1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhạc Cụ Dân Tộc Việt Nam

Chủ đề trong 'Nhạc cụ - Kỹ thuật' bởi yenmusic, 17/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Archdevil

    Archdevil Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/01/2001
    Bài viết:
    326
    Đã được thích:
    0
    Haha, bây h mới biết tại sao lại phát sinh ra từ "nhạc sến"
  2. minhduc

    minhduc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Hôm trước mình có xem được "Nhạc khí dân tộc Việt" của Võ Thanh Tùng trên honque, nhưng dạo này không tìm thấy nữa. Bạn nào biết website đó hay biết chỗ nào bán sách và CD làm ơn chỉ cho mình. Cám ơn.
  3. yenmusic

    yenmusic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2003
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    3
    Nhạc Khí Dân Tộc Việt
    (sách và CDROM)
    Tác giả: Võ Thanh Tùng
    Nhà Xuất Bản Âm Nhạc, 2001
    444 trang
    Sách: VND68,000, CDROM: VND120,000
    Địa chỉ đặt mua:
    Công ty phát hành sách FAHASA,
    TP Hồ Chí Minh
    http://www.fahasasg.com/
  4. yenmusic

    yenmusic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2003
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    3
    cooangtác- Ðàn Nước của dân tộc Xêđăng
    Từ xa xưa, cooangtác đã sống với người Xêđăng. Người ta đặt nó cạnh các con suối dọc theo nương rẫy. Ban đầu, có thể nó chỉ là chùm những ống nứa, ống tre dựa sức chảy của dòng nước, đập vào nhau để đuổi chim muông, thú vật cắn phá hoa màu. Dần dần về sau, do nhu cầu về thưởng thức âm nhạc, người ta sáng tạo và gắn thêm chức năng của nhạc khí cho cái dụng cụ phục vụ sản xuất ấy.
    Tại vùng đất Xêđăng, dàn đàn được làm bằng gỗ cây rồng. Vật liệu chế tác đàn là tre, nứa, lẹ, mây và các loại thân dây leo. Kích thích của đàn không cố định, tùy thuộc vào làn điệu dân tộc do nhạc phẩm của nghệ nhân mà nới dài hoặc thu ngắn (thêm âm thì phải thêm ống đàn). Một đàn hoàn chỉnh thể hiện nhiều làn điệu có thể đến 120 ống, dài 60 mét. Đàn phát âm nhờ những thanh gỗ hoặc thanh tre đặc ruột gõ vào những ống nứa với kích thước khác nhau được khoét gọt có độ cao thấp.
    Lực để "đánh đàn" là từ một khung dao động; khung này gồm một sợi dây dài, đầu dây này được mắc vào một hòn đá lớn, đầu dây kia mắc vào một máng nước. Khi máng nước không có nước, nó nằm ngay vị trí mà thác nước đổ xuống (nhờ sức kéo của hòn đá). Lúc máng đầy nước, nó kéo chùng xuống làm dây chuyển động và vị trí của máng nước cũng chuyển dời khỏi thác nước. Theo thiết kế, máng nước sẽ bị nghiên, làm nước chảy hết ra ngoài. Máng nước đã hết nước, trọng lượng hòn đá ở đầu dây đằng kia lại kéo dây chùng xuống và làm sợi dây chuyển động kéo máng nước trở về vị trí cũ (ngay dòng thác). Chu kỳ dao động tiếp diễn mãi, nếu dòng thác không ngừng chảy.
    Điều quan trọng là phải sắp đặt sao cho vị trí của máng nước và trọng lượng hòn đá thật hợp lý để dao động tiếp diễn tiếp tục. Dọc theo hai bên sợi dây đó, được cặp song song hai thanh tre dài để nó cùng chuyển động. Và, trên mỗi thành tre đó được treo nhiều thanh tre đặc ruột hoặc thanh gỗ đặt nằm ngang. Thanh này được treo bằng hai sợi dây, một sợi mắc vào màn tre cố định, một dây mắc vào thanh tre dài cùng dao động theo sợi dây dài. Xen vào đó là một dàn tre cố định có treo nhiều ống nứa đã được khoét gọt có độ cao thấp, theo phương thẳng đứng. Dây dao động làm cho thanh nằm ngang gõ vào những ống đàn, tạo hàng âm thanh.
    Mỗi ống nứa là một âm, cả dàn đàn với nhiều cung bậc, sắp xếp phối hòa âm hợp lý, thuận tiện, cho phép nghệ nhân sáng tác và điều khiển đàn đạt đến sức thể hiện phong phú, nhiều mầu nhiều vẻ, chọn lọc, cắt gọt từng ống nứa, gõ chúng, lắng nghe âm phát ra, chỉnh âm dần dần, sắp xếp chúng vào dàn đàn - người thiết kế và làm cooangtác trút vào đấy niềm say mê, tâm hồn của nghệ sĩ núi rừng.
    Hiện nay, cooangtác có mặt trong gian phòng giới thiệu văn hóa các dân tộc của Nhà bảo tàng tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Nghệ nhân Piu, thuộc nhánh K''dong, dân tộc Xêđăng (huyện Trà My) thiết kế và làm cây đàn này. Dàn để mắc đàn làm bằng gỗ được chứ không phải với cây rừng sần sùi, thô nháp. cooangtác này dài 10,40 mét với 52 ống đàn.
    Theo yêu cầu sáng tạo làn điệu, cách tạo âm, sự sắp xếp ống đàn thật tài hoa, khéo léo: - 2 ống treo dọc có que gõ ngang và tự đập vào nhau (hòa âm kéo dài), 2 ống buộc dằng vào nhau (hòa âm ngang, dọc, ngắn gọn) ống tự do đong đưa, không bị buộc dằng vào que gõ (âm vang rộng, dài), ống có quen đập rồi, dừng lại chỗ không đong đưa (hãm tiếng, giảm âm), ống có thanh gỗ giữ trên ngọn hoặc dưới gốc (âm nhắc, vang vừa phải). Để cho khung dao động, thay thế cho dòng nước, dòng thác từ con suối, người ta dùng máy bơm đưa dòng nước vào máng, để "đánh đàn".
    Với một dòng nước nhỏ chảy đều đặn vào máng, âm thanh congtác điểm nhặt khoan thai, dài trải, như một bản nhạc với nhiều bè khi thì đối đáp nhau, khi thì đuổi theo nhau, khi là giai điệu và chồng âm nhiều dạng. Khi dòng nước đổ nhanh và mạnh hơn, dây được kéo nhanh hơn, âm thanh trở nên đồn dập, với những tiết tấu khẩn trương, cường độ hơn, cùng với những chồng âm, hợp âm màu sắc mới lạ.
    Trên quê hương của người Xêđăng, buổi sáng, dòng âm thanh cooangtác thúc giục người ra rẫy, lên nương. Những khoảng khắc nghỉ ngơi, giai điệu của cooangtác mang đến niềm vui, cái đẹp. Chiều đến, người về buôn, sum họp dưới mái nhà thân thương, tâm hồn mềm mại, thiết tha với cuộc sống... trong bản hòa tấu trữ tình đằm thắm, thanh thản của âm thanh cooangtác. Người Sài Gòn, người Đà Nẵng, nghe tiếng cooangtác giữa thành phố khó có thể cảm nhận cái đẹp của thứ âm nhạc rừng núi thiên nhiên này.
    Source: http://www.vietnhac.org/baivo/dannuoc.html
  5. yenmusic

    yenmusic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2003
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    3
    Đàn Tam thập lục

    Ở Sài Gòn trước năm 1975, những người thích đi ăn nhà hàng Tàu trong Chợ Lớn đôi khi được nghe nhạc Trung Hoa từ những dàn nhạc nhỏ, qua đó họ gặp một nhạc cụ nhiều dây, tạo âm thanh do đôi que gõ vào dây. Sau năm 1975, trong một số dàn nhạc dân tộc cải biên, của Nhạc viện Tp. Hồ Chí Minh, người ta thấy cây đàn này xuất hiện, chiếm vị trí giữa dàn nhạc ? Đàn có tên là ?otam thập lục?, nó có thể tham gia trong các dàn nhạc dân tộc nhưng ít thấy độc tấu hay trình diễn nhiều thể loại âm nhạc như những nhạc cụ khác.
    Đàn tam thập lục chỉ gia nhập vào hệ nhạc khí của dân tộc ta từ những năm 60 thế kỷ XX. Cây đàn thuộc họ dây (cordiophone) và có những sợi dây mắc song song với mặt đàn nên thuộc ?ogia đình cithare?. Hộp đàn hình thang, với rất nhiều dây được mắc song song theo chiều ngang của mặt đàn. Tuy gọi là tam thập lục, tức ba muơi sáu dây nhưng số dây thực sự nhiều hơn rất nhiều, đó là do mỗi một âm thanh, một bậc âm người ta gắn từ 2 đến 3 sợi dây đàn và nó được định âm do những con lăn (con nhạn) và sự căng dây.
    Người chơi đàn có thể gõ lên những sợi dây bằng đôi que đàn bằng tre có đính phần nỉ ở đầu, mà người ta gọi là búa. Đôi khi người ta còn chơi bằng cách gẩy, búng, bốc bằng ngón tay, gẩy bằng đuôi que v.v? nhưng lối gõ bằng ?obúa? là thông dụng nhất. Do vậy, đàn tam thập lục thuộc họ dây ?" gõ.
    I. Nguồn gốc đàn tam thập lục
    Về nguồn gốc, đàn tam thập lục còn gọi là Dương cầm, theo phiên âm từ tiếng Trung hoa (yang - qin). Theo nghĩa từ nguyên Trung Hoa, ?oDương? có nghĩa là từ ở ngoài, nước ngoài. Như vậy cho thấy, đàn tam thập lục từ nước ngoài đưa vào Trung Hoa.
    Đến thế kỷ thứ 15 mới thấy có những tài liệu chính thức nghiên cứu, ghi chép về những cây đàn có dạng như vậy, hình ảnh được khắc trên ngà voi, được chế tác vào khoảng thế kỷ thứ XII và có gốc Ba Tư. Những cây đàn dạng này rất phổ biến ở khu vực các nước Trung Á và được sử dụng rộng rãi trong dân gian. Ngoài ra nó còn được phổ biến ở các nước phương Tây thời Trung cổ.
    Đến thế kỷ XVIII nó được truyền vào Triều Tiên và tiếp tục vào Trung Hoa, Nhật Bản. Ở mỗi nước các cây đàn này có tên gọi khác nhau : ví dụ như ở Ba Tư nó có tên là Santur, hoặc những tên khác như Santari, Santuri, Santir, Suntur. Ở Syrie, Arab nó có tên là ?oQanun?. Ở Trung Quốc nó có tên là yang - qin, Mông cổ là Yoochir, Nhật là Yan kin, Triều Tiên là Yanggum, Thái Lan là Kim ? các nước Trung Á gọi là Yenjing , các nước phương tây gọi là Cymbalom v.v?
    I. Đàn tam thập lục ở Việt Nam




    Có thể nói, dân ca là thể tài được các nhạc sĩ quan tâm trước nhất để chuyển soạn cho cây đàn tam thập lục diễn tấu ở Việt Nam. Đàn tam thập lục không có phím để bấm, cũng không thể dùng tay trái nhấn, rung, mổ luyến láy như những nhạc cụ dân tộc Việt nên nhiều nhạc sĩ khi chuyển soạn rất thận trọng chọn lựa tác phẩm dân ca.. Với những bài Lý (dân ca), cây đàn tam thập lục sẽ làm nổi bật hơn âm điệu trong sáng, vui tươi, nhất là dân ca Nam Bộ.
    Dân ca ở các vùng khác như Quan họ Bắc Ninh, dân ca các dân tộc thiểu số ? cũng được biên soạn với những kỹ thuật đơn giản, những nét luyến láy sẽ được thay bằng những nốt nhỏ đánh nhanh dẫn vào nốt chính để tạo cảm giác luyến. Ngoài việc dựa vào những kỹ thuật và những đặc điểm riêng của cây đàn, ví dụ như hệ thống dây đàn tam thập lục là theo thang âm bình quân (thang âm có 12 bán âm đều nhau), đàn tam thập lục có thể đi song thanh, song thanh lệch, tạo ra những câu nhạc chạy liền tiếng rất nhanh thay cho những nét nhấn nhá, luyến láy. Các nhạc sĩ cũng thích chuyển đổi hệ thống thang âm, viết lại với những giọng có dấu hóa để có thể luyến bằng những nốt nhỏ cao độ bán âm v.v? để có thể diễn tấu những nét đặc trưng của dân ca.
    Ngoài dân ca, những bài bản âm nhạc cổ truyền cũng là mục tiêu chuyển soạn của các nhạc sĩ. Với mong muốn mở rộng khả năng diễn tấu của, các nhạc sĩ đã chuyển soạn các bài nhạc Chèo cho đàn tam thập lục. Những bài này chiếm vị trí quan trọng trong nhạc mục của cây đàn, đôi khi trở thành những bài độc tấu cho đàn tam thập lục. Tất nhiên, những đặc điểm âm nhạc của Chèo vẫn phải giữ và cũng bằng những kỹ thuật của cây đàn. Đó là nét nhạc chạy lướt mềm mại, những kiểu nhân đôi giai điệu của hai bè, giai điệu bị chia cắt, có nhiều nét đan xen với phần đệm v.v?
    Diễn tấu đàn tam thập lục đối với những bài bản cổ truyền có nhiều điểm không thuận lợi, nên khi chuyển soạn các tác phẩm, bài bản âm nhạc cổ truyền, đặc biệt là bài bản nhạc Tài tử Nam Bộ, các nhạc sĩ đã chú ý chuyển soạn các bài bản thuộc điệu Bắc, hơi Bắc do ít luyến láy, hoặc những bài có hơi Quảng.
    Ngoài bài bản thuộc hơi Bắc, hơi Quảng, các nhạc sĩ cũng chuyển soạn các bài bản thuộc các hơi, giọng khác như Oán, Xuân, Ai.
    Ngoài ra các nhạc sĩ còn có những sáng tác theo kỹ thuật âm nhạc phương Tây: Variation cho đàn tranh, sáo và đàn tam thập lục (của NGƯT Nguyễn Văn Đời); hòa tấu đàn tam thập lục và dàn nhạc dân tộc (của giảng viên Nguyễn Thị Bích Thủy) ?
    III. Kết luận
    - Việc tham gia vào gia đình nhạc khí Việt Nam của đàn tam thập lục đã làm hệ thống nhạc khí nước ta phong phú hơn, có thêm âm sắc nhạc cụ mới, làm cho số lượng bài bản phát triển.
    - Để phát huy khả năng trình diễn của cây đàn, làm cho nó trở thành thành viên của hệ nhạc khí Việt Nam, các nhạc sĩ đã nỗ lực sáng tác bài bản, sáng tạo nhiều kỹ thuật diễn tấu. Với hàng trăm sáng tác mới, tác phẩm chuyển soạn từ ca khúc cho đàn tam thập lục, tác phẩm nước ngoài v.v? nhưng trong chương trình giảng dạy chính thức của 2 nhạc viện quốc gia tại Việt Nam, phần chủ yếu vẫn là âm nhạc truyền thống: nhạc thính phòng Huế, nhạc Tài tử, những làn điệu của tuồng, chèo, cải lương?
    - Đưa đàn tam thập lục vào hệ nhạc khí Việt nam cũng nhằm tiếp thu và phát huy những di sản âm nhạc thế giới. Nhưng đó không phải là việc làm duy nhất trong sự nghiệp giữ gìn và phát huy nền âm nhạc dân tộc ngày nay. Chúng ta đã có bài học tốt trong việc tiếp thu những di sản văn hóa thế giới và phát huy truyền thống âm nhạc dân tộc như việc cải tiến cây đàn guitar Tây Ban Nha thành cây guitar phím lõm và đưa nó vào âm nhạc Tài tử ?" Cải lương, đây cũng là bài học quý để chúng ta rút kinh nghiệm khi tiếp thu cây đàn tam thập lục và đưa nó vào hệ nhạc khí dân tộc Việt Nam.
    Thạc sĩ Nguyễn Thị Mỹ Liêm
    Source: giaidieuxanh.net
  6. yenmusic

    yenmusic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2003
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    3
    Đàn đá: "Báu vật" không chỉ của Việt Nam
    Theo Nghệ sĩ Nhân dân Đỗ Lộc thì hiện nay: ?oNgoài Việt Nam ra, thế giới chưa có đàn đá đúng nghĩa?. Ở Trung Quốc, Triều Tiên và một vài bộ tộc châu Phi cũng đã xuất hiện những thanh đá phát ra âm thanh, nhưng đó chỉ là những chiếc ?okhánh? đá có âm vực đơn giản không đủ khả năng diễn tấu như các bộ đàn đá tìm thấy ở Việt Nam. Nếu như thế thì đàn đá là báu vật không chỉ của Việt Nam mà còn của cả thế giới!
    Ở Việt Nam, lần đầu tiên một bộ đàn đá hoàn chỉnh được tìm thấy ở Khánh Sơn (Cam Ranh, Khánh Hòa) vào năm 1979. Sau đó lần lượt tìm thấy những bộ đàn đá khác nhau ở Bình Đa, Bác Ái... Gần đây nhất là đàn đá Tuy An (Phú Yên - 1992). Như vậy, Việt Nam đã tìm thấy trên dưới 10 bộ đàn đá, tập trung ở khu vực Nam Trung bộ. Các bộ đàn đá này đều giàu nhạc tính, có thể diễn tấu được những bản nhạc theo thang âm ngũ cung nhưng hầu hết đều mang âm hưởng nhạc dân gian Tây Nguyên, chỉ duy có bộ đàn đá Tuy An là mang âm hưởng đồng bằng (dân tộc Kinh) rất gần với điệu thức Oán của Nam bộ...
    Thế nhưng, để công nhận một bộ đàn đá đúng là ... ?ođàn? (chứ không phải là ?okhánh?) phải có người biểu diễn, phải có tác phẩm dành riêng cho đàn đá và phải có Hội đồng nghiệm thu.
    Khi tìm thấy bộ đàn đá ở Khánh Sơn (1979), cố GS Viện sĩ Lưu Hữu Phước - lúc đó là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Âm nhạc Việt Nam đã giao cho nhạc sĩ Đỗ Lộc nghiên cứu và ứng dụng sao cho hiệu quả. Khi nhạc sĩ Đỗ Lộc biểu diễn tác phẩm Gọi nhau lên nguồn của nhạc sĩ Lư Nhất Vũ trên cây đàn đá trong lễ công bố Đàn đá Khánh Sơn thì bản nhạc này trở thành tác phẩm đầu tiên trên thế giới viết riêng cho đàn đá bằng phương pháp ký âm.
    Vì là ?obáu vật? nên tìm được bộ đàn đá nào, sau khi thử nghiệm, công bố là... cất kỹ ở các nhà bảo tàng nên ?odân trong nghề? ai cũng thèm muốn. Giới nghiên cứu âm nhạc thì muốn có để mày mò, tìm hiểu, các nhóm biểu diễn âm nhạc dân tộc thì muốn bổ sung thêm cho dàn nhạc của mình một nhạc cụ độc đáo chưa từng có trên thế giới. Không sở hữu được thì... photocopy! Người đầu tiên chế tác đàn đá là nhạc sĩ Thế Viên (Trung tâm Văn hóa TP.HCM). Ông đã cất công lặn lội tìm kiếm những ?othanh đá kêu? ở Khánh Sơn, Tuy An... để ?onhái? đúng âm thanh của bộ đàn đá mỗi vùng. Tính đến nay, nhạc sĩ Thế Viên đã ?oxuất xưởng? được 12 bộ đàn đá (8 Khánh Sơn, 4 Tuy An) cung cấp cho hầu hết các nhóm biểu diễn âm nhạc dân tộc trong cả nước.
    Nghệ sĩ Nhân dân Đỗ Lộc cũng đã chế tác một bộ đàn đá rất hiện đại, ông dùng cưa máy xẻ những ?othanh đá kêu? để có một dàn gồm những thanh đá mỏng bằng phẳng, trơn tru (không sần sùi, góc cạnh như những bộ đàn đá nguyên thủy). Bộ đàn đá này có âm vực rộng đến 3 octave, có thể diễn tấu bất cứ bản nhạc nào dù là nhạc dân tộc hay nhạc Tây phương. Nghệ sĩ Đỗ Lộc đã diễn báo cáo với Hội đồng nghiệm thu của Viện Nghiên cứu Âm nhạc Việt Nam tại TP.HCM và được GS nhạc sĩ Tô Vũ, nhạc sĩ Lư Nhất Vũ đánh giá cao. Trong vòng 3 năm (1994 - 1996), Nghệ sĩ Nhân dân Đỗ Lộc đã ?omang đá đi đánh xứ người? qua 4 nước: Trung Quốc, Thái Lan, Pháp, Nhật Bản và dĩ nhiên đã gây được những ?ochấn động? tại các nước này. Việc ?osản xuất? đàn đá rất khó khăn (có khi suốt cả đời người không tìm đủ ?onguyên liệu?) nên các bộ đàn đá hiện đang lưu hành rất ít và hoàn toàn là ?ohàng nhái? nhưng chất lượng hơn nguyên mẫu bởi trình độ thẩm âm của các nhạc sĩ bây giờ hơn hẳn các nghệ sĩ - nông dân ngày xưa.
    Tác phẩm viết cho đàn đá cũng là ?ocủa hiếm?. Nghệ sĩ ưu tú Mạnh Hùng (Trưởng đoàn nghệ thuật Âu Cơ) chỉ sáng tác được một bản Âm vang đất nước để truyền cho con trai là Hoàng Anh chơi. Ở nhóm nhạc Phù Đổng, hai anh em ruột Đức Dậu và Ánh Tuyết chỉ có một bài ?otủ? Nhịp điệu nước non do nhạc sĩ Vũ Lân sáng tác. Nhóm Phù Đổng 2, các cháu Triệu Vũ, Thành Nam, Đức Chung, Phan Lâm cũng chỉ có một bản Dân ca cổ Tây Nguyên (Vũ Lân cải biên) để biểu diễn. Nhạc sĩ Thế Viên làm được 12 bộ đàn đá nhưng chỉ viết cho đàn đá có 2 bản: Âm vang đàn đá và Tây Nguyên mùa xuân. Nghệ sĩ Nhân dân Đỗ Lộc có khá hơn nhưng cũng chỉ được vài bản: Âm vang mùa thu, Chào mặt trời mọc, Suối đàn quê hương, Lửa cháy lên rồi...
    Đàn đá là khí thiêng sông núi ngàn năm hun đúc, tích tụ. Lời của đá là hồn sông núi. Ai đã một lần nghe tiếng đàn đá lúc thánh thót, khi trầm đục hẳn sẽ thấy lòng mình bay bổng dạt dào xúc cảm thấm đẫm tình non nước.

    Source: giaidieuxanh.net
  7. kissme

    kissme Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/12/2000
    Bài viết:
    4.119
    Đã được thích:
    0
    Nói thật có nhiều nhạc cụ tôi chẳng phân biệt đâu là của VN đâu là của bọn Tàu nữa !
  8. tulip77

    tulip77 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2004
    Bài viết:
    1.545
    Đã được thích:
    0
    yenmusic ah! Cho mình hỏi dzới. Các loại đàn dân tộc đa số là làm bằng gỗ. Mình nghe nói là đàn càng nhiều, càng lâu năm thì âm thanh phát ra càng hay (trừ khi bị nứt hay bể). Mình có cây đàn tranh cũng gần 20 năm rồi, mình thấy đúng là như vây. Nhưng không biết các loại đàn khác như bầu, sến, nguyêt... có phải cũng như vậy không?
  9. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Tâm sự cây đàn Tỳ bà Việt Nam​
    Cùng chung một số phận với chị Đàn Tranh, mà chị càng ngày càng được muôn người ưa chuộng, bao nhiêu thiếu nữ xinh đẹp khắp ba miền Bắc, Trung, Nam nâng niu, chăm sóc, ôm trong tay, để trong tay, để trên đùi, còn tôi chỉ được một số ít nhạc sĩ miền Trung chiếu cố, toàn là những nhạc sư lớn tuổi của đàn Nhã Nhạc cung đình ngày xưa còn sống, hay những thầy dạy đàn Tỳ Bà, các cụ trang nghiêm có mặt trong đàn Ngũ Tuyệt của ca Huế.
    Chúng tôi đã chịu thử thách của thời gian, hơn ngàn năm, đã nói được trung thực tiếng nhạc của dân Việt, chúng tôi mới sống sót đến ngày nay. Không phải như anh Đàn Cầm, cùng có mặt trong đàn Tiểu Nhạc do Lê Tắc ghi lại, sau nổi một thời dưới nhà Trần, nhờ có sách Đại Việt sử ký toàn thư chép lại sự kiện của nhạc sư Trấn Cụ, thông thạo Đàn Cầm và đã dạy cho Thái Tử biết Đàn Cầm và đá cầu. Nhưng rồi, có lẽ không nói được rõ ràng tiếng nói âm nhạc Việt, Đàn Cầm bị chìm trong quên lãng. Ngày nay, không còn thấy ai biết Đàn Cầm nữa.
    Suốt đời nhà Trần, không nghe ai nhắc đến hai chị em tôi. Chúng tôi an phận trong đàn Tiểu Nhạc dùng trong dân gian. Qua đời nhà Lê, khi Lương Đăng quy định nhạc cung đình theo mẫu của nhạc nhà Minh, tôi còn có mặt trong đàn Đường Hạ chi nhạc. Hỏi thăm tìm chị Đàn Tranh, thì nghe nói chị không được ai tán thành cả. Cụ Nguyễn Trãi đã dâng biểu để tâu với Vua vì sao người đã từ chức không ở trong ban lo việc quy định Nhạc triều đình, nêu những cái sai của Lương Đăng. Những đại thần am hiểu âm nhạc như Lương Thế Vinh, Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận đều không tán thành những quy chế do Lương Đăng bày ra. Tôi ở trong đàn Đường Hạ chi nhạc mà có được ra mắt triều thần đâu.
    Nhưng đến đời Hồng Đức (1470 ?" 1497), ba vị đại thần nói trên chế ra hai đội Đồng Văn và Nhã Nhạc để đàn và hát trong cung đình, tôi được biết chị Đàn Tranh cũng như tôi được tuyển vào trong hai đội ấy. Nhưng các vị đại thần không muốn giữ tên "Tranh" hay "Tỳ Bà" là tên Trung Quốc, nên đặt cho tôi tên "Tứ Huyền Cầm" (đàn 4 dây), còn chị Đàn Tranh lúc ấy có 15 dây mang tên là "Thập Ngũ Huyền Cầm".
    Sau đó, có một sự thay đổi rất lớn từ đời Quang Hưng (1578) hai đội Đồng Văn, Nhã Nhạc bị đội Giáo Phường trong dân gian thay thế. Lúc này, tôi bị bỏ quên và chị Đàn Tranh may mắn hơn tôi được sung vào đội Giáo Phường, góp mặt với Đàn Đáy, Đàn Trường cùng làm bằng cây tre dài 3 - 4 thước ta, do một bà lão nghệ nhân gõ để giữ nhịp, có trống yêu cổ, có loại địch quản mà tên gọi thông thường là quyển thúy. Có đào nương vừa ca vừa gõ phách, có cả sinh tiền. Khi đờn trong cung điện gọi là đi "hát cửa quyền" thì đội Giáo Phường có rất nhiều nhạc công đờn "cầm", tức là loại đàn dây, trong đó chị Đàn Tranh 15 dây được gọi trở lại bằng tên tộc của mình là Đàn Tranh. Vì còn nhiều trống ta, trống nhỏ, ống địch, hải loa...

    Nhưng đến lúc cuối đời nhà Lê, chẳng biết ai đã tổ chức lại dàn nhạc trong cung đình, mà lại có một lần thay đổi lớn. Chị Đàn Tranh không còn có mặt trong Nhạc triều đình, mà người ta lại tuyển tôi vào để góp mặt với Đàn Nguyệt (lúc đó tôi nghe các nhạc công gọi là "Cái Đàn Sông Vận", Đàn Tam, Đàn Nhị, có hai cái sáo, một trống bản, một tam âm la và một sinh tiền.
    Chúng tôi được gởi sang Trung Quốc để sung vào loại cửu tấu của nhà Thanh. Chúng tôi có gặp mấy nhà sử học của Trung Quốc đến hỏi thăm chúng tôi về tên các nhạc khí, xem xiêm y chúng tôi và ghi chép rõ ràng. Họ nói họ vâng lệnh triều đình ghi lại nhiều chi tiết về 9 loại nhạc nước ngoài có mặt tại triều đình nhà Thanh, họ chép vào quyển Khâm Định đại than hội điển sự lệ.

    Đến lúc vua Quang Trung thắng trận Đống Đa xong, gởi một phái đoàn hữu nghị sang chầu vua Càn Long, vua nhà Thanh phong cho vua Quang Trung tước An Nam Quốc Vương, người Trung Quốc gọi dàn nhạc chúng tôi là "An Nam Quốc Nhạc".
    Chưa bao giờ tôi sung sướng bằng lúc này. Trong triều đình các ông hoàng, bà chúa không ngại ôm tôi vào lòng. Tôi vừa có mặt trong dân gian, vừa được tham gia đàn Nhã Nhạc trong Đại Nội. Nhưng chị Đàn Tranh được nhiều người ưa chuộng hơn tôi. Các thiếu nữ, con nhà trâm anh thế phiệt đua nhau học Đàn Tranh. Mừng cho chị và cũng lo cho mình.
    Tôi có theo cụ Trần Quang Thọ từ Trung di cư vào Nam, sanh con là Trần Quang Diệm, nổi tiếng là ông Năm Diệm, cũng chuyên đàn Tỳ Bà. Ông Năm đặt tên 4 dây của tôi là Tòng, Lan, Mai, Trúc đúng theo giọng Hò Xang, Xê Líu.
    Hậu duệ của ông Năm là Trần Văn Khê, còn giữ cách đàn của ông, qua những buổi dạy truyền ngón của bà Ba Viện, con gái của ông Năm.
    Tôi rất vui mừng khi biết rằng UNESCO trong năm 2003 đã ghi Nhã Nhạc tức Nhạc cung đình Huế vào danh sách các "Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại". Và tôi rất mong rằng người Việt hữu trách ngày nay, biết giữ gìn cái hay cái đẹp của thời xưa, và "phát huy" không có nghĩa là đổi mới bằng cách chạy theo cái hào nhoáng bên ngoài của nhạc phương Tây mà quên cái tế nhị thầm kín bên trong của nhạc cổ Việt Nam.
    Theo SGGP
  10. babyboy75

    babyboy75 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Minh co nghien cứu về vấn đề này khá chi tiết. Có bạn nào quan tâm hãy liên lạc. 0912630015.
    Co đầy đủ âm thanh hình ảnh.

Chia sẻ trang này