1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhạc Hay Trong Tuần: Giới thiệu Tác giả - Tác phẩm

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi Fleur-de-Lys, 12/05/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Nhạc Hay Trong Tuần: Giới thiệu Tác giả - Tác phẩm

    Các bạn yêu Nhạc cổ điển thân mến,

    Dòng âm nhạc bác học châu Âu vốn bắt nguồn từ rất lâu đời và trải dài theo dòng lịch sử. Mỗi thời kỳ, mỗi thời đại đều để lại cho người đời sau những nhà soạn nhạc xuất chúng, những tác phẩm bất hủ, những nghệ sĩ tài danh ... trong đó, vị trí của những nhà Lý luận âm nhạc học là quan trọng. Nếu không có những ghi chép về mặt nghiên cứu của họ, thì hẳn là ngày nay chúng ta đã không được biết đến một cách trọn vẹn về một thể loại âm nhạc đã tồn tại cách chúng ta hàng trăm năm, không kế thừa và phát huy được những ưu điểm của nó.


    Nhiều bạn đã nói: "Tôi nghe nhạc cổ điển vì tôi thấy nó hay, nó "có điều gì đó" làm tôi rung cảm, vậy là tôi thích. Đơn giản thế thôi". Hoàn toàn đúng. Nhưng nếu bạn chịu khó để tâm tìm hiểu dù một chút thôi, để biết được chính xác điều gì đã chạm được tới sợi dây thần kinh cảm giác mỏng manh xưa nay vẫn được chôn giấu kỹ trong con người bạn, thì hẳn là bạn sẽ cảm thấy thú vị hơn nhiều, cảm giác về cái hay cái đẹp của bạn sẽ rõ ràng hơn Đó cũng là lý do tôi mở topic này để bước đầu giới thiệu những phong cách âm nhạc của từng thời kỳ cho các bạn. Lẽ ra, việc mở trước những topic về Lịch sử Âm nhạc cổ điển châu Âu là cần thiết, nhưng đó là một công việc rất lớn mà mình tôi không thể nào đảm đương hết, cũng như quỹ thời gian hạn hẹp và cả ... cái tính lười biếng của tôi không cho phép tôi thực hiện . đành chờ người khác thôi


    Trong phạm vi những kiến thức và thời gian có thể, tôi và các Mod của box Cổ điển, cùng các thành viên yêu nhạc cổ điển sẽ cố gắng cập nhật những bài viết về những tác phẩm có chọn lọc đến với các bạn. Trong bài viết của mình, song song với việc giới thiệu tác phẩm, tôi sẽ trích dẫn sơ lược về những thay đổi của lịch sử làm ảnh hưởng và hình thành nên phong cách nghệ thuật (trong đó có âm nhạc) của thời kỳ đó.


    Mở đầu là một tác phẩm thuộc dòng Lãng mạn, một tổ khúc viết cho piano của nhà soạn nhạc Rôbe Suman (Robert Schumann): CARNAVAL - NGÀY HỘI GIẢ TRANG
    nguyenthithuylinh thích bài này.
  2. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Cuối thế kỷ XVIII có một sự kiện lịch sử mang tính trọng đại đối với toàn châu Âu, đó là cuộc cách mạng tư sản Pháp năm 1789 với tư tưởng chính là đấu tranh cho Tự do - Bình đẳng - Bác ái. Tuy bị đàn áp, nhưng cuộc cách mạng đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ và rộng khắp châu Âu, thức tỉnh trong lòng nhân dân các dân tộc lòng yêu tự do dân chủ, thúc đẩy họ vùng lên giải phóng đất nước khỏi sự áp bức bất công của chế độ phong kiến. Các phong trào đấu tranh diễn ra ở nhiều nước châu Âu như Ba Lan, Ý, Hunggari... và đạt tới cao trào vào năm 1848.
    Trong bối cảnh chung như vậy của châu Âu, nước Áo và nước Đức bấy giờ cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng của cách mạng tư sản. Nước Đức thời đó bị chia nhỏ thành 360 quốc gia và vương quốc, tình hình xã hội còn lạc hậu, trì trệ bởi sự suy yếu của giai cấp tư bản và giai cấp công nhân công nghiệp còn non yếu. Tiếng vang của cách mạng tư sản Pháp đã rọi sáng ý thức xã hội trong lòng người dân Đức, dẫn dắt họ tiến lên con đường nổi dậy chống lại sự xâm lược của Napôlêông (Napoléon), đòi xoá bỏ chế độ phong kiến, đòi quyền bình đẳng. CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN TRONG ÂM NHẠC ĐÃ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN NHỮNG PHONG TRÀO NÀY.
    Sống ở một thời đại luôn biến động bởi chiến tranh, tâm hồn người nghệ sĩ lãng mạn luôn khát khao vươn tới sự tự do, xây dựng một xã hội công bằng và tốt đẹp cho các tầng lớp nhân dân. Họ đã biểu lộ cảm xúc thông qua những tác phẩm của bản thân mình, vì vậy, ở nhiều khía cạnh của nghệ thuật đã nảy sinh những cách tân sáng tạo. Ví dụ, trong hội hoạ đã thể hiện sự xung đột tương phản qua những mảng màu sắc đối chọi mới lạ, những đề tài phong phú. Ở lĩnh vực sân khấu, sự chuyển biến kịch tính có vai trò quan trọng. Trong âm nhạc lãng mạn, những chủ đề đầy chất trữ tình thể hiện nội tâm, tính trữ tình nổi loạn trong nội dung tác phẩm, và đặc biệt những đổi mới táo bạo trong hình thức và thể loại đã kéo theo sự thay đổi về hoà âm, phối khí.... Điều đó đã phản ánh và mang đậm dấu ấn tư tưởng của thời đại: thể hiện lòng yêu nước qua sự coi trọng và phổ cập rộng rãi các thể loại, chất liệu dân gian; tình yêu tự do và bình đẳng được thể hiện ở khuynh hướng tìm tòi sự đổi mới về hình thức, thể loại và một số phương tiện biểu hiện trong các tác phẩm âm nhạc của những nhạc sĩ có tư tưởng tiến bộ, tiêu biểu là Hôphman (Hoffman), Mendenxon (Mendelssohn), Vêbe (Weber) và Suman (Schumann)
    Bên cạnh những nhạc sĩ đã tiếp nhận tính tất yếu đổi mới và hướng lịch sử âm nhạc đi theo con đường cách tân đầy sáng tạo, một số nhạc sĩ lại có quan điểm đối lập với họ. Đó là những người bảo thủ, tôn trọng và cố gắng níu giữ những truyền thống và khuôn mẫu đã được định hình trước đó và không chịu tiếp nhận, thậm chí bài bác những sáng tạo đổi mới, những biến đổi xã hội đã làm thay đổi quan điểm thẩm mỹ của thời đại. Do đó, cuộc đấu tranh về quan điểm giữa 2 phái Tiến bộ và Bảo thủ đã nổ ra và ngày càng trở nên gay gắt.
    Tác phẩm "Carnaval" của Suman đã phản ánh một phần cuộc đấu tranh đó, vì nội dung của "Carnaval" có liên quan trực tiếp đến những hoạt động của Hội Đavixbun - Hội của những nghệ sĩ tiến bộ chống bọn bảo thủ.
  3. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Cuối thế kỷ XVIII có một sự kiện lịch sử mang tính trọng đại đối với toàn châu Âu, đó là cuộc cách mạng tư sản Pháp năm 1789 với tư tưởng chính là đấu tranh cho Tự do - Bình đẳng - Bác ái. Tuy bị đàn áp, nhưng cuộc cách mạng đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ và rộng khắp châu Âu, thức tỉnh trong lòng nhân dân các dân tộc lòng yêu tự do dân chủ, thúc đẩy họ vùng lên giải phóng đất nước khỏi sự áp bức bất công của chế độ phong kiến. Các phong trào đấu tranh diễn ra ở nhiều nước châu Âu như Ba Lan, Ý, Hunggari... và đạt tới cao trào vào năm 1848.
    Trong bối cảnh chung như vậy của châu Âu, nước Áo và nước Đức bấy giờ cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng của cách mạng tư sản. Nước Đức thời đó bị chia nhỏ thành 360 quốc gia và vương quốc, tình hình xã hội còn lạc hậu, trì trệ bởi sự suy yếu của giai cấp tư bản và giai cấp công nhân công nghiệp còn non yếu. Tiếng vang của cách mạng tư sản Pháp đã rọi sáng ý thức xã hội trong lòng người dân Đức, dẫn dắt họ tiến lên con đường nổi dậy chống lại sự xâm lược của Napôlêông (Napoléon), đòi xoá bỏ chế độ phong kiến, đòi quyền bình đẳng. CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN TRONG ÂM NHẠC ĐÃ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN NHỮNG PHONG TRÀO NÀY.
    Sống ở một thời đại luôn biến động bởi chiến tranh, tâm hồn người nghệ sĩ lãng mạn luôn khát khao vươn tới sự tự do, xây dựng một xã hội công bằng và tốt đẹp cho các tầng lớp nhân dân. Họ đã biểu lộ cảm xúc thông qua những tác phẩm của bản thân mình, vì vậy, ở nhiều khía cạnh của nghệ thuật đã nảy sinh những cách tân sáng tạo. Ví dụ, trong hội hoạ đã thể hiện sự xung đột tương phản qua những mảng màu sắc đối chọi mới lạ, những đề tài phong phú. Ở lĩnh vực sân khấu, sự chuyển biến kịch tính có vai trò quan trọng. Trong âm nhạc lãng mạn, những chủ đề đầy chất trữ tình thể hiện nội tâm, tính trữ tình nổi loạn trong nội dung tác phẩm, và đặc biệt những đổi mới táo bạo trong hình thức và thể loại đã kéo theo sự thay đổi về hoà âm, phối khí.... Điều đó đã phản ánh và mang đậm dấu ấn tư tưởng của thời đại: thể hiện lòng yêu nước qua sự coi trọng và phổ cập rộng rãi các thể loại, chất liệu dân gian; tình yêu tự do và bình đẳng được thể hiện ở khuynh hướng tìm tòi sự đổi mới về hình thức, thể loại và một số phương tiện biểu hiện trong các tác phẩm âm nhạc của những nhạc sĩ có tư tưởng tiến bộ, tiêu biểu là Hôphman (Hoffman), Mendenxon (Mendelssohn), Vêbe (Weber) và Suman (Schumann)
    Bên cạnh những nhạc sĩ đã tiếp nhận tính tất yếu đổi mới và hướng lịch sử âm nhạc đi theo con đường cách tân đầy sáng tạo, một số nhạc sĩ lại có quan điểm đối lập với họ. Đó là những người bảo thủ, tôn trọng và cố gắng níu giữ những truyền thống và khuôn mẫu đã được định hình trước đó và không chịu tiếp nhận, thậm chí bài bác những sáng tạo đổi mới, những biến đổi xã hội đã làm thay đổi quan điểm thẩm mỹ của thời đại. Do đó, cuộc đấu tranh về quan điểm giữa 2 phái Tiến bộ và Bảo thủ đã nổ ra và ngày càng trở nên gay gắt.
    Tác phẩm "Carnaval" của Suman đã phản ánh một phần cuộc đấu tranh đó, vì nội dung của "Carnaval" có liên quan trực tiếp đến những hoạt động của Hội Đavixbun - Hội của những nghệ sĩ tiến bộ chống bọn bảo thủ.
  4. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Rôbe Suman (Robert Schumann) sinh ngày 8-6-1810 ở thành phố Xvican thuộc tiểu vương Xăcxôni. Say mê âm nhạc từ nhỏ và được sự khuyến khích của cha, tài năng nghệ thuật của Suman đã sớm được bộc lộ không những trong lĩnh vực sáng tác âm nhạc mà cả về nghệ thuật biểu diễn piano, năng khiếu sáng tác thơ, kịch. Cả cuộc đời, Suman là nhà hoạt động xã hội nhiệt tình, nhà phê bình sắc bén của âm nhạc và văn học. Trên hết, tên tuổi của ông đã đi vào lịch sử âm nhạc như một nhà cách tân táo bạo đã khẳng định những khuynh hướng thẩm mỹ tiến bộ đương thời.
    Ông mất ngày 29-7-1856 ở Đuyxelđo.
    Những sáng tác âm nhạc của Suman bao gồm rất nhiều thể loại: giao hưởng, thanh nhạc, uvectuya (ouverture- khúc mở màn), côngxectô, xônat... cho nhiều loại nhạc cụ khác nhau. Qua những tác phẩm đó, ông đã thể hiện được tính thời đại biểu hiện ở những mâu thuẫn về sắc thái, tính trữ tình nổi loạn cũng như phản ánh thế giới nội tâm phong phú. Nhưng chính những tác phẩm sáng tác cho đàn phím mới thể hiện khuynh hướng tiến bộ trong tư tưởng của Suman một cách đầy đủ nhất và sâu sắc nhất, tiêu biểu là các tác phẩm: "Những con ****" op.2 (1831); "Kraixleriana" op.19 (1838); "Noveletti" op.21 (1838), và "Carnaval" op.9 (1835)
    Liên khúc "Carnaval" bao gồm 21 khúc nhạc, được xây dựng trên cơ sở biến tấu từ một chủ đề không hoàn thiện là 4 chữ cái A - E - C - H, được biến thành âm nhạc qua 4 nốt La - Mi - Đô - Xi. Dựa trên 4 chữ cái này, nhạc sĩ đã tạo nên các khúc nhạc đa dạng về hình tượng nhưng lại có mối liên quan về âm điệu xuyên suốt toàn tác phẩm. Có thể nói, "Carnaval" là một tác phẩm đầy sáng tạo cả về hình thức lẫn nội dung.
    Được Fleur-de-Lys sửa chữa / chuyển vào 02:49 ngày 12/05/2005
  5. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Rôbe Suman (Robert Schumann) sinh ngày 8-6-1810 ở thành phố Xvican thuộc tiểu vương Xăcxôni. Say mê âm nhạc từ nhỏ và được sự khuyến khích của cha, tài năng nghệ thuật của Suman đã sớm được bộc lộ không những trong lĩnh vực sáng tác âm nhạc mà cả về nghệ thuật biểu diễn piano, năng khiếu sáng tác thơ, kịch. Cả cuộc đời, Suman là nhà hoạt động xã hội nhiệt tình, nhà phê bình sắc bén của âm nhạc và văn học. Trên hết, tên tuổi của ông đã đi vào lịch sử âm nhạc như một nhà cách tân táo bạo đã khẳng định những khuynh hướng thẩm mỹ tiến bộ đương thời.
    Ông mất ngày 29-7-1856 ở Đuyxelđo.
    Những sáng tác âm nhạc của Suman bao gồm rất nhiều thể loại: giao hưởng, thanh nhạc, uvectuya (ouverture- khúc mở màn), côngxectô, xônat... cho nhiều loại nhạc cụ khác nhau. Qua những tác phẩm đó, ông đã thể hiện được tính thời đại biểu hiện ở những mâu thuẫn về sắc thái, tính trữ tình nổi loạn cũng như phản ánh thế giới nội tâm phong phú. Nhưng chính những tác phẩm sáng tác cho đàn phím mới thể hiện khuynh hướng tiến bộ trong tư tưởng của Suman một cách đầy đủ nhất và sâu sắc nhất, tiêu biểu là các tác phẩm: "Những con ****" op.2 (1831); "Kraixleriana" op.19 (1838); "Noveletti" op.21 (1838), và "Carnaval" op.9 (1835)
    Liên khúc "Carnaval" bao gồm 21 khúc nhạc, được xây dựng trên cơ sở biến tấu từ một chủ đề không hoàn thiện là 4 chữ cái A - E - C - H, được biến thành âm nhạc qua 4 nốt La - Mi - Đô - Xi. Dựa trên 4 chữ cái này, nhạc sĩ đã tạo nên các khúc nhạc đa dạng về hình tượng nhưng lại có mối liên quan về âm điệu xuyên suốt toàn tác phẩm. Có thể nói, "Carnaval" là một tác phẩm đầy sáng tạo cả về hình thức lẫn nội dung.
    Được Fleur-de-Lys sửa chữa / chuyển vào 02:49 ngày 12/05/2005
  6. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Nội dung chính của "Carnaval" phản ánh những tư tưởng tiến bộ chống bảo thủ của Hội Đavixbun. Xen kẽ giữa các chân dung chứa đựng nét điển hình của các nhân vật là những cảnh thơ mộng trữ tình được diễn tả thật sinh động.
    Có thể nhận thấy, tác phẩm chứa đựng hai mảng nội dung hình tượng chính:
    1.: Các khúc nhạc mang tính chân dung
    Những hình ảnh diễn tả khác nhau của 8 chân dung nhân vật - những mặt nạ giả trang truyền thống và các chân dung của hội viên Hội Đavixbun, đều được khắc hoạ sinh động những nét điển hình của nhân vật. Chúng ta thường gặp lối so sánh đối chiếu giữa hai chân dung có tính tương phản rõ nét được đặt cạnh nhau, như số 2 ''''''''''''''''Pierrot" và số 3 "Arle Quin''''''''''''''''; số 5 "Eusebius" và số 6 "Florestan". Ngoài ra, mỗi chân dung đều thể hiện đặc điểm riêng và mang đậm màu sắc tư duy nhân vật một cách tinh tế, như số 12 "Chopin", số 13 "Estrella", số 16 "Paganini".
    Trong ngày hội giả trang thường không thể thiếu các mặt nạ truyền thống của những nhân vật trào phúng: Những chú hề. Hình ảnh hai vai hề quen thuộc Pierrot và Arlequin xuất hiện, với nét tương phản sâu sắc:
    Số 2 "Pierrot" là hình ảnh vai hề kịch câm, một nhân vật luôn giữ im lặng nhưng lại thể hiện bằng cử chỉ, điệu bộ sự hài hước và châm biếm sâu sắc:
    http://classical.iphim.net/Schumann%20-%20Carnaval%20Op.9%20&%20Faschingsschwank%20aus%20Wien%20Op.26/Track2.mp3
    Trái ngược với "Pierrot" là "Arlequin" (số 3), tên hề vui nhộn áo quần sặc sỡ với chiếc mũi đỏ kỳ quái, gây cười một cách bộc trực:
    http://classical.iphim.net/Schumann%20-%20Carnaval%20Op.9%20&%20Faschingsschwank%20aus%20Wien%20Op.26/Track3.mp3
    Trong hai khúc số 5 "Eusebius" và số 6 "Florestan" là hình ảnh những nhân vật cùng tên trong tiểu thuyết "Những năm lêu lổng" của J.Paul (tui chưa đọc truyện này [:D ]). Đó cũng là hai trong số các bút danh của Suman khi viết báo. Vì vậy, có thể nói hai nhân vật này chính là sự mô tả bản thân tác giả - một hội viên Đavixbun - ở hai khía cạnh tính cách khác nhau:
    Số 5 "Eusebius'''''''''''''''' có tính trữ tình êm dịu, thể hiện sợ mơ mộng dịu dàng trong tâm hồn Suman:
    http://classical.iphim.net/Schumann%20-%20Carnaval%20Op.9%20&%20Faschingsschwank%20aus%20Wien%20Op.26/Track5.mp3
    Số 6 "Florestan" lại mô tả một khía cạnh đối lập: nhiệt tình rực lửa nổi loạn trong tâm hồn tác giả:
    http://classical.iphim.net/Schumann%20-%20Carnaval%20Op.9%20&%20Faschingsschwank%20aus%20Wien%20Op.26/Track6.mp3
    Một số chân dung các nhạc sĩ lãng mạn đương thời, mà nghệ thuật của họ được Suman khâm phục, cũng xuất hiện trong tác phẩm này. Suman đã sử dụng những đặc điểm tiêu biểu trong phong cách sáng tác hoặc biểu diễn của họ để xây dựng chân dung bằng giai điệu âm nhạc.
    Trong khúc 12 "Chopin" , chúng ta bắt gặp phong cách Nocturne quen thuộc ở các tác phẩm cùng thể loại của Chopin: tính chất trữ tình trong sáng với nét giai điệu liền bậc trải rộng:
    http://classical.iphim.net/Schumann%20-%20Carnaval%20Op.9%20&%20Faschingsschwank%20aus%20Wien%20Op.26/Track12.mp3
    Lòng hâm mộ tài năng biểu diễn violon của "Paganini" - số 17, được thể hiện ở sự mô phỏng lối búng dây - một kỹ thuật diễn tấu độc đáo của violon - bằng thủ pháp staccato kết hợp nhảy quãng xa do 2 bè piano diễn tấu:
    http://classical.iphim.net/Schumann%20-%20Carnaval%20Op.9%20&%20Faschingsschwank%20aus%20Wien%20Op.26/Track18.mp3
    Trong một số chân dung hội viên Đavixbun, như "Clara" số 11, thể hiện tính trữ tình nồng cháy trong từng đường nét giai điệu, liên quan tới tình yêu của Suman với Clara (con gái thầy học, sau trở thành Clara Schumann )
    http://classical.iphim.net/Schumann%20-%20Carnaval%20Op.9%20&%20Faschingsschwank%20aus%20Wien%20Op.26/Track11.mp3
    Số 13 "Estrella" biểu hiện nét kịch tính, day dứt trong cuộc đấu tranh về tư tưởng:
    http://classical.iphim.net/Schumann%20-%20Carnaval%20Op.9%20&%20Faschingsschwank%20aus%20Wien%20Op.26/Track13.mp3
    Được kankuli sửa chữa / chuyển vào 08:19 ngày 22/10/2005
  7. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Nội dung chính của "Carnaval" phản ánh những tư tưởng tiến bộ chống bảo thủ của Hội Đavixbun. Xen kẽ giữa các chân dung chứa đựng nét điển hình của các nhân vật là những cảnh thơ mộng trữ tình được diễn tả thật sinh động.
    Có thể nhận thấy, tác phẩm chứa đựng hai mảng nội dung hình tượng chính:
    1.: Các khúc nhạc mang tính chân dung
    Những hình ảnh diễn tả khác nhau của 8 chân dung nhân vật - những mặt nạ giả trang truyền thống và các chân dung của hội viên Hội Đavixbun, đều được khắc hoạ sinh động những nét điển hình của nhân vật. Chúng ta thường gặp lối so sánh đối chiếu giữa hai chân dung có tính tương phản rõ nét được đặt cạnh nhau, như số 2 ''''''''Pierrot" và số 3 "Arle Quin''''''''; số 5 "Eusebius" và số 6 "Florestan". Ngoài ra, mỗi chân dung đều thể hiện đặc điểm riêng và mang đậm màu sắc tư duy nhân vật một cách tinh tế, như số 12 "Chopin", số 13 "Estrella", số 16 "Paganini".
    Trong ngày hội giả trang thường không thể thiếu các mặt nạ truyền thống của những nhân vật trào phúng: Những chú hề. Hình ảnh hai vai hề quen thuộc Pierrot và Arlequin xuất hiện, với nét tương phản sâu sắc:
    Số 2 "Pierrot" là hình ảnh vai hề kịch câm, một nhân vật luôn giữ im lặng nhưng lại thể hiện bằng cử chỉ, điệu bộ sự hài hước và châm biếm sâu sắc:
    http://www.classicalvn.org/NCD/Schumann_Carnaval/Track2.mp3
    Trái ngược với "Pierrot" là "Arlequin" (số 3), tên hề vui nhộn áo quần sặc sỡ với chiếc mũi đỏ kỳ quái, gây cười một cách bộc trực:
    http://www.classicalvn.org/NCD/Schumann_Carnaval/Track3.mp3
    Trong hai khúc số 5 "Eusebius" và số 6 "Florestan" là hình ảnh những nhân vật cùng tên trong tiểu thuyết "Những năm lêu lổng" của J.Paul (tui chưa đọc truyện này [:D ]). Đó cũng là hai trong số các bút danh của Suman khi viết báo. Vì vậy, có thể nói hai nhân vật này chính là sự mô tả bản thân tác giả - một hội viên Đavixbun - ở hai khía cạnh tính cách khác nhau:
    Số 5 "Eusebius'''''''' có tính trữ tình êm dịu, thể hiện sợ mơ mộng dịu dàng trong tâm hồn Suman:
    http://www.classicalvn.org/NCD/Schumann_Carnaval/Track5.mp3
    Số 6 "Florestan" lại mô tả một khía cạnh đối lập: nhiệt tình rực lửa nổi loạn trong tâm hồn tác giả:
    http://www.classicalvn.org/NCD/Schumann_Carnaval/Track6.mp3
    Một số chân dung các nhạc sĩ lãng mạn đương thời, mà nghệ thuật của họ được Suman khâm phục, cũng xuất hiện trong tác phẩm này. Suman đã sử dụng những đặc điểm tiêu biểu trong phong cách sáng tác hoặc biểu diễn của họ để xây dựng chân dung bằng giai điệu âm nhạc.
    Trong khúc 12 "Chopin" , chúng ta bắt gặp phong cách Nocturne quen thuộc ở các tác phẩm cùng thể loại của Chopin: tính chất trữ tình trong sáng với nét giai điệu liền bậc trải rộng:
    http://www.classicalvn.org/NCD/Schumann_Carnaval/Track12.mp3
    Lòng hâm mộ tài năng biểu diễn violon của "Paganini" - số 17, được thể hiện ở sự mô phỏng lối búng dây - một kỹ thuật diễn tấu độc đáo của violon - bằng thủ pháp staccato kết hợp nhảy quãng xa do 2 bè piano diễn tấu:
    http://www.classicalvn.org/NCD/Schumann_Carnaval/Track17.mp3
    Trong một số chân dung hội viên Đavixbun, như "Clara" số 11, thể hiện tính trữ tình nồng cháy trong từng đường nét giai điệu, liên quan tới tình yêu của Suman với Clara (con gái thầy học, sau trở thành Clara Schumann )
    http://www.classicalvn.org/NCD/Schumann_Carnaval/Track11.mp3
    Số 13 "Estrella" biểu hiện nét kịch tính, day dứt trong cuộc đấu tranh về tư tưởng:
    http://www.classicalvn.org/NCD/Schumann_Carnaval/Track13.mp3
    Được Fleur-de-Lys sửa chữa / chuyển vào 06:26 ngày 12/05/2005
  8. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    2. Các cảnh nền của Hội giả trang:
    Nếu những khúc nhạc mang tính chân dung đã khắc hoạ sâu sắc nét điển hình của nhân vật, thì các khúc nhạc nền tả cảnh đã thể hiện thật sinh động về khung cảnh ngày hội. 13 khúc nhạc nền thể hiện những nội dung sau:
    a.- Các khúc nhạc tả không gian, cảnh vật:
    Trong những bức tranh tả cảnh, tính tiêu đề và hình ảnh diễn tả rõ nét thông qua các thủ pháp tạo hình cho giai điệu.
    Mở đầu cho tác phẩm là số 1 "Preambule" , vang lên chủ đề với âm hưởng mạnh mẽ sáng chói, mô phỏng tiếng kèn đồng kêu gọi mọi người tập hợp chung vui trong ngày hội:
    http://classical.iphim.net/Schumann%20-%20Carnaval%20Op.9%20&%20Faschingsschwank%20aus%20Wien%20Op.26/Track1.mp3
    Một vài khúc nhạc diễn tả những hoạt động vui chơi, như số 4 "Valse Noble - điệu Valse quý phái"; số 7 "Coquette - điệu bộ'''', số 8 "Réplique - Sphinxes - Đối đáp" và số 19 "Promenade - Dạo chơi". :
    Số 4: http://classical.iphim.net/Schumann%20-%20Carnaval%20Op.9%20&%20Faschingsschwank%20aus%20Wien%20Op.26/Track4.mp3
    Số 7: http://classical.iphim.net/Schumann%20-%20Carnaval%20Op.9%20&%20Faschingsschwank%20aus%20Wien%20Op.26/Track7.mp3
    Số 8: http://classical.iphim.net/Schumann%20-%20Carnaval%20Op.9%20&%20Faschingsschwank%20aus%20Wien%20Op.26/Track8.mp3
    Số 19: http://www.classicalvn.org/NCD/Schumann_Carnaval/Track19.mp3
    Các thủ pháp tạo hình thể hiện rõ nét nhất trong số 9 "Papillons - Những con ****" và số 10 "Lettres Dansantes - Những chữ cái nhảy múa".
    Số 9: http://classical.iphim.net/Schumann%20-%20Carnaval%20Op.9%20&%20Faschingsschwank%20aus%20Wien%20Op.26/Track9.mp3
    Số 10: http://classical.iphim.net/Schumann%20-%20Carnaval%20Op.9%20&%20Faschingsschwank%20aus%20Wien%20Op.26/Track10.mp3
    b.Các khúc nhạc thể hiện tính chất triết lý suy tư trong thế giới nội tâm:
    Gồm 2 khúc số 14 "Reconnaissance - Lòng biết ơn'''' và số 17 "Aveu - Thú nhận". Tiêu đề và hình tượng diễn tả của 2 khúc nhạc này thể hiện những tình cảm khác nhau của con người bằng các thủ pháp tạo hình ảnh.
    Số 14: http://classical.iphim.net/Schumann%20-%20Carnaval%20Op.9%20&%20Faschingsschwank%20aus%20Wien%20Op.26/Track14.mp3
    Số 17: http://classical.iphim.net/Schumann%20-%20Carnaval%20Op.9%20&%20Faschingsschwank%20aus%20Wien%20Op.26/Track18.mp3
    .......
    Tác phẩm khép lại băng những nhịp điệu hùng tráng của khúc số 21 "Marche Des "Davidsbündler" Contre Les Philistins - Cuộc diễu hành của các hội viên Đavixbun" tượng trưng cho sự thắng lợi về quan điểm của các nghệ sĩ tiến bộ đối với bọn bảo thủ:
    Số 21: http://classical.iphim.net/Schumann%20-%20Carnaval%20Op.9%20&%20Faschingsschwank%20aus%20Wien%20Op.26/Track21.mp3
    "Carnaval - Hội giả trang" là một trong những tác phẩm thể hiện được những cách tân sáng tạo trong nội dung cũng như trong hình thức của tác phẩm. Nó chứa đựng và lột tả được những tư tưởng của thời kỳ, và là một tác phẩm tiêu biểu cho chủ nghĩa lãng mạn trong âm nhạc châu Âu.
    (Ai muốn download toàn bộ tác phẩm, xin mời vào đây:
    http://ttvnol.com/ncd/536278/trang-36.ttvn)

    Kỳ sau: Kankuli với tác phẩm "RITE OF SPRING"
    Được Fleur-de-Lys sửa chữa / chuyển vào 06:28 ngày 12/05/2005
    Được kankuli sửa chữa / chuyển vào 08:23 ngày 22/10/2005
  9. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    2. Các cảnh nền của Hội giả trang:
    Nếu những khúc nhạc mang tính chân dung đã khắc hoạ sâu sắc nét điển hình của nhân vật, thì các khúc nhạc nền tả cảnh đã thể hiện thật sinh động về khung cảnh ngày hội. 13 khúc nhạc nền thể hiện những nội dung sau:
    a.- Các khúc nhạc tả không gian, cảnh vật:
    Trong những bức tranh tả cảnh, tính tiêu đề và hình ảnh diễn tả rõ nét thông qua các thủ pháp tạo hình cho giai điệu.
    Mở đầu cho tác phẩm là số 1 "Preambule" , vang lên chủ đề với âm hưởng mạnh mẽ sáng chói, mô phỏng tiếng kèn đồng kêu gọi mọi người tập hợp chung vui trong ngày hội:
    http://www.classicalvn.org/NCD/Schumann_Carnaval/Track1.mp3
    Một vài khúc nhạc diễn tả những hoạt động vui chơi, như số 4 "Valse Noble - điệu Valse quý phái"; số 7 "Coquette - điệu bộ'''', số 8 "Réplique - Sphinxes - Đối đáp" và số 19 "Promenade - Dạo chơi". :
    Số 4: http://www.classicalvn.org/NCD/Schumann_Carnaval/Track4.mp3
    Số 7: http://www.classicalvn.org/NCD/Schumann_Carnaval/Track7.mp3
    Số 8: http://www.classicalvn.org/NCD/Schumann_Carnaval/Track8.mp3
    Số 19: http://www.classicalvn.org/NCD/Schumann_Carnaval/Track19.mp3
    Các thủ pháp tạo hình thể hiện rõ nét nhất trong số 9 "Papillons - Những con ****" và số 10 "Lettres Dansantes - Những chữ cái nhảy múa".
    Số 9: http://www.classicalvn.org/NCD/Schumann_Carnaval/Track9.mp3
    Số 10: http://www.classicalvn.org/NCD/Schumann_Carnaval/Track10.mp3
    b.Các khúc nhạc thể hiện tính chất triết lý suy tư trong thế giới nội tâm:
    Gồm 2 khúc số 14 "Reconnaissance - Lòng biết ơn'''''''''''''''' và số 17 "Aveu - Thú nhận". Tiêu đề và hình tượng diễn tả của 2 khúc nhạc này thể hiện những tình cảm khác nhau của con người bằng các thủ pháp tạo hình ảnh.
    Số 14: http://www.classicalvn.org/NCD/Schumann_Carnaval/Track14.mp3
    Số 17: http://www.classicalvn.org/NCD/Schumann_Carnaval/Track18.mp3
    .......
    Tác phẩm khép lại băng những nhịp điệu hùng tráng của khúc số 21 "Marche Des "Davidsbündler" Contre Les Philistins - Cuộc diễu hành của các hội viên Đavixbun" tượng trưng cho sự thắng lợi về quan điểm của các nghệ sĩ tiến bộ đối với bọn bảo thủ:
    Số 21: http://www.classicalvn.org/NCD/Schumann_Carnaval/Track21.mp3
    "Carnaval - Hội giả trang" là một trong những tác phẩm thể hiện được những cách tân sáng tạo trong nội dung cũng như trong hình thức của tác phẩm. Nó chứa đựng và lột tả được những tư tưởng của thời kỳ, và là một tác phẩm tiêu biểu cho chủ nghĩa lãng mạn trong âm nhạc châu Âu.
    (Ai muốn download toàn bộ tác phẩm, xin mời vào đây:
    http://ttvnol.com/ncd/496645/trang-17.ttvn )

    Kỳ sau: Kankuli với tác phẩm "RITE OF SPRING"
    Được Fleur-de-Lys sửa chữa / chuyển vào 06:28 ngày 12/05/2005
    nguyenthithuylinh thích bài này.
  10. goimuathubaydi

    goimuathubaydi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/08/2004
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    1
    La - Mib- Đô - Si : A SCH
    nguyenthithuylinh thích bài này.

Chia sẻ trang này