1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhạc cổ điển với giới trẻ

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi darling_of_cupid, 21/05/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Giới trẻ VN phần lớn không hiểu biết về nhạc cổ điển như trên,
    nên tuy thường thưởng thức nhạc cổ điển mà không hay biết.
    Mong họ cũng hiểu nhạc cổ điển như trên mà có thái độ đúng
    với nhạc cổ điển .
  2. Sis

    Sis Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    375
    Đã được thích:
    0
    pó tay với bác COdep thế nào cũng cãi được! thôi được rồi ko nói nữa.
    Nhưng bác biết topic này bàn về "nhạc cổ điển" nào ko?? Chắc chắn ko phải giới trẻ với mấy bài nhạc cổ điển như "TRống Cơm" hay "nhạc cổ điển" do Văn Cao hay Phạm Duy sáng tác!
    Bác nên xem kĩ lại đinh nghĩa "nhạc cổ điển" với "tân nhạc" "nhạc dân gian" "âm nhạc dân tộc" "nhạc đỏ" "nhạc vàng". HÌnh như bác gói nó thành 1 rồi đấy!
  3. HiLine

    HiLine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2005
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Vậy bạn thấy giới trẻ Mĩ thế nào?
  4. HiLine

    HiLine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2005
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Em không đồng ý với bác về điểm này. Em tự nhiên thích nhạc cổ điển mà chẳng ai hướng dẫn, chỉ bảo cả. Còn em gái em, cũng sống trong hoàn cảnh y hệt em, trong điều kiện anh nó thường xuyên nghe nhạc cổ điển, mà nó dứt khoát chỉ thích Quang Vinh thôi. Từ đó em suy ra gu âm nhạc là ở bản thân mỗi người, chứ áp đặt rất khó.
    À nhưng mà thực ra hồi em còn bé nhạc Việt Nam chưa lố lăng như bây giờ. . Tuy nhiên bạn bè cùng lứa với em cũng hầu như chỉ thích cái kiểu nhạc đấy, làm em nhiều lúc bị coi là khác người.
  5. tiger686

    tiger686 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2004
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Đúng là bó tay với bác CoDep. Chúng tôi là thế hệ trẻ được lớn lên ở VN, phần lớn đều là 8x. Bác là người lớn tuổi, lại đã sống qua thời kỳ với nhiều diễn biến phức tạp của lịch sử, vì thế đối với bác, chúng tôi tôn trọng, dẫu sao cũng là người bề trên "kính lão đắc thọ". Tuy nhiên không thể bỏ qua những sai lầm về mặt kiến thức âm nhạc trong những bài viết của bác. Mỗi người một cách nói, nhưng tất cả đều vì cái đúng. Bạn CoBeo viết có hơi quá lời nhưng tất cả những gì bạn ấy viết là đúng, và bạn ấy cũng chỉ muốn đính chính những sai lầm trong bài viết của bác về nhạc cổ điển để những người muốn tìm hiểu thêm về nhạc cổ điển không bị nhầm lẫn.
    Bác nói : "Giới trẻ VN phần lớn không hiểu biết về nhạc cổ điển như trên, nên tuy thường thưởng thức nhạc cổ điển mà không hay biết"
    Xin thưa với bác rằng không phải "phần lớn" mà là tất cả giới trẻ VN đều không hiểu biết về loại nhạc cổ điển theo định nghĩa của bác ( là loại nhạc từ Mozart, Betthoven,... cho đến Tiến về Hà Nội, Quốc ca - Văn Cao, cải lương tuồng chèo... đều gọi là cổ điển). Vì thế khi chúng tôi "thưởng thức" trống cơm, cây trúc xinh, hay tuồng chèo, chúng tôi không thể cảm nhận được cái "cổ điển" trong đó, có chăng chỉ là chất dân tộc, dân ca. Nói như bác thì cứ nhạc "cổ", sáng tác lâu thì mang âm hưởng và gọi là cổ điển ! Vậy thì vài trăm năm nữa nhạc trẻ bây giờ thành "cổ điển" hay sao ?! Tôi không biết nhiều về lịch sử âm nhạc, nhưng đủ để có khái niệm đúng về nhạc cổ điển.

    Mỗi người một cảm nhận, khó nói ai đúng ai sai nhưng bác học và dạy Piano mà bảo nhạc Bach "đơn điệu" thì hơi lạ.
    Mong bác hãy tiếp thu những góp ý của mọi người, nhận ra những sai lầm, rút kinh nghiệm cho những bài viết sau. "Nói có sách, mách có chứng", những gì chắc chắn thì hãy viết, đừng đem đến những thông tin sai lệch gây nhiều tranh cãi.
    Có gì không phải mong bác thông cảm.
    Được tiger686 sửa chữa / chuyển vào 02:34 ngày 05/06/2006
  6. nguoiyeumusic

    nguoiyeumusic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2005
    Bài viết:
    335
    Đã được thích:
    0
    Em thì thấy bác Codep nói là đúng đấy . Các nét giai điệu của nhạc dân gian VN muốn đến được với số đông công chúng thì đều phải đưa vào các tác phẩm chỉnh thể được viết theo hình thức của của nhạc cổ điển , còn ko thì chúng chỉ là những làn điệu dân ca mang tính chất cục bộ trong từng vùng miền, và nó ko thực sự hoàn chỉnh về mặt cấu trúc, theo suy nghĩ lơ mơ của em thì là như vậy . Ko biết có gì sai sót mong được bác nào am hiểu vào chỉ giải cho .
    Còn nhạc của Bach thì em cũng ko hiểu biết sâu lắm nhưng qua một số bài mà em đã từng nghe thì em cảm thấy nó hơi khô so với nhạc của Mozart hay là Beethoven , và hình như các bài của Bach cũng ko thực sự phong phú về mặt tiết tấu . Còn về công lao nghiên cứu của Bach và những nền tảng quý báu mà ông đã đặt ra cho các thế hệ nhạc sĩ cổ điển sau ông thì có lẽ là ko có gì sánh được .
    Nói chung hiểu biết của em vẫn còn rất thô sơ, rất mong được các bác tiền bối chỉ bảo thêm
  7. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Tôi không hề nói tuồng chèo cái lương là nhạc cổ điển .
    Có lẽ bạn đọc một hiểu sai mười như vậy nên pó tay là phải.
    Bạn nên hiếu ý tôi rằng nhạc cổ điển đã, đang, và sẽ tiếp
    tục sáng tác, biểu diễn, và thưởng thức ở ViệtNam . Những
    người hiểu nhạc cổ điển là nhạc cổ Âu châu, hay chèo tuồng
    ViệtNam mới không thích nó mà thôi.
    Giới trẻ Mỹ: không chỉ chạy theo nhạc mới . Họ thưởng thức
    đủ loại . Nhạc mới và các band nhạc sống thì nhiều không kể
    xiết, nên cũng chẳng thể thống kê nghiên cứu chúng, mà dựa
    vào điều tra trên TV xem gần đây những đĩa của band nào được
    mua nhiều nhất. Tôi không hứng thú các nhạc đó, nên không
    theo dõi. Chắc các band nhạc nổi tiếng VN không nhiều, phải
    không? Nếu đúng vậy, thì giới mê nhạc mới VN khá đồng nhất
    hơn giới mê nhạc mới ở Mỹ.
  8. darling_of_cupid

    darling_of_cupid Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/06/2004
    Bài viết:
    299
    Đã được thích:
    0
    Cứ đơn giản mà nói, thì Classical musics không phải nhạc
    dân tộc ỉ eo, không phải nhạc mới rập rình, không phải nhạc
    nhảy xập xình chạy đều như đầu máy xe lửa. Cụ Nguyễn Du
    đã tả "Tiếng khoan như gió thoảng ngoài, tiếng mau sầm sập
    như trời đổ mưa." Bài Chào cờ của ViệtNam, của Mỹ đều là
    Classical Musics cả . Ngoài ra, bài "Tiến về Hà Nội" của Lương
    ngọc Trác, các bài của Đỗ Nhuận, bài "Người Hà Nội" bài
    "Sông Lô" vân vân là nhạc cổ điển. Bài chào cờ của miền nam
    cũng cùng một tay Văn Cao viết, cũng là nhạc cổ điển. Hầu hết
    các bài quan họ và dân ca đều cải biên theo nhạc cổ điển, như
    bài Trống Cơm, Cây Trúc Xinh, Chị Mai đi chợ giốc, vân vân.
    Bác Hồ nói, nhạc cách mạng cần phải "hiện đại, dân tộc, và
    đại chúng." Đó là chỉ dẫn, đồng thời là khuyến khích các nhạc sỹ
    miền bắc Việt Nam thời kỳ đánh Mỹ . Hiện đại tức là không lạc
    hậu, chỉ vài nhị trống quèn, mà phải đủ cho cả thế giới thưởng
    thức bản nhạc của ta. Dân tộc tức là thế giới phải không lẫn
    lộn nhạc ta với nhạc Mỹ, nhạc Tàu. Đại chúng tức là nhân dân
    ta ai cũng thấy hay, chứ không phải chỉ người học nhạc mới
    thấy hay . Chỉ Classical Musics mới đáp ứng được 3 điều trên
    đây . Nhạc trẻ không biết theo được bao nhiêu phần trăm những
    điều trên?
    --------------------
    Hic... Bác nói thế này thì giết chết khái niệm nhạc cổ điển (hay kinh điển) rồi còn gì........
    Ai em không biết chứ em không nuốt nổi Nhạc Đỏ. Họ chỉ học cách hát của Opera, pha chút màu sắc cũng chẳng ra tính dân tộc (thực chất nước ta làm gì có bản sắc!) Nhạc Đỏ chỉ là thứ nhạc một thời và không phải ai cũng thích nó, chẳng qua nghe đi nghe lại thành quen tai thôi. Hơn nữa, tôi tin ít nhất có một nửa đất nước không thích nghe nhạc đỏ.
    Nếu cái gì xứng đáng được gọi là nhạc cổ điển Việt Nam thì đó là nhạc tiền chiến. Những bài như "Trương Chi" của Văn Cao, "Con thuyền không bến" của Đặng Thế Phong... là những ca khúc phức tạp về tiết tấu, đòi hỏi kỹ thuật cao ở người ca sĩ cũng như nhạc công. Đó là những ca khúc không có tính chất nhất thời nhưng tiếc rằng những người nghe được và hiểu được lại rất ít. Thì vốn dĩ có nhiều người thích nghe nhạc cổ điển đâu, đó là thứ âm nhạc được xây tượng đài rồi mà.
    Còn về các các bản dân ca thì người ta gọi là nhạc cổ truyền chứ không phải cổ điển. Nhạc cổ điển không xuất phát từ dân gian. Đó là âm nhạc bác học.
  9. darling_of_cupid

    darling_of_cupid Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/06/2004
    Bài viết:
    299
    Đã được thích:
    0

    Tôi không bàn về cách chơi nhạc cổ điển, mà nói về
    bản nhạc cổ điển . Người ta có thể chơi một bản nhạc
    cổ điển theo kiểu không cổ điển. Nhạc cổ điển là ở chính
    nhạc, chứ không phải ở cách chơi, hay thể loại phải là
    giàn nhạc giao hưởng, phải là Opera, hay chỉ một bài hát
    cho một đứa trẻ chăn trâu ngoài đồng vắng.
    [/quote]
    Bác lại lầm lẫn về các khái niệm rồi. Cổ điển là bất di bất dịch, không người ta còn gọi là Cổ điển để làm gì nữa. Nếu nói như bác thì hoá ra "Chat với Mozart" cũng là một album Nhạc cổ điển à?
    Em lấy một ví dụ không phải trong âm nhạc nhé. Bác có vẻ là người có kiến thức tổng hợp, em xin lấy ví dụ trong văn học. Hiện nay ở nước mình người ta xuất bản các tác phẩm văn học kinh điển như "Thằng gù ở nhà thờ đức bà", "Những người khốn khổ".... thậm chí cả "Hồng Lâu Mộng" ở dạng tóm tắt. Bác đọc bác có thấy hay không? Đấy chính là xuất bản các tác phẩm kinh điển theo phong cách hiện đại đấy, cho nhanh và gọn, hợp thời với xu hướng đọc bây giờ đấy... Hoặc bác thử lấy câu chuyện trong tiểu thuyết "Thuỷ Hử" để ghép vào một bộ phim hiện đại với quần Jean áo ba lỗ xem... Sẽ "củ chuối" ngay tức khắc...
    Các bác khác nói đúng! Đây là box Western Classical Music! Bác chỉ nên bàn về Nhạc cổ điển phương Tây thôi! Nếu bác thích bàn về những thứ gọi là cổ điển nói chung, kể cả phương Đông thì mở một box đại loại như Eastern Classical Music, em sẽ hầu chuyện bác đến nơi đến chốn.
  10. yes_Iam_here

    yes_Iam_here Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2004
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0
    Em darling cupid nói thế này thì cực đoan quá rồi, tôi k0 care ai k0 nuốt đc hay không nhưng tôi nuốt đc, và có không ít thành viên trong box cũng nghe nhạc cổ điển từ những ca khúc nhạc đỏ. Nhạc đỏ không phải nhạc cổ điển, có lẽ nhắc nhiều ở đây là thừa tuy nhiên cần nhận định rõ, nó là nhạc của đại chúng vả lại, người nghe nó không phaỉ ở những kĩ thuật cao siêu mà là ở cái tinh thần của nó và nhiệt huyết của người ca sỹ, chứ nó không hẳn là thứ nhạc tuyên truyền chính trị khô cứng mà người ta vẫn hay nhắc đến, or sử dụng nó với mục đik như vậy , nó càng k0 phải là thứ nhạc quen tai do nghe nhiều mà thik. Nó có thể là thứ nhạc 1 thời, nhưng cái hoàn cảnh ra đời, quá trình phát triển, tồn tại đặc biệt của nó chính là điều hấp dẫn tôi cũng như những người, làm nó trở thành khác biệt, đọc đáo so với các dòng nhạc khác hay thể loại khác. Vấn đề là cái chất của nó nằm ở lý tưởng và tinh thần của nó chứ không phải là về mặt nghệ thuật. Dù sao nó cũng là nhạc đại chúng cho toàn dân và nên không thể quá cao siêu được, nhưng điều đấy hoàn toàn không có nghĩa là nó chẳng có tí giá trị nghệ thuật j` cả.
    Câu "nước ta làm gì có bản sắc" là quá chủ quan, và toi nghĩ ở cái tầm hiểu biết, nhận thức và tuổi đời của em phát biểu ra câu đó e là hơi quá sớm.
    Tôi không đồng ý với nhiều quan điểm (thậm chí là hầu hết) của bác codep, tuy nhiên không có nghĩa là tất cả những ý kiến phản đối bác ấy đều đúng.
    Nhạc cổ điển là nhạc bác học nhưng nó không có nghĩa là nó k0 có nguồn gốc, tự nhiên sinh ra, nó cũng cần có 1 quá trình phát triển, được sàng lọc và kết tinh , và tôi nghĩ rằng rất có thể nguồn gốc của nó từ chính nhạc dân gian, dân tộc của các nưóc châu âu đưọc nghiền ngẫm, chuẩn mực hoá mà thôi. Có lẽ nên để Tuminhtran or những người biết tường tận hơn giải thik cặn kẽ cái nguồn gốc ra đời của nó.
    Còn về việc giới trẻ với nhạc cổ điển, nếu không có sự thống kê chính thức, thì mọi con số các bạn đưa ra chẳng có tí tẹo kăn kứ j` cả. Những dẫn chứng kiểu như "con bạn tôi nói , thàng em tôi bảo, đứa cháu tôi cho rằng...", chắng có ý nghĩa j` sất.
    Việc ra đời của Ws NCD không chỉ với mục đích liên kết những người yêu NCD mà còn có tham vọng hướng mọi ngưòi (đặc biệt là giwói trẻ chưa quan tâm đến NCD) hiểu biết về nó và yêu thik nó. Cais gì cũng cần thời gian và quá trình, cẳnhg thể 1 sớm 1 chiều đc.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này