1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhạc Cụ Dân Tộc Việt Nam

Chủ đề trong 'Nhạc cụ - Kỹ thuật' bởi yenmusic, 17/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. xhguitar

    xhguitar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2005
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Các bác nào biết nhiều về Sáo Trúc không? Giúp em với. Em vừa mới tập thổi nhưng ít tài liệu quá, Mà em thấy sáo trúc rất thông dụng mà rất hay. Bác nào biết về sáo thì chia sẻ với anh em nha!
  2. afl_vn

    afl_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    744
    Đã được thích:
    0
    cho em hỏi ở Hà Nội có chỗ nào dạy nhạc cụ dân tộc ko ạ? Đàn bầu chẳng hạn. Em cảm ơn.
  3. yenmusic

    yenmusic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2003
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    3
    * Bạn xhguitar: đã có 1 topic riêng về sáo trúc trong box nhạc cụ - kỹ thuật rồi đó bạn!
    *Bạn aft_vn: bạn có thể đến khu Văn Công Mai Dịch hay Nhạc Viện Hà Nôi để hỏi thăm về các lớp học nhạc cụ dân tộc ngoài giờ.
    Thân mến,
    Yenmusic
  4. yenmusic

    yenmusic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2003
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    3
    trả lời bạn tulip77:
    Xin lỗi bạn vì Yenmusic đã không trả lời câu hỏi của bạn posted lên (Yenmusic đã không thể logged-in vào website cả tháng trời nay , hôm nay phải đi qua "ngõ sau" đó!)...
    Vâng, bạn nói đúng - những loại nhạc cụ bằng gỗ -- đặc biệt với những loại gỗ giáng hương, ngô đồng, trắc... thường nghe vang hơn sau một thời gian dài xử dụng... Khi gỗ mới làm thành đàn nó chưa được "khô" (tiếng chuyên dùng trong giới làm đàn), cho đến khi gỗ đã hoàn toàn "khô" hẳn thì tiếng đàn lúc đó sẽ trong, chắc và vang.... Đặc biệt là những loại mặt đàn bằng gỗ ngô đồng (không đánh vẹc-ni) sẽ vang hơn theo thời gian....
    Thân mến,
    Yenmusic
  5. hoa_tren_dau_sung

    hoa_tren_dau_sung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2005
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Cây đàn bầu quả thật là một sáng tạo hết sức tự hào của dân tộc Việt Nam tuy vậy bạn yenmusic chưa nói đến quá trình cái tiến để đi đến cây đàn bầu hiện nay của dân tộc. Đàn bầu ở những thế kỷ trước không đánh bằng loại dây thép như hiện nay mà dùng dây tơ và cũng không sử dụng kỹ thuật gảy âm bồi (harmonic). Mãi cho đến đầu thế kỷ 20 các nghệ nhân vẫn chỉ đặt cây đàn bầu trên thùng sắt để khi đánh sẽ tạo ra sự cộng hưởng nhằm khuếch đại âm thanh lên. Phải cho đến những năm 60 thế kỷ trước thì nghệ sỹ Mạnh Thắng mới là người đầu tiên giới thiệu cây đàn bầu điện với thế giới. Tác phẩm đầu tiên được biểu diễn là Ru con Nam Bộ, và sau đó tác phẩm viết cho đàn bầu đầu tiên cũng được công diễn là Vì miền Nam do nhạc sỹ Huy Thục sáng tác. Que gẩy đàn bầu lúc ấy cũng rất đa dạng, chẳng hạn như nghệ sỹ Đức Nhuận, tác giả của những tác phẩm rất nổi tiếng viết cho đàn bầu như Quê tôi giải phóng, vũ khúc xuân quê hương, vũ khúc Tây Nguyên... luôn sử dụng que gảy rất dài và cách cầm của ông cũng rất ấn tượng là kẹp giữa 3 ngón tay. Cho đến nay không còn ai sử dụng cách này nữa cả. Nhưng một kỹ thuật do ông sáng tạo nên sẽ mãi mãi được truyền tụng là kỹ thuật đánh 2 chiều. Người đã cải tạo que gảy ngắn đi và được dùng đến hôm nay là nghệ sỹ Khắc Chí hiện nay đang định cư tại Canada. Ông là người đã hoàn thiện hệ thống đào tạo đàn bầu cho nhạc viện Hà Nội và là tác giả viết rất thành công cho cây đàn bầu với những tác phẩm như Gửi Thu Bồn, Quê mẹ... Đến hôm nay Việt Nam hoàn toàn có thể yên tâm vì đội ngũ những nghệ sỹ đàn bầu rất đông đảo. Có thể kể ra những tên tuổi nổi bật như: Hoàng Anh Tú, Kim Thành, Ngô Trà My, Bùi Lệ Chi (miền Bắc), Toàn Thắng (miền Nam)... Hy vọng bài viết của tôi có thể đem lại một chút thông tin nào đó cho các bạn vì bản thân tôi là người chơi đàn bầu cũng như các nhạc cụ dân tộc khác. Tôi sẽ lần lượt giới thiệu các bài viết tiếp theo. Chào tất cả!
  6. hoa_tren_dau_sung

    hoa_tren_dau_sung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2005
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Với kinh nghiệm bản thân là người chới sáo trúc đã 8 năm nay, tôi mạn phép khuyên bác nên chấm dứt ngay việc tự học sáo ở nhà bằng tài liệu đi mà nên đi kiếm thầy học. Nếu bác không muốn sau này thổi nghe rất kinh, bởi vì khi bác sai bác không thể hình dung được là mình sai để sửa đâu. Do vậy khi bước vào các kỹ thuật khó như hầu âm, đánh lưỡi kép hay rung hơi bác sẽ phải trả giá đấy. Tôi nói thật chứ không doạ bác đâu, rất nhiều người học sáo theo cách bác để rồi cuối cùng không thể đi xa được mặc dù rất cố gắng đấy. Chúc bác sớm tìm được thầy giỏi.
  7. yenmusic

    yenmusic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2003
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    3
    Rất cám ơn bác hoa_tren_dau_sung đã bổ sung những điều rất thú vị và chi tiết ... Mong bác bỏ chút thời gian để giúp các bạn yêu âm nhạc dân tộc hiểu rõ hơn về các nhạc cụ dân tộc - đặc biệt những nhạc cụ mà bác đã được học qua (không gì bằng kinh nghiệm cả phải không bác?)
    Thân ái,
    Yenmusic
  8. hoa_tren_dau_sung

    hoa_tren_dau_sung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2005
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Vâng cảm ơn cô đã có lòng khen tặng, thật ra những điều tôi biết cũng chỉ là hạt cát giữa biển mà thôi nhưng nhờ suốt hơn mười ba năm nay vừa học vừa nghiên cứu nên tôi cũng thu được một số kiến thức nhất định về lĩnh vực nhạc dân tộc.
    Hôm nay tôi sẽ nói thêm về cây đàn t''rung. Đúng là khởi thuỷ cây đàn t''rung xuất xứ từ Tây Nguyên nhưng hiện nay nó đã hoàn toàn được cải tạo để phục vụ trong âm nhạc dân tộc Việt Nam. Cây đàn t''rung nguyên thủy lần đầu tiên được giới thiệu với thế giới là vào những năm 60, lúc đó do những nghệ nhân Tây Nguyên tập kết ra Bắc biểu diễn. Tác phẩm đầu tiên trình bày là Suối đàn t''rung do ông Chánh Trực viết nhưng giai điệu lúc đó còn rất đơn sơ vì dựa trên nguyên tắc cây đàn t''rung nguyên thuỷ chế tạo theo hệ thống âm giai ngũ cung. Cây đàn này đã được cô yenmusic post hình lên đấy chỉ gồm có mười ba ống tre mà thôi.
    Tôi nhớ lúc bấy giờ đoàn Việt Nam cử đi biểu diễn chỉ gồm có 3 nhạc cụ. T''rung là bài Suối đàn t''rung của ông Chánh Trực mà người biểu diễn thì tôi không nhớ tên nhưng là một người Tây Nguyên, đàn bầu là bài Ru con Nam Bộ và Hoa thơm **** lượn, dân ca do ông Đức Nhuận biểu diễn, và sáo trúc là bài ngày hội non sông của ông Nguyễn Văn Thương được ông Ngọc Phan chỉnh sửa do ông Đỗ Lộc trình bày được ông Hoàng Mãnh đệm bằng đàn piano. Sau này đàn t''rung được cải biên theo 2 trường phái khác nhau.
    Trường phái được ưa chuộng hiện nay là trường phái đàn t''rung do nghệ sỹ Bá Phổ cải tiến. Ông này cải biên đàn dựa trên nguyên tắc đàn tam thập lục vì vợ ông là nghệ sỹ Mai Liên, giảng viên đàn tam tại nhạc viện Hà Nội. Nên cây đàn có cấu tạo nhỏ gọn, dễ tháo ráp, và thang âm đổ từ cao xuống thấp. Đây là ưu điểm cho những nghệ sỹ chuyển từ đàn tam thập lục sang t''rung vì Việt Nam chưa có đào tạo hệ thống đàn t''rung.
    Trường phái thứ hai là do ông nghệ sỹ nhân dân Đỗ Lộc cải tiến. Ông này tôn trọng nguồn gốc Tây Nguyên của cây đàn nên vẫn giữ nguyên hệ thống thang âm từ cao xuống thấp. Đàn của ông chia làm 2 dàn, dàn bên phải là nguyên bản t''rung Tây Nguyên theo thang âm ngũ cung. Dàn bên trái theo thang âm cromatic (bán âm) có âm sắc Nhật Bản. Cây đàn này nhược điểm là cồng kềnh, khó di chuyển, tháo ráp nhưng về mặt âm sắc thì lại vượt trội hẳn so với cây đàn T''rung của ông Bá Phổ. Về mặt kỹ thuật thì đàn t''rung có các kỹ thuật vê (tremolo) một đầu, hai đầu, clissando vuốt để làm hiệu quả tiếng nước chảy rất tuyệt vời... Dùi đàn được làm bằng tre, đầu bịt vải tạo độ đàn hồi và tiếng đàn được ấm không bị đanh sắc. Quấn bên ngoài bằng một lớp dây thun dày, sẽ thay khi mòn dần đi.
    Ngoài ra còn có một cây đàn t''rung khác dùng để đệm nhưng cây này cấu tạo quá thô sơ, chỉ có tác dụng đệm cho t''rung độc tấu nên không cần phải đi sâu vào làm gì.
    Tác phẩm viết cho t''rung trước đây thì rất ít, chỉ trừ Suối đàn t''rung còn ngoài ra chủ yếu là đánh dân ca Tây Nguyên, sau này dùng để biểu diễn một số ca khúc cũng rất thành công như các bài Tiếng hát giữa rừng Pắc Pó của Nguyễn Tài Tuệ, Tiếng chày trên sóc Bom Bo của Xuân Hồng, Bóng cây Kơ nia của Phan Huỳnh Điểu phổ thơ Măng Thị Hội...
    Những tác phẩm mới chỉ xuất hiện nhiều từ ba mươi năm trở lại đây. Mở đầu là nghệ sỹ Đỗ Lộc với 3 tác phẩm: Trở về Tây Nguyên, Tiếng đàn bên suối, Cánh chim chơ rao.
    Tiếp đến là nhạc sỹ Hữu Xuân với các tác phẩm như là Tây Nguyên chào mặt trời, Mùa hái quả... Ngoài ra còn nhiều nhạc sỹ không chuyên cũng viết tôi không kể thêm.
    Về các nghệ sỹ biểu diễn thì số một Việt Nam hiện này phải kể đến nghệ sỹ Đỗ Lộc. Sau đó là những nghê sỹ gạo cội như Xuân Nhung hay Mai Liên... Những nghệ sỹ trẻ gần đây đang rất nổi tiếng có Cao Hồ Nga (chồng chị là Quang "su hào" nghệ sỹ đàn bát), Tuyết Mai (chồng là nghệ sỹ sáo Đinh Linh con trai cả của cố nghệ sỹ Đinh Thìn) ở miền Nam. Còn miền Bắc thì có nghệ sỹ Hoa Đăng.
    Tôi kết thúc bài viết tại đây chắc cũng tạm đủ cho các bạn đọc rồi chứ nhỉ. Lần tới tôi sẽ giới thiệu về cây đàn nguyệt hay miền Nam còn gọi là đàn kìm. Chào tất cả!
  9. hoa_tren_dau_sung

    hoa_tren_dau_sung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2005
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Tôi chỉnh lại 2 chi tiết không chính xác trong bài post vừa rồi. Thứ nhất cây đàn r''rung cho ông Đỗ Lộc cải tiến có âm vực trên thấp, dưới cao thay vì trên cao dưới thấp như tôi đã viết nhầm. Thứ hai bài Bóng cây Kơ nia là do nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu phổ thơ Ngọc Anh thay vì Măng Thị Hội. Thành thật xin lỗi các bác nhé.
  10. FloraAtDawn

    FloraAtDawn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    5.512
    Đã được thích:
    1
    Tuyệt vời
    Mời các bạn hưởng ứng thành lập Box Dân Ca - Nhạc Cổ Truyền
    http://ttvnol.com/Nhac/368020/trang-1.ttvn

Chia sẻ trang này