1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhạc cổ điển hỏi gì đáp nấy

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi kankuli, 18/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ITpro

    ITpro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2005
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Tooky ơi , 15 này em bay hả
    Nếu em rảnh mời em qua nhà anh chơi
    Anh là người bàn luận rất sôi nổi hôm họp OFFLINE của BOX ngày 31-07 ấy........tên anh là TUYẾN
    Anh cung chơi PIANO, anh tự học thội, anh có khá nhiều tư liệu..
    anh có một chiếc YAMAHA G3. ...
    Hy vọng có thể trao đổi với em.........dt 565 5040 , thtuyen82@yahoo.com
  2. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    @goimuathubaydi: có phiền gì đâu, chẳng qua là tớ chỉ thích nghe bạn goimuathubaydi viết bài thôi mà bạn này lười viết quá.
    @toocky: sao qua sớm thế, kì nghĩ đông này cho đăng kí một chỗ bên London nhé, chỗ nào ít bị đặt bom ấy
  3. r2_5699

    r2_5699 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/09/2004
    Bài viết:
    477
    Đã được thích:
    0

    Thánh cứu bác tócky rất nhiều.
    Có món quà mọn biếu bác này.
  4. tom2310

    tom2310 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2005
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Về phần phân tích bản sonate số 3 cho piano, giọng C dur của Bet.
    Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn các bác đã nhiệt tình chỉ giáo, đặc biệt là chị Tooky và Goimuathubaydi. Thế nhưng đọc xong em lại thấy khó hiểu quá các bác ạ. Đầu tiên bác Goimuathubaydi bảo là sau phần trình bày 12nhịp thì đến ?ođoạn chen?. Theo em nghĩ thì 12 nhịp đầu chính là chủ đề 1 viết ở hình thức đoạn nhạc gồm 2 câu. Câu 1: 8 nhịp, câu 2: 6 nhịp. Sau chủ đề 1 thì đến phần nối, trong đó có chủ đề nối. Chứ ?ođoạn chen? thì em tưởng chỉ có trong hình thức rondo thôi chứ ạ, sao lại gọi chỗ này là ?ođoạn chen???
    Đoạn nối này em thấy có 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 gồm nhiều chùm móc kép mạnh mẽ như là phong cách của etude, giai đoạn này gồm 8 nhịp bứt phá hẳn khỏi chủ đề 1. Giai đoạn 2 bắt đầu xuất hiện những nét tr~ ngắn gần gũi với chủ đề 2 và hòa thanh thì rõ ràng chuyển sang hướng át ( G dur) để sang chủ đề 2 viết ở gmoll với nét giai điệu trữ tình tương phản ngay sau đó.
    Sau em thấy bác Goimuathubaydi nói cũng có lý. Nhưng nếu chủ đề 2 bắt đầu từ đoạn G dur, thì phải phân tích đoạn nối tiếp như thế nào. Và đoạn16 nhịp lặp lại đoạn móc kép mạnh mẽ ấy gọi là phần gì?? Em thấy lủng củng quá, các bác giúp em với. Cảm ơn các bác nhiều lắm. hic, hic, em chỉ còn 2 tuần nữa để hoàn thành bài phân tích này thôi, thế này thì em lụt mất?.
    Dạo này em bựn quá, khi nào rảnh rảnh em sẽ tích cực post bài cho box cổ điển. Các bác cho em nợ nhé

  5. goimuathubaydi

    goimuathubaydi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/08/2004
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    1

    Do lúc mình đang type thi có việc phải đi gấp nên send lên mà không kịp đọc lại.
    Sau CĐ chính bao giờ cũng là Chủ đề chuyển. (Chủ đề nối or đoạn nối )
    Còn đoạn chen tức là episode chỉ có ở phần phát triển
    Được goimuathubaydi sửa chữa / chuyển vào 17:47 ngày 10/08/2005
  6. goimuathubaydi

    goimuathubaydi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/08/2004
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    1

    Nếu tôi phân tích đoạn sau CĐ 2 tôi sẽ nói là " CĐ 2 kết thúc ở S (Subdominant) - Đô trưởng - giọng chính của sonate. Sau đó xuất hiện lại kĩ thuật của phần nối , mang ý nghĩa là đoạn kết của CĐ 2 - đoạn kết này theo đúng vòng hòa âm S - D - T .
    Sau đó xuất hiện chủ đề kết ngắn, kĩ thuật mới.
  7. tom2310

    tom2310 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2005
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Bác Guimuathubaydi ơi, em muốn hỏi bác mấy câu
    Thứ nhất, bác dựa trên cơ sở nào để khẳng định CĐ2 chỉ viết ở 1 tonal?
    Thứ hai, nếu phân tích như bác. Đến đoạn G dur mới bắt đầu chủ đề 2 thì 34 nhịp phần nối tiếp trước đó là hình thức gì vậy, phân chia câu đoạn như thế nào cho hợp lý?
    Thứ ba, đoạn gmoll theo bác là chủ đề giữa đó, đến phần tái hiện lại được viết ở cmoll, sau đó đoạn Gdur trở về C dur để thống nhất điệu thức cho tác phẩm. Sự xuất hiện trở lại các đoạn với giọng điệu như vậy, bác sẽ giải thích ntn?
    Theo lý thuyết mà em biết thì trong phần trình bày của hình thức sonate, nhất là sonate Bet thì sự tương phản giữa 2 chủ đề rất rõ ràng, đặc biệt là về điệu tính. Nếu hiểu đoạn gmoll là chủ đề 2 viết ở giọng át thứ và sang phần tái hiện được đưa về giọng song song giảm bớt độ căng thẳng giữa 2 chủ đề thì em nghĩ sẽ hợp lý hơn. Bác nghĩ thế nào nhỉ, cho em biết ý kiến của bác nhé. Thank you very much
    À mà đoạn kết phần trình bày bác bảo là chủ đề kết ngắn kỹ thuật mới ấy, em thấy nó là nhân tố của chủ đề 1 đấy chứ. Nét motiv ngắn gọn với kỹ thuật tr~ mang âm hưởng của CĐ1 chứ có mới mẻ gì đâu, đoạn rải quãng 8 ở ff thì đúng là tính chất âm nhạc Bet không lẫn vào đâu được, mạnh mẽ, kịch tính, đầy đặn, facture dàn nhạc...
    ( Em nói có gì không đúng các bác sửa chữa giùm nhé!!!)

  8. scouter

    scouter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Tớ đang muốn học đàn organ và cần mua một cái đàn tầm khoảng 9 triệu trở xuống. Cả nhà có ai biết nơi nào bán đàn và nơi nào học đàn tốt thì chỉ cho tớ nhé.
  9. muadongxunguoi

    muadongxunguoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2004
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Em đang tìm chỗ học Guitar ( ở khu Thanh Xuân,Láng,Bách Khoa,... )Bác nào biết xin chỉ giúp em.Xin cảm ơn.
  10. tom2310

    tom2310 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2005
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    To Scouter: Mua đàn khoảng tầm đó thì thiếu gì chỗ. Các cửa hàng dốc Nhạc viện Hà nội, trên Lý Quốc Sư, Nhà Chung.Tốt nhất là mua đàn của hãng Yamaha. Tuy nhiên bây giờ trên thị trường VN không kiếm đâu ra đàn không phải made in China đâu. Học cũng có nhiều kiểu học, học tư ( đến nhà GV hoặc mời GV đến nhà mình), học tại các trung tâm của các hãng đàn, học ở trung tâm đào tạo mở rộng, tạo nguồn tại các trường như Nhạc viện, Cao đằng nghệ thuật Hà nội, hay ở Cung thiếu nhi cũng được ( nhưng phải xem độ tuổi có thích hợp không vì ở đó theo tôi biết đối tượng học thường là trẻ em)...Học phí ở thời đại cái gì cũng tăng theo xăng thế này thì cũng khác cách đây vài năm. Nói chung dao động từ 40-100.000VND/ 1 giờ học tuỳ mức độ, điều kiện và trình độ GV....
    Vài lời như vậy giúp bạn tham khảo, có gì cần hỏi thêm cứ post lên đây. Tôi biết gì sẽ trả lời giúp bạn.
    Have fun with your keybroad

Chia sẻ trang này