1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhạc cổ điển hỏi gì đáp nấy

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi kankuli, 18/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. LySuCun

    LySuCun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2003
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    Xin chào quí vị. Quí vị cho phép kẻ ngu muội này hỏi một câu nhé.
    Tại sao dân ở box Cổ điển cứ nhàn nhạt, chả đậm đà văn khí nhân khí bằng dân box nhạc Trịnh?
    ----
    Tip: câu hỏi không bị lạc đề đâu.
  2. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn bạn MKN đã bổ sung. Nhân tiện cũng nói cái lí do đằng sau cách sắp xếp để gom vô cùng chủ đề của tui. Sơ dĩ gom Symphony, concerto, sonata vào một chỗ vì đây đều là những thể có nhiều chương, với các cấu trúc khá xác định. Các cấu trúc chương chủ lực khi viết khì các thể này là Sonata allegro, Minuet and trio, Scherzo, Chủ đề và biến thể (themes and variations), Rondo (loại 5 và loại 7). Do đó khi bàn về cơ bản, nhân tiện có thể nói sơ lược qua các thể này một lần.
    Còn ở chủ đề bên đây thì cố giải quyết các thể còn lại tập trung vào piano, các thể thời baroque (Suite, Fugue, Toccata) và các thể tự do như Rhapsody hay Waltz. Sơ dĩ tui hổng bao gồm prelude, overture vì nó không là một ''tác phẩm hoàn chỉnh'', về cấu trúc thì tương đương với các cấu trúc 1 chương kể trên hơn là các thể kể này ở đây.
    Chà, bạn MKN nhắc chuyện ông Listz đẹp giai này tui mới nhớ. Tui cũng có nghe lời đồn cũng như bạn nói: đó là ông này đương thời là một trong những Thiên hạ đệ nhất dương cầm thủ một mình ổng chơi mà tưởng như cả dàn nhạc (nhưng...hichic...tới bây giờ thì cũng chưa có lần ra, nghe ra cái vụ này ,chắc tại tui ''tai trâu'' quá). Vậy mà còn đẹp giai mê hồn, đi tới đâu mấy em chết tới đó, có bà động trời bỏ chồng theo ổng luôn. Cao thủ thiệt. Thôi chuyển qua nói chuyện chữ nghĩa hén:
    Nghĩa của chữ Ballade. Trong một quyển sách về Từ nguyên học (Etymology) thì tui thấy cái chữ này (vì tui cũng khoái chữ nghĩa với nhạc nên hay để ý mấy cái thuật ngữ âm nhạc) người ta giải thích chữ Ballade xuất phát từ chữ Ballare trong tiếng Pháp trung cổ có nghĩa là điệu nhảy. Nếu vậy thì chữ Ballade này có nghĩa nhảy nhót thì phải quá. Một chữ bà con gần của nó là chữ Ballet, ràng ràng là nhảy tới nhảy lui rồi.
    Về sau khi mà dùng nhiều, chữ nghĩa nó cũng lai căn, biến đổi từa lưa hột dưa hết thành ra nó mang nhiều cái sắc thái nghĩa mới đến nỗi mình không còn nhận ra nghĩa ban đầu. Ví dụ như người ta nói Ballade trữ trình, thiệt ra nghĩa trữ tình ấy chỉ là nghĩa dẫn thân (nghĩa suy ra) chứ không phải là nghĩa từ nguyên (nghĩa gốc).
    Hồi nãy thì tui cũng có tra cái morpheme của chữ này mà kiếm hoài hổng thấy, đành tra tự điển (thiệt ra tra tự điển về từ nguyên thì nói kiểu tài tử, lộn tùng phèo nên thường tui cũng hổng cho đó là nghĩa cuối cùng). Theo từ điển Merriam-webster online thì nó như vầy:
    Etymology: Middle English balade ballade, song, from Middle French, from Old Provençal balada dance, song sung while dancing, from balar to dance, from Late Latin ballare
    Cả một nùi, thằng nào là nghĩa cha, thằng nào là nghĩa con thì tui chịu thua.
  3. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn bạn MKN đã bổ sung. Nhân tiện cũng nói cái lí do đằng sau cách sắp xếp để gom vô cùng chủ đề của tui. Sơ dĩ gom Symphony, concerto, sonata vào một chỗ vì đây đều là những thể có nhiều chương, với các cấu trúc khá xác định. Các cấu trúc chương chủ lực khi viết khì các thể này là Sonata allegro, Minuet and trio, Scherzo, Chủ đề và biến thể (themes and variations), Rondo (loại 5 và loại 7). Do đó khi bàn về cơ bản, nhân tiện có thể nói sơ lược qua các thể này một lần.
    Còn ở chủ đề bên đây thì cố giải quyết các thể còn lại tập trung vào piano, các thể thời baroque (Suite, Fugue, Toccata) và các thể tự do như Rhapsody hay Waltz. Sơ dĩ tui hổng bao gồm prelude, overture vì nó không là một ''tác phẩm hoàn chỉnh'', về cấu trúc thì tương đương với các cấu trúc 1 chương kể trên hơn là các thể kể này ở đây.
    Chà, bạn MKN nhắc chuyện ông Listz đẹp giai này tui mới nhớ. Tui cũng có nghe lời đồn cũng như bạn nói: đó là ông này đương thời là một trong những Thiên hạ đệ nhất dương cầm thủ một mình ổng chơi mà tưởng như cả dàn nhạc (nhưng...hichic...tới bây giờ thì cũng chưa có lần ra, nghe ra cái vụ này ,chắc tại tui ''tai trâu'' quá). Vậy mà còn đẹp giai mê hồn, đi tới đâu mấy em chết tới đó, có bà động trời bỏ chồng theo ổng luôn. Cao thủ thiệt. Thôi chuyển qua nói chuyện chữ nghĩa hén:
    Nghĩa của chữ Ballade. Trong một quyển sách về Từ nguyên học (Etymology) thì tui thấy cái chữ này (vì tui cũng khoái chữ nghĩa với nhạc nên hay để ý mấy cái thuật ngữ âm nhạc) người ta giải thích chữ Ballade xuất phát từ chữ Ballare trong tiếng Pháp trung cổ có nghĩa là điệu nhảy. Nếu vậy thì chữ Ballade này có nghĩa nhảy nhót thì phải quá. Một chữ bà con gần của nó là chữ Ballet, ràng ràng là nhảy tới nhảy lui rồi.
    Về sau khi mà dùng nhiều, chữ nghĩa nó cũng lai căn, biến đổi từa lưa hột dưa hết thành ra nó mang nhiều cái sắc thái nghĩa mới đến nỗi mình không còn nhận ra nghĩa ban đầu. Ví dụ như người ta nói Ballade trữ trình, thiệt ra nghĩa trữ tình ấy chỉ là nghĩa dẫn thân (nghĩa suy ra) chứ không phải là nghĩa từ nguyên (nghĩa gốc).
    Hồi nãy thì tui cũng có tra cái morpheme của chữ này mà kiếm hoài hổng thấy, đành tra tự điển (thiệt ra tra tự điển về từ nguyên thì nói kiểu tài tử, lộn tùng phèo nên thường tui cũng hổng cho đó là nghĩa cuối cùng). Theo từ điển Merriam-webster online thì nó như vầy:
    Etymology: Middle English balade ballade, song, from Middle French, from Old Provençal balada dance, song sung while dancing, from balar to dance, from Late Latin ballare
    Cả một nùi, thằng nào là nghĩa cha, thằng nào là nghĩa con thì tui chịu thua.
  4. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Vì sao "Haydn được xem là cha đẻ của giao hưởng"?
    Khi nghe giảng hay đọc sách về symphony cổ điển, có lẽ là ai cũng đã từng nghe cái mệnh đề này. Sách vở thì họ cũng có lí giải. Theo như tui tham khảo (tức là lật tới lật lui coi hình) khoảng 5,6 quyển sách giáo khoa của các khoá học về Nhận thức nhạc cổ điển (thường với tựa đề như là Listening guides, Music appreciation, Funfamentals of music) thì họ luận giải rằng: symphony xuất hiện ở thời cổ điển, người đầu tiên có tên tuổi gắn liền, phát triển thể này chính là Haydn. Vậy nên ông có thể xem như là ''cha đẻ của thể loại symphony''.
    Nếu chúng ta dễ dàng chấp nhận luận điểm này thì không còn gì để nói, mọi chuyện kết thúc ở đây, no star where, hổng có chết chóc gì ai ráo trọi. Thế nhưng tui cũng muốn hiểu kỹ thêm một tẹo, mà theo tui để hiểu thêm thì cần lí giải 2 câu hỏi:
    1) Những tiền đề gì (chủ yếu là nhạc thể, nhạc tố...) đã dẫn đến sự hình thành của thể symphony? Hay nói cái khác, symphony phát triển dựa trên thể gì trước đó (vì tui nghĩ, hổng có cái gì tự nhiên mà có, mà nó đều phải theo tiến hoá , thừa kế). Symphony gắn liền với sonata allegro, thế thì đâu là do lai cũa thể sonata này?
    2) Thể symphony ''mới'' đó khác với những thể cũ trước nó như thế nào? Hay những đóng góp của Haydn trong hình thành và phát triển symphony?
    Với tui thì câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ, hi vọng là được các bạn am hiểu chỉ giáo. Cảm ơn rất nhiều.
  5. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Vì sao "Haydn được xem là cha đẻ của giao hưởng"?
    Khi nghe giảng hay đọc sách về symphony cổ điển, có lẽ là ai cũng đã từng nghe cái mệnh đề này. Sách vở thì họ cũng có lí giải. Theo như tui tham khảo (tức là lật tới lật lui coi hình) khoảng 5,6 quyển sách giáo khoa của các khoá học về Nhận thức nhạc cổ điển (thường với tựa đề như là Listening guides, Music appreciation, Funfamentals of music) thì họ luận giải rằng: symphony xuất hiện ở thời cổ điển, người đầu tiên có tên tuổi gắn liền, phát triển thể này chính là Haydn. Vậy nên ông có thể xem như là ''cha đẻ của thể loại symphony''.
    Nếu chúng ta dễ dàng chấp nhận luận điểm này thì không còn gì để nói, mọi chuyện kết thúc ở đây, no star where, hổng có chết chóc gì ai ráo trọi. Thế nhưng tui cũng muốn hiểu kỹ thêm một tẹo, mà theo tui để hiểu thêm thì cần lí giải 2 câu hỏi:
    1) Những tiền đề gì (chủ yếu là nhạc thể, nhạc tố...) đã dẫn đến sự hình thành của thể symphony? Hay nói cái khác, symphony phát triển dựa trên thể gì trước đó (vì tui nghĩ, hổng có cái gì tự nhiên mà có, mà nó đều phải theo tiến hoá , thừa kế). Symphony gắn liền với sonata allegro, thế thì đâu là do lai cũa thể sonata này?
    2) Thể symphony ''mới'' đó khác với những thể cũ trước nó như thế nào? Hay những đóng góp của Haydn trong hình thành và phát triển symphony?
    Với tui thì câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ, hi vọng là được các bạn am hiểu chỉ giáo. Cảm ơn rất nhiều.
  6. huong78910

    huong78910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2004
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Tại vì ai yêu Beethoven thì yêu tới chết chứ không có bữa nay tình ngỡ đã quên đi rồi mai nhưng tình bỗng lại về
    (mai tiếp)
  7. huong78910

    huong78910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2004
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Tại vì ai yêu Beethoven thì yêu tới chết chứ không có bữa nay tình ngỡ đã quên đi rồi mai nhưng tình bỗng lại về
    (mai tiếp)
  8. kankuli

    kankuli Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2001
    Bài viết:
    5.487
    Đã được thích:
    1
    Nghe nhạc cổ điển bạn ạ.Cảm nhận mỗi người lại khác nhau.Khi ta nghe nhạc cổ điển ta có quyền thả trí tượng tượng ra vô vàn các hình ảnh khác nhau,những hình ảnh đó thể hiện chính tâm hồn bản thân chúng ta.Đó là cái hay của nhạc cổ điển bạn ạ.Hì muốn diễn đạt cảm xúc của ta khi nhạc cổ điển thì quả thực là rất khó,khác chi diễn tả lại 1 bài thơ bằng văn xuôi vậy đó.
    Chào mừng đến với box Nhạc Cổ Điển
  9. kankuli

    kankuli Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2001
    Bài viết:
    5.487
    Đã được thích:
    1
    Nghe nhạc cổ điển bạn ạ.Cảm nhận mỗi người lại khác nhau.Khi ta nghe nhạc cổ điển ta có quyền thả trí tượng tượng ra vô vàn các hình ảnh khác nhau,những hình ảnh đó thể hiện chính tâm hồn bản thân chúng ta.Đó là cái hay của nhạc cổ điển bạn ạ.Hì muốn diễn đạt cảm xúc của ta khi nhạc cổ điển thì quả thực là rất khó,khác chi diễn tả lại 1 bài thơ bằng văn xuôi vậy đó.
    Chào mừng đến với box Nhạc Cổ Điển
  10. n-a

    n-a Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Mình không phải thành viên box này nên mình nghĩ anh Cùn chắc chừa mình ra Mà chắc cả box này ai cũng nghĩ anh ấy chừa mình ra
    MÌnh công nhận người nghe nhạc cổ điển nhạt thật, ấy là vì các bác toàn đi đường mấy thế kỷ nay nhiều người đã đi mòn vẹt cả ra, nhạc chưa nghe đã biết là hay rồi, ý tưởng chưa phân tích đã biết là vĩ đại, cảm thụ chưa thấm nhuần đã biết là sâu sắc, nhạc thì lại chẳng mấy khi có lời biết lấy gì mà tán, thế thì còn gì mặn mà để thể hiện nữa mà không nhạt hả các bác

Chia sẻ trang này