1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhạc cổ điển hỏi gì đáp nấy

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi kankuli, 18/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. martenzi

    martenzi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    không hẳn nghe nhạc Trịnh thì con người mới " đậm đà " đâu !
    dạo này thấy ai cũng thích nhạc Trịnh hết ấy nhỉ ?
    ai cũng nói lời ca của nhạc Trịnh sâu sắc ! thế hỏi 2 bạn ở trên có hiểu hết không ? nhiều bài của TCS còn bị các lão tuớng bên ấy chê là dở ,là chả có ý nghĩa gì nhưng mà đưa các bạn nghe thì hay tuốt ,nhỉ !!!
    hãy tự hào vì những cái mình có thôi !
    thôi ,không nhiều lời ! ai thích nhạc cổ điển thì vào đây nói chuyện ,không thích thì không vào !
  2. n-a

    n-a Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Hehe bạn huong78910 đừng nóng, tớ phải vào đây chứ, tớ có nghe cổ điển đàng hoàng đấy, ít ra cũng biết Bùi Công Duy là ai, với lại tớ đang rảnh rỗi lắm, chiều tớ mới phải đi gặp khách hàng.
    Lý do 1 (tớ nghĩ khó xảy ra ở đây): Where words fail, music speaks. Cũng nhằm lý giải tại sao nhiều nhạc sĩ nói chuyện chán khủng khiếp :(, đơn giản vì họ diễn đạt bằng nhạc, như hoạ sĩ diễn đạt bằng hình, nghệ sĩ múa diễn đạt bằng cơ thể. Box này có quá nhiều nhạc sĩ nghĩ bằng nhạc chăng?
    Lý do 2 (chính yếu);
    Box nhạc cổ điển có Mozart, có Beethoven, có Chopin, có Rachmaninov nhưng (hầu như) không có nét trong trẻo Mozart, sự dữ dội Beethoven, nỗi buồn Chopin và nét mộng mơ Rachmaninov. Những cảm thụ hơi hướng chuyên nghiệp, khẽ chạm được vào tinh thần âm nhạc cổ điển rất hiếm, chưa nói đến chuyên chở nó, trong tương quan so sánh này, các box nhạc ca khúc hoàn toàn có thể chuyên chở tinh thần các thể loại nhạc ấy với rất nhiều các câu văn đèm đẹp, các ngôn từ đèm đẹp, những suy tưởng đèm đẹp, và thái độ lịch sự không đụng chạm đến âm nhạc.
    Đây là đoạn cảm thụ tớ thích nhất trong box này, bài này của bạn TuMinhTran.
    "Làm sao có thể diễn tả được những chuyển động sâu thẳm trong từng nốt nhạc - dù là trì tục? Làm sao có thể biểu đạt được những thay đổi quá mơ hồ trong từng ô nhịp - dù là nhắc lại? Làm sao có thể chia đôi tâm hồn ra trong từng đối thoại - giữa những giọng nói khác nhau? Làm sao có thể để cho các bán cung cắt vào lòng mình - nhói đau? Làm sao có thể nấc lên được từng môtíp móc giật - ám ảnh? Làm sao vẽ cho được những thay đổi không ngờ của màu sắc hoà âm? Yên bình và xáo động, hạnh phúc và đau khổ, bầu trời xanh và cơn bão tố, khát vọng của con người với sự phũ phàng của cuộc đời. Cùng bay lên đỉnh điểm và cùng lắng đọng xuống không gian và thời gian bất tận...
    Làm sao làm được những điều ấy trong khi vẫn chảy theo dòng chảy yên lặng và hoàn toàn tĩnh, đều đều như những hạt mưa tí tách trong đêm thanh?
    Như bức màn mờ ảo phủ lên bức kiệt tác Mona Lisa, cái phẳng lặng ấy ẩn giấu biết bao những chuyển động kì lạ và cao siêu bên trong vậy."
    Trích ra đây để thấy rằng để viết được một đoạn phân tích súc tích và biểu cảm như thế này bạn không thể dựa vào một vài cảm nhận chủ quan về ngôn từ tô điểm bằng một vài suy tưởng cá nhân, vài dấu vết của nhạc cảm nghiệp dư và mơ hồ mà bạn có thể dùng để trang hoàng cho các bài viết về ca khúc thêm phần "sâu sắc". Đương nhiên bạn đã nghe Moonlight sonata nhiều lần, ở đây bạn đã tập chơi sonata này, bạn cảm được độ sâu của phím đàn, độ nhấn nhá của pedal, cảm được dòng chảy trong các chùm ba legato, nhận ra được các thay đổi tinh tế với muôn vàn sắc độ trung gian của cường độ, sắc thái, có khái niệm về musical phrasing, về musical motif, hoà âm đa thanh?bạn nhìn thấy kiến trúc của bản nhạc từ kết cấu tổng thể đến các chi tiết sắc thái. Đọc bài này tớ thấy lại cái cảm giác sững sờ trước một khúc aria của Bach, một giai điệu đơn giản thấp thoáng trong một nền hoà âm đan dệt lung linh nhiều tầng lớp, sự hoà hợp đó tự thân đã phức tạp mà kỳ diệu đến khó thốt/viết nên lời. Âm nhạc ấy có thể đi đến những ý niệm ngôn ngữ kia, những "trời xanh và bão tố", những "hạnh phúc và đau khổ" bằng những liên tưởng, tư duy, bằng ? gán ghép, ngay cả ?ép buộc các khái niệm âm nhạc phải chuyên chở một tên gọi, một biểu đạt dễ tiếp cận hơn. Chẳng sao, tuy vậy, sự phụ thuộc vào ngôn từ và nôn nóng diễn tả khiến ta quên đi cái khoái cảm âm nhạc tạo bởi ngôn ngữ âm nhạc thuần tuý, juxtaposition của các hợp âm, sequence của chuỗi âm, timbre của âm thanh... trong sự hoà hợp của con người và vũ trụ, âm nhạc không lời hoàn toàn có thể đến được các khái niệm nhân văn kia bằng sức biểu hiện riêng của nó, chỉ có điều nó mơ hồ khó nắm bắt hơn, nó thách thức ngôn ngữ, và nếu có thể diễn đạt bằng ngôn ngữ thì nó đòi hỏi một chiều sâu tri thức và tính chuyên nghiệp cao độ - khó tìm được trên thế giới ảo giải trí này. Hợp âm cuối cùng trong Tristan and Isolde của Wagner chiếm vài chương sách phân tích và chương nhạc cuối trong piano sonata số 32 của Beethoven cũng làm hao tốn giấy mực của bao nhiêu cuốn sách, trước những tượng đài đó, những cảm nhận nửa vời sẽ trở nên lố bịch, và trước khi vượt qua sự lố bịch đó có lẽ hầu hết chúng ta nên lặng lẽ mà nhàn nhạt thì hơn.
    My 2 cents.
  3. n-a

    n-a Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Hehe bạn huong78910 đừng nóng, tớ phải vào đây chứ, tớ có nghe cổ điển đàng hoàng đấy, ít ra cũng biết Bùi Công Duy là ai, với lại tớ đang rảnh rỗi lắm, chiều tớ mới phải đi gặp khách hàng.
    Lý do 1 (tớ nghĩ khó xảy ra ở đây): Where words fail, music speaks. Cũng nhằm lý giải tại sao nhiều nhạc sĩ nói chuyện chán khủng khiếp :(, đơn giản vì họ diễn đạt bằng nhạc, như hoạ sĩ diễn đạt bằng hình, nghệ sĩ múa diễn đạt bằng cơ thể. Box này có quá nhiều nhạc sĩ nghĩ bằng nhạc chăng?
    Lý do 2 (chính yếu);
    Box nhạc cổ điển có Mozart, có Beethoven, có Chopin, có Rachmaninov nhưng (hầu như) không có nét trong trẻo Mozart, sự dữ dội Beethoven, nỗi buồn Chopin và nét mộng mơ Rachmaninov. Những cảm thụ hơi hướng chuyên nghiệp, khẽ chạm được vào tinh thần âm nhạc cổ điển rất hiếm, chưa nói đến chuyên chở nó, trong tương quan so sánh này, các box nhạc ca khúc hoàn toàn có thể chuyên chở tinh thần các thể loại nhạc ấy với rất nhiều các câu văn đèm đẹp, các ngôn từ đèm đẹp, những suy tưởng đèm đẹp, và thái độ lịch sự không đụng chạm đến âm nhạc.
    Đây là đoạn cảm thụ tớ thích nhất trong box này, bài này của bạn TuMinhTran.
    "Làm sao có thể diễn tả được những chuyển động sâu thẳm trong từng nốt nhạc - dù là trì tục? Làm sao có thể biểu đạt được những thay đổi quá mơ hồ trong từng ô nhịp - dù là nhắc lại? Làm sao có thể chia đôi tâm hồn ra trong từng đối thoại - giữa những giọng nói khác nhau? Làm sao có thể để cho các bán cung cắt vào lòng mình - nhói đau? Làm sao có thể nấc lên được từng môtíp móc giật - ám ảnh? Làm sao vẽ cho được những thay đổi không ngờ của màu sắc hoà âm? Yên bình và xáo động, hạnh phúc và đau khổ, bầu trời xanh và cơn bão tố, khát vọng của con người với sự phũ phàng của cuộc đời. Cùng bay lên đỉnh điểm và cùng lắng đọng xuống không gian và thời gian bất tận...
    Làm sao làm được những điều ấy trong khi vẫn chảy theo dòng chảy yên lặng và hoàn toàn tĩnh, đều đều như những hạt mưa tí tách trong đêm thanh?
    Như bức màn mờ ảo phủ lên bức kiệt tác Mona Lisa, cái phẳng lặng ấy ẩn giấu biết bao những chuyển động kì lạ và cao siêu bên trong vậy."
    Trích ra đây để thấy rằng để viết được một đoạn phân tích súc tích và biểu cảm như thế này bạn không thể dựa vào một vài cảm nhận chủ quan về ngôn từ tô điểm bằng một vài suy tưởng cá nhân, vài dấu vết của nhạc cảm nghiệp dư và mơ hồ mà bạn có thể dùng để trang hoàng cho các bài viết về ca khúc thêm phần "sâu sắc". Đương nhiên bạn đã nghe Moonlight sonata nhiều lần, ở đây bạn đã tập chơi sonata này, bạn cảm được độ sâu của phím đàn, độ nhấn nhá của pedal, cảm được dòng chảy trong các chùm ba legato, nhận ra được các thay đổi tinh tế với muôn vàn sắc độ trung gian của cường độ, sắc thái, có khái niệm về musical phrasing, về musical motif, hoà âm đa thanh?bạn nhìn thấy kiến trúc của bản nhạc từ kết cấu tổng thể đến các chi tiết sắc thái. Đọc bài này tớ thấy lại cái cảm giác sững sờ trước một khúc aria của Bach, một giai điệu đơn giản thấp thoáng trong một nền hoà âm đan dệt lung linh nhiều tầng lớp, sự hoà hợp đó tự thân đã phức tạp mà kỳ diệu đến khó thốt/viết nên lời. Âm nhạc ấy có thể đi đến những ý niệm ngôn ngữ kia, những "trời xanh và bão tố", những "hạnh phúc và đau khổ" bằng những liên tưởng, tư duy, bằng ? gán ghép, ngay cả ?ép buộc các khái niệm âm nhạc phải chuyên chở một tên gọi, một biểu đạt dễ tiếp cận hơn. Chẳng sao, tuy vậy, sự phụ thuộc vào ngôn từ và nôn nóng diễn tả khiến ta quên đi cái khoái cảm âm nhạc tạo bởi ngôn ngữ âm nhạc thuần tuý, juxtaposition của các hợp âm, sequence của chuỗi âm, timbre của âm thanh... trong sự hoà hợp của con người và vũ trụ, âm nhạc không lời hoàn toàn có thể đến được các khái niệm nhân văn kia bằng sức biểu hiện riêng của nó, chỉ có điều nó mơ hồ khó nắm bắt hơn, nó thách thức ngôn ngữ, và nếu có thể diễn đạt bằng ngôn ngữ thì nó đòi hỏi một chiều sâu tri thức và tính chuyên nghiệp cao độ - khó tìm được trên thế giới ảo giải trí này. Hợp âm cuối cùng trong Tristan and Isolde của Wagner chiếm vài chương sách phân tích và chương nhạc cuối trong piano sonata số 32 của Beethoven cũng làm hao tốn giấy mực của bao nhiêu cuốn sách, trước những tượng đài đó, những cảm nhận nửa vời sẽ trở nên lố bịch, và trước khi vượt qua sự lố bịch đó có lẽ hầu hết chúng ta nên lặng lẽ mà nhàn nhạt thì hơn.
    My 2 cents.
  4. LySuCun

    LySuCun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2003
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    hey n-a, em giỏi hơn anh, nên anh hỏi em làm gì nữa.
    Thật ra câu hỏi của tớ có hai ý nghĩa chính thế này:
    1. Trên góc nhìn mang tính truyền thống.
    Nghĩa là sao? Nghĩa là chúng ta là người VN- nên nhạc VN dễ đi vào hơn. Nhạc Trịnh dễ đi vào hơn- nhất là nó được kèm theo ngôn từ, ý tứ có ảnh hưởng Phật giáo. Nhạc cổ điển bắt nguồn từ Thiên chúa giáo, và vì thiên chúa giáo mà được phát triển. Thứ này xa lạ với chúng ta. Nên nhạc Tây khó đâm sâu vào chúng ta hơn. Vậy nó có vị nhàn nhạt bên ngoài. Ví như cái bánh bao- nếu chỉ ăn vỏ thì chẳng thấy đậm đà ngon ngọt gì cả- phải cắn vào bên trong.
    2. Khi sự cảm nhận mang tính chủ quan.
    Nguyên nhân 2 tất nhiên bắt nguồn từ nguyên nhân 1, cộng thêm một yếu tố nữa: sự phức tạp và hoàn chỉnh vượt trội của nhạc cổ điển so với nhạc VN nói chung, hay nhạc Trịnh nói riêng. Cái khó bao giờ cũng cản trở sự tiếp cận sâu của số đông. Nhất là khi, số đông không có đủ dũng cảm để đương đầu với nó mà phải mượn ý kiến của người khác về nó làm ý nghĩ của mình. Chúng ta sinh ra trong một môi trường mà người ta bảo viết văn nghị luận là phải mở bài- kết luận thế này, thơ ông Tố Hữu là hay- sâu sắc thế kia nên rất hiếm khi có những người nghĩ sâu về một vấn đề gì đó để dám ném ý nghĩa của mình bật ra khỏi mình. Dân Box cổ điển nhạt vì thế. Đừng đổ lỗi cho sự thận trọng và khiêm tốn. Cái chính, là các bạn chẳng hiểu gì về nhạc cổ điển cả, chẳng hiểu Beethoven, Chopin như thế nào cả. Các bạn chỉ chép những gì người ta dạy (trò trẻ con, chỉ nên dành cho trẻ con) và đăng lên đây cho mọi người đọc. Cái đó vô vị. Những bài viết kiểu sách giáo khoa rất vô vị.
    Ngược lại, dân nhạc Trịnh có khả năng hiểu nhạc Trịnh tốt hơn (do yếu tố 1) và họ có can đảm để bộc lộ hơn, cho dù, có thể bộc lộ đúng hay sai. Sự đúng sai này tương đối, vì nghệ thuật không tuân theo logic hình thức. Vì thế nó đáng yêu.
    -----------------
    PS:
    Thôi chúc các bạn vui, ngày càng yêu nhạc cổ điển. Xin đừng chỉ nói những câu như "anh yêu em, anh muốn sống bên em trọn đời", "hai đứa mình sẽ không bao giờ rời xa nhau, anh nhé, em yêu anh" như tất cả những đứa trẻ mới lớn đều có lần tập nói. Hãy nói với nó những câu mãnh liệt hơn, ví dụ: "em muốn đè anh ra, liếm anh" hay "anh muốn bóp chết em, cắn em tan nát".. chẳng hạn. Khi đó tớ sẽ chẳng còn cớ gì để dám mở mồm bảo các bạn nhạt nhẽo.
    Được LySuCun sửa chữa / chuyển vào 20:05 ngày 17/11/2004
  5. LySuCun

    LySuCun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2003
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    hey n-a, em giỏi hơn anh, nên anh hỏi em làm gì nữa.
    Thật ra câu hỏi của tớ có hai ý nghĩa chính thế này:
    1. Trên góc nhìn mang tính truyền thống.
    Nghĩa là sao? Nghĩa là chúng ta là người VN- nên nhạc VN dễ đi vào hơn. Nhạc Trịnh dễ đi vào hơn- nhất là nó được kèm theo ngôn từ, ý tứ có ảnh hưởng Phật giáo. Nhạc cổ điển bắt nguồn từ Thiên chúa giáo, và vì thiên chúa giáo mà được phát triển. Thứ này xa lạ với chúng ta. Nên nhạc Tây khó đâm sâu vào chúng ta hơn. Vậy nó có vị nhàn nhạt bên ngoài. Ví như cái bánh bao- nếu chỉ ăn vỏ thì chẳng thấy đậm đà ngon ngọt gì cả- phải cắn vào bên trong.
    2. Khi sự cảm nhận mang tính chủ quan.
    Nguyên nhân 2 tất nhiên bắt nguồn từ nguyên nhân 1, cộng thêm một yếu tố nữa: sự phức tạp và hoàn chỉnh vượt trội của nhạc cổ điển so với nhạc VN nói chung, hay nhạc Trịnh nói riêng. Cái khó bao giờ cũng cản trở sự tiếp cận sâu của số đông. Nhất là khi, số đông không có đủ dũng cảm để đương đầu với nó mà phải mượn ý kiến của người khác về nó làm ý nghĩ của mình. Chúng ta sinh ra trong một môi trường mà người ta bảo viết văn nghị luận là phải mở bài- kết luận thế này, thơ ông Tố Hữu là hay- sâu sắc thế kia nên rất hiếm khi có những người nghĩ sâu về một vấn đề gì đó để dám ném ý nghĩa của mình bật ra khỏi mình. Dân Box cổ điển nhạt vì thế. Đừng đổ lỗi cho sự thận trọng và khiêm tốn. Cái chính, là các bạn chẳng hiểu gì về nhạc cổ điển cả, chẳng hiểu Beethoven, Chopin như thế nào cả. Các bạn chỉ chép những gì người ta dạy (trò trẻ con, chỉ nên dành cho trẻ con) và đăng lên đây cho mọi người đọc. Cái đó vô vị. Những bài viết kiểu sách giáo khoa rất vô vị.
    Ngược lại, dân nhạc Trịnh có khả năng hiểu nhạc Trịnh tốt hơn (do yếu tố 1) và họ có can đảm để bộc lộ hơn, cho dù, có thể bộc lộ đúng hay sai. Sự đúng sai này tương đối, vì nghệ thuật không tuân theo logic hình thức. Vì thế nó đáng yêu.
    -----------------
    PS:
    Thôi chúc các bạn vui, ngày càng yêu nhạc cổ điển. Xin đừng chỉ nói những câu như "anh yêu em, anh muốn sống bên em trọn đời", "hai đứa mình sẽ không bao giờ rời xa nhau, anh nhé, em yêu anh" như tất cả những đứa trẻ mới lớn đều có lần tập nói. Hãy nói với nó những câu mãnh liệt hơn, ví dụ: "em muốn đè anh ra, liếm anh" hay "anh muốn bóp chết em, cắn em tan nát".. chẳng hạn. Khi đó tớ sẽ chẳng còn cớ gì để dám mở mồm bảo các bạn nhạt nhẽo.
    Được LySuCun sửa chữa / chuyển vào 20:05 ngày 17/11/2004
  6. HanoiGooner

    HanoiGooner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2004
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Tôi là một người mê nhạc cổ điển, nhưng cũng thích cả nhạc Trịnh nữa, cho nên tôi thấy bạn đẩy 2 loại âm nhạc này theo 2 hướng đối lập nhau là không cần thiết, cho dù 2 loại nhạc này mang phong cách hoàn toàn khác nhau. Một người VN vẫn có thể vừa nghe nhạc cổ điển, vừa nghe nhạc Trịnh, mà đâu có tự coi mình la nhạt nhẽo hay sâu sắc.
    Tôi cũng thấy cách nhìn của bạn giống như cách nhìn của một người đứng từ một phía ném những cái nhìn ngờ vực và chủ quan về phía đối lập. Tôi đồng ý với bạn là nhiều người VN nhận ảnh hưởng từ Phật giáo hơn so với Thiên chúa giáo, nhưng chẳng lẽ tôn giáo lại ngăn cách ta đến với âm nhạc sao. Bạn nói rằng nhạc cổ điển khó đâm sâu vào chúng ta hơn, nhưng theo tôi nghĩ no chỉ khó đâm sâu vào bản thân bạn và những người không thích nghe nhạc cổ điển, còn đối với những người thích nhạc cổ điển, nó đã mọc rễ trong người rồi, đâu có nhàn nhạt bên ngoài như cách bạn gán ghép. Tôi nghe nhạc cổ điển từ khi lên 5, ở cái tuổi còn chưa biết chữ, nói gì đến lý luận âm nhạc, những vẫn say mê nó như say mê những âm thanh từ gốc rễ, đến với mình, thấm vào mình một cách tự nhiên, đâu có cần phải nhờ đến tôn giáo hay lý luận cao siêu nào dẫn đường chỉ lối đâu. Tôi nghe rất nhiều loại nhạc khác nhau, và luôn coi âm nhạc là vô bờ bến, không có gì ngăn cản con người đến với chúng cả.
    Một điều nữa, nghệ thuật đúng là luôn cấn sự ủng hộ của công chúng, nhưng không có nghĩa là số đông. Chẳng nhẽ bạn yêu thích một thể loại nhạc đơn giản chỉ bởi vì loại nhạc đó có số người nghe áp đảo sao. Nhạc cổ điển đã có từ hàng trăm năm nay, và kể từ thế kỷ 20 tới nay, nó luôn chịu lép vế về số người nghe so với một số thể loại nhạc khác như pop, rock... và điều đó xảy ra trên toàn thế giới, không chỉ ở VN, nhưng nó vẫn trường tồn cùng thời gian và chưa bao giờ người ta nghi ngờ về sự tồn tại của nó. Người ta đã dành hàng trăm năm nay để nói về nó, nhưng không có nghĩa là nó đã nhạt nhẽo đến mức không còn gì để nói về nó nữa. Âm nhạc là vô bờ bến, mỗi người có cách cảm nhận khác nhau về một bản nhạc. Lấy ví dụ như bản sonata "Ánh trăng" của Beethoven : trong khi bản thân bản nhạc đó nói về nỗi đau khổ vô bờ bến của con người, thì Liszt, một nhạc sĩ xuất sắc và cũng là một nhà phê bình âm nhạc nổi tiếng lại cho rằng ông có cảm giác như nhìn thấy ánh trăng lung linh khi nghe bản nhạc đó, và từ đó gọi nó là "Ánh trăng". Do vậy, nếu bạn đọc thấy ở đâu đó một bài phân tích về nhạc cổ điển mà bạn gọi là sách giáo khoa, thì bạn nên coi nó như là những cảm xúc của bản thân người viết dành cho bản nhạc đó, chứ đó không phải là chuẩn mực gì cả.
    Có vài lời góp vui như vậy thôi. Nếu ngày nào đó bạn gạt bỏ được những thành kiến và đến với nhạc cổ điển, đó sẽ là điều rất tốt đẹp bởi vì như thế sẽ có thêm một người nữa hiểu và yêu nhạc cổ điển, và nó cũng làm cho tâm hồn của chính bản thân bạn trở nên phong phú hơn bởi sự có mặt thêm của một hình thức âm nhạc nữa trong con người bạn.
    P.S. Tôi nghĩ rằng không nhất thiết cứ phải nói thế này thế nọ về tình yêu để chứng tỏ rằng mình sâu sắc hay cuồng nhiệt, nhất là một khi bạn đã hâm mộ nhạc Trịnh,bởi vì nhạc Trịnh hay chính ở chỗ tự nhiên, không thể hiện một cách thái quá
  7. HanoiGooner

    HanoiGooner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2004
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Tôi là một người mê nhạc cổ điển, nhưng cũng thích cả nhạc Trịnh nữa, cho nên tôi thấy bạn đẩy 2 loại âm nhạc này theo 2 hướng đối lập nhau là không cần thiết, cho dù 2 loại nhạc này mang phong cách hoàn toàn khác nhau. Một người VN vẫn có thể vừa nghe nhạc cổ điển, vừa nghe nhạc Trịnh, mà đâu có tự coi mình la nhạt nhẽo hay sâu sắc.
    Tôi cũng thấy cách nhìn của bạn giống như cách nhìn của một người đứng từ một phía ném những cái nhìn ngờ vực và chủ quan về phía đối lập. Tôi đồng ý với bạn là nhiều người VN nhận ảnh hưởng từ Phật giáo hơn so với Thiên chúa giáo, nhưng chẳng lẽ tôn giáo lại ngăn cách ta đến với âm nhạc sao. Bạn nói rằng nhạc cổ điển khó đâm sâu vào chúng ta hơn, nhưng theo tôi nghĩ no chỉ khó đâm sâu vào bản thân bạn và những người không thích nghe nhạc cổ điển, còn đối với những người thích nhạc cổ điển, nó đã mọc rễ trong người rồi, đâu có nhàn nhạt bên ngoài như cách bạn gán ghép. Tôi nghe nhạc cổ điển từ khi lên 5, ở cái tuổi còn chưa biết chữ, nói gì đến lý luận âm nhạc, những vẫn say mê nó như say mê những âm thanh từ gốc rễ, đến với mình, thấm vào mình một cách tự nhiên, đâu có cần phải nhờ đến tôn giáo hay lý luận cao siêu nào dẫn đường chỉ lối đâu. Tôi nghe rất nhiều loại nhạc khác nhau, và luôn coi âm nhạc là vô bờ bến, không có gì ngăn cản con người đến với chúng cả.
    Một điều nữa, nghệ thuật đúng là luôn cấn sự ủng hộ của công chúng, nhưng không có nghĩa là số đông. Chẳng nhẽ bạn yêu thích một thể loại nhạc đơn giản chỉ bởi vì loại nhạc đó có số người nghe áp đảo sao. Nhạc cổ điển đã có từ hàng trăm năm nay, và kể từ thế kỷ 20 tới nay, nó luôn chịu lép vế về số người nghe so với một số thể loại nhạc khác như pop, rock... và điều đó xảy ra trên toàn thế giới, không chỉ ở VN, nhưng nó vẫn trường tồn cùng thời gian và chưa bao giờ người ta nghi ngờ về sự tồn tại của nó. Người ta đã dành hàng trăm năm nay để nói về nó, nhưng không có nghĩa là nó đã nhạt nhẽo đến mức không còn gì để nói về nó nữa. Âm nhạc là vô bờ bến, mỗi người có cách cảm nhận khác nhau về một bản nhạc. Lấy ví dụ như bản sonata "Ánh trăng" của Beethoven : trong khi bản thân bản nhạc đó nói về nỗi đau khổ vô bờ bến của con người, thì Liszt, một nhạc sĩ xuất sắc và cũng là một nhà phê bình âm nhạc nổi tiếng lại cho rằng ông có cảm giác như nhìn thấy ánh trăng lung linh khi nghe bản nhạc đó, và từ đó gọi nó là "Ánh trăng". Do vậy, nếu bạn đọc thấy ở đâu đó một bài phân tích về nhạc cổ điển mà bạn gọi là sách giáo khoa, thì bạn nên coi nó như là những cảm xúc của bản thân người viết dành cho bản nhạc đó, chứ đó không phải là chuẩn mực gì cả.
    Có vài lời góp vui như vậy thôi. Nếu ngày nào đó bạn gạt bỏ được những thành kiến và đến với nhạc cổ điển, đó sẽ là điều rất tốt đẹp bởi vì như thế sẽ có thêm một người nữa hiểu và yêu nhạc cổ điển, và nó cũng làm cho tâm hồn của chính bản thân bạn trở nên phong phú hơn bởi sự có mặt thêm của một hình thức âm nhạc nữa trong con người bạn.
    P.S. Tôi nghĩ rằng không nhất thiết cứ phải nói thế này thế nọ về tình yêu để chứng tỏ rằng mình sâu sắc hay cuồng nhiệt, nhất là một khi bạn đã hâm mộ nhạc Trịnh,bởi vì nhạc Trịnh hay chính ở chỗ tự nhiên, không thể hiện một cách thái quá
  8. BacSnail

    BacSnail Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Vậy tại sao nhạc trẻ lại có nhiều người nghe vậy?
    80 triệu dân VN tôi có thể đảm bảo hơn 1/3 dân số nước ta nghe nhạc trẻ? :D
    Không có sự hiểu biết mức độ về nhạc Cổ điển thì khó có ai nghe mà cảm thấy hay được bạn ạ.
  9. BacSnail

    BacSnail Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Vậy tại sao nhạc trẻ lại có nhiều người nghe vậy?
    80 triệu dân VN tôi có thể đảm bảo hơn 1/3 dân số nước ta nghe nhạc trẻ? :D
    Không có sự hiểu biết mức độ về nhạc Cổ điển thì khó có ai nghe mà cảm thấy hay được bạn ạ.
  10. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    LySuCun chắc quen, biết hết (trình độ) mí bạn ở box nhạc cổ điển ha? Hiểu luôn cái vụ nhạc cổ điển dí 2 ông Bí Tồ Ven với Sô Banh ra làm răng mở rộng tầm mắt cho ''mấy bạn ở box nhạc cổ điển'' cái.

Chia sẻ trang này