1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhạc dân tộc truyền thống tồn tại ở đâu?

Chủ đề trong 'Nhạc Dân Tộc Dân Gian' bởi ktien1996hp, 07/07/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ktien1996hp

    ktien1996hp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2011
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Nhiều người cho rằng giới trẻ bây giờ chỉ thích rock, rap, hiphop…chứ không thích nghe nhạc dân tộc. Thế nhưng, nghệ sĩ biểu diễn nhạc dân tộc Tuyết Mai lại bày tỏ: “Tôi không đồng ý với quan niệm áp đặt rằng giới trẻ quay lưng với âm nhạc dân tộc. Rất nhiều bạn trẻ muốn học nhạc dân tộc mà không dễ tìm ra chỗ dạy”.
    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG][​IMG]
    Nghệ sĩ Tuyết Mai:

    "Tôi không hy vọng đào tạo các bạn thành các nghệ sĩ chuyên nghiệp, chỉ mong có thể giúp các bạn hiểu thêm để tự hào về nhạc dân tộc và biết sử dụng một nhạc cụ nào đó mà mình yêu thích".



    Giới trẻ không quay lưng Còn hơn hai chục ngày nữa mới đến ngày khai giảng khóa thứ hai, thế nhưng Trúc Mai House liên tục nhận được điện thoại của các bạn trẻ đăng ký học. Khóa học hoàn toàn miễn phí, do gia đình nghệ sĩ Đinh Linh – Tuyết Mai tổ chức giới thiệu về các loại nhạc cụ dân tộc truyền thống của Việt Nam cũng như cách sử dụng. Năm trước, gia đình anh chị đã mở một khóa, có hơn 60 học viên theo học, đa số học viên là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng.
    Vốn thích nhạc dân tộc từ nhỏ, khi còn ở Khánh Hòa, Nguyễn Thị Như Thùy đã tìm nơi để học nhưng không có. Vào Sài Gòn học đại học, Thùy tìm đến nhà văn hóa Phụ Nữ TP.HCM với hy vọng nơi đây sẽ có khoa dạy cách chơi nhạc cụ dân tộc. Đáp lại sự mong mỏi của cô chỉ là những cái lắc đầu. Trong một lần tình cờ, Thùy biết được gia đình nghệ sĩ Đinh Linh – Tuyết Mai mở lớp nên cô đăng ký tham gia.
    "Tuy chưa sử dụng thành thạo nhưng khóa học bốn tháng đã cho em rất nhiều kiến thức về âm nhạc dân tộc của cha ông mình", Thùy bày tỏ.
    Khác với Thùy, Quỳnh Anh, hiện đang làm nhân viên văn phòng tại quận 1, cô tiếp tục học thêm sau khóa học miễn phí. Bây giờ, Quỳnh Anh đã có thể biểu diễn ngón đàn của mình cho gia đình, bạn bè.
    Ở ngay Sài Gòn nhưng Vũ Triệu Khoa, hiện là sinh viên năm 4 ngành Công nghệ thông tin của trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM, vẫn không tìm ra nơi dạy cách chơi nhạc cụ dân tộc trong nhiều năm. "Cho đến cuối năm hai đại học, thông qua một người bạn mà mình biết đến khóa học của nghệ sĩ Đinh Linh – Tuyết Mai", Khoa nhớ lại. Cũng theo Khoa, cái hay nhất của nhạc dân tộc Việt Nam chính ở sự sâu lắng, tinh tế, nghe nhạc để hiểu thêm về văn hóa. "Hiện giờ do tôi phải tập trung cho việc làm luận án tốt nghiệp nên phải tạm ngưng học nhạc. Khi nào hoàn thành luận án, nhất định tôi sẽ đi học thêm", Khoa khẳng định.
    Nỗi buồn âm nhạc dân tộc
    Ngay giữa Sài Gòn, trung tâm văn hóa nghệ thuật của cả nước, tìm đỏ mắt cũng không thấy nơi biểu diễn nhạc dân tộc phục vụ công chúng. "Thành phố Hồ Chí Minh có đoàn ca múa nhạc Bông Sen hội tụ nhiều nghệ sĩ gạo cội về nhạc dân tộc, thế nhưng mấy ai biết nó có biểu diễn các loại nhạc cụ truyền thống, mà cũng không có nơi để biểu diễn một cách chuyên nghiệp, thường xuyên như Trung Quốc, Hàn Quốc…", nghệ sĩ Tuyết Mai bày tỏ.
    Nghệ sĩ thiếu nơi để biểu diễn, người yêu mến thiếu nơi để thưởng thức. Quỳnh Anh cho biết cô chưa hề nghe nói ở Sài Gòn có đoàn biểu diễn nhạc truyền thống cho đến khi đi học nhạc với cô Tuyết Mai. Để thưởng thức được loại nhạc "cổ điển Việt", Quỳnh Anh phải tìm đến các nhà sách, cửa hàng băng đĩa, thế nhưng theo cô thì cũng không có nhiều sản phẩm để lựa chọn.
    Dù không có nơi biểu diễn một cách đúng nghĩa nhưng trong các đám cưới, tại một nhà hàng ở Sài Gòn, thỉnh thoảng người ta vẫn nghe tiếng đàn bầu lắng sâu, đàn tranh réo rắt, tiếng sáo trúc thanh thoát… Chị Hải Linh, một nhạc công chuyên biểu diễn nhạc dân tộc ở các nơi này, bày tỏ: "Chơi nhạc ở những chỗ này nghĩ mà buồn lắm, đánh như một cái máy, thiếu đi cảm xúc cộng hưởng từ người nghe. Biểu diễn ở trên, dưới thì bà con chỉ biết `dô’, `dô’… có ai nghe mình đâu, họ đang bận nhậu mà. Biểu diễn lúc đó đơn thuần chỉ vì cuộc sống, thu nhập. Tiếng nghệ sĩ ở những nơi này có vẻ không được đúng".
    "Người Việt muốn tìm hiểu về nhạc truyền thống của mình thật quá khó khăn do sự phổ biến quá hạn chế. Chúng ta không làm được như Hàn Quốc, Nhật Bản… qua âm nhạc dân tộc để giới thiệu văn hóa", Nguyễn Minh Nhơn, sinh viên năm cuối ngành Cơ khí Chế tạo máy trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, nói.
    Để người Việt hiểu về nhạc dân tộc, bạn Vũ Triệu Khoa cho rằng "nhạc dân tộc cần phải được giới thiệu, giảng dạy cho học sinh phổ thông như một môn học".
    Trong mắt người nước ngoài
    Nghe xong một bài dân ca do cả gia đình anh chị Đinh Linh – Tuyết Mai biểu diễn, Tachiana và Alexandra đã thốt lên: "Cảm ơn rất nhiều về âm nhạc của các bạn! Nó như dòng suối chảy không chỉ từ nhạc cụ mà còn như từ trái tim của người Việt".
    Anh Andre, một du khách đến từ Melbourne, Úc, chỉ biết ngẩn người: "Thật tuyệt vời, thật là đẹp. Đây là điều rất có ý nghĩa của tôi trong chuyến đi. Cám ơn đất nước các bạn, cám ơn các nghệ sĩ đã biểu diễn. Nhất định tôi sẽ giới thiệu cho bạn bè khi đến đất nước các bạn phải thưởng thức các loại nhạc cụ này".
    Những du khách như Andre chính là cầu nối để nhạc dân tộc Việt Nam lan rộng. Chị Tuyết Mai kể đầu năm nay, chị nhận được cuộc điện thoại từ một công ty du lịch tại Sài Gòn hỏi thông tin về Trúc Mai House. Hai ông khách người Úc của công ty cứ nằng nặng đòi đến xem anh chị biểu diễn. Khi hỏi ra thì mới biết họ nghe bạn giới thiệu nên quyết tâm đến để thưởng thức.
    Nghệ sĩ Đinh Linh – Tuyết Mai bắt đầu công việc này từ năm 2006, sử dụng chính căn nhà của mình để giới thiệu âm nhạc truyền thống của Việt Nam và cũng là cách để kiếm thêm thu nhập. Từ chỗ chỉ giới thiệu cho du khách, anh chị đã quyết định mở lớp tìm hiểu và dạy sử dụng nhạc cụ dân tộc miễn phí. Khi làm điều này, nhiều đồng nghiệp, bạn bè đã cho anh chị là "hâm". Thế nhưng chị nói: "Tôi thích cái hâm của mình".
    "Tôi không hy vọng đào tạo các bạn thành các nghệ sĩ chuyên nghiệp, chỉ mong có thể giúp các bạn hiểu thêm để tự hào về nhạc dân tộc và biết sử dụng một nhạc cụ nào đó mà mình yêu thích", chị Tuyết Mai tâm sự về công việc đang làm.

Chia sẻ trang này