1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhạc cổ truyền dân tộc!!!!

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi tieubachlong, 21/04/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tieubachlong

    tieubachlong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/02/2002
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Nhạc cổ truyền dân tộc!!!!

    Tui rất thích nghe nhạc cổ truyền dân tộc mình.
    Có ai biết đĩa CD (hay Mp3 hay gì đó) chứa các bài độc tấu đàn bầu, sáo, nhị, hay đan tranh không vậy (tất nhiên là cả hoà tấu nữa).
    Tui thử đi kiếm nhưng cái mác là hoá tấu nhạc dân tộc, nhưng nghe ra lại toàn đàn điện tử, chán không thể tưởng được. Nếu ai biết thông tin (tên đĩa, địa chỉ tại hà nội) thì xin chỉ giùm!
    Xin cảm ơn!
  2. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    GREAT!!!
    Bạn có thể đến 135 Hàng Bông, ở đó có khá đủ các CD nhạc dân tộc cổ truyền, những CD do Viện âm nhạc-Bộ Văn hoá Thông tin phát hành, trong Chương trình Truyền bá Âm nhạc Dân gian VN. Bạn nghe thử xem có phải là nhạc cụ dân tộc thật khônghay là kỹ xảo điện tử nhé. Tớ mua 1 đĩa Dân ca Ede về nghe, nhưng...hơi bị ù tai! Không phải vì chất lượng tồi, mà vì thắt ruột...37,000VND không hơn không kém! Nhưng mà muốn chơi cái này thì phải thế thôi. Nếu tìm được bạn để share thì mấy đưá mua 1 cái xịn rồi sao ra. Còn nếu có 1 mình bạn khoái cái thể loại này thì...hihi...hơi bị tốn kém.
    Chúc may mắn!

    lys
  3. Tasti

    Tasti Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2002
    Bài viết:
    2.060
    Đã được thích:
    0
    Người đi Tây có khác !!! Sành điệu quá Lys ui !!!
    Hoá ra là Lys còn mê cả thể loại nhạc "tò te tí toét" này à ??? CHOÁNG !!!
    Tasti
    ***************************
    Hôm qua còn thấy Ti
    Đi ra đường quốc lộ
    Hôm nay đã thấy Ti
    Đang ở bên...Ấn độ !!!
  4. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Tasti ăn nói bậy bạ...
    Thứ nhất, nhạc dân tộc không phải là thứ nhạc "tò te tí toét".
    Thứ hai, thích nghe nhạc dân tộc không phải là "sành điệu". (what the hell is it?!!?)
    Thứ ba, người "đi Tây" cóc phải là tớ. Hàng ngày tớ đón mặt trời trước ấy 3 tiếng đồng hồ! Người sắp sang xứ của Ramayana mới là người "đi Tây" Tasti ạ.
    Thứ tư, ...
    Buồn một nỗi là người mở ra thảo luận này đã "bay đi thầm lặng" rồi Tasti ơi...Chán quá. Người ta vào đây hỏi được một câu rồi ra đi không đợi nghe câu trả lời... làm tớ đang hí hửng, cụt cả hứng!
    hic hic...Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi...
    Để gió cuốn đi Tasti nhỉ?
    lys
  5. Tasti

    Tasti Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2002
    Bài viết:
    2.060
    Đã được thích:
    0
    Huhuhuhuhuhuhuhuhuhuhuhuhhu
    Sao hôm nay Lys "hate" Tasti ghê thế, Tasti chỉ "cố tình" chứ có "cố ý" đâu ??? hihiihihihihihi mà Lys có thấy "tò te tí toét" chui ra từ nhạc cụ dân tộc không ??? khờ khờ
    Có khi ở xứ Ramayana về thì tớ thành....Tây Nguyên mất Lys ạ . Mà sử thi Ramayana hay tuyệt phải không Lys ???

    Ông bạn Tieubachlong này là người của Box TC ,có khi ông ấy đang " Tiến thoái lưỡng nan " khi gặp phải cao thủ như Lys thì phải. Ông bạn Tieubachlong ui, ông " Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt ? ", ông có biết là Lys đang muốn nói rằng " Ông đi bỏ lại con đường, bờ xa cỏ dại vô thường nhớ...ông " không ??? hahhahhahh
    Tasti
    ***************************
    Hôm qua còn thấy Ti
    Đi ra đường quốc lộ
    Hôm nay đã thấy Ti
    Đang ở bên...Ấn độ !!!
  6. Madking

    Madking Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.395
    Đã được thích:
    0
    Mới đây
    http://www.vnstyle.vdc.com.vn/vim/vietnamese/thongtin/sanpham.html
    bác tieubachlong thấy bài Tháng Ba Tây Nguyên chưa ạ? hồi trước em thấy bác hỏi dã man quá
    Một mình lang thang trên đất này, theo dấu chân cha ông từng ngày. . .
  7. classic_lover

    classic_lover Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2001
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Nhạc Cụ Dân Tộc
    Ðàn Tranh
    Đàn Tranh là nhạc cụ của người Việt (Kinh). Đàn thuộc họ dây chi gảy. Vì có 16 dây nên đàn còn có tên chữ là Thập lục.
    Đàn Tranh hình hộp dài. Khung đàn hình thang có chiều dài 110 -120 cm. Đầu lớn rộng khoảng 25 - 30 cm là đầu có lỗ và con chắn để mắc dây. Đầu nhỏ rộmg khoảng 15 - 20 cm gắn 16 khoá lên dây chéo qua mặt đàn. Mặt đàn làm bằng ván gỗ ngô đồng dày khoảng 0,05cm uốn hình vòm. Ngựa đàn còn gọi là (con Nhạn) nằm ở khoảng giữa để gác dây và có thể di chuyển để điều chỉnh âm thanh. Dây đàn làm bằng kim loại với các cỡ dây khác nhau. Khi biểu diễn nghệ nhân thường đeo 3 móng vào ngón cái, trỏ, giữa để gẩy. Móng gẩy làm bằng các chất liệu khác nhau như kim loại, sừng hoặc đồi mồi.
    Âm sắc Đàn Tranh trong trẻo, sáng sủa thể hiện tốt các điệu nhạc vui tươi, trong sáng. Đàn Tranh ít thích hợp với những tính cách trầm hùng, khoẻ mạnh. Tầm âm Đàn Tranh rộng 3 quãng 8, từ Dô lên Dô3.
    Đàn Tranh thường được sử dụng để độc tấu, hòa tấu, đệm cho ngâm thơ, hát, tham gia trong các dàn nhạc Tài Tử, phường Bát Âm, dàn Nhã Nhạc và các dàn nhạc dân tộc tổng hợp.
    Ðàn Tỳ Bà
    Tỳ Bà tên gọi một nhạc cụ dây gẩy của người Việt. Nhiều tài liệu đã cho biết, Tỳ Bà xuất hiện rất sớm ở Trung Quốc với tên gọi PiPa, rồi ở Nhật Bản với tên gọi BiWa.
    Người ta chế tác Tỳ Bà bằng gỗ Ngô Đồng. Cần đàn và thùng đàn liền nhau có dáng như hình quả lê bổ đôi. Mặt đàn bằng gỗ nhẹ, xốp, để mộc. Phía mặt cuối thân đàn có một bộ phận để mắc dây gọi là ngựa đàn. Đầu đàn (hoặc thủ đàn) cong có chạm khắc rất cầu kỳ, khi là hình chữ thọ, khi là hình con dơi. Nơi đầu đàn gắn bốn trục gỗ để lên dây.
    Toàn bộ chiều dài của thân đàn có số đo từ 94 - 100 cm. Phần cần đàn có gắn 4 miếng ngà voi cong vòm lên gọi là Tứ Thiên Vương. Tám phím chính làm bằng tre hoặc gỗ gắn ở phần mặt đàn cho các cao độ khác nhau. Thuở xưa dây đàn se bằng tơ tằm rồi đem vuốt sáp ong cho mịn, ngày nay người ta thay dây tơ bằng dây nilon. Đàn có 4 dây lên theo 2 quãng 4, mỗi quãng 4 cách nhau một quãng 2: Đồ - Fa - Sol - Đô1 hoặc Sol -Đô1 - Rê1 - Sol1. Khi chơi đàn nghệ nhân gẩy đàn bằng miếng đồi mồi hoặc miếng nhựa.
    ở Việt Nam đàn Tỳ Bà có mặt trong các dàn nhạc: Nhã nhạc, Thi nhạc của cung đình, Thiền nhạc của phật giáo, ban Nhạc tài tử, Phường bát âm, Dàn nhạc dân tộc tổng hợp.
    Mặc dù đàn Tỳ Bà có xuất xứ từ các nước khác, nhưng qua thời gian dài sử dụng nó đã được bản địa hóa và trở thành cây đàn của Việt Nam, thể hiện sâu sắc, đậm đà những bản nhạc mang phong cách của dân tộc Việt Nam trong lĩnh vực khí nhạc.
    Đàn Bầu
    Đàn Bầu có tên chữ là Độc Huyền Cầm, là nhạc cụ họ dây chi gẩy của dân tộc Việt. Đàn có hai loại là đàn thân tre và đàn hộp gỗ.
    Đàn thân tre: là đàn của những người hát Xẩm. Thân đàn làm bằng 1 đoạn tre hoặc bương dài khoảng 120 cm, đường kính 12 cm. Mặt đàn là chỗ đã được lóc đi một phần cật thích hợp trên đoạn tre hoặc bương.
    Đàn hộp gỗ là loại đàn cải tiến sau này, dùng cho các nghệ sĩ chuyên nghiệp. Đàn hộp gỗ có nhiều hình dáng, kích thước khác nhau. Loại phổ biến nhất là loại hình thang có chiều dài khoảng 115 cm. Đầu lớn rộng 10 cm, cao 9 cm, đầu nhỏ rộng 8 cm, cao 7 cm. Mặt đàn cong làm bằng loại gỗ nhẹ, xốp như gỗ Ngô Đồng, gỗ Vông. Đáy đàn phẳng cũng làm bằng gỗ nhẹ, xốp có lỗ thoát âm. Thành đàn làm bằng một loại gỗ cứng như gỗ Trắc, Mun.
    Về hình dáng và chất liệu của hộp cộng hưởng (tức Thân đàn) của hai loại đàn có khác nhau, nhưng về cấu tạo, hai đàn hoàn toàn giống nhau.
    Dây đàn có chiều dài chạy suốt thân đàn. Thuở xưa dây đàn làm bằng tơ tằm se thành sợi, về sau thay bằng dây sắt.
    Bầu đàn làm bằng 1/2 vỏ quả bầu nậm (lấy đoạn núm thắt cổ bồng). Bầu đàn ***g vào giữa vòi đàn nơi buộc dây đàn. Bầu đàn có tác dụng tăng thêm âm lượng cho đàn. Ngày nay người ta tiện bầu đàn bằng gỗ và chỉ có tác dụng tạo dáng mà thôi.
    Trục lên dây làm bằng tre (ở đàn tre) hoặc bằng gỗ (ở đàn gỗ). Trục lên dây nằm ở cạnh trong sát phía dưới thân đàn. Dây đàn luồn qua một lỗ nhỏ ở mặt đàn rồi sâu vào trục lên dây. Phía trước lỗ nhỏ có một ngựa đàn đỡ dây đàn.
    Âm hưởng của Đàn Bầu nhỏ chỉ thích hợp với không gian yên tĩnh. Thủa xưa Đàn Bầu là nhạc cụ của những người hát rong (hát Xẩm). Về sau này Đàn Bầu đã tham gia trong các dàn nhạc Chèo, Tài Tử, Ngâm Thơ, tốp nhạc, nhóm nhạc và độc tấu. Có rất nhiều tác phẩm đã sáng tác riêng cho Đàn Bầu độc tấu.
    Trong số những cây đàn một dây của các nước trên thế giới như đàn Tuntina của ấn Độ, Đàn Cung ở vùng Đông Phi, đàn TushuenKin (độc huyền cầm) của Trung Quốc. Không có cây đàn một dây nào phát ra cả một hệ thống âm bồi vừa có tính phổ cập, vừa có tính nghệ thuật cao như cây Đàn Bầu của Việt Nam.
    Đàn Nhị
    Đàn Nhị còn có tên gọi khác là Cò Líu, Cò Lòn hoặc Nhị Líu, Nhị Lòn, là nhạc khí dây, chi kéo cung vĩ.
    Theo tài liệu khảo cổ đã phát hiện ở chùa Vạn Phúc (Phật Tích - Thanh Sơn - Hà Bắc) có khắc chạm một dàn nhạc ở bệ đá kê chân cột chùa Phật Tích, với những nhạc cụ có xuất xứ từ ấn Độ và Trung Hoa. Dàn nhạc đó gồm 10 nhạc công ăn mặc giống như người Chăm và chơi các loại nhạc cụ trong đó có một nhạc cụ gần giống như Đàn Hồ 2 dây và là tiền thân của cây đàn Nhị bây giờ. Căn cứ vào đó người ta đã ước đoán Đàn Nhị có thể du nhập vào Việt Nam theo con đường của người Chăm và cũng có thể du nhập theo con đường Trung Hoa tùy theo từng thời gian địa điểm khác nhau. (Theo lịch sử âm nhạc của giáo sư Trần Văn Khê và Văn Thương)
    Đàn Nhị làm bằng gỗ gụ hay trắc. Bầu cộng hưởng gọi là bát nhị. Bát nhị hình ống rỗng lòng, dài khoảng 13,8 cm, một đầu bịt da trăn hay da kỳ đà. Cần đàn tròn không có phím, đầu dưới cắm xuyên qua bầu đàn, đầu trên gọi là Thủ đàn. Thủ đàn hình đầu con cò, có gắn hai trục gỗ tròn để lên dây, có khi trục đàn được chạm khắc cầu kỳ.
    Ngựa đàn làm bằng tre hay gỗ dài 1 cm đặt khoảng giữa mặt da. Khuyết đàn còn gọi là "Cữ đàn" là một sợi tơ xe néo vào 2 dây đàn. Cữ đàn có tác dụng điều chỉnh độ cao thấp của âm thanh. Khi đưa cữ đàn xuống là làm ngắn quãng dây phát âm, đàn có giọng cao. Khi đẩy cữ đàn lên, làm dài quãng dây phát âm, đàn có giọng trầm.
    Cung vĩ làm bằng tre, hoặc gỗ được uốn cong hình cánh cung, người ta mắc vĩ như dây cung. Vĩ đàn đặt giữa hai dây, khi đàn vĩ cọ xát vào dây phát ra âm thanh.
    Đàn Nhị có 2 dây bằng tơ xe, gần đây đã thay bằng dây kim khí, được lên theo quãng 5 đúng. Ví dụ muốn đánh những bài Bắc (có tính chất vui) tương ứng với hai âm G1 - D2, bài Nam (tính chất buồn) F1 - C2, bài Chèo C1 - G1...
    Đàn Nhị thường tham gia trong dàn Nhã Nhạc, phường Bát Âm, ban nhạc Tài Tử, ban nhạc Chầu Văn, dàn nhạc sân khấu Tuồng, Chèo...
    Ngày nay nhiều nhạc sĩ đã sáng tác các tác phẩm cho cây Đàn Nhị. Nhờ những tác phẩm ấy, Đàn Nhị đang dần trở thành cây đàn độc tấu có chất lượng nghệ thuật cao.
    Đàn Nguyệt
    Đàn Nguyệt là nhạc cụ họ dây chi gẩy của người Việt, đàn còn có các tên gọi khác: Đàn Kìm, Vọng Nguyệt Cầm hoặc Quân Tử Cầm. Mặt đàn hình tròn đường kính 30 cm bằng gỗ nhẹ, xốp để mộc. Trên mặt đàn có gắn một bộ phận để mắc dây, gọi là Thú.
    Thành đàn mỏng làm bằng gỗ cứng cao khoảng 6 cm, đáy bịt gỗ, không có lỗ thoát âm. Cần đàn dài khoảng 100 cm có gắn 10 phím theo thang 5 âm (7 phím gắn ở cần đàn, 3 phím gắn ở mặt đàn). Thủ đàn lắp 4 trục lên dây nhưng chỉ mắc 2 dây bằng tơ xe (nay đã thay bằng dây nilon).
    Hai dây Đàn nguyệt lên cách nhau một quãng 5 đúng: Fa - Đô1; Sol - Rê1 hoặc quãng 4 đúng G - C1 ; D1 - G1 Ngày xưa nhạc công gẩy đàn bằng móng tay, ngày nay bằng miếng gẩy nhựa hoặc đồi mồi.
    Đàn Nguyệt thường được sử dụng đệm cho Hát Văn, Ca Huế, Ca Tài Tử, nhạc Bát Âm, Nhạc Lễ, và dàn nhạc sân khấu truyền thống.
    Ngày nay Đàn Nguyệt đã được các nhạc sĩ sáng tác thêm nhiều tác phẩm để độc tấu .

    CLASSIC FOREVER​
  8. lionesse

    lionesse Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Bài viết:
    1.900
    Đã được thích:
    3
    chào mọi người!
    mình thật sự vui khi gặp những người yêu thích nhạc cổ truyền giống mình vậy.
    cám ơn bác Classic_lover về những thông tin về nhạc cụ dân tộc.
    lionesse
    tôi yêu liverpool cũng như tôi yêu xứ Huế

Chia sẻ trang này