1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhạc cổ điển hỏi gì đáp nấy

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi kankuli, 18/10/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Bữa nay tl lụm được 1 quyển opera mà trong đó đề cấp đến 2 chuyện thú vị. Thứ 1, opera trong tiếng Latin là chữ số nhiều của chữ mà chắc ai biết nhạc cổ điển cũng biết là opus (nghĩa là work). Có thể suy diễn ra Opera là tác phẩm của nhiều người gồm nhà soạn nhạc, nhạc trưởng, phục trang, sân khấu....Thứ 2 là 1 vở opera được viết nhạc trước rồi điền lời hay được làm ngược lại? Hình như là cả 2, nhưng cách 1 có lẽ được tán đồng nhiều hơn. Nếu bạn nào có biết thêm về vấn đề này thi xin chỉ bảo thêm. Cảm ơn.
  2. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Đúng là nhầm, vì khi post bài có nhớ là đừng đọc sách nói rằng Mozart rất thích thú khi xem vở "Người thợ cạo thành Sévilles" và bắt tay sáng tác vở "Đám cưới Figaro" dựa vào vở này. Sau khi xem lại sách thì có nói đây là vở kịch 3 phần (chứ không phải vở opera) của Caron de Beaumarchais như cobeo đã nói ở trên. Xin lỗi mọi người vì thông tin sai lệch.
    Nội dung vở kịch là câu chuyện giữa Almaviva và người hầu Figaro. Lúc trẻ Figaro từng phục vụ cho Almaviva sau đó bỏ đi kiếm việc khác và làm đủ mọi thứ nghề. Là người thông minh, anh từng viết báo, làm thuốc, làm thơ,... Nhưng anh luôn không gặp may và đến Sévilles làm thợ cạo và phục vụ cho một thầy thuốc già. Ông thầy thuốc này có một cô con gái nuôi tên Rozine, có dòng máu quý tộc mà ông là giám hộ. Bá tước Almaviva đến Sévilles tình cờ gặp Rozine và tìm đủ cách để theo đuổi. Figaro gặp lại chủ cũ và hết sức giúp Almaviva qua mọi khó khăn thử thách để cưới được Rozine.
    Kết thúc phần 1 và bắt đầu phần 2 trong vở kịch. Hai chủ tớ bắt đầu phát sinh mâu thuẫn
    Sau khi lấy Rozine, ALmaviva phát hiện nàng có một cô hầu gái vô cùng xinh đẹp là Suzanne, người yêu của Figaro. Vừa nhìn thấy Almaviva đã si mê Suzanne và tìm cách không cho Figaro cưới Suzzane và chiếm đoạt nốt cô hầu gái. Figaro đã mưu trí và đấu tranh với ông chủ vô ơn của mình và chiến thắng.Figaro đã trở thành biểu tượng của tầng lớp thấp kém "giai cấp thứ 3" thông minh tài giỏi mà bị xã hội coi thường
  3. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Đúng là nhầm, vì khi post bài có nhớ là đừng đọc sách nói rằng Mozart rất thích thú khi xem vở "Người thợ cạo thành Sévilles" và bắt tay sáng tác vở "Đám cưới Figaro" dựa vào vở này. Sau khi xem lại sách thì có nói đây là vở kịch 3 phần (chứ không phải vở opera) của Caron de Beaumarchais như cobeo đã nói ở trên. Xin lỗi mọi người vì thông tin sai lệch.
    Nội dung vở kịch là câu chuyện giữa Almaviva và người hầu Figaro. Lúc trẻ Figaro từng phục vụ cho Almaviva sau đó bỏ đi kiếm việc khác và làm đủ mọi thứ nghề. Là người thông minh, anh từng viết báo, làm thuốc, làm thơ,... Nhưng anh luôn không gặp may và đến Sévilles làm thợ cạo và phục vụ cho một thầy thuốc già. Ông thầy thuốc này có một cô con gái nuôi tên Rozine, có dòng máu quý tộc mà ông là giám hộ. Bá tước Almaviva đến Sévilles tình cờ gặp Rozine và tìm đủ cách để theo đuổi. Figaro gặp lại chủ cũ và hết sức giúp Almaviva qua mọi khó khăn thử thách để cưới được Rozine.
    Kết thúc phần 1 và bắt đầu phần 2 trong vở kịch. Hai chủ tớ bắt đầu phát sinh mâu thuẫn
    Sau khi lấy Rozine, ALmaviva phát hiện nàng có một cô hầu gái vô cùng xinh đẹp là Suzanne, người yêu của Figaro. Vừa nhìn thấy Almaviva đã si mê Suzanne và tìm cách không cho Figaro cưới Suzzane và chiếm đoạt nốt cô hầu gái. Figaro đã mưu trí và đấu tranh với ông chủ vô ơn của mình và chiến thắng.Figaro đã trở thành biểu tượng của tầng lớp thấp kém "giai cấp thứ 3" thông minh tài giỏi mà bị xã hội coi thường
  4. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Hiện nay trên thế giới:
    1) Những tạp chí âm nhạc (cổ điển) nào được xem là chất lượng nhất?
    2) Những trường nhạc nào được xem là uy tín nhất?
    3) Những nhà hát , ca sỹ opera được xem là hay nhất?
  5. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Hiện nay trên thế giới:
    1) Những tạp chí âm nhạc (cổ điển) nào được xem là chất lượng nhất?
    2) Những trường nhạc nào được xem là uy tín nhất?
    3) Những nhà hát , ca sỹ opera được xem là hay nhất?
  6. cobeo

    cobeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Xin trả lời câu hỏi thứ 3 của Tao_lao trước:
    Các nhà hát Opera (chắc Tao_lao hỏi nhà hát dưới ý này) nổi tiếng nhất: (không sắp xếp theo thứ tự)
    1/ The Metropolitan Opera (New York)
    2/ La Scala (Milan)
    3/ Royal Opera, Covent Garden (London)
    4/ Vienna Staatsoper (Vienna)
    Ngoài ra còn một số nhà hát khác như: St. Petersburg Mariinsky Theater; San Francisco Opera, Berlin Staatskapelle ...
    Tiêu chí đánh giá sự nổi tiếng:
    1/ Kiến trúc nhà hát đẹp, đồ sộ (không như Nhà hát Lớn HN, có 600 ghế cùng bày đặt Lớn, gọi là Nhà hát Bé thì đúng hơn). Cấu trúc nhà hát thuận lợi cho việc biểu diễn Opera (như chỗ ngồi thuận tiện cho khán giả, ngồi ở bất cứ chỗ nào cũng nghe được âm thanh tốt).Sân khấu lớn đủ để dàn dựng những vở Opera hoành tráng như Aida của Verdi.
    2/ Có lịch sử lâu đời (đa phần hơn 100 năm). Nhiều nhà hát hiện hay chưa đủ thâm niên để được coi là nhà hát lớn như nhà hát Sydney.
    3/ Luôn luôn duy trì được 1 lich diễn dày đặc với nhiều vở diễn được thay đổi liên tục(khoảng 6 đến 7 buổi trong 1 tuần suốt từ tháng 9 năm trước đến tháng 5 năm sau, với trung bình khoảng 10 vở/ tháng). Vì lý do này tôi không đưa Bayreuth vào danh sách vì nhà hát này chỉ diễn Wagner.
    4/ Có được 1 dàn nhạc ở trình độ cao nhất so với thế giới. Và tất nhiên, đi kèm với dàn nhạc là 1 chỉ huy xuất sắc.
    5/ Một điều theo cá nhân tôi là quan trọng nhất: Luôn có được những ca sỹ hàng đầu. Có vở với những singers đã trở thành huyền thoại.
    Vấn đề thứ 2 trong câu hỏi này thì tôi không rõ Tao_lao hỏi các sỹ hiện nay vẫn đang biểu diễn hay là hỏi những giọng ca xuất sắc nhất từ trước đến nay. Vì vậy tôi sẽ đưa ra những tên tuổi ca sỹ xuất sắc nhất mà tôi ngưỡng mộ. Xin được xếp theo trình tự thời gian.
    Bass: Feodor Chaliapin, Boris Christoff, Nicolai Ghiaurov,Ruggero Raimondi
    Baritone: Titta Ruffo, Dietrich Fischer-Dieskau, Hermann Prey, Sherrill Milnes
    Tenor: Enrico Caruso, Jussi Björling, Beniamino Gigli, Franco Corelli, Alfredo Kraus, Nicolai Gedda, Luciano Pavarotti, Placido Domingo, Jose Carreras.
    Contralto: Marian Anderson, Kathleen Ferrier
    Mezzo_Soprano: Janes Baker; Marylin Horne, Christa Ludwig, Elena Obraztsova, Ceccilia Bartoli
    Sobrano: Elisabeth Schwarzkopf , Marian Callas, Montserrat Caballé, Joan Sutherland, Birgit Nilsson, Renata Telbadi, Mirella Freni, Leotyne Price, Kiri te Kanawa, Jessye Norman, Kathleen Battle, Angela Gheorghiu
    Còn rất nhiều opera singers nổi tiếng nữa mà tôi không đề cập như những người chuyên hát Wagner hay chỉ có 1 vài vai đỉnh cao nhưng tôi hy vọng sẽ có dịp để nói chuyện tiếp về vấn đề này. Ví dụ như bàn luận về ca sỹ nào hát vở Opera nào hay nhất chẳng hạn như chúng ta đa từng bàn luận xem ai chơi Concerto nào hay nhất hay Conductor nào chỉ huy giao hưởng này hay nhất .
    Điều cuối cùng tôi muốn nói đến trong bài viết này là tất cả những nhận xét trên đều là những nhận xét cá nhân. Vì vậy tôi rất muốn được nghe những nhận xét khác của các bạn.
    Được cobeo sửa chữa / chuyển vào 13:42 ngày 22/03/2005
  7. cobeo

    cobeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Xin trả lời câu hỏi thứ 3 của Tao_lao trước:
    Các nhà hát Opera (chắc Tao_lao hỏi nhà hát dưới ý này) nổi tiếng nhất: (không sắp xếp theo thứ tự)
    1/ The Metropolitan Opera (New York)
    2/ La Scala (Milan)
    3/ Royal Opera, Covent Garden (London)
    4/ Vienna Staatsoper (Vienna)
    Ngoài ra còn một số nhà hát khác như: St. Petersburg Mariinsky Theater; San Francisco Opera, Berlin Staatskapelle ...
    Tiêu chí đánh giá sự nổi tiếng:
    1/ Kiến trúc nhà hát đẹp, đồ sộ (không như Nhà hát Lớn HN, có 600 ghế cùng bày đặt Lớn, gọi là Nhà hát Bé thì đúng hơn). Cấu trúc nhà hát thuận lợi cho việc biểu diễn Opera (như chỗ ngồi thuận tiện cho khán giả, ngồi ở bất cứ chỗ nào cũng nghe được âm thanh tốt).Sân khấu lớn đủ để dàn dựng những vở Opera hoành tráng như Aida của Verdi.
    2/ Có lịch sử lâu đời (đa phần hơn 100 năm). Nhiều nhà hát hiện hay chưa đủ thâm niên để được coi là nhà hát lớn như nhà hát Sydney.
    3/ Luôn luôn duy trì được 1 lich diễn dày đặc với nhiều vở diễn được thay đổi liên tục(khoảng 6 đến 7 buổi trong 1 tuần suốt từ tháng 9 năm trước đến tháng 5 năm sau, với trung bình khoảng 10 vở/ tháng). Vì lý do này tôi không đưa Bayreuth vào danh sách vì nhà hát này chỉ diễn Wagner.
    4/ Có được 1 dàn nhạc ở trình độ cao nhất so với thế giới. Và tất nhiên, đi kèm với dàn nhạc là 1 chỉ huy xuất sắc.
    5/ Một điều theo cá nhân tôi là quan trọng nhất: Luôn có được những ca sỹ hàng đầu. Có vở với những singers đã trở thành huyền thoại.
    Vấn đề thứ 2 trong câu hỏi này thì tôi không rõ Tao_lao hỏi các sỹ hiện nay vẫn đang biểu diễn hay là hỏi những giọng ca xuất sắc nhất từ trước đến nay. Vì vậy tôi sẽ đưa ra những tên tuổi ca sỹ xuất sắc nhất mà tôi ngưỡng mộ. Xin được xếp theo trình tự thời gian.
    Bass: Feodor Chaliapin, Boris Christoff, Nicolai Ghiaurov,Ruggero Raimondi
    Baritone: Titta Ruffo, Dietrich Fischer-Dieskau, Hermann Prey, Sherrill Milnes
    Tenor: Enrico Caruso, Jussi Björling, Beniamino Gigli, Franco Corelli, Alfredo Kraus, Nicolai Gedda, Luciano Pavarotti, Placido Domingo, Jose Carreras.
    Contralto: Marian Anderson, Kathleen Ferrier
    Mezzo_Soprano: Janes Baker; Marylin Horne, Christa Ludwig, Elena Obraztsova, Ceccilia Bartoli
    Sobrano: Elisabeth Schwarzkopf , Marian Callas, Montserrat Caballé, Joan Sutherland, Birgit Nilsson, Renata Telbadi, Mirella Freni, Leotyne Price, Kiri te Kanawa, Jessye Norman, Kathleen Battle, Angela Gheorghiu
    Còn rất nhiều opera singers nổi tiếng nữa mà tôi không đề cập như những người chuyên hát Wagner hay chỉ có 1 vài vai đỉnh cao nhưng tôi hy vọng sẽ có dịp để nói chuyện tiếp về vấn đề này. Ví dụ như bàn luận về ca sỹ nào hát vở Opera nào hay nhất chẳng hạn như chúng ta đa từng bàn luận xem ai chơi Concerto nào hay nhất hay Conductor nào chỉ huy giao hưởng này hay nhất .
    Điều cuối cùng tôi muốn nói đến trong bài viết này là tất cả những nhận xét trên đều là những nhận xét cá nhân. Vì vậy tôi rất muốn được nghe những nhận xét khác của các bạn.
    Được cobeo sửa chữa / chuyển vào 13:42 ngày 22/03/2005
  8. cobeo

    cobeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Tôi lại nghĩ khác. Khi 1 nhạc sỹ nảy ra ý định viết 1 vở Opera thì thường họ se nhờ 1 người khác viết kịch bản trước rồi với dựa vào đó để sáng tác. Tất nhiên nội dung của kịch bản cũng phải được nhạc sỹ đưa ra ý tưởng trước rồi tác giả kịch bản mới dựa vào đó để viết. Điều này xảy ra rất nhiều trong lịch sử. VD như Tchaikovsky sáng tác Eugene Onegin hay Pique Dama hoặc Verdi viết Otello theo kịch bản của Arrigo Boïto (nhà thơ, nhạc sỹ, tác giả vở Opera Mefistofele)
  9. cobeo

    cobeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Tôi lại nghĩ khác. Khi 1 nhạc sỹ nảy ra ý định viết 1 vở Opera thì thường họ se nhờ 1 người khác viết kịch bản trước rồi với dựa vào đó để sáng tác. Tất nhiên nội dung của kịch bản cũng phải được nhạc sỹ đưa ra ý tưởng trước rồi tác giả kịch bản mới dựa vào đó để viết. Điều này xảy ra rất nhiều trong lịch sử. VD như Tchaikovsky sáng tác Eugene Onegin hay Pique Dama hoặc Verdi viết Otello theo kịch bản của Arrigo Boïto (nhà thơ, nhạc sỹ, tác giả vở Opera Mefistofele)
  10. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    1. Tạp chí uy tín nhất thế giới về nhạc cổ điển là Gramophone. Tờ này ra hàng hàng tháng, cuối mỗi năm đều ra một quyển sách Gramophone Classical Good Cd Guide. Ngoài quyển sách này thì còn có quyển sách The Penguin Guide to Compact Discs cũng rất nổi tiếng trong việc hướng dẫn cho người nghe nhạc.
    2. Có nhiều trường nhạc nổi tiếng trên thế giới nhưng ba trường đại học này hay được nhắc đến nhất là Juilliard school of music ở Mỹ, Royal Academy of Music ở Anh, và nhạc viện Tchaikovsky ở Nga.
    3. Khái niệm nghệ sĩ hay nhất rất mơ hồ nên câu hỏi này coi như không có câu trả lời, chỉ có nghệ sĩ opera nổi tiếng nhất còn hay nhất là tùy theo mỗi người. Nhà hát hay opera nổi tiếng thì có nhà hát ở Sydney (chỉ nổi tiếng về kiến trúc chứ không có lịch sử lâu đời và cũng ít được trình diễn nhạc cổ điển), Metropolitan opera, có một cái nhà hát ở Berlin rất nổi tiếng mà quên mất tên rồi,... nhiều lắm
    Được Apomethe sửa chữa / chuyển vào 16:03 ngày 22/03/2005

Chia sẻ trang này