1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhạc cổ điển với giới trẻ

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi darling_of_cupid, 21/05/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Sis

    Sis Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    375
    Đã được thích:
    0
    nhạc cổ điển ko giống như nhạc nhẹ, rock, jazz bởi vì nó ko trực quan, ko cụ thể, mà tuỳ theo cảm nhận của từng người nghe nó sẽ có những nội dung có thể khác nhau. Vì vậy nếu ko biết chut chút về nhạc thì có thể ko cảm nhận hết cái sâu xa, cái thâm thuý của nó nên sẽ ko thấy hay!
    Nói về vấn đề nhạc lý thì phổ cập âm nhạc ở VN quá quá kém..... THôi ko nói nữa!! tui nói cái này 1 lần roài!!
  2. nguoiyeumusic

    nguoiyeumusic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2005
    Bài viết:
    335
    Đã được thích:
    0
    Các bác tiền bối cho em hỏi : có phải nhạc cổ điển + nhạc dân tộc VN = nhạc Đỏ ko ạ Có gì sai sót xin các bác chỉ giáo Từ trước tới giờ em vẫn nghĩ 1 cách lờ mờ như thế
  3. katie99

    katie99 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2006
    Bài viết:
    1.630
    Đã được thích:
    0
    Vâng cám ơn bác, đúng là cháu nhầm thật :D Tại đôi khi cháu cũng nghĩ như bác CoDep, nhạc hay thế mà bị cho là cổ thì oan quá, nghe cổ điển là thấy nản rồi :(
    Classical music là dòng nhạc thính phòng châu Âu vào thế kỷ 19, so với cổ nhạc Việt Nam mình thì cổ quá chứ lị :P
    Nhạc đỏ là nhạc cách mạng mà, đâu có liên quan gì hic hic

    Được katie99 sửa chữa / chuyển vào 12:41 ngày 31/05/2006
  4. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Classical là tính từ adjective .
    Classic là danh từ noun .
    ViệtNam thì tính từ, danh từ, động từ thường cũng là một nghĩa
    mà tuỳ theo ngữ pháp mà thành các từ của nghĩa đó.
    Classical Music là một thể loại nhạc, chứ không phải một
    giòng, một phái, một band nhạc. Dịch là cổ điển, kinh điển
    thì tuỳ theo người dịch, chứ tôi chẳng hiểu nghĩa là gì cả .
    Cứ đơn giản mà nói, thì Classical musics không phải nhạc
    dân tộc ỉ eo, không phải nhạc mới rập rình, không phải nhạc
    nhảy xập xình chạy đều như đầu máy xe lửa. Cụ Nguyễn Du
    đã tả "Tiếng khoan như gió thoảng ngoài, tiếng mau sầm sập
    như trời đổ mưa." Bài Chào cờ của ViệtNam, của Mỹ đều là
    Classical Musics cả . Ngoài ra, bài "Tiến về Hà Nội" của Lương
    ngọc Trác, các bài của Đỗ Nhuận, bài "Người Hà Nội" bài
    "Sông Lô" vân vân là nhạc cổ điển. Bài chào cờ của miền nam
    cũng cùng một tay Văn Cao viết, cũng là nhạc cổ điển. Hầu hết
    các bài quan họ và dân ca đều cải biên theo nhạc cổ điển, như
    bài Trống Cơm, Cây Trúc Xinh, Chị Mai đi chợ giốc, vân vân.
    Bác Hồ nói, nhạc cách mạng cần phải "hiện đại, dân tộc, và
    đại chúng." Đó là chỉ dẫn, đồng thời là khuyến khích các nhạc sỹ
    miền bắc Việt Nam thời kỳ đánh Mỹ . Hiện đại tức là không lạc
    hậu, chỉ vài nhị trống quèn, mà phải đủ cho cả thế giới thưởng
    thức bản nhạc của ta. Dân tộc tức là thế giới phải không lẫn
    lộn nhạc ta với nhạc Mỹ, nhạc Tàu. Đại chúng tức là nhân dân
    ta ai cũng thấy hay, chứ không phải chỉ người học nhạc mới
    thấy hay . Chỉ Classical Musics mới đáp ứng được 3 điều trên
    đây . Nhạc trẻ không biết theo được bao nhiêu phần trăm những
    điều trên?
    Nhiều bài nhạc, bài hát trên phim ảnh là Classical Musics, để
    nó có thể giúp cho bộ phim được khán giả thế giới ưa chuộng.
    Những người hâm mộ nhạc trẻ khi xem những phim này, thì
    cũng mê luôn nhạc của nó nữa . Nếu phim mà nhạc bằng nhạc
    trẻ thì không chắc được một nửa số fan nhạc trẻ tán thưởng
    đâu. Vì thế ta mới nói nhạc Classical Musics là cho mọi lứa tuổi
    mọi dân tộc, mọi giới tính, mọi xu hướng chính trị, mọi tín
    ngưỡng mà.
    Còn nhạc trẻ nói riêng, tuy cũng có phần Classical Music trong
    đó, nhưng chủ yếu là Mạnh, Rậm Rịch, có hở hang, có gào thét
    có lăn lộn, mà kém kỹ thuật, chất giọng, tình cảm và nhịp điệu
    biến đổi nhiều như classical musics. Coi biểu diễn nhạc trẻ thì
    vui mắt, nhưng nghe đĩa nhạc trẻ vài lần thì chán. Cho trẻ em
    nghe nhạc trẻ nhiều thì chúng khóc, nhưng nghe nhạc Mozart thi
    chúng vẫn chơi vui như thường.
    Nhạc Mozart có lợi cho trẻ em sơ sinh phát triển trí óc . Người
    ta chỉ thấy như thế, dựa theo thí nghiệm và quan sát, chứ không
    tìm ra nguyên nhân gì cả . Trong nhạc classical thì nhạc Mozart
    dễ thưởng thức (không nặng quá, mạnh quá, khó hiểu, khó thấy
    hay) nhất . Theo lịch sử âm nhạc, thì trước Mozart có Bach. Nhac
    Bach thì đơn giản hơn nhạc Mozart, và có vẻ đơn điệu, dễ nhàm
    chán . Sau Mozart thì có Beethoven . Nhạc Beethoven thì nặng
    nề hơn nhạc Mozart, khó hiểu, khó thấy hay hơn, và phức tạp
    hơn đối với đầu óc ngây thơ của trẻ em . Sau Beethoven, thì các
    nhạc sỹ càng mạnh mẽ, phức tạp hơn, và nhất là chối tai hơn.
    Trong những bài chối tai, phần lớn đều mạnh, và có những bài
    rất không hay đối với tai tôi, và phần lớn chúng chỉ được phát
    thanh rất ít, chứ các đĩa cũng rất ít thấy bày bán.
    Được martenzi sửa chữa / chuyển vào 12:21 ngày 03/06/2006
  5. nguoiyeumusic

    nguoiyeumusic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2005
    Bài viết:
    335
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác Codep cho chúng em được mở mang thêm
    Các bài hát ngày xưa của VN chắc là viết theo hình thức của nhạc cổ điển nhưng có sử dụng những nét giai điệu của dân ca VN .
  6. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Bác nói thế TuMinhTran giận chết. Nhạc Bach nhàm chỗ nào thế, nhạc Bach không phải đơn điệu mà là phức điệu, càng nghe càng cuốn hút. Không có Bach thì cũng chả có Mozart và Beethoven cho mình nghe rồi.
    Sau Beethoven là thời kỳ lãng mạn, âm nhạc càng gần gần gũi với cảm xúc con người nên càng dễnghe hơn. Nhiều bản êm dịu và nhẹ nhàng chứ không mạnh mẽ và chối tai. Chắc bác nhảy cóc qua luôn thời kỳ đương đại minimalist mất rồi
  7. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Về Bach thì mỗi người một cảm xúc khác nhau .
    Bạn nói đúng về các nhạc sỹ sau Beethoven như Schumann
    và Schubert . Tôi nhảy cóc qua 2 vị này, và đến các nhạc sỹ đời
    nay .
    Có lẽ các bài Piano tôi học chủ yếu là Beethoven và Mozart
    nên cái nhìn cá nhân có lệch lạc.
  8. cobeo

    cobeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Tôi nói thật, kiến thức của bác Codep là một mớ kiến thức hổ lốn, rất lộn xộn hoàn toàn mang tính chủ quan và đặc biệt là có rất nhiều sai sót. Vì vậy tôi đề nghị bác là hãy chấm dứt những chuyện rao giảng đi. Bác càng viết nhiều thì càng khoe cái dốt của mình thôi. Có thể bác cho rằng tôi đang xúc phạm bác nhưng thực ra chính mớ kiến thức của bác đang xúc phạm bác thì đúng hơn. Tôi sẽ chỉ ra những điều rất vớ vẩn trong bài viết của bác.
    Thứ nhất, bác chả có một tí kiến thức nào về dòng nhạc Cách mạng (hay nhạc đỏ cả). Bài "Tiến về Hà Nội" mà là của Lương Ngọc Trác ư? Vậy hoá ra Văn Cao ăn cắp bản quyền bài hát này à? Tôi biết bác có thời gian sống khá lâu ở miền Nam dưới chế độ Việt Nam cộng hoà, vậy nực cười thay khi bác lại không thuộc quốc ca của chế độ Diệm, Thiệu. Chẳng lẽ bác không biết đó là bài "Tiếng gọi Thanh niên" của Lưu Hữu Phước? Vậy mà bác lại ấn vào mồm Văn Cao bắt Văn Cao phải nhận đây là tác phẩm của mình. Thật buồn cho bác.
    Thứ hai, NHẠC CỔ ĐIỂN luôn có những qui tắc chuẩn mực của nó chứ không phải bạ cái gì bác coi nó là nhạc cổ điển thì nó là nhạc cổ điển đâu. Quốc ca Việt Nam, quốc ca Mĩ hay các ca khúc trong thời kì chống Pháp, chống Mĩ của Việt Nam thì đều ở dạng ca khúc mà thôi chứ không phải là nhạc cổ điển. Tại sao tôi lại nói điều này, Nhạc cổ điển không có thứ âm nhạc 1 dòng, tức là âm nhạc chỉ có duy nhất giai điệu. Và vì vậy, tuỳ theo người phối khí thì bài hát đó sẽ mang tính chất của dòng nhạc nào. Nếu người phối khí theo phong cách jazz thì quốc ca Mĩ cũng biến thành nhạc jazz thôi. Chẳng lẽ bác ở Mĩ mà lại chưa nghe quốc ca Mĩ theo phong cách jazz? Tôi nói điều này không phải để bảo là chỉ có những nhạc sĩ của đầu thế kỉ 20 trở về trước mới sáng tác nhạc cổ điển. Không, có thể ngay tại thời điểm này, có khi ngay hàng xóm của bạn đang có người sáng tác nhạc cổ điển đấy. Nói như bác Codep thì tức là sáng tác lâu rồi = cổ điển.
    Thứ ba, cái mà chúng ta đang nói đây là nhạc cổ điển. Và tên gọi chính xác nhất là Western Classical Music (tức là âm nhạc cổ điển phương Tây). Thực ra cách gọi Classical Music chỉ là một cách gọi tắt của cách gọi trên. Vậy mà bác Codep lại bảo rằng "Hầu hết các bài quan họ và dân ca đều cải biên theo nhạc cổ điển, như bài Trống Cơm, Cây Trúc Xinh, Chị Mai đi chợ giốc, vân vân" thì tôi chị bác thật. Bác lôi đâu ra những cái của nợ này đấy? Nói như bác thì dân ca các nước trên thế giới đều là nhạc cổ điển cả à? Và các vở opera của Verdi, Wagner, Puccini cũng là cùng thể loại với kinh kịch Trung Quốc hay tuồng, chèo, cải lương của Việt Nam à? Này tôi hỏi thật bác, bác có biết opera là gì không đấy?
    Thứ 4, Nhạc cổ điển không phải là thứ âm nhạc đại chúng để ai cũng có thể thấy hay được. Đây là một điều bất khả thi. Nếu bác Codep chỉ nghe mấy bài quen quen như giao hưởng 40 của Mozart, giao hưởng 5 của Beethoven thì điều bác nói là đúng. Nhưng Nhạc cổ điển bao la, rộng lớn lắm chứ đâu phải quanh quẩn mấy tác phẩm đó. Cách bác đưa câu nói của Bác Hồ vào đây thật là không ngửi được. Thế nào là "khống chế"? Tôi thấy trong câu nói của bác chứa đựng đầy sự hằn học.
    Cuối cùng, phần bác nói về Mozart, Bach, Beethoven thì rõ ràng là mang nặng tính chủ quan cá nhân và bộc lộ những thiếu sót nghiêm trọng về sự hiểu biết của bác về nhạc cổ điển. Mang tiếng là một người chơi Piano mà bác lại không nhận ra được sự vĩ đại của Bach thì bác chơi Piano làm gì. Hay bác chỉ chơi Piano mấy bài của Phạm Duy? Còn phần sau thì Apomethe đã nói giúp tôi rồi
    Để tổng kết lại, tôi cho rằng bác chả hiểu gì về âm nhạc nói chung và âm nhạc cổ điển nói riêng cả. Vì vậy bác hãy thôi nói về âm nhạc đi. Đừng làm cho những người mới tìm hiểu như bạn nguoiyeumusic đi vào ngõ cụt.
    Chào bác!
  9. kyanhpham

    kyanhpham Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2006
    Bài viết:
    498
    Đã được thích:
    1
    Tôi ko đồng ý với các bạn về ý kiến nhạc cổ điển bây g ko phổ biến với giới trẻ. Cổ điển vẫn là nhạc vua. Cái mà bạn đề cập đến đó là taste cua mỗi người thôi. Vì người này có thể thích nhưng người kia lại ko. Nhưng tôi dám chắc với các bạn là bất cứ ai cũng có 1 số tác phẩm cổ điển yêu thích hết. Ngày xưa tui cũng đã từng nghĩ là mình ko thích nhạc cổ điển nhưng về sau thi phát hiện ra la ko phải như zậy. Tôi mong la các bạn hiểu ý của tôi. Ky Anh
  10. HiLine

    HiLine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2005
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Câu này tôi kịch liệt phản đối. Bạn đang nói tình hình ở Mĩ hay ở Việt Nam vậy? Ở Mĩ tôi không biết thế nào, nhưng nếu ở Việt Nam, thì tôi thấy bạn đang vơ đũa cả nắm đấy.
    Một điều đơn giản vậy mà cũng phải học trong trường nhạc ư? Tôi rất ngạc nhiên khi nghe thấy điều này. Trong diễn đàn này có rất nhiều người chưa hề qua một lớp nhạc trong trường nào, nhưng niềm đam mê và hiểu biết về nhạc cổ điển thì ....

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này