1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhạc cổ điển hỏi gì đáp nấy

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi kankuli, 18/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. I_Very_Like_Chopin

    I_Very_Like_Chopin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2005
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Hi cả nhà!
    Trong nhà mình có ai biết link nào bằng tiếng Anh hoặc thông tin về Opera của Ý mọi thời kỳ thì giúp tớ với nhé!!!
    Grazia, Thanks, Merci beaucoup

  2. minou

    minou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2003
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    chị hỏi anh Cobeo ấy.
    Si Mi Chiamano Minou
    Sinh ra ta là cha mẹ ta, người hiểu ta chỉ có Blanchechatte
  3. I_Very_Like_Chopin

    I_Very_Like_Chopin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2005
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Có ai biết anh Cobeo không nhỉ, help me please!!!!
  4. cobeo

    cobeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Báo cáo em minou anh có mặt! Này em ơi sao em cứ "chuyển hạ" cho anh thế? Chữ ký em như thế rồi mà em lại bắt anh lên tiếng là sao?
    Bạn I_very_like_Chopin ơi! Câu hỏi của bạn rộng quá! Mình chưa hiểu rõ bạn muốn hỏi cụ thể về cái gì?
    Nội dung của các vở Opera: bạn vào trang metopera.org
    Lời, ý nghĩa, phân loại giọng hát: aria_database.com
    Các giọng Tenor: grandi-tenori.com
    Các giọng nữ: divalegacy.com
    ngoài ra còn cơ man nào là các trang web về Opera. Bạn cứ lên mạng search lung tung là thế nào cũng ra cái cần tìm.

  5. blanchechate

    blanchechate Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Cobeo ơi, chị đang tiếc đứt ruột vì em Minou không phải là con trai đây này ! Sao trời lại sinh ra em Minou là con gái chứ ? Sao em nỡ cho chị xem hình webcam để chị tắt hi vọng chứ ? híc híc...
  6. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    ặ, thỏ minou là con gĂi thỏưt à. Hôm nào cho chat webcam xem mỏãt 'i
  7. I_Very_Like_Chopin

    I_Very_Like_Chopin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2005
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn cobeo nhiều nhiều nha,
    tớ đã thử tìm trên google nhiều làn nhưng toàn bằng tiếng ý thôi, mà mình đâu có biết môté gì về tiếng ý đâu cơ chứ, kiểu này chắc phải tìm một ông thày ,,Italiano mới được.
    Dù sao cũng cảm ơn Cobeo và em minou nhiều nhiều!
    Chúc vui nha!
  8. babydarkangel

    babydarkangel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    mình là thành viên mới!các bạn cho mình hỏi muốn yêu cầu tìm các bản nhạc hay để đàn thì cái topic yêu cầu đó nằm ở đâu zợ?
  9. phucphan

    phucphan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Bạn có thể dùng link: http://ttvnol.com/ncd/446984.ttvn hoặc nếu có Acrobat Reader thì có thể download các bản nhạc từ Internet. Bạn tìm bản nhạc cho đàn gì đã?
  10. ttdungquantum

    ttdungquantum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2005
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng đã từng dịch qua một đoạn về John Cage
    Trích từ cuốn sách : Gödel, Escher, Bach : an Eternal Golden Braid của Douglas R. Hofstadter
    Mời các bạn quan tâm tham khảo nhé :

    ...Liên hệ gần gũi với sự lưỡng phân chủ thể-khách thể là sự lưỡng phân biểu tượng-vật thể, được nghiên cứu kỹ lưỡng bởi Ludwig Wittgenstein hồi đầu thế kỷ XX. Sau này, các từ ngữ ?osử dụng? và ?onói đến? được chấp nhận để tạo nên cùng sự khác biệt. Quine và những người khác đã viết rất tỷ mỷ về sự liên hệ giữa các dấu hiệu và những cái mà chúng tượng trưng. Nhưng không phải chỉ có các nhà triết học mới cống hiến nhiều suy nghĩ cho vấn đề sâu sắc và trừu tượng này. Trong thế kỷ của chúng ta (ý nói thế kỷ XX. ND), cả âm nhạc và nghệ thuật đều đi qua những khủng hoảng phản ánh một sự sâu sắc lớn lao liên quan đến vấn đề này. Trái lại âm nhạc và hội họa chẳng hạn, có những ý tưởng hay cảm xúc được diễn tả một cách truyền thống qua một từ ?obiểu tượng? (ở đây là những hinh ảnh hiện hữu, những hợp âm, màu sắc, nhịp điệu, hay bất cứ thứ gì), bây giờ có một khuynh hướng để khám phá khả năng của âm nhạc và nghệ thuật để không diễn tả bất cứ thứ gì- chỉ đơn giản là tồn tại. Điều này nghĩa là, chúng tồn tại như những nét vẽ thuần túy, hay những âm thanh thuần túy, nhưng cả hai trường hợp đều phải bị lược bỏ hết tất cả các giá trị biểu tượng.
    Đặc biệt, trong âm nhạc, John Cage đã có vai trò lớn trong việc đem lại phong cách kiểu Phật giáo đối với nghệ thuật âm thanh. Nhiều tiểu phẩm của ông đã thể hiện một sự chối bỏ ?oviệc sử dụng? âm thanh- nghĩa là sử dụng âm thanh để truyền đạt các trạng thái tình cảm- và một niềm hân hoan khi ?onói đến? âm thanh- nghĩa là, dựng lên những âm thanh liền kề nhau mà không quan tâm đến bất kỳ mật mã nào được định dạng từ trước, và với cái đó, người nghe có thể giải mã chúng thành một thông điệp nào đó. Một ví dụ điển hình là ?oPhong cảnh tưởng tượng số 4?, tiểu phẩm được mô tả ở Chương IV. Tôi có lẽ không công bằng với Cage cho lắm, nhưng theo tôi, dường như là nhiều việc làm của ông đã hướng đến việc mang sự vô nghĩa vào trong âm nhạc, và theo một cảm nhận nào đó, biến sự vô nghĩa đó trở thành có nghĩa. Âm nhạc ngẫu nhiên (aleatoric) là một sự khám phá điển hình theo hướng đó. (Tình cờ là, âm nhạc vận may (chance) là anh em họ hàng với khái niệm mãi sau này về ?ocác biến cố? hay ?olập dị? (?obe-in?, liên quan đến phong cách hippie, đi ngược lại các quy ước chung của xã hội. ND). Có nhiều nhà soạn nhạc khác cũng đi theo Cage, nhưng ít mang tính độc đáo hơn. Một tiểu phẩm của Anna Lockwood, được gọi là ?oPiano Burning? (có thể tạm hiểu là ?oPiano Bốc lửa?. ND), sự khác biệt chỉ là- các dây đàn được kéo căng hết cỡ, để khiến chúng kêu càng to càng tốt; trong một tiểu phẩm của La Monte Young, các tiếng ồn được tạo ra bởi việc xô đẩy cây đàn piano xung quanh sân khấu và qua các vật cản, kiểu như cỗ xe phá thành trong chiến trận thời xưa...
    ...
    Một số lớn các ảnh hưởng, mà không ai có thể hy vọng bó buộc chúng một cách hoàn toàn, dẫn đến những khám phá sâu sắc hơn về nhị nguyên luận biểu tượng-vật thể trong nghệ thuật. Không nghi ngờ gì là John Cage, với khuynh hướng Phật giáo của ông, đã có một ảnh hưởng sâu sắc đối với nghệ thuật cũng như âm nhạc. Các bạn của ông Jasper John và Robert Rauschenberg đều khám phá ra sự khác biệt giữa biểu tượng và vật thể bằng việc sử dụng các vật thể như các biểu tượng cho bản thân chúng-hoặc, ngược lại, sử dụng các biểu tượng như các vật thể trong chính bản thân chúng. Tất cả điều này có lẽ dự định phá vỡ khái niệm rằng nghệ thuật là một bước đi rời khỏi tính hiện thực- nghệ thuật phát biểu bằng ?omật mã?, và như vậy, người xem phải làm việc như những người giải mã. Ý tưởng ở đây là loại bỏ công đoạn giải mã và để sự vật trần trụi trở nên tồn tại (be) một cách đơn giản, tính chất thời đại (period) (?oTính chất thời đại?- một trường hợp kỳ lạ của vết mờ sử dụng-nói đến). Tuy nhiên, nếu đây là mục đích (intention), nó sẽ là một thất bại thảm hại, và có lẽ phải như vậy...
    IN CLASSICAL MUSIC WE TRUST !
    Được ttdungquantum sửa chữa / chuyển vào 14:39 ngày 06/11/2005

Chia sẻ trang này