1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhạc Hay Trong Tuần: Giới thiệu Tác giả - Tác phẩm

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi Fleur-de-Lys, 12/05/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Download tác phẩm : Piano Concerto No.1 in B Flat Minor, op.23:
    Chương I: Allegro non troppo e molto maestoso - Allegro con spirito : http://www.classicalvn.org/NCD/Piano_Concerto_Nos_1_2_R_T/Track4.mp3
    Chương II: Andantino semplice - Prestissimo - Tempo :
    http://www.classicalvn.org/NCD/Piano_Concerto_Nos_1_2_R_T/Track5.mp3
    Chương III: Allegro con fuoco
    http://www.classicalvn.org/NCD/Piano_Concerto_Nos_1_2_R_T/Track6.mp3
    Được Fleur-de-Lys sửa chữa / chuyển vào 03:47 ngày 20/05/2005
  2. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    ...và chân dung tác giả
    Được Fleur-de-Lys sửa chữa / chuyển vào 03:38 ngày 20/05/2005
  3. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    ...và chân dung tác giả
    Được Fleur-de-Lys sửa chữa / chuyển vào 03:38 ngày 20/05/2005
  4. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Bạn cobeo đã tường thuật một cách khá đầy đủ về tiểu sử nhà soạn nhạc Tchaikovsky. Tôi xin được làm nền cho bài viết của bạn bằng những thông tin bổ sung về những nhạc sĩ của nhóm "Hùng mạnh" hay còn gọi là "Nhóm Khoẻ" ở Nga
    "Nhóm Khoẻ", hay là nhóm 5 người, là tên gọi của nhóm nhạc sĩ "Trường phái âm nhạc Nga mới" nửa cuối thế kỷ XIX, bao gồm các nhạc sĩ nổi tiếng: Balakirep (1836-1910), Xêda Kiu (1835-1918), Bôrôđin (1833-1887) Rimxki Koocxakov (1844-1908) và đặc biệt là Muxoocxki (1839-1881). Làm nhiều nghề khác nhau, sống ở nhiều nơi trên đất Nga, họ đã tập hợp ở Petecbua dưới sự lãnh đạo của Balakirep, do đó còn gọi là nhóm Balakirep (tên gọi "Nhóm Khoẻ" là do nhà Lý luận Nga Statov đặt cho). Nhờ sự nỗ lực tự học và sáng tạo, chẳng bao lâu họ đã xây dựng được một trường phái âm nhạc nổi tiếng trong Lịch sử âm nhạc Thế giới, có ảnh hưởng lớn không những đối với nền âm nhạc Nga và Xô viết, mà cả nền âm nhạc Pháp và các dân tộc khác, đặc biệt là trường phái Ấn tượng.
    "Nhóm Khoẻ" được hình thành vào giữa những năm 50 và 60 của thế kỷ XIX, đó là thời kỳ phát triển nhảy vọt của nền nghệ thuật Nga nói chung và âm nhạc Nga nói riêng, do kết quả của những biến động lịch sử quan trọng trong đời sống xã hội Nga. Chế độ chính trị ********* của Nga hoàng, sự phát triển của Chủ nghĩa tư bản song song tồn tại với chế độ nông nô đã làm cho đời sống của nhân dân Nga, nhất là nông dân Nga càng thêm tăm tối và nặng nề. Mọi tầng lớp nhân dân Nga đều bất mãn với chế độ Nga hoàng, và phong trào đấu tranh giải phóng nông nô càng phát triển không ngừng. Hoảng sợ trước tình thế cách mạng có thể xảy ra, năm 1861 Nga hoàng đã ra sắc lệnh xoá bỏ chế độ nông nô, nhưng đời sống của người dân Nga vẫn không khá hơn là bao. Tuy nhiên, xã hội Nga lúc này cũng có những chuyển biến lớn về mọi mặt, trong đó việc dân chủ hoá mọi sinh hoạt xã hội là một bước tiến mới. Trong cuộc đấu tranh này, các tầng lớp trí thức dân chủ bình dân đã giữ vai trò chủ đạo trong đời sống xã hội, trong đó có sự tham gia của những lực lượng nghệ sĩ ưu tú nhất, như nhóm hoạ sĩ "triển lãm tranh lưu động", nhóm các nhà văn tiến bộ tập hợp xung quanh tờ báo "Người thời đại" và nhóm nhạc sĩ 5 người của Balakhirep...
    "Nhóm Khoẻ" cộng tác với nhau trên cơ sở cùng một chí hướng, nhằm tập hợp các lực lượng của mình để đấu tranh cho những tư tưởng tiến bộ và những nguyên tắc nghệ thuật dân chủ. Do chịu ảnh hương những quan điểm thẩm mỹ của các nhà cách mạng dân tuý, các nhạc sĩ "Nhóm Khoẻ" đã đề cao tính hiện thực và tính nhân dân trong sáng tác của mình. "Nội dung của nghệ thuật là cuộc sống", đó là khẩu hiệu quán triệt đường lối nghệ thuật của họ. Chủ đề tổ quốc và chủ đề nhân dân là chủ đề quán xuyến của Nhóm. Nhân vật trung tâm trong các sáng tác của họ là người nông dân lao động, do đó, các nhạc sĩ trong "Nhóm Khoẻ" đã dựa trên âm nhạc dân gian, nhất là âm nhạc dân gian nông thôn làm cơ sở để sáng tác.
    Ngoài việc sáng tác, các thành viên trong "Nhóm Khoẻ" còn tích cực hoạt động trong lĩnh vực báo chí. Cùng với các nhà Lý luận âm nhạc Statov và Serov, họ là những nhà tuyên truyền rất tích cực cho những tư tưởng tiên tiến và những quan điểm nghệ thuật dân chủ. Họ đấu tranh cho sự phát triển nền âm nhạc dân tộc Nga, nhưng trong công tác lý luận, họ cũng mắc phải một quan điểm sai lầm, là không đánh giá đúng mức nền âm nhạc chuyên nghiệp kinh điển bác học. Về sau, họ đã khắc phục được những quan điểm sai lầm đó vào những năm 70 của thế kỷ. Rimxki Koocxakov đã trở thành Giáo sư của Nhạc viện Petecbua.
    "Nhóm Khoẻ" còn có công trong việc tuyên truyền giáo dục âm nhạc phổ cập trong quần chúng, như mở trường âm nhạc không lấy học phí nhằm trau dồi kiến thức cơ bản và thực hành cho những người yêu nhạc trong lĩnh vực ca hát, đồng thời tổ chức các buổi biểu diễn để tuyên truyền cho các nhạc sĩ Nga và giới thiệu các nhạc sĩ nước ngoài, đặc biệt là Berlioz, Schumann, và Liszt.
  5. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Bạn cobeo đã tường thuật một cách khá đầy đủ về tiểu sử nhà soạn nhạc Tchaikovsky. Tôi xin được làm nền cho bài viết của bạn bằng những thông tin bổ sung về những nhạc sĩ của nhóm "Hùng mạnh" hay còn gọi là "Nhóm Khoẻ" ở Nga
    "Nhóm Khoẻ", hay là nhóm 5 người, là tên gọi của nhóm nhạc sĩ "Trường phái âm nhạc Nga mới" nửa cuối thế kỷ XIX, bao gồm các nhạc sĩ nổi tiếng: Balakirep (1836-1910), Xêda Kiu (1835-1918), Bôrôđin (1833-1887) Rimxki Koocxakov (1844-1908) và đặc biệt là Muxoocxki (1839-1881). Làm nhiều nghề khác nhau, sống ở nhiều nơi trên đất Nga, họ đã tập hợp ở Petecbua dưới sự lãnh đạo của Balakirep, do đó còn gọi là nhóm Balakirep (tên gọi "Nhóm Khoẻ" là do nhà Lý luận Nga Statov đặt cho). Nhờ sự nỗ lực tự học và sáng tạo, chẳng bao lâu họ đã xây dựng được một trường phái âm nhạc nổi tiếng trong Lịch sử âm nhạc Thế giới, có ảnh hưởng lớn không những đối với nền âm nhạc Nga và Xô viết, mà cả nền âm nhạc Pháp và các dân tộc khác, đặc biệt là trường phái Ấn tượng.
    "Nhóm Khoẻ" được hình thành vào giữa những năm 50 và 60 của thế kỷ XIX, đó là thời kỳ phát triển nhảy vọt của nền nghệ thuật Nga nói chung và âm nhạc Nga nói riêng, do kết quả của những biến động lịch sử quan trọng trong đời sống xã hội Nga. Chế độ chính trị ********* của Nga hoàng, sự phát triển của Chủ nghĩa tư bản song song tồn tại với chế độ nông nô đã làm cho đời sống của nhân dân Nga, nhất là nông dân Nga càng thêm tăm tối và nặng nề. Mọi tầng lớp nhân dân Nga đều bất mãn với chế độ Nga hoàng, và phong trào đấu tranh giải phóng nông nô càng phát triển không ngừng. Hoảng sợ trước tình thế cách mạng có thể xảy ra, năm 1861 Nga hoàng đã ra sắc lệnh xoá bỏ chế độ nông nô, nhưng đời sống của người dân Nga vẫn không khá hơn là bao. Tuy nhiên, xã hội Nga lúc này cũng có những chuyển biến lớn về mọi mặt, trong đó việc dân chủ hoá mọi sinh hoạt xã hội là một bước tiến mới. Trong cuộc đấu tranh này, các tầng lớp trí thức dân chủ bình dân đã giữ vai trò chủ đạo trong đời sống xã hội, trong đó có sự tham gia của những lực lượng nghệ sĩ ưu tú nhất, như nhóm hoạ sĩ "triển lãm tranh lưu động", nhóm các nhà văn tiến bộ tập hợp xung quanh tờ báo "Người thời đại" và nhóm nhạc sĩ 5 người của Balakhirep...
    "Nhóm Khoẻ" cộng tác với nhau trên cơ sở cùng một chí hướng, nhằm tập hợp các lực lượng của mình để đấu tranh cho những tư tưởng tiến bộ và những nguyên tắc nghệ thuật dân chủ. Do chịu ảnh hương những quan điểm thẩm mỹ của các nhà cách mạng dân tuý, các nhạc sĩ "Nhóm Khoẻ" đã đề cao tính hiện thực và tính nhân dân trong sáng tác của mình. "Nội dung của nghệ thuật là cuộc sống", đó là khẩu hiệu quán triệt đường lối nghệ thuật của họ. Chủ đề tổ quốc và chủ đề nhân dân là chủ đề quán xuyến của Nhóm. Nhân vật trung tâm trong các sáng tác của họ là người nông dân lao động, do đó, các nhạc sĩ trong "Nhóm Khoẻ" đã dựa trên âm nhạc dân gian, nhất là âm nhạc dân gian nông thôn làm cơ sở để sáng tác.
    Ngoài việc sáng tác, các thành viên trong "Nhóm Khoẻ" còn tích cực hoạt động trong lĩnh vực báo chí. Cùng với các nhà Lý luận âm nhạc Statov và Serov, họ là những nhà tuyên truyền rất tích cực cho những tư tưởng tiên tiến và những quan điểm nghệ thuật dân chủ. Họ đấu tranh cho sự phát triển nền âm nhạc dân tộc Nga, nhưng trong công tác lý luận, họ cũng mắc phải một quan điểm sai lầm, là không đánh giá đúng mức nền âm nhạc chuyên nghiệp kinh điển bác học. Về sau, họ đã khắc phục được những quan điểm sai lầm đó vào những năm 70 của thế kỷ. Rimxki Koocxakov đã trở thành Giáo sư của Nhạc viện Petecbua.
    "Nhóm Khoẻ" còn có công trong việc tuyên truyền giáo dục âm nhạc phổ cập trong quần chúng, như mở trường âm nhạc không lấy học phí nhằm trau dồi kiến thức cơ bản và thực hành cho những người yêu nhạc trong lĩnh vực ca hát, đồng thời tổ chức các buổi biểu diễn để tuyên truyền cho các nhạc sĩ Nga và giới thiệu các nhạc sĩ nước ngoài, đặc biệt là Berlioz, Schumann, và Liszt.
  6. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Xin bổ sung là Nhóm khỏe (The Mighty Handful/Moguchaya Kuchka / oогf?ая sf?ка bằng tiếng Nga và hay được biết dưới các văn bản tiếng Anh là The Five), có các tên thành viên như sau: cho bạn đọc dễ theo dõi và tìm hiểu là Mily Balakirev, César Cui, Alexander Borodin, Modest Mussorgsky and Nikolai Rimsky-Korsakov (viết tên tiếng Việt thế kia khó lần lắm)
    Có một nhóm khác tên là Les Six (tên được lấy từ chữ The Five) gồm các nhạc sĩ người Pháp, gồm 6 nhạc sĩ trẻ liên minh chống lại với các nhạc sĩ thuộc trường phái Ấn tượng Pháp như Debussy và Ravel và cuối thời kỳ lãng mạn như Wagner và Richard Strauss. Các nhạc sĩ này là: Arthur Honegger, Darius Milhaud, Francis Poulenc, Georges Auric (1899?"1983), Louis Durey (1888?"1979), and Germaine Tailleferre (1892?"1983), phong cách nhạc của họ gần với nhạc Jazz, đại khái là không nổi tiếng lắm, chỉ cần biết qua là được
  7. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Xin bổ sung là Nhóm khỏe (The Mighty Handful/Moguchaya Kuchka / oогf?ая sf?ка bằng tiếng Nga và hay được biết dưới các văn bản tiếng Anh là The Five), có các tên thành viên như sau: cho bạn đọc dễ theo dõi và tìm hiểu là Mily Balakirev, César Cui, Alexander Borodin, Modest Mussorgsky and Nikolai Rimsky-Korsakov (viết tên tiếng Việt thế kia khó lần lắm)
    Có một nhóm khác tên là Les Six (tên được lấy từ chữ The Five) gồm các nhạc sĩ người Pháp, gồm 6 nhạc sĩ trẻ liên minh chống lại với các nhạc sĩ thuộc trường phái Ấn tượng Pháp như Debussy và Ravel và cuối thời kỳ lãng mạn như Wagner và Richard Strauss. Các nhạc sĩ này là: Arthur Honegger, Darius Milhaud, Francis Poulenc, Georges Auric (1899?"1983), Louis Durey (1888?"1979), and Germaine Tailleferre (1892?"1983), phong cách nhạc của họ gần với nhạc Jazz, đại khái là không nổi tiếng lắm, chỉ cần biết qua là được
  8. goimuathubaydi

    goimuathubaydi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/08/2004
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    1

    Hưởng ứng sự nhăn nhó của Fleur-de-Lys vừa đẹp gái lại vui tính, mình type 1 chút bí mật về 9 Études tableaux - Opus 39 Rachmaninov , hi vọng bạn thấy thú vị.(cái này là chị họ mình kể lại)
    9 etudes này viết theo hình thức sonate.
    Bài 1 : Đô thứ
    2 : La thứ
    3 : Fa thăng thứ
    4 : Si thứ
    5 : Mi giáng thứ
    6 : La thứ
    7 : Đô thứ
    8 : Rê thứ
    9 :RÊ Trưởng
    - Bài 1 , bài 2 là Chủ đề 1
    - Bài 3, 4 : Chủ đề 2
    - Bài 5 : Phần phát triển
    - Bài 6,7 : tái hiện soi gương
    - Bài 8, 9 là Coda
    Rachmaninov hay viết kiểu hình thức sonate không có tái hiện chủ đề 2 .Giao hưởng nhảy múa chương 1 cũng là hình thức này.
    Phần coda (8, 9 ) mang nội dung về nhà thờ.
    Bài 7 sử dụng gam của Musorgski.
    Bài 5 hình thức sonate cũng gần giống như 9 etudes ( Gói gọn trong 1 bài) Phần phát triển xuất hiện gam 1 cung đi xuống. ( Cái ác ,ma quỉ theo ngôn ngữ ÂN Nga Vd Chernomo trong Rusland & Liudmila , hay hồn ma Granfini xuất hiện trong Opera Bà đầm bích....)
  9. goimuathubaydi

    goimuathubaydi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/08/2004
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    1

    Hưởng ứng sự nhăn nhó của Fleur-de-Lys vừa đẹp gái lại vui tính, mình type 1 chút bí mật về 9 Études tableaux - Opus 39 Rachmaninov , hi vọng bạn thấy thú vị.(cái này là chị họ mình kể lại)
    9 etudes này viết theo hình thức sonate.
    Bài 1 : Đô thứ
    2 : La thứ
    3 : Fa thăng thứ
    4 : Si thứ
    5 : Mi giáng thứ
    6 : La thứ
    7 : Đô thứ
    8 : Rê thứ
    9 :RÊ Trưởng
    - Bài 1 , bài 2 là Chủ đề 1
    - Bài 3, 4 : Chủ đề 2
    - Bài 5 : Phần phát triển
    - Bài 6,7 : tái hiện soi gương
    - Bài 8, 9 là Coda
    Rachmaninov hay viết kiểu hình thức sonate không có tái hiện chủ đề 2 .Giao hưởng nhảy múa chương 1 cũng là hình thức này.
    Phần coda (8, 9 ) mang nội dung về nhà thờ.
    Bài 7 sử dụng gam của Musorgski.
    Bài 5 hình thức sonate cũng gần giống như 9 etudes ( Gói gọn trong 1 bài) Phần phát triển xuất hiện gam 1 cung đi xuống. ( Cái ác ,ma quỉ theo ngôn ngữ ÂN Nga Vd Chernomo trong Rusland & Liudmila , hay hồn ma Granfini xuất hiện trong Opera Bà đầm bích....)
  10. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    CONCERTO "MÙA XUÂN" - Antonio Vivaldi
    Vài nét về Âm nhạc Phục hưng
    Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền văn hoá, khoa học nghệ thuật và văn học, âm nhạc Phục hưng đã bắt đầu những bước non trẻ từ thế kỷ XIV và chỉ đạt tới những thành tựu xuất sắc vào thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII. Bên cạnh nền âm nhạc tôn giáo được coi là chủ yếu của thời kỳ trước, đến thời Phục hưng, âm nhạc dân gian và âm nhạc thế tục đã có được vị trí riêng của mình, nhưng vẫn phải dựa vào cơ sở của âm nhạc tôn giáo với những hình thức, thủ pháp vốn đã rất quen thuộc với quần chúng nhân dân để thể hiện những nội dung mới.
    Do vậy, nền âm nhạc phục hưng đã tiếp thu có chọn lọc các thành quả tiến bộ của thời trước để phát huy, sáng tạo. Ở thời kỳ này đã có hầu hết các thể loại âm nhạc, nổi bật là kịch múa, nhạc cho đàn clavecin ở Pháp, nhạc kịch, nhạc đàn ở Ý. Đã có các phong cách phức điệu nghiêm khắc và tự do; các thủ pháp hoà âm như chuyển điệu và ly điệu; các điệu thức trưởng, thứ, nguyên, hoá; các tiết tấu đơn, phức... Sự xuất hiện của nhiều nhạc sĩ xuất chúng đã tạo nên những cơ sở cho mọi nhân tố âm nhạc để các thời đại sau và cả cho tới ngày nay còn phải học hỏi, nghiên cứu và sử dụng.
    Âm nhạc Ý thời Phục hưng phát triển rất mạnh mẽ, với sự xuất hiện của các trường phái nhạc kịch nổi tiếng như Floren (Florence), Rim, Maltui, Venise và Napoli. Trong nhạc đàn, người Ý cũng đã nhanh chóng tạo được bộ mặt độc lập, tạo nên những thành quả của riêng mình. Tiêu biểu là đàn Luth với Francesco thuộc trường phái Milan; đàn Organ với Gabrielli thuộc trường phái Venise và Landino của trường phái Florênc. Đặc biệt, nhạc cho đàn violon đã trở thành niềm kiêu hãnh của âm nhạc Phục hưng Ý, với các trường phái tiêu biểu như Bolon gồm những nhạc sĩ nổi tiếng Vitali, Corelli; trường phái Padui (?) với nhạc si Tactini... nhưng nghệ thuật sáng tác và biểu diễn nổi bật phải kể đến trường phái Venise. Bên cạnh đó, các tác phẩm của nhạc sĩ Scarlatti và Vivaldi tuy không dành riêng cho violon, phạm vi hoạt động của họ không bó khung trong nước Ý và họ cũng không lập nên trường phái, nhưng đã góp phần làm cho vườn hoa âm nhạc của nước mình thêm đa dạng về màu sắc, và gây được ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của âm nhạc châu Âu.
    Antonio Vivaldi sinh năm 1678 tại Venise. Không những là một nhạc sĩ tài năng trong sáng tác và chỉ huy, ông còn đóng góp nhiều thành quả làm phong phú và rạng rỡ cho nền âm nhạc Ý. Cả cuộc đời, ông đã từng đi khắp nơi trên đất nước mình và cả nước ngoài, được J.S. Bach đánh giá rất cao. Năm 1741 ông mất tại Vienna trong cảnh nghèo đói
    Vivaldi là người rất quan tâm đến nghệ thuật sử dụng dàn nhạc, ông không ngừng tìm kiếm, thể nghiệm hiệu quả dàn nhạc và khả năng tạo màu sắc của nó. Ông đã để lại một số lượng khổng lồ các tác phẩm, gồm 332 nhạc kịch, 23 cantate, 23 giao hưởng, 73 sonate cùng nhiều loại tác phẩm khác, nhưng thể loại ông yêu thích hơn cả là concerto. Phần lớn các concerto của Vivaldi viết cho một nhạc cụ nào đó (như Flûte, Hautbois, Fagotto, Cor, Violon, Mandoline...) độc tấu với dàn nhạc đệm.
    Trong khoảng 450 concerto của Vivaldi, có 28 bản là concerto có tiêu đề. Trong số này, các concerto cho violon và dàn nhạc dây mang tên "BỐN MÙA" giữ một vị trí quan trong đặc biệt. Tác phẩm gồm 4 concerto mang tên Xuân - Hạ - Thu - Đông. Mỗi concerto gồm 3 chương. Nhạc sĩ đã gắn cho mỗi concerto một bản Sonnet (một thể thơ cổ của Ý) phù hợp với từng đoạn trong mỗi bản nhạc, nội dung được miêu tả rất cụ thể bằng âm nhạc. Tác giả của những bản Sonnet này không thấy đề, có thể phỏng đoán là của chính Vivaldi. Các concerto này được viết tặng "Ngài Venceslav conte de Marzin" - ông hoàng Franz von Marzin, thuộc một gia đình quý tộc vùng Bome (Tiệp). Qua chuyện này, người ta biết Vivaldi đã cho biểu diễn các concerto "Bốn mùa" phục vụ Ngài Marzin với bản in các bài Sonnet kèm theo để người nghe nắm bắt sâu rộng hơn những hình tượng diễn tả. Bốn concerto trở thành những tác phẩm hay được biểu diễn nhất của ông.

Chia sẻ trang này