1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhạc cổ điển với giới trẻ

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi darling_of_cupid, 21/05/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Bạn nói đúng câu này .
    Vì thế các bài hát của VN cũng là nhạc cổ điển .
    Bạn tự hào là hiểu biết, và xỉ vả người khác, mà
    không tự thấy chính mình. Người giỏi hơn bạn thì
    cũng phải học lễ độ, mà bạn giỏi đến đâu mà chưa
    học lễ đã giỏi văn đến thế rồi ?
    Bạn cũng nên học lại thế nào là Classical Musics đi.
    Được martenzi sửa chữa / chuyển vào 12:11 ngày 03/06/2006
  2. fredchopin

    fredchopin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/02/2006
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy có những người chỉ mới nghe thấy thể loại nhạc cổ điển đã lắc đầu nguầy nguậy.Họ không dám thử nghe 1 lần để hiểu thế nào là nhạc cổ điển.Đối với họ,nhạc cổ điển dường như chỉ là những âm thanh đã cũ rích,nghe quá nhiều và nhàm chán trên đài,vô tuyến như For Elise,Turkish march...và họ coi đó chỉ là âm thanh vô cảm mà thôi...
  3. HiLine

    HiLine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2005
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Mình nói họ đó là nhạc cổ điển thì họ không dám thử nghe, nhưng nếu không nói đó là nhạc cổ điển thì rất có thể họ sẽ thích mê đấy. Thử hỏi những người nghe nhạc cổ điển thì nghe nhạc trước hay biết đó là nhạc cổ điển trước?
  4. elibron

    elibron Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Thật ra Cobeo giỏi hay không thì box nhạc cổ điển này đều biết cả rồi mà!
    có điều nói thẳng mong là bác Codep(dù sao cũng nhiều tuổi hơn) thông cảm, nhưng có lẽ bác là người "cổ"(theo đúng như bác định nghĩa) nên cách nhìn cũng khác người trẻ bây giờ? và nhất là người trẻ ở Việt Nam? chắc là bác đã xa Việt Nam lâu quá rồi!
    vả chăng cách nghĩ của bác cũng bị ám ảnh bởi những gì cuộc đời bác đã trải qua, có thể bác nghĩ rằng chúng tôi, những đứa trẻ sinh ra trong một đất nước "có vấn đề", thì sẽ ko có được cái nhìn đúng đắn, rằng chúng tôi bị lừa mị? còn chúng tôi có thể nói rằng chúng tôi hiểu được những gì nên hiểu, những gì đúng và sai, những gì nên đồng tình và ko!
    có thể cách tiếp cận của bác với nhạc cổ điển khác với chúng tôi, và cả cách bác nghĩ về khái niệm "nhạc cổ điển" cũng khác. giống như rất nhiều người ở Việt Nam bây giờ vẫn lầm tưởng nhạc của Richard Claylement là nhạc cổ điển ấy mà, thế nên bác mới nói như thế?
    Quả thực ở tuổi bác khó có thể chấp nhận cái chuyện người nhỏ tuổi hơn mình lại đi nói mình như thế, nhưng người lớn thì vẫn có nhiều lúc sai mà! bác có nghĩ thế ko?
  5. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Ai cũng có thể sai .
    Nhạc cổ điển vẫn đang đươc sáng tác mọi giây phút khắp nơi
    trên thế giới, cả ở ViệtNam .
    Đó là điều các bạn trẻ VN cần biết, và là điều tôi đúng .
    Các cái khác thì tôi có thể sai, nhưng không tiện kể ra hết .
  6. nguoiyeumusic

    nguoiyeumusic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2005
    Bài viết:
    335
    Đã được thích:
    0
    Em cũng rất khâm phục bác cobeo về những nhận định của bác về nhạc cổ điển, nhưng theo em thì nhạc cổ điển đúng là thứ âm nhạc đại chúng hơn hẳn nhiều thể loại nhạc khác . Một bản nhạc được coi là dễ nghe của nhạc Rock, nhạc Jazz hay nhạc Blue ... thì chưa chắc tất cả mọi người đều thấy hay, nhưng nếu là 1 bản nhạc dễ nghe của nhạc cổ điển thì chắc chắn ai nghe cũng thấy hay cả . Còn như nhạc dân tộc của các nước cũng như dân ca thì đương nhiên ko thể coi là đại chúng được rồi . Có lẽ trong các loại nhạc thì theo em nhạc cổ điển và nhạc Pop là đại chúng hơn cả , vì 2 loại này ko nặng tính đặc thù như các loại nhạc khác .
  7. eroica

    eroica Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2005
    Bài viết:
    228
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, nghe bác gì đó nói vui thiệt, từ ông Môda tới ông Beethoven, rồi qua cải lương, hát bội, quốc ca cũng là cổ điển nốt... . Có thể do nhớ quê quá chăng?
    Thông nhất quan điểm là chỉ bàn về western music thôi nhé, dù cổ điển chỉ là một period (không dám dịch nữa, sợ tranh cãi) của western music nhưng ta vẫn gọi các period trước nó (phục hưng - baroque, miễn đừng cổ quá) hay sau nó (lãng mạn ... miễn đừng mới quá ) là cổ điền classical luôn cho gọn. Bác nào rảnh ắplốt dùm mấy bài bàn về lịch sử của nó mọi người sẽ rõ.
    Không biết cải lương + hát bội ra đời những năm bao nhiêu của thế kỷ mấy mươi, nhưng chắc chắn nó không được gọi là western music, vì thế không bàn tới. (Vì nó ở phương đông Eastern mà).
    Sẵn đang nói nên nói luôn cho đỡ bức xúc:
    Chúng ta phải chấp nhận sự thật là không thể cải tạo được giới trẻ hiện nay, bắt "chúng nó" phải nghe classical music. Quá trễ rồi. (Em cũng còn trẻ lắm ạ).
    2 nguyên nhân: +cái cách cảm nhận (cái gu) đã cố định rồi. +ca sĩ hát nhạc trẻ kiếm tiền, không hát không sống được , nên họ và nhạc sĩ phải phục vụ cho thị hiếu - xin được nói thẳng - thấp kém và rẻ tiền (đem vào bàn luận ở đây chẳng khác nào hạ thấp forum này).
    Theo em chỉ có cách: Đồng ý là mỗi người có một cách cảm nhân âm nhạc riêng, khó thay đổi, nhưng thật sự cách cảm nhận đó hoàn toàn có thể định hướng từ nhỏ. Người lớn thích nghe các loại nhạc khác con nít vì đã trải qua một quá trình trải nghiệm, tích lũy.
    Vậy chùng ta hãy chú ý tới lớp trẻ mới (9x và 200x), chịu khó hướng dẫn chúng đến với cái hay, cái đẹp, không chỉ ở âm nhạc mà ở mọi nghệ thuật khác. Cho trẻ nghe nhạc cổ điển sớm không những giúp chúng biết thưởng thức nhạc, mà còn nâng cao khả năng trí óc.
    Nếu từ nhỏ chúng đã bị đầu độc bằng các loại nhạc trẻ, lớn lên không có người bên cạnh hướng dẫn vầ nghệ thuật (cha, mẹ có trình độ hiểu biết nhất định về nghệ thuật), thì chúng sẽ chẳng thể nào tiếp nhận được cái đẹp từ classical music.
    Bài này hơi lạm dụng tiếng Anh+sai chính tả, xin lỗi các bác.
  8. Sis

    Sis Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    375
    Đã được thích:
    0
    Sorry bon chen 1 chút...
    Bác codep nói mấy bài hát VN trên là cổ điển là sai hoàn toàn!! Đó chỉ là nhạc cách mạng mang phong cách cổ điển chứ không phải nhạc cổ điển.
    Cụ thể người ta định nghĩa nhạc cổ điển là nhạc do các nhạc cụ cổ điển chơi theo phong cách hình thức cổ điển (nếu là giọng hát thì cũng phải hoà thanh, phong cách, hình thức, cách trình diễn của cổ điển)
    Thứ 3: Bác nói nhạc Bach nhàm chán là 1 sai lầm vĩ đại nhất trong các sai lầm. Hầu hết các thiên tài âm nhạc sau này đều lấy Bach 1 chuẩn mực để sáng tác. Đơn giản nhạc Bach là phức điệu, để phân tích chi tiết 1 fuga của Bach đảm bảo toát mồ hôi hơn nhiều 1 tác phẩm của bất cứ ai khác.
    THứ 4: Nói cụ thể hơn về nhạc Mozart: Nhạc mozart mang tinh trong sáng, tuơi đẹp, giai điệu đơn giản mà mượt mà. Còn nhạc Bethoven thì mang đậm chất anh hùng ca nên có phần mạnh mẽ và hùng tráng hơn!!
    Cuối cùng là xin các bác hãy chắc chắn về những điều mình viet'' ko sẽ gây ra nhiều sai sót cho người đọc. dep
    À quên còn mấy cái dân ca mà bác bảo theo cổ điển gì đó nghe buồn cuời quá! Giờ tui đang vội khi nào rảnh sẽ viết chi tiết hơn ^^
  9. old_movie

    old_movie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2006
    Bài viết:
    612
    Đã được thích:
    0
    Nói về chuyện bao nhiu % người Vn nghe nhạc CĐ em lại nhớ đến chuyện hồi trước trên CT "Trò chơi âm nhạc" (những số đầu tiên cách đây 5,6 năm) có câu hỏi về Franz List, các đội chơi đều không trả lời được, đến lượt khán giả thì cả hội truờng chỉ có 1 người giơ tay trả lời, bác kia trả lời xong thì MC hỏi thêm:"bạn có phải là SV nhạc viện không"======> sợ chưa!!!Không biết bây giờ tình hình cải thiện được bao nhiêu nhỉ.
  10. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Tôi không bàn riêng về nhạc cổ điển Âu Mỹ, mà nói về
    nhạc cổ điển ViệtNam. Nhạc cổ điển ViệtNam nối tiếp
    nhạc cổ điển thế giới chứ không phải riêng biệt. Nó có
    ở từng bài hát, từng bài cho đàn sáo, và cho các bài
    nhạc trong phim hay TV, mà tôi không ở ViệtNam mà
    biết được.
    Tôi không bàn về cách chơi nhạc cổ điển, mà nói về
    bản nhạc cổ điển . Người ta có thể chơi một bản nhạc
    cổ điển theo kiểu không cổ điển. Nhạc cổ điển là ở chính
    nhạc, chứ không phải ở cách chơi, hay thể loại phải là
    giàn nhạc giao hưởng, phải là Opera, hay chỉ một bài hát
    cho một đứa trẻ chăn trâu ngoài đồng vắng.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này