1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhạc cổ điển với giới trẻ

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi darling_of_cupid, 21/05/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. bluemountainno1

    bluemountainno1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/02/2002
    Bài viết:
    774
    Đã được thích:
    0
    theo em thì từ khi nước ta mở cửa .. văn hoá phương Tây du nhập vào thì NCĐ mới trở nên phổ biến hơn ở nước ta, bên cạnh cả Pop, Rock, country ... và được giới trẻ ngày nay đón nhận nồng nhiệt hơn so với các dòng nhạc cũ của nước ta: chầu văn, . Tỉ dụ như thời bố mẹ em thì ko biết Mozart hay Beethoven là ai đâu ạ,..
    mỗi 1 độ tuổi, 1 trình độ nhận thức người ta có 1 cách nghe khác nhau - ko cứ là do nhạc trẻ đang nổi đình nổi đám như hiện nay mà NCĐ bị giới trẻ quên lãng.
    vậy những người như chúng ta đang nghe nhạc cổ điển thì gọi là gì ạ, nếu ko thuộc giới trẻ 8x,7x có thể cả 9x nữa.
  2. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Nói về lịch sử âm nhạc nước ta, thì từ khi Pháp đưa nhạc âu
    vào VN, nó đưa cả nhạc cổ điển lẫn nhạc phòng trà vào VN .
    Sau đó nhạc sỹ nhà thờ đưa cả 2 nhạc này vào nhạc mới
    (không phải chèo tuồng, cải lương), rồi hàng loạt nhạc sỹ mới
    ra đời, như Phạm Duy, Văn Cao. Phạm Duy chẳng hạn, giỏi
    làm nhạc dân tộc, classical, và nhạc nhảy phòng trà .
    Đến khi chính phủ ta nắm được miền bắc, thì nhạc phòng trà
    bị ém xuống, chỉ còn nhạc cổ điển được sáng tác mà thôi .
    Đó là nhạc chống Mỹ, kể cả những bài dân ca quan họ viết lại
    theo kiểu classical như Trống Cơm, Người ơi người ở đừng
    về, hay những bản độc tấu đàn dân tộc (đàn bầu, đàn t''rưng).
    Sau năm 1975 và thời mở cửa, nhạc phòng trà (các điệu nhảy
    tango, rumba, rock, Jar, và mordern khác (nhạc Trịnh Công
    Sơn) ) được tự do cạnh tranh song song với nhạc cổ điển .
  3. katie99

    katie99 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2006
    Bài viết:
    1.630
    Đã được thích:
    0
    Tuy mới đầu đọc thấy bác Codep nói là "Giới trẻ thì biết gì về nhạc cổ điển" cháu có hơi phật lòng :( nhưng những lý lẽ, với kiến thức về nền âm nhạc Việt Nam của bác làm cháu rất kính nể :)
    Thực ra chúng ta dịch chữ _classical_ thành cổ điển là không chính xác, _kinh điển_ thì sẽ chính xác hơn..
    Ngày xưa mình cũng có học nhạc nên nghe nhạc thính phòng, giao hưởng thấy hay và khâm phục tài năng của họ
    Dạo này đọc sách báo thì phát hiện ra lý do tại sao nhạc giao hưởng kích thích trí thông minh ở trẻ. Không nhớ rõ lắm :"> nhưng đại khái là sự nhịp nhàng và hài hoà trong nhạc giao hưởng tạo thói quen suy nghĩ và tư duy logic cho não bộ; điều này nhạc có lời ít khi làm được, vì bị phân tán bởi lời hát và những ràng buộc nhất định về giai điệu cũng như hợp âm.
    Có thể nói nhạc giao hưởng đang được đánh giá và nghiên cứu kỹ càng hơn, nó sẽ không mất đi hoặc bị quên lãng bởi giới trẻ đâu :)
  4. yes_Iam_here

    yes_Iam_here Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2004
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0
    Hehe, mình thì 1 note nhạc bẻ đôi không biết, lí thuyét nhạc lí căn bản không biết, kí-xưóng âm không biết, guitar, piano, violin, vocal,.... đều mù.
    Từ đó suy ra => mình không thể tiếp cận NCD, k0 thể biết hết, cảm hết những cái hay nhac cổ điển => tự thấy mình kém cỏi và lạc hậu. Thôi chấp nhận, vì là gốc gác con em nhà nông , nhà lính
  5. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Bác YIM tệ thật 1 note nhạc bẻ đôi mà cũng ko biết. Dễ ợt, 1 note nhạc bẻ đôi thì thành nữa note nhạc, có thế mà cũng không biết
  6. troixanhnangvang

    troixanhnangvang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/02/2006
    Bài viết:
    848
    Đã được thích:
    0
    khổ thân YIH, chắc đọc bài của bác khaanh và codep nên "mặc cảm " à
  7. phucphan

    phucphan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Nhàn cư vi bất thiện, lại bắt giò chúng mày một tẹo:
    Classical nghĩa là cổ điển, CLASSIC mới có nghĩa là kinh điển.
    Còn về nhạc cổ điển, giao hưởng thính phòng thì chẳng phải lo bị lãng quên. Nó luôn trường tồn và chẳng cần ai phải bảo vệ cả. Hehe như chú Bach đấy, 300 năm rồi người ta vẫn thích thì sao lại không trụ được vài trăm năm nữa nhỉ.
  8. moitoanh

    moitoanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2004
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Các bác cứ lắm chuyện, mặc kệ giới trẻ nó nghe gì thì nghe chứ! Các bác có nói cũng ko thay đổi đc mà cũng đâu cần các bác fải cứu rỗi nhạc cổ điển đâu!
  9. fredchopin

    fredchopin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/02/2006
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Bạn không biết 1 note nhạc nào? Giống hệt tôi !!
    Nhưng không sao,tôi vẫn nghe nhạc cổ điển,vẫn cạm nhận,và vẫn thấy những bản nhạc ấy thật tuyệt vời....
  10. troixanhnangvang

    troixanhnangvang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/02/2006
    Bài viết:
    848
    Đã được thích:
    0
    thì chả mặc kệ chứ có ai làm gì đâu, mọi người chỉ là bàn tán, buôn dưa lê, nói xấu thôi
    gớm, mà chúa có lẽ cũng chả cứu rỗi được nhạc cổ điển, mà nhạc cổ điển cũng chả cần cứu rỗi hay không
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này