diễn tài năng. Họ có nhu cầu biểu diễn tài nghệ của mình với dàn nhạc. Thể loại concerto với một nhạc cụ độc tấu trở nên thành phần không thể thiếu được của một buổi diễn bên cạnh các thể loại khác như giao hưởng, ouverture, tổ khúc,.. Nhiều nhà soạn nhạc Lãng mạn cũng là các nghệ sĩ biểu diễn piano như: Weber, Mendelssohn, Schumann, Chopin, Liszt, Brahms và Rubinstein. Họ đã góp phần đáng kể cho việc phát triển và hoàn thiện thể loại concerto. Cũng có những nghệ sĩ biểu diễn violon vừa là nhà soạn nhạc, như: Spohr, Paganini, Vieuxtemps, Sarasate, Wieniawski và Joachim đã viết những concerto tuyệt vời cho nhạc cụ chuyên môn của họ.
    Nhìn chung, concerto Lãng mạn vẫn còn giữ cấu trúc hình thức của concerto cổ điển đã được Mozart thiết lập. Nghĩa là vẫn gồm 3 chương với chương đầu được viết ở hình thức sonate allegro, sau đó là một chương chậm và chương kết. Liszt là người biệt lập chính muốn tách khỏi cấu trúc hình thức phổ cập này của concerto. Trong 2 concerto cho piano nổi tiếng viết ở cung La thứ và Mi giáng trưởng của mình, Liszt đã thử nghiệm cách xóa nhòa các yếu tố phân biệt các chương để tạo thành loại concerto một chương. Mặc dù hai tác phẩm này rất thành công, nhưng thể loại mới của ông không được mấy nhà soạn nhạc dùng đến.
    3. Concerto thời kỳ Hiện đại :
    Concerto ở thế kỷ XIX thường chỉ được xem như một tác phẩm dùng để làm cho khán thính giả phải sửng sốt trước tài nghệ điêu luyện của nghệ sĩ độc tấu. Với mục đích này, vai trò dàn nhạc như bị lu mờ và cốt chỉ để làm nền cho phần độc tấu. Tuy có những đoạn chen của dàn nhạc, dành chỗ cho nghệ sĩ độc tấu nghỉ ngơi, nhưng trung tâm của sự chú ý vẫn là ở nghệ sĩ độc tấu với kỹ thuật tinh luyện của mình. Tuy nhiên, nếu nhận xét như vậy về concerto Lãng mạn, thì cũng cần phải để ý đến một số ngoại lệ. Chẳng hạn, Brahms đã viết các giao hưởng với phần piano (hay violon) bắt buộc, hay nói cách khác, là một thành phần chính của dàn nhạc thay vì là phần độc tấu của nhạc cụ đó đối ứng với dàn nhạc; Liszt cũng có những giao hưởng thơ viết cho piano và dàn nhạc (chứ không là concerto cho piano và dàn nhạc).
    Ở concerto của các tác giả hậu Lãng mạn như: Tchaikovsky, Rubinstein, Grieg, v.v? không còn quan hệ đối giọng (antiphony) giữa bè độc tấu và dàn nhạc nữa và sự cân bằng về mức độ quan trọng của mỗi bè cũng biến mất.
    Concerto Hiện đại có khuynh hướng tái tạo lại phần dàn nhạc để giữ vai trò nghệ thuật cân bằng với kỹ thuật của nghệ sĩ độc tấu. Như vây, nghệ sĩ độc tấu không còn là trung tâm thu hút khán thính giả nữa. Và đã có lúc, thể loại concerto độc tấu gần như biến mất khỏi các chương trình biểu diễn. Trên sân khấu xuất hiện nhiều nhà chỉ huy tài danh và họ trỡ thành đối tượng thu hút khán thính giả, thay cho các nghệ sĩ độc tấu trước kia. Mà đã không có nghệ sĩ độc tấu thì không có được thể loại concerto chính thống. Trong thời gian gần đây, thể loại concerto theo phong cách Cổ điển và Lãng mạn đang có dấu hiệu hồi phục.
    Concerto Hiện đại gắn liền với tên tuổi các nhà soạn nhạc như: Stravinsky, Rachmaninov, Sibelius, Berg, Bartók và Prokofiev ở Âu châu và: Piston, Copland, Sessions, Gershwin và Barber ở Mỹ.
    Trong lãnh vực khí nhạc của nền âm nhạc kinh điển Việt Nam đã có nhiều nhà soạn nhạc viết các concerto cho nhạc cụ cổ điển Tây phương và cho nhạc cụ dân tộc Việt Nam. Ví dụ các bản ?oConcerto cho đàn tranh?, ?oConcerto cho đàn kìm? của Gs.Ts. NSND Quang Hải, nguyên giám đốc Nhạc viện Tp.HCM.
    Nguyễn Bách
  8. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Wow, cảm ơn 2 bạn đã nhiệt tình tham gia và viết rất hay. Chắc là phải bầu 5 sao,chỉ tiếc là bẩu được 1 lần, hổng lẽ mỗi người 2 sao rưỡi (được tui cũng mần). Tiếc quá !
    MKN:
    Bạn nói ''gốc của vạn nhạc'', tui hiểu là bạn nói đến thể sonata (sonata form) chiếm vai trò bá chủ trong cấu trúc 1 chương phải không nhỉ? Chuyện lí thuyết hài hoà bạn ví von nam nữ nghe hay thật. Thể sonata thì đúng là ABA rồi, bới vì nó gồm có :Mở (Introduction),Khai (Expsosition), Phát (Development), Kết (Recapitulation), Lại (Coda) (nói nói vậy nghe cho nó giống Đường Thi, dễ nhớ hén).
    Theo tui biết thì sonata là loại nhạc thính phòng (chamber music), dùng chơi trong phòng ít người (so với dàn nhạc-->rẽ nên khởi phát từ giai cấp trung lưu thời cổ điển), nhưng mà...hổng có đơn giản !
    Apomethe:
    Bạn nói chuyện đấu tranh phải chăng là muốn nói đến lí thuyết Tonality, tức nhạc có tone hay home key, mà trong đó thể sonata là 1 minh chứng rõ ràng nhất. Phần Khai (exposition): một thằng nhảy ra nói: bản này tui là home key nghen, vậy là dương oai diễu võ, múa may 1,2 đường (cụ thể là 1,2 themes). Đương nhiên là mấy key khác nó hổng phục, cho nên trong phần Phát (development): tụi nó nhào vô đánh thằng home key tơi bời hoa lá. Rồi cũng như mọi phim đánh lộn khác,vai chính (home key) bao giờ cũng thắng, ca khúc khải hoàn trong phần Kết ( recapitulation) với thân hình bầm dập (vì dập từa lưa cho nên có thay đổi chút đỉnh) mà kiêu hãnh (hoàn hảo). Xong rùi thì phần Lại (coda) cho quay phim chậm lại hết mấy pha đẹp mắt.
    Đó là cái vụ tonality nó đánh lộn, nhưng còn nhạc phi tông (atonality) mà cha đẻ là Schoenberg thì hổng biết có vụ đánh nhau này hông nhỉ (đâu có ai anh hùng dám nhận là home key đâu mà đánh nhau)? Về lí thuyết phi tông tui hiểu cũng còn ở dạng sơ xài nên chờ cao nhân chỉ giáo vậy (dựa cột tiếp).
    Nhắc tới vụ đấu tranh, lí thuyết về âm dương, và hài hoà tui nghe đồn ông John Cage có vận dụng Kinh dịch (I-Ching, book of change) trong sáng tạo âm nhạc. Nhưng chưa được ''tận mục sở thị'', nếu được các bạn khai nhãn cho thì may lắm.
    Cảm ơn đã đọc và góp ý.
  9. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Wow, cảm ơn 2 bạn đã nhiệt tình tham gia và viết rất hay. Chắc là phải bầu 5 sao,chỉ tiếc là bẩu được 1 lần, hổng lẽ mỗi người 2 sao rưỡi (được tui cũng mần). Tiếc quá !
    MKN:
    Bạn nói ''gốc của vạn nhạc'', tui hiểu là bạn nói đến thể sonata (sonata form) chiếm vai trò bá chủ trong cấu trúc 1 chương phải không nhỉ? Chuyện lí thuyết hài hoà bạn ví von nam nữ nghe hay thật. Thể sonata thì đúng là ABA rồi, bới vì nó gồm có :Mở (Introduction),Khai (Expsosition), Phát (Development), Kết (Recapitulation), Lại (Coda) (nói nói vậy nghe cho nó giống Đường Thi, dễ nhớ hén).
    Theo tui biết thì sonata là loại nhạc thính phòng (chamber music), dùng chơi trong phòng ít người (so với dàn nhạc-->rẽ nên khởi phát từ giai cấp trung lưu thời cổ điển), nhưng mà...hổng có đơn giản !
    Apomethe:
    Bạn nói chuyện đấu tranh phải chăng là muốn nói đến lí thuyết Tonality, tức nhạc có tone hay home key, mà trong đó thể sonata là 1 minh chứng rõ ràng nhất. Phần Khai (exposition): một thằng nhảy ra nói: bản này tui là home key nghen, vậy là dương oai diễu võ, múa may 1,2 đường (cụ thể là 1,2 themes). Đương nhiên là mấy key khác nó hổng phục, cho nên trong phần Phát (development): tụi nó nhào vô đánh thằng home key tơi bời hoa lá. Rồi cũng như mọi phim đánh lộn khác,vai chính (home key) bao giờ cũng thắng, ca khúc khải hoàn trong phần Kết ( recapitulation) với thân hình bầm dập (vì dập từa lưa cho nên có thay đổi chút đỉnh) mà kiêu hãnh (hoàn hảo). Xong rùi thì phần Lại (coda) cho quay phim chậm lại hết mấy pha đẹp mắt.
    Đó là cái vụ tonality nó đánh lộn, nhưng còn nhạc phi tông (atonality) mà cha đẻ là Schoenberg thì hổng biết có vụ đánh nhau này hông nhỉ (đâu có ai anh hùng dám nhận là home key đâu mà đánh nhau)? Về lí thuyết phi tông tui hiểu cũng còn ở dạng sơ xài nên chờ cao nhân chỉ giáo vậy (dựa cột tiếp).
    Nhắc tới vụ đấu tranh, lí thuyết về âm dương, và hài hoà tui nghe đồn ông John Cage có vận dụng Kinh dịch (I-Ching, book of change) trong sáng tạo âm nhạc. Nhưng chưa được ''tận mục sở thị'', nếu được các bạn khai nhãn cho thì may lắm.
    Cảm ơn đã đọc và góp ý.
  10. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Bữa này khoái quá,nhờ bạn Apomethe mà học thêm được chữ Concerto. Thêm một chút về chữ nghĩa hén:
    Symphony: theo mấy bài báo mà bạn Apomethe gửi, ông Nguyễn Bách kêu là symphony là ''một chồng âm'', ông Minh Cầm gọi là ''giao hoà âm hưởng'', còn tui thì tui nói thêm tại sao nó lại có sắc thái nghĩa như vậy. Symphony (trong tiếng anh) tạo nên bởi 3 từ tố (morpheme, ai có học sơ cấp về Hình thài học Morphology trong ngôn ngữ học chắc biết cái vụ morpheme này hén): syn, phon, y. Syn, phon đều bắt nguồn từ Hy Lạp :syn nghĩa là ''cùng với nhau'' (together), còn phon có nghĩa là âm thanh (sound). Từ tố -y chỉ là từ tố chức năng ''thủ pháp'' tạo từ để tạo danh từ trong trường hợp này. Còn từ syn chuyển thành sym là do qui tắc cấu trúc của Anh ngữ. Nói túm lại, symphony có nghĩa là ''âm thanh cùng với nhau'' (người Việt kêu là Giao hưởng, cái ông đầu tiên dịch cái chữ này sang tiếng Việt dịch thiệt là hay).
    Sonata và Cantata: Sonata= son+ ata. Son có nghĩa là âm thanh (sound) trong tiếng Latin (khác Hy Lạp ở trên hén). Cantata=cant + ata. Cant có nghĩa là hát (sing) trong tiếng Latin. Còn từ tố ata thì tui hổng chắc lắm nhưng đoán nó là -ate, mang nghĩa ''full of''. Túm đi túm lại, Sonata là loại nhạc chơi bằng nhạc cụ, cantata là loại nhạc cho hát hò.
    Trở lại chuyện thể nhạc. Nhiều khi nghe những phát biểu: ''Haydn là cha đẻ của symphony, string quartet'', ''Mozart là người đã tiêu chuẩn hoá các thể nhạc, đưa nó thành khuôn vàng thước ngọc (kinh điển)'', hay ''Beethoven là người đã khai triển các câu trúc'', hổng biết là nên hiểu ra làm sao chuyện ông Haydn ổng đẻ kiểu nào, ông Mozart ông tiêu làm sao, hoặc ông Beethoven ổng khai kiểu gì?

Chia sẻ trang này