1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhạc cổ điển hỏi gì đáp nấy

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi kankuli, 18/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Bữa này khoái quá,nhờ bạn Apomethe mà học thêm được chữ Concerto. Thêm một chút về chữ nghĩa hén:
    Symphony: theo mấy bài báo mà bạn Apomethe gửi, ông Nguyễn Bách kêu là symphony là ''một chồng âm'', ông Minh Cầm gọi là ''giao hoà âm hưởng'', còn tui thì tui nói thêm tại sao nó lại có sắc thái nghĩa như vậy. Symphony (trong tiếng anh) tạo nên bởi 3 từ tố (morpheme, ai có học sơ cấp về Hình thài học Morphology trong ngôn ngữ học chắc biết cái vụ morpheme này hén): syn, phon, y. Syn, phon đều bắt nguồn từ Hy Lạp :syn nghĩa là ''cùng với nhau'' (together), còn phon có nghĩa là âm thanh (sound). Từ tố -y chỉ là từ tố chức năng ''thủ pháp'' tạo từ để tạo danh từ trong trường hợp này. Còn từ syn chuyển thành sym là do qui tắc cấu trúc của Anh ngữ. Nói túm lại, symphony có nghĩa là ''âm thanh cùng với nhau'' (người Việt kêu là Giao hưởng, cái ông đầu tiên dịch cái chữ này sang tiếng Việt dịch thiệt là hay).
    Sonata và Cantata: Sonata= son+ ata. Son có nghĩa là âm thanh (sound) trong tiếng Latin (khác Hy Lạp ở trên hén). Cantata=cant + ata. Cant có nghĩa là hát (sing) trong tiếng Latin. Còn từ tố ata thì tui hổng chắc lắm nhưng đoán nó là -ate, mang nghĩa ''full of''. Túm đi túm lại, Sonata là loại nhạc chơi bằng nhạc cụ, cantata là loại nhạc cho hát hò.
    Trở lại chuyện thể nhạc. Nhiều khi nghe những phát biểu: ''Haydn là cha đẻ của symphony, string quartet'', ''Mozart là người đã tiêu chuẩn hoá các thể nhạc, đưa nó thành khuôn vàng thước ngọc (kinh điển)'', hay ''Beethoven là người đã khai triển các câu trúc'', hổng biết là nên hiểu ra làm sao chuyện ông Haydn ổng đẻ kiểu nào, ông Mozart ông tiêu làm sao, hoặc ông Beethoven ổng khai kiểu gì?
  2. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Câu này chả biết trả lời thế nào cho phải, đành chép sách ra vậy?
    Cấu trúc của bản giao hưởng cổ điển với hình thức sonata trong chương "tiền đạo" quả là toàn diện. Mặc dù có sự nghiêm ngặt, cấu trúc ấy cho phép có nhiều cách giải quyết sinh động và phong phú. Haydn - "người cha của giao hưởng" đã chứng minh điều đó. Trong 104 bản giao hưởng của ông có cả những bản trong sáng, tươi vui và với chương I kịch tính, cũng có cả những bản, trong không khí âm nhạc tươi sáng, có tính chất nghiêm trang bất ngờ của chương II. Giao hưởng "chia tay" được xây dựng rất độc đáo và sâu sắc về tư tưởng: tác phẩm gồm 5 chuơng và kết thúc bằng chương cuối chậm rãi, "tắt lịm"
    Tác phẩm giao hưởng của Mozart (1756-1791) người đồng hương với Haydn, độc đáo hơn. Những tác phẩm của ông là sự cân đối hài hòa của tâm hồn, thấm nhuần tính chất thơ. Đồng thời trong tác phẩm của ông xuất hiện cả những dấu hiệu của những hình tượng anh hùng, cả sự rạo rực đầu tiên của xúc động tâm hồn. Tác phẩm của Mozart mang tính nhất quán tuyệt vời, tính chất tương phản nội tại, và cường độ phát triển âm nhạc. Bản giao hưởng Sol thứ nổi tiếng (1788) là một mẫu mực. Những hình tượng nhiệt tình, say đắm của tác phẩm, phát sinh bởi bầu không khí xúc cảm của thời đại "bão táp và tiến công", chất trữ tình sôi nổi mãnh liệt (tràn vào cả trong menuet) - "gieo mầm" tài tình cho chất trữ tình của chủ nghĩa lãng mạn.
    Nhạc giao hưởng trong sự nghiệp sáng tác của người đaị diện thứ 3 và là cuối cùng của trường phái cổ điển Vienne - Beethoven (1770 - 1827) đã tạo nên một bước nhảy vọt vĩ đại. Giao hưởng của ông đã trở nên một tác phẩm đồ sộ, nó không thua kém nhạc kịc, tiểu thuyết, kịch về mức độ rộng lớn của khái quát và sự sâu sắc về nội dung. Beethoven đã đưa triết lý và những tư tưởng bình dân cho Cách mạng Pháp cổ vũ vào tác phẩm giao hưởng. Từ đó, quy mô lớn về hình thức (chương I của bản giao hưởng số 3 "anh hùng" lớn gấp đôi chương Allegro của bản giao hưởng lớn nhất của Mozart "Jupiter (Sao mộc - Zeus) và tính chất xung đột căng thẳng của kịch tính. Âm nhạc tràn đầy hình ảnh chiến đấu, âm thanh vang dội của những cuộc giao hưởng, khúc menuet - một vũ khúc trang nhã kiểu quý tộc của thời quá khứ - và thay vào đó Scherzo có sức chứa đựng lớn hơn về nội dung (dịch từ tiếng Ý Scherzo - vui nhộn). Kiểu mẫu nhạc giao hưởng do Beethoven xây dựng đã đi vào lịch sử dưới tên gọi là giao hưởng anh hùng hoặc là anh hùng ca kịch tính.
  3. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Câu này chả biết trả lời thế nào cho phải, đành chép sách ra vậy?
    Cấu trúc của bản giao hưởng cổ điển với hình thức sonata trong chương "tiền đạo" quả là toàn diện. Mặc dù có sự nghiêm ngặt, cấu trúc ấy cho phép có nhiều cách giải quyết sinh động và phong phú. Haydn - "người cha của giao hưởng" đã chứng minh điều đó. Trong 104 bản giao hưởng của ông có cả những bản trong sáng, tươi vui và với chương I kịch tính, cũng có cả những bản, trong không khí âm nhạc tươi sáng, có tính chất nghiêm trang bất ngờ của chương II. Giao hưởng "chia tay" được xây dựng rất độc đáo và sâu sắc về tư tưởng: tác phẩm gồm 5 chuơng và kết thúc bằng chương cuối chậm rãi, "tắt lịm"
    Tác phẩm giao hưởng của Mozart (1756-1791) người đồng hương với Haydn, độc đáo hơn. Những tác phẩm của ông là sự cân đối hài hòa của tâm hồn, thấm nhuần tính chất thơ. Đồng thời trong tác phẩm của ông xuất hiện cả những dấu hiệu của những hình tượng anh hùng, cả sự rạo rực đầu tiên của xúc động tâm hồn. Tác phẩm của Mozart mang tính nhất quán tuyệt vời, tính chất tương phản nội tại, và cường độ phát triển âm nhạc. Bản giao hưởng Sol thứ nổi tiếng (1788) là một mẫu mực. Những hình tượng nhiệt tình, say đắm của tác phẩm, phát sinh bởi bầu không khí xúc cảm của thời đại "bão táp và tiến công", chất trữ tình sôi nổi mãnh liệt (tràn vào cả trong menuet) - "gieo mầm" tài tình cho chất trữ tình của chủ nghĩa lãng mạn.
    Nhạc giao hưởng trong sự nghiệp sáng tác của người đaị diện thứ 3 và là cuối cùng của trường phái cổ điển Vienne - Beethoven (1770 - 1827) đã tạo nên một bước nhảy vọt vĩ đại. Giao hưởng của ông đã trở nên một tác phẩm đồ sộ, nó không thua kém nhạc kịc, tiểu thuyết, kịch về mức độ rộng lớn của khái quát và sự sâu sắc về nội dung. Beethoven đã đưa triết lý và những tư tưởng bình dân cho Cách mạng Pháp cổ vũ vào tác phẩm giao hưởng. Từ đó, quy mô lớn về hình thức (chương I của bản giao hưởng số 3 "anh hùng" lớn gấp đôi chương Allegro của bản giao hưởng lớn nhất của Mozart "Jupiter (Sao mộc - Zeus) và tính chất xung đột căng thẳng của kịch tính. Âm nhạc tràn đầy hình ảnh chiến đấu, âm thanh vang dội của những cuộc giao hưởng, khúc menuet - một vũ khúc trang nhã kiểu quý tộc của thời quá khứ - và thay vào đó Scherzo có sức chứa đựng lớn hơn về nội dung (dịch từ tiếng Ý Scherzo - vui nhộn). Kiểu mẫu nhạc giao hưởng do Beethoven xây dựng đã đi vào lịch sử dưới tên gọi là giao hưởng anh hùng hoặc là anh hùng ca kịch tính.
  4. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Cái này mình chỉ nói về mặt thuật ngữ thôi:
    -Etude: khúc nhạc để tập luyện ngón
    -Impromtus: một thể loại ứng tác cho piano được dùng từ các nhà soạn nhạc thuộc thời kỳ Lãng mạn như Schubert, Chopin.
    Nocturne: khúc nhạc chiều, dạ khúc (tính chất mềm mại nhẹ nhàng, trữ tình).
    -Fugue: tác phẩm được viết theo phong cách đối âm gồm 2 hoặc 3 phần, có hình thức âm nhạc phức điệu, có cấu trúc chặt chẽ, nhiều bè (có chủ đề, đối đề, đáp đề) phát triển chính bằng thủ pháp mô phỏng.
    -Suite: Tổ khúc (gồm nhiều khúc nhạc độc lập ghép vào nhau).
    -Toccata: dạo ngón, khởi động hai bàn tay, ứng tác trên đàn có phím, một khúc nhạc dạo đầu để khởi động các ngón tay trước khi vào khúc nhạc chính.
    -Rhapsody: thể loại khí nhạc mang chủ đề dân tộc, anh hùng, tên gọi này có từ thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.
    -Waltz: điệu nhảy có nhịp 3/4
    -March: hành khúc
    March funebre: hành khúc đưa tang
    March military: hành khúc chiến thắng.
  5. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Cái này mình chỉ nói về mặt thuật ngữ thôi:
    -Etude: khúc nhạc để tập luyện ngón
    -Impromtus: một thể loại ứng tác cho piano được dùng từ các nhà soạn nhạc thuộc thời kỳ Lãng mạn như Schubert, Chopin.
    Nocturne: khúc nhạc chiều, dạ khúc (tính chất mềm mại nhẹ nhàng, trữ tình).
    -Fugue: tác phẩm được viết theo phong cách đối âm gồm 2 hoặc 3 phần, có hình thức âm nhạc phức điệu, có cấu trúc chặt chẽ, nhiều bè (có chủ đề, đối đề, đáp đề) phát triển chính bằng thủ pháp mô phỏng.
    -Suite: Tổ khúc (gồm nhiều khúc nhạc độc lập ghép vào nhau).
    -Toccata: dạo ngón, khởi động hai bàn tay, ứng tác trên đàn có phím, một khúc nhạc dạo đầu để khởi động các ngón tay trước khi vào khúc nhạc chính.
    -Rhapsody: thể loại khí nhạc mang chủ đề dân tộc, anh hùng, tên gọi này có từ thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.
    -Waltz: điệu nhảy có nhịp 3/4
    -March: hành khúc
    March funebre: hành khúc đưa tang
    March military: hành khúc chiến thắng.
  6. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    1) Impromtus: khúc ứng tác. Tui hông hiểu rõ chỗ này lắm, bạn Apomethe có thể giải thích giùm được không?
    2)Suite là tổ khúc. Tôi xin bổ sung một chút. Suite (thời baroque) đóng vai trò hết sức là quan trọng trong nhạc baroque,là thể nhiều chương được viết theo cùng một cung, mỗi chương thường là một ''''dancelike movement'''' có nhiều nguồn gốc khác nhau. Vd như Allermande đến từ Đức, Courante, Gavotte đến từ Pháp, Sarabande đến từ Tây Ban Nha. Sẽ là thiếu xót nếu không nói dến tính ''''dance'''' của tổ khúc.Một bài Suite thường được mở đầu bằng overture, đoạn này thì không phải là ''''dancelike movement''''.
    Tuy nhiên là nhiều bản suite, thấy tên movement mà tui hổng có hiểu nghĩa. Sẵn nhờ mọi người chỉ giáo: Air, Polonise, Menuet, Badineri, Torneo,Capriccio,Rejouissance (nhưng đoạn này tui lấy từ 5 bản suite 1-5 cho dàn nhạc của J.S.Bach).
    3)Fugue: loại này tui rất là ưa thích, nghe nói là Bach có tác phẩm ''''The art of fugue'''' rất là lừng danh. Có ai có tác phẩm này không nhỉ?
    4) Invention:trong số tác phẩm của Bach có những tác phẩm gọi là Invention (hồi đi học nghe bà giáo giảng là cũng để luyện ngón), nhưng không chắc thế nào và cũng muốn hỏc hỏi thêm. Mong mọi người chỉ giáo.
    5) Serenade: đọc bằng tiếng anh thì thấy người ta bảo đây là loại nhạc biểu diễn sau bữa cơm chiều thời cổ điển. Tôi đoán chắc là người Việt mình kêu bằng Dạ khúc, nhưng không biết trúng trật thế nào, nhờ mọi người kiểm tra hộ.
    Cảm ơn đã đọc và chia sẻ.
    Được tao_lao sửa chữa / chuyển vào 21:55 ngày 14/11/2004
  7. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    1) Impromtus: khúc ứng tác. Tui hông hiểu rõ chỗ này lắm, bạn Apomethe có thể giải thích giùm được không?
    2)Suite là tổ khúc. Tôi xin bổ sung một chút. Suite (thời baroque) đóng vai trò hết sức là quan trọng trong nhạc baroque,là thể nhiều chương được viết theo cùng một cung, mỗi chương thường là một ''''dancelike movement'''' có nhiều nguồn gốc khác nhau. Vd như Allermande đến từ Đức, Courante, Gavotte đến từ Pháp, Sarabande đến từ Tây Ban Nha. Sẽ là thiếu xót nếu không nói dến tính ''''dance'''' của tổ khúc.Một bài Suite thường được mở đầu bằng overture, đoạn này thì không phải là ''''dancelike movement''''.
    Tuy nhiên là nhiều bản suite, thấy tên movement mà tui hổng có hiểu nghĩa. Sẵn nhờ mọi người chỉ giáo: Air, Polonise, Menuet, Badineri, Torneo,Capriccio,Rejouissance (nhưng đoạn này tui lấy từ 5 bản suite 1-5 cho dàn nhạc của J.S.Bach).
    3)Fugue: loại này tui rất là ưa thích, nghe nói là Bach có tác phẩm ''''The art of fugue'''' rất là lừng danh. Có ai có tác phẩm này không nhỉ?
    4) Invention:trong số tác phẩm của Bach có những tác phẩm gọi là Invention (hồi đi học nghe bà giáo giảng là cũng để luyện ngón), nhưng không chắc thế nào và cũng muốn hỏc hỏi thêm. Mong mọi người chỉ giáo.
    5) Serenade: đọc bằng tiếng anh thì thấy người ta bảo đây là loại nhạc biểu diễn sau bữa cơm chiều thời cổ điển. Tôi đoán chắc là người Việt mình kêu bằng Dạ khúc, nhưng không biết trúng trật thế nào, nhờ mọi người kiểm tra hộ.
    Cảm ơn đã đọc và chia sẻ.
    Được tao_lao sửa chữa / chuyển vào 21:55 ngày 14/11/2004
  8. MKN

    MKN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Serenades là loại nhạc dành cho string, các loại đàn như vĩ cầm, hồ cầm, có khi kèm theo oboe, clarinet v.v để tấu khúc nhẹ nhàng, không cuờng điệu, rất đuợc qúy bà ưa chuộng .
    Mozart có một bản serenade nổi tiếng "Ein Klein Natch Musique" (lại đánh vần búa xua) thuờng đuợc trình diễn truớc các buổi dạ yến, hay hội họp của giới qúy tộc ngày xưa . Thỉnh thoảng nghe có nguời mở bản này mình thấy cũng hay hay, nhưng hình như ko đuợc đúng chỗ lắm .
    Các thể nhạc dành cho piano có lẽ Impromtu là khó biểu diễn nhất, nó tuơng đuơng với những bài Rhapsodies của Franz Liszt, thuờng là cái rào vuợt phải qua của nhiều thí sinh học đàn duơng cầm, nếu ko biểu diễn nổi một bản impromtu thì đừng mong thành công!
    Liszt và Chopin là hai nhà soạn nhạc khét tiếng về kỹ thuật và giai điệu . Chopin thiên về giai điệu (noctune/Polanaise), trong khi Liszt chú trọng về kỹ thuật (technicality) như các bản Rhapsodies, Walzes đuợc soạn với tất cả tài năng thiên bẩm của ông ta, nên khi nghe nhạc của Liszt có cảm giác như nghe một giàn nhạc giao huởng đang cùng chơi vậy!
    Hình như Tao lao còn thiếu một tí:
    Prelude
    Bacarole
    Scherzo
    Ballade, cái này hình như cũng là vũ điệu thì phải
    Thôi đón chờ các cao nhân khác chỉ điểm thêm những thiếu sót của tui vậy .
  9. MKN

    MKN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Serenades là loại nhạc dành cho string, các loại đàn như vĩ cầm, hồ cầm, có khi kèm theo oboe, clarinet v.v để tấu khúc nhẹ nhàng, không cuờng điệu, rất đuợc qúy bà ưa chuộng .
    Mozart có một bản serenade nổi tiếng "Ein Klein Natch Musique" (lại đánh vần búa xua) thuờng đuợc trình diễn truớc các buổi dạ yến, hay hội họp của giới qúy tộc ngày xưa . Thỉnh thoảng nghe có nguời mở bản này mình thấy cũng hay hay, nhưng hình như ko đuợc đúng chỗ lắm .
    Các thể nhạc dành cho piano có lẽ Impromtu là khó biểu diễn nhất, nó tuơng đuơng với những bài Rhapsodies của Franz Liszt, thuờng là cái rào vuợt phải qua của nhiều thí sinh học đàn duơng cầm, nếu ko biểu diễn nổi một bản impromtu thì đừng mong thành công!
    Liszt và Chopin là hai nhà soạn nhạc khét tiếng về kỹ thuật và giai điệu . Chopin thiên về giai điệu (noctune/Polanaise), trong khi Liszt chú trọng về kỹ thuật (technicality) như các bản Rhapsodies, Walzes đuợc soạn với tất cả tài năng thiên bẩm của ông ta, nên khi nghe nhạc của Liszt có cảm giác như nghe một giàn nhạc giao huởng đang cùng chơi vậy!
    Hình như Tao lao còn thiếu một tí:
    Prelude
    Bacarole
    Scherzo
    Ballade, cái này hình như cũng là vũ điệu thì phải
    Thôi đón chờ các cao nhân khác chỉ điểm thêm những thiếu sót của tui vậy .
  10. LySuCun

    LySuCun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2003
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    Xin chào quí vị. Quí vị cho phép kẻ ngu muội này hỏi một câu nhé.
    Tại sao dân ở box Cổ điển cứ nhàn nhạt, chả đậm đà văn khí nhân khí bằng dân box nhạc Trịnh?
    ----
    Tip: câu hỏi không bị lạc đề đâu.

Chia sẻ trang này