1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhạc cổ điển hỏi gì đáp nấy

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi kankuli, 18/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Red_Roses

    Red_Roses Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2005
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn phucphan nhiều nhiều nhé!
    Ngoài ra, Jonh Cage còn có những đặc điểm âm nhạc nào nữa không vậy, mình thấy tên ông này lạ lạ trong làng âm nhạc cổ điển., Nếu phucphan biết thêm gì thì xoá mú chữ cho Red_Roses nhe
    Cảm ơn nhiều, chúc vui.

  2. phucphan

    phucphan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Hmm, weekend lắm thời gian rỗi, truyền đạo một tí...
    John Cage (1912-1992) là một nhạc sĩ người Mỹ theo phong cách thử nghiệm. Ông nổi tiếng với tác phẩm 4"33 sáng tác năm 1952-một nhạc phẩm cho pianô 3 chương được biểu diễn bằng việc không đánh một nốt nhạc nào.
    Cage là một trong những nhạc sĩ đầu tiên sáng tác theo phong cách âm nhạc được nhiều người gọi là "âm nhạc ngẫu nhiên" tức là hình thức âm nhạc mà nhiều yếu tố được người biểu diễn tuỳ ý quyết định. (Trong từ Aleatoric Music có gốc La-tinh Alea tức là cái súc sắc) Ông cũng là người sử dụng những nhạc cụ trái với khuôn mẫu (ví dụ như prepared piano) và là một trong những người tiên phong trong thể loại âm nhạc điện tử. Tác phẩm của Cage đem đến rất nhiều tranh cãi, nhưng ông được coi là một trong những đại diên quan trọng của âm nhạc thế kỉ 20, nổi tiếng với việc cố gắng tìm hiểu định nghĩa về âm nhạc.
    Là một người theo Phật giáo, cage truyền đạt những tín ngưỡng trong nghệ thuật của mình. Ông tự miêu tả âm nhạc của mình là âm nhạc "không có mục đích" nhưng lại là thứ âm nhạc "khẳng định cuộc sống, không nhằm trật tự hoá những thứ hỗn độn, cũng không hướng đến một sự cải thiện nào đối với tạo hoá-mà chỉ đơn thuần là để nhận thức được chính cuộc sống của mình."
    Cage cũng là một nhà nghiên cứu nghiệp dư về nấm. Cùng với 3 người bạn ông đã thành lập Viện nghiên cứu về nấm ở New York.
  3. phucphan

    phucphan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Khó có ai hiểu được ý đồ sáng tác của Cage một cách chính xác. Theo nhạc sĩ Andrew Culver, bạn và cũng là cộng sự của Cage thì Cage sáng tác những tác phẩm của mình dựa trên một hệ thống kí tự I-Ching của Trung Quốc. Hệ thống kí tự này là một hệ thống có 64 kiểu kết hợp. Hệ thống này được Cage sử dụng để chọn cao độ cho tác phẩm của mình.
    Các tác phẩm của Cage mang tính ngẫu nhiên và thử nghiệm rất cao. Bằng việc thay đổi cấu trúc truyền thống của một nhạc cụ, Cage thường tạo ra những âm thanh rất "phi âm nhạc". Một ví dụ khác-tác phẩm Organ/ ASLSP (As slow as possible)-một tác phẩm cho đàn organ nhà thờ được chơi càng chậm càng tốt. Theo tính toán thì bản nhạc này kéo dài 639 năm. Nó được bắt đầu vào nửa đêm ngày 5-9-2001.
    Xin nói thêm một chút về tác phẩm 4"33.
    -Nghệ sĩ Piano David Tudor biểu diễn 4"33 lần đầu tiên vào ngày 29-8-1952 ở New York.
    -Khán giả thấy ông này ngồi vào đàn, nhấc nắp đàn. Ông ta ngồi không, sau một hồi không chơi nốt nào, ông ta đóng nắp đàn lại. Sau đó, ông ta lại mở nắp đàn và lại ngồi không. Cuối cùng ông ta đóng nắp đàn và đứng dậy chào khán giả. Một điều còn lạ hơn là trong quá trình "biểu diễn" Tudor giở trang bản nhạc trước mặt và nhìn đồng hồ. Theo Cage, chương 1 của 4"33 dài 1"30, chương 2: 2"23 và chương 3: 1"40.
    4"33 thách thức mọi hình thức định nghĩa về âm nhạc. Có một sự trùng hợp: 4 phút 33 giây tương đương 273 giây. Ý nghĩa của số 273: -273 độ C là độ không tuyệt đối. Không hiểu Cage nghĩ gì khi "sáng tác" bản nhạc này.
    Bạn muốn tin hay không thì tuỳ, nhưng 4"33 có các bản ghi âm và biểu diễn! Ví dụ dàn nhạc BBC đã từng biểu diễn tác phẩm 4"33 "được chuyển soạn cho dàn nhạc".
    Tư liệu: wikipedia.org
  4. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Tớ có video bản này, từng up lên một lần, xem chán phèo. Có thích thì tớ up lại.
  5. Red_Roses

    Red_Roses Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2005
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn phucphan nhiều nhiều nha! vì đã làm mất chút thời gian week_end của phucphan
    Thật sự mình rất ngạc nhiên vì phong cách sáng tác cua John Cage, theo một khía cạnh nào đó, ông ta là người hướng đến nhưng yếu tố âm nhạc hiện đại, một người với những yếu tố lập dị. Nhưng cũng mang lại nhiều thành quả cho nền âm nhạc đưong đại đấy chứ phải không???
    Nhưng thật sự mình có nghe vài bản nhạc của ông ấy, phải nói hơi khó nghe một chút, hay tại mình chưa đủ trình độ để nghe nhạc của ông ấy nhỉ.
    Week_end vui vẻ nha!!!!!thanks alot!!!

  6. Red_Roses

    Red_Roses Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2005
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    HÌ hì, cảm ơn Apomẹthe nhiều nhs, tớ thichs xem hình lắm đấy.
    Thanks
    wêk_end vui vẻ nha!!!
  7. vunamn

    vunamn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    chào các bạn, mình ko phải là dân chuyên nghe nhạc cổ điển, chĩ lõm bõm nghe được vài tác phẩm thôi. Có bài này mình ko biết tên, có bạn nào có thể giúp mình được ko? Cám ơn các bạn trước nhé
    http://spike.scu.edu.au/~nnguye14/track01.mp3
    Được vunamn sửa chữa / chuyển vào 12:48 ngày 22/10/2005
  8. trunghus

    trunghus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2004
    Bài viết:
    286
    Đã được thích:
    0
    Đây là bản Canon In D của Johann Pachelbel .
  9. trunghus

    trunghus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2004
    Bài viết:
    286
    Đã được thích:
    0
    Tiện đây em muốn hỏi các bác tên của bản nhạc trong cái flash vui này :
    http://sendafriend.com/funpages/view.cfm/12040
    Hình như đây là một bản của Grieg , nhưng em không biết tên , bác nào biết chỉ dùm em với nhé !
  10. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Suite Peer Gynt no. 1 op. 46, no. 23: Morning mood của Grieg hay được dùng trên TV hay phim để diễn tả cảnh mặt trời mọc.
    Peer Gynt là vở kịch của Henrik Ibsen với phần nhạc của Grieg

Chia sẻ trang này