1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhạc Hay Trong Tuần: Giới thiệu Tác giả - Tác phẩm

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi Fleur-de-Lys, 12/05/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    CONCERTO "MÙA XUÂN" - Antonio Vivaldi
    Vài nét về Âm nhạc Phục hưng
    Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền văn hoá, khoa học nghệ thuật và văn học, âm nhạc Phục hưng đã bắt đầu những bước non trẻ từ thế kỷ XIV và chỉ đạt tới những thành tựu xuất sắc vào thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII. Bên cạnh nền âm nhạc tôn giáo được coi là chủ yếu của thời kỳ trước, đến thời Phục hưng, âm nhạc dân gian và âm nhạc thế tục đã có được vị trí riêng của mình, nhưng vẫn phải dựa vào cơ sở của âm nhạc tôn giáo với những hình thức, thủ pháp vốn đã rất quen thuộc với quần chúng nhân dân để thể hiện những nội dung mới.
    Do vậy, nền âm nhạc phục hưng đã tiếp thu có chọn lọc các thành quả tiến bộ của thời trước để phát huy, sáng tạo. Ở thời kỳ này đã có hầu hết các thể loại âm nhạc, nổi bật là kịch múa, nhạc cho đàn clavecin ở Pháp, nhạc kịch, nhạc đàn ở Ý. Đã có các phong cách phức điệu nghiêm khắc và tự do; các thủ pháp hoà âm như chuyển điệu và ly điệu; các điệu thức trưởng, thứ, nguyên, hoá; các tiết tấu đơn, phức... Sự xuất hiện của nhiều nhạc sĩ xuất chúng đã tạo nên những cơ sở cho mọi nhân tố âm nhạc để các thời đại sau và cả cho tới ngày nay còn phải học hỏi, nghiên cứu và sử dụng.
    Âm nhạc Ý thời Phục hưng phát triển rất mạnh mẽ, với sự xuất hiện của các trường phái nhạc kịch nổi tiếng như Floren (Florence), Rim, Maltui, Venise và Napoli. Trong nhạc đàn, người Ý cũng đã nhanh chóng tạo được bộ mặt độc lập, tạo nên những thành quả của riêng mình. Tiêu biểu là đàn Luth với Francesco thuộc trường phái Milan; đàn Organ với Gabrielli thuộc trường phái Venise và Landino của trường phái Florênc. Đặc biệt, nhạc cho đàn violon đã trở thành niềm kiêu hãnh của âm nhạc Phục hưng Ý, với các trường phái tiêu biểu như Bolon gồm những nhạc sĩ nổi tiếng Vitali, Corelli; trường phái Padui (?) với nhạc si Tactini... nhưng nghệ thuật sáng tác và biểu diễn nổi bật phải kể đến trường phái Venise. Bên cạnh đó, các tác phẩm của nhạc sĩ Scarlatti và Vivaldi tuy không dành riêng cho violon, phạm vi hoạt động của họ không bó khung trong nước Ý và họ cũng không lập nên trường phái, nhưng đã góp phần làm cho vườn hoa âm nhạc của nước mình thêm đa dạng về màu sắc, và gây được ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của âm nhạc châu Âu.
    Antonio Vivaldi sinh năm 1678 tại Venise. Không những là một nhạc sĩ tài năng trong sáng tác và chỉ huy, ông còn đóng góp nhiều thành quả làm phong phú và rạng rỡ cho nền âm nhạc Ý. Cả cuộc đời, ông đã từng đi khắp nơi trên đất nước mình và cả nước ngoài, được J.S. Bach đánh giá rất cao. Năm 1741 ông mất tại Vienna trong cảnh nghèo đói
    Vivaldi là người rất quan tâm đến nghệ thuật sử dụng dàn nhạc, ông không ngừng tìm kiếm, thể nghiệm hiệu quả dàn nhạc và khả năng tạo màu sắc của nó. Ông đã để lại một số lượng khổng lồ các tác phẩm, gồm 332 nhạc kịch, 23 cantate, 23 giao hưởng, 73 sonate cùng nhiều loại tác phẩm khác, nhưng thể loại ông yêu thích hơn cả là concerto. Phần lớn các concerto của Vivaldi viết cho một nhạc cụ nào đó (như Flûte, Hautbois, Fagotto, Cor, Violon, Mandoline...) độc tấu với dàn nhạc đệm.
    Trong khoảng 450 concerto của Vivaldi, có 28 bản là concerto có tiêu đề. Trong số này, các concerto cho violon và dàn nhạc dây mang tên "BỐN MÙA" giữ một vị trí quan trong đặc biệt. Tác phẩm gồm 4 concerto mang tên Xuân - Hạ - Thu - Đông. Mỗi concerto gồm 3 chương. Nhạc sĩ đã gắn cho mỗi concerto một bản Sonnet (một thể thơ cổ của Ý) phù hợp với từng đoạn trong mỗi bản nhạc, nội dung được miêu tả rất cụ thể bằng âm nhạc. Tác giả của những bản Sonnet này không thấy đề, có thể phỏng đoán là của chính Vivaldi. Các concerto này được viết tặng "Ngài Venceslav conte de Marzin" - ông hoàng Franz von Marzin, thuộc một gia đình quý tộc vùng Bome (Tiệp). Qua chuyện này, người ta biết Vivaldi đã cho biểu diễn các concerto "Bốn mùa" phục vụ Ngài Marzin với bản in các bài Sonnet kèm theo để người nghe nắm bắt sâu rộng hơn những hình tượng diễn tả. Bốn concerto trở thành những tác phẩm hay được biểu diễn nhất của ông.
  2. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Như chúng ta đã biết, Vivaldi sáng tác rất nhiều concerto. Ông đặc biệt yêu thích thể loại concerto có tiêu đề và đã viết 28 bản, trong số đó, nổi tiếng hơn cả là các concerto "BỐN MÙA", mỗi bản tượng trưng cho một mùa trong năm. Concerto "Mùa Xuân" là bản đầu tiên, nội dung sáng tác dựa trên bài Sonnet như sau: (bản dịch này do thầy giáo của tôi - thầy Đại Đồng, giảng viên Nhạc viện Hà Nội - dịch từ bản in bằng tiếng Đức)
    Mùa xuân đã đến trong niềm vui hội hè
    Bầy chim chào xuân với tiếng hát vui tươi
    Và những nguồn nước ngọt ngào chảy
    Trong hơi thở của làn gió thoảng.
    Đột nhiên, bầu trời sầm tối
    Với chớp giật, sấm rung, mùa xuân báo là mình đã tới
    Rồi tất cả trở lại im lặng, và bầy chim
    Lại bắt đầu tiếng hát thần diệu.
    Và sau đó, trên thảm cỏ thân yêu đầy hoa
    Bên tiếng rì rào êm dịu, dưới bóng cây
    Những chú cừu thiu ngủ bên bầy chó trung thành
    Góp thêm vào âm hưởng rộn rã của cảnh sắc đồng quê
    Các thiếu nữ cùng các chàng chăn cừu vui nhảy múa
    Trong rạng rỡ của Mùa Xuân
    Các quy tắc sáng tác của tác phẩm cũng là thông lệ viết concerto của Vivaldi: gồm 3 chương tương phản nhau: Allegro - Largo - Allegro.
    CHƯƠNG I - giọng Mi trưởng (E Major): - Allegro
    Hình tượng âm nhạc mà chương I mang lại như muốn diễn tả một bức tranh sinh động về vẻ đẹp rực rỡ của mùa xuân. Sự tận dụng kỹ xảo của nhạc cụ độc tấu violon kết hợp với lối diễn tấu độc đáo của dàn nhạc dây đã nâng cao tính hiệu quả của thể loại âm nhạc có tiêu đề.
    Cấu trúc chương I gồm 3 phần chính. Phần thứ nhất là sự trình bày chủ đề chính của chương nhạc, với hai nhân tố mang những nét tương phản nhỏ về sự hoán vị tiết tấu, phản gương, mô phỏng - (phải chăng đó chính là những manh nha của sự tương phản giữa hai chủ đề ở hình thức sonate cổ điển sau này???)
    Ở phần thứ hai, những đường nét giai điệu được trình bày ở phần trên bắt đầu được phát triển bằng sự thay đổi âm hình tiết tấu, chuyển điệu, ly điệu liên tiếp tạo sự bất ổn định ...đi lên cao trào, sau đó giảm dần cường độ và ổn định trở lại. Phần thứ 3 tái hiện tái hiện có thay đổi phần thứ nhất, có sử dụng phương thức mô phỏng.
    Trong chương này, tác giả đã sử dụng cả lối nhạc chủ điệu và phức điệu để phát triển chủ đề. Nó mang những đặc điểm của thể loại rondo thể hiện ở tính chất âm nhạc tươi vui, ở sự nhắc lại chủ đề nhiều lần. Chương I mang những nét khác biệt với concerto cổ điển, là không viết ở hình thức sonatê, tuy nhiên, với sự trần thuật những nhân tố âm nhạc tương phản, sự phát triển các nhân tố ấy và việc tái hiện lại các nhân tố ở điệu tính chính có thể coi là bước khởi đầu, là sự đặt nền móng cho thể sonate cổ điển sau này.
    CHƯƠNG I: http://www.classicalvn.org/haihap/The%20four%20Seasons%20-%20Karajan%20-%20Vienna%20Philharmonic/01.%20Concerto%20in%20E%20Op.%208%20No.%201%20Spring%20-%20Allegro.wma
    CHƯƠNG II - giọng Đô thăng thứ - Largo
    Ở các concerto, chương II thương có tốc độ chậm. Chương II của "Mùa xuân" cũng không nằm ngoài thông lệ đó. Nó mang những nét tương phản với chương I và chương III trước hết ở tốc độ chậm, sau đó mới đến màu sắc điệu tính.
    Hình tượng âm nhạc mà chương II thể hiện cũng cùng một mục đích như chương I và chương III - tả cảnh mùa xuân - nhưng tính chất âm nhạc của chương II không sôi nổi mà rất sâu lắng, da diết; một vẻ đẹp không rực rỡ mà dịu dàng kín đáo của Mùa Xuân.
    Chương II viết ở hình thức hai đoạn cổ, là hình thức rất phổ biến trong nhạc đàn thời Phục hưng. Đoạn thứ nhất có thể coi là chủ đề của chương nhạc vì nó trình bày những nhân tố tiết tấu và chất liệu âm nhạc chính.. Đoạn thứ hai là đoạn phát triển.
    Chương II được viết hoàn toàn ở lối nhạc chủ điệu, giai điệu chính hoàn toàn do bè violon solo diễn tấu, bè dầy trầm không thay đổi trong cả chương nhạc giữ hoà âm nền, còn lại bè dây cao làm nhiệm vụ tô điểm cho bè giai điệu như một khúc hát ngân nga trữ tình. Nếu ở chương I, âm nhạc thể hiện cảnh sắc thiên nhiên rực rỡ của Mùa xuân, thì chương II có thể coi là sự thể hiện tâm trạng trong sáng nồng hậu của con người trước thiên nhiên tươi đẹp.
    CHƯƠNG II: http://www.classicalvn.org/haihap/The%20four%20Seasons%20-%20Karajan%20-%20Vienna%20Philharmonic/02.%20Concerto%20in%20E%20Op.%208%20No.%201%20Spring%20-%20Largo%20e%20pianissimo.wma
    CHƯƠNG III - giọng Mi trưởng (E Major) - Allegro
    Vào thời Phục hưng, phong trào "Nghệ thuật mới" trong âm nhạc do nhà Lý luận Pháp nổi tiếng F.Vitry đề xướng được lan truyền và phát triển rộng rãi với những cải cách tiến bộ làm cho âm nhạc trở nên tinh tế và giàu sức diễn cảm hơn. Những người theo trường phái này "cấm đường chuyển động theo quãng 5 và quãng 8 song song, coi lối chuyển động đó gây nên sự trống rỗng nghèo nàn cho bản nhạc. Họ đề cao lối chuyển động quãng 3 song song các bè, vốn đã được dùng từ rất lâu trong âm nhạc dân gian cũng như âm nhạc chuyên nghiệp thế tục, vào những năm sau đó.
    Có lẽ Vivaldi cũng là một nhạc sĩ yêu thích phong trào "Nghệ thuật mới" vì trong các concerto nói chung và trong concerto "Mùa Xuân" nói riêng, chúng ta rất hay gặp lối chuyển động quãng 3 song song và cách khai thác chất liệu từ âm nhạc dân gian, nhất là ở chương III.
    Nhìn chung, chương III có những nét tương tự với chương I về điệu tính, tốc độ. Về cấu trúc cũng có thể chia làm 3 phần nhưng về chi tiết, chương III có nhiều khác biệt với chương I.
    CHƯƠNG III: http://www.classicalvn.org/haihap/The%20four%20Seasons%20-%20Karajan%20-%20Vienna%20Philharmonic/03.%20Concerto%20in%20E%20Op.%208%20No.%201%20Spring%20-%20Danza%20pastorale%20-%20Allegro.wma
    Concerto "Mùa xuân" của Vivaldi thiên về tính tạo hình rõ nét. Sự tận dụng kỹ xảo của nhạc cụ độc tấu và cách khai thác hiệu quả của dàn nhạc dây đã mang lại màu sắc âm thanh đẹp, đồng thời đảm bảo việc diễn tả hình tượng âm nhạc có tiêu đề.
    Về cấu trúc, chịu ảnh hưởng của âm nhạc thời Phục hưng, hình thức cấu trúc các chương còn chưa định hình rõ, trừ chương II thuộc thể 2 đoạn cổ. Các thủ pháp cấu thành âm nhac dựa trên những đặc điểm của âm nhạc chủ điệu pha trộn với âm nhạc phức điệu. Nhạc cụ độc tấu cũng không hoàn toàn giữ vai trò chủ yếu diễn tấu giai điệu chính, mà chỉ trần thuật một phần giai điệu, làm nhiệm vụ dẫn dắt các nhạc cụ khác thi đua cùng diễn tấu.

    Welcome
  3. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Như chúng ta đã biết, Vivaldi sáng tác rất nhiều concerto. Ông đặc biệt yêu thích thể loại concerto có tiêu đề và đã viết 28 bản, trong số đó, nổi tiếng hơn cả là các concerto "BỐN MÙA", mỗi bản tượng trưng cho một mùa trong năm. Concerto "Mùa Xuân" là bản đầu tiên, nội dung sáng tác dựa trên bài Sonnet như sau: (bản dịch này do thầy giáo của tôi - thầy Đại Đồng, giảng viên Nhạc viện Hà Nội - dịch từ bản in bằng tiếng Đức)
    Mùa xuân đã đến trong niềm vui hội hè
    Bầy chim chào xuân với tiếng hát vui tươi
    Và những nguồn nước ngọt ngào chảy
    Trong hơi thở của làn gió thoảng.
    Đột nhiên, bầu trời sầm tối
    Với chớp giật, sấm rung, mùa xuân báo là mình đã tới
    Rồi tất cả trở lại im lặng, và bầy chim
    Lại bắt đầu tiếng hát thần diệu.
    Và sau đó, trên thảm cỏ thân yêu đầy hoa
    Bên tiếng rì rào êm dịu, dưới bóng cây
    Những chú cừu thiu ngủ bên bầy chó trung thành
    Góp thêm vào âm hưởng rộn rã của cảnh sắc đồng quê
    Các thiếu nữ cùng các chàng chăn cừu vui nhảy múa
    Trong rạng rỡ của Mùa Xuân
    Các quy tắc sáng tác của tác phẩm cũng là thông lệ viết concerto của Vivaldi: gồm 3 chương tương phản nhau: Allegro - Largo - Allegro.
    CHƯƠNG I - giọng Mi trưởng (E Major): - Allegro
    Hình tượng âm nhạc mà chương I mang lại như muốn diễn tả một bức tranh sinh động về vẻ đẹp rực rỡ của mùa xuân. Sự tận dụng kỹ xảo của nhạc cụ độc tấu violon kết hợp với lối diễn tấu độc đáo của dàn nhạc dây đã nâng cao tính hiệu quả của thể loại âm nhạc có tiêu đề.
    Cấu trúc chương I gồm 3 phần chính. Phần thứ nhất là sự trình bày chủ đề chính của chương nhạc, với hai nhân tố mang những nét tương phản nhỏ về sự hoán vị tiết tấu, phản gương, mô phỏng - (phải chăng đó chính là những manh nha của sự tương phản giữa hai chủ đề ở hình thức sonate cổ điển sau này???)
    Ở phần thứ hai, những đường nét giai điệu được trình bày ở phần trên bắt đầu được phát triển bằng sự thay đổi âm hình tiết tấu, chuyển điệu, ly điệu liên tiếp tạo sự bất ổn định ...đi lên cao trào, sau đó giảm dần cường độ và ổn định trở lại. Phần thứ 3 tái hiện tái hiện có thay đổi phần thứ nhất, có sử dụng phương thức mô phỏng.
    Trong chương này, tác giả đã sử dụng cả lối nhạc chủ điệu và phức điệu để phát triển chủ đề. Nó mang những đặc điểm của thể loại rondo thể hiện ở tính chất âm nhạc tươi vui, ở sự nhắc lại chủ đề nhiều lần. Chương I mang những nét khác biệt với concerto cổ điển, là không viết ở hình thức sonatê, tuy nhiên, với sự trần thuật những nhân tố âm nhạc tương phản, sự phát triển các nhân tố ấy và việc tái hiện lại các nhân tố ở điệu tính chính có thể coi là bước khởi đầu, là sự đặt nền móng cho thể sonate cổ điển sau này.
    CHƯƠNG I: http://www.classicalvn.org/haihap/The%20four%20Seasons%20-%20Karajan%20-%20Vienna%20Philharmonic/01.%20Concerto%20in%20E%20Op.%208%20No.%201%20Spring%20-%20Allegro.wma
    CHƯƠNG II - giọng Đô thăng thứ - Largo
    Ở các concerto, chương II thương có tốc độ chậm. Chương II của "Mùa xuân" cũng không nằm ngoài thông lệ đó. Nó mang những nét tương phản với chương I và chương III trước hết ở tốc độ chậm, sau đó mới đến màu sắc điệu tính.
    Hình tượng âm nhạc mà chương II thể hiện cũng cùng một mục đích như chương I và chương III - tả cảnh mùa xuân - nhưng tính chất âm nhạc của chương II không sôi nổi mà rất sâu lắng, da diết; một vẻ đẹp không rực rỡ mà dịu dàng kín đáo của Mùa Xuân.
    Chương II viết ở hình thức hai đoạn cổ, là hình thức rất phổ biến trong nhạc đàn thời Phục hưng. Đoạn thứ nhất có thể coi là chủ đề của chương nhạc vì nó trình bày những nhân tố tiết tấu và chất liệu âm nhạc chính.. Đoạn thứ hai là đoạn phát triển.
    Chương II được viết hoàn toàn ở lối nhạc chủ điệu, giai điệu chính hoàn toàn do bè violon solo diễn tấu, bè dầy trầm không thay đổi trong cả chương nhạc giữ hoà âm nền, còn lại bè dây cao làm nhiệm vụ tô điểm cho bè giai điệu như một khúc hát ngân nga trữ tình. Nếu ở chương I, âm nhạc thể hiện cảnh sắc thiên nhiên rực rỡ của Mùa xuân, thì chương II có thể coi là sự thể hiện tâm trạng trong sáng nồng hậu của con người trước thiên nhiên tươi đẹp.
    CHƯƠNG II: http://www.classicalvn.org/haihap/The%20four%20Seasons%20-%20Karajan%20-%20Vienna%20Philharmonic/02.%20Concerto%20in%20E%20Op.%208%20No.%201%20Spring%20-%20Largo%20e%20pianissimo.wma
    CHƯƠNG III - giọng Mi trưởng (E Major) - Allegro
    Vào thời Phục hưng, phong trào "Nghệ thuật mới" trong âm nhạc do nhà Lý luận Pháp nổi tiếng F.Vitry đề xướng được lan truyền và phát triển rộng rãi với những cải cách tiến bộ làm cho âm nhạc trở nên tinh tế và giàu sức diễn cảm hơn. Những người theo trường phái này "cấm đường chuyển động theo quãng 5 và quãng 8 song song, coi lối chuyển động đó gây nên sự trống rỗng nghèo nàn cho bản nhạc. Họ đề cao lối chuyển động quãng 3 song song các bè, vốn đã được dùng từ rất lâu trong âm nhạc dân gian cũng như âm nhạc chuyên nghiệp thế tục, vào những năm sau đó.
    Có lẽ Vivaldi cũng là một nhạc sĩ yêu thích phong trào "Nghệ thuật mới" vì trong các concerto nói chung và trong concerto "Mùa Xuân" nói riêng, chúng ta rất hay gặp lối chuyển động quãng 3 song song và cách khai thác chất liệu từ âm nhạc dân gian, nhất là ở chương III.
    Nhìn chung, chương III có những nét tương tự với chương I về điệu tính, tốc độ. Về cấu trúc cũng có thể chia làm 3 phần nhưng về chi tiết, chương III có nhiều khác biệt với chương I.
    CHƯƠNG III: http://www.classicalvn.org/haihap/The%20four%20Seasons%20-%20Karajan%20-%20Vienna%20Philharmonic/03.%20Concerto%20in%20E%20Op.%208%20No.%201%20Spring%20-%20Danza%20pastorale%20-%20Allegro.wma
    Concerto "Mùa xuân" của Vivaldi thiên về tính tạo hình rõ nét. Sự tận dụng kỹ xảo của nhạc cụ độc tấu và cách khai thác hiệu quả của dàn nhạc dây đã mang lại màu sắc âm thanh đẹp, đồng thời đảm bảo việc diễn tả hình tượng âm nhạc có tiêu đề.
    Về cấu trúc, chịu ảnh hưởng của âm nhạc thời Phục hưng, hình thức cấu trúc các chương còn chưa định hình rõ, trừ chương II thuộc thể 2 đoạn cổ. Các thủ pháp cấu thành âm nhac dựa trên những đặc điểm của âm nhạc chủ điệu pha trộn với âm nhạc phức điệu. Nhạc cụ độc tấu cũng không hoàn toàn giữ vai trò chủ yếu diễn tấu giai điệu chính, mà chỉ trần thuật một phần giai điệu, làm nhiệm vụ dẫn dắt các nhạc cụ khác thi đua cùng diễn tấu.

    Welcome
  4. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    ANTONIO VIVALDI (1678-1740)​
  5. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    ANTONIO VIVALDI (1678-1740)​
  6. no9blue

    no9blue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2004
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    1
    Hướng dẫn nghe nhạc của Hilary Hahn
    [​IMG]
    01 - Violin Concerto in B Minor, Op. 61: I. Allegro - Edward Elgar
    02 - Violin Concerto in B Minor, Op. 61: II. Andante
    03 - Violin Concerto in B Minor, Op. 61: III. Allegro molto
    04 - The Lark Ascending - Ralph Vaughan Williams
    Elgar - Violin Concerto in B Minor, Op. 61
    Introduction
    Elgar violin concerto. Đa số các tác phẩm âm nhạc lớn đều có những câu chuyện đằng sau nó và đây cũng ko phải là một ngoại lệ. Khi Elgar bắt đầu nghĩ đến việc viết nó, ông đã vừa trở thành một nhà soạn nhạc nổi tiếng nhất tại Anh và được ưa thích tại đại lục. Một trong những nghệ sĩ châu Âu yêu âm nhạc của Elgar là nghệ sĩ violin nổi tiếng người Áo Fritz Kreisler. Ông trở nên ám ảnh với ý nghĩ có được một bản concerto Elgar soạn cho mình. Trong một chuyến thăm của ông đến London năm 1905, ông đã nói với giới báo chí: " Nếu các bạn muốn biết người mà tôi xem là nhà soạn nhạc đương thời vĩ đại nhất thì tôi sẽ ko ngần ngại mà nói đó chính là Elgar. Tôi đặt ông ta ngang hàng với những thần tượng của tôi Beethoven, Brahms... Những sáng tác, bản hòa âm, phối âm, vẻ huy hoàng,... tất cả trong sáng, một thứ âm nhạc chân thật. Tôi rất muốn Elgar viết một tác phẩm nào đó cho violin. Nhà soạn nhạc nào có thể chống lại sự tâng bốc như thế từ một trong những nghệ sĩ bậc thầy tài năng và được mọi người yêu quý ? Elgar đã viết ngay hai giai điệu cho concerto và chúng đã trở thành hai chủ đề chính của chương đầu tiên. Nhưng trước khi có thể thực sự sáng tác trên nó, ông còn nhiều công việc phải hoàn tất. Mãi cho đến năm 1909 - bốn năm sau - Elgar mới quay trở lại để viết bản concerto cho Kreisler.
    Ông bắt đầu sáng tác chương giữa. Qua quyển nhật ký của vợ ông, Alice chúng ta biết được điều này. Bà ấy viết rằng vào tháng tư của năm ấy Elgar đã " bị ám ảnh với âm nhạc của ông ấy cho bản concerto violin". Tháng 8 năm 1910 bản concerto được hoàn thành. Và vào ngày 10 tháng 11, Kreisler đã trình diễn nó lần đầu tiên tại đại sảnh của nữ hoàng tại London với sự chỉ huy của Elgar. Nó đã thành công rực rỡ. Nó được cả khán giả và những nhà phê bình yêu thích. Và đó là một điều không bình thường cho một tác phẩm mới. Elgar đã viết " to Fritz Kreisler" trong bản nhạc để đề tặng cho nhạc sĩ này. Nhưng bên cạnh đó cũng có một lời đề từ khác bí ẩn bằng tiếng Tây Ban Nha : " Aqui esta encerrada el alma de..." Tạm dịch là: " Đây là nơi cất giữ thiêng liêng một tâm hồn..." Chỉ một vài năm trước đó nhà soạn nhạc đã viết một kiệt tác cho giàn nhạc, một biến tấu nổi tiếng được biết đến với cái tên "Khúc biến tấu bí ẩn" (Enigma variations). Và ở đây chúng ta lại có thêm một điều bí ẩn khác. Elgar không bao giờ tiết lộ điều bí ẩn đằng sau bản concerto này. Nhưng nếu quay trở lại một vài tháng trước đó, qua các lá thư của ông, chúng ta thấy được ông đang trong quá trình sáng tác nó và từ đây ta có thể tìm được một vài điều khá quan trọng.
    Ngày 2 tháng 2 năm 1910 Elgar đã có bản sao chép phác thảo của chương chậm này. Ông đã thử riêng nó với một nghệ sĩ violin bạn mình, bà Speyer, vợ của một người bà con ông và là học trò của Ysaye vĩ đại. Tuần sau đó, ông đã ăn tối với một người bạn, người đỡ đầu về nghệ thuật, Frank Schuter. Đây là nơi tình tiết bắt đầu li kì, giống như những cuốn tiểu thuyết văn học Anh thế kỷ 19. Được mời đến bữa tối hôm đấy còn có Charles và Alice Stuart Wortley, những người bạn thân của Edward và Alice Elgar. Charles là một thành viên của quốc hội và vợ ông ta là nghệ sĩ piano tài năng, con gái của họa sĩ nổi tiếng theo trường phái tiền Raphael Sir John Millais. Sau bữa tối, bà Speyer và Edward hơi lại khúc Adante. Stuart lật qua trang sách và bị cuốn hút ngay vào âm nhạc và ông đã hỏi mượn bản phác thảo để thử chơi một mình tại nhà. Elgar đã gửi nó vào ngày hôm sau, 7 tháng 2, như một món quà và nói thêm rằng: " Tôi ko chắc về đoạn Adante này , tôi sẽ để nó trong một thời gian dài trước khi quyết định số phận nó. Tôi rất vui khi ông thích nó."
    Chương 1- Allegro Tại chương này vấn đề đối với Elgar là ông chưa hề viết được thêm gì kể từ năm 1905, khi ông bắt đầu viết những giai điệu này.
    Giai điệu đầy khao khát và quả quyết này đã trở thành chủ đề chính của chương một:
    Listen
    Và giai điệu trữ tình này là chủ đề chính thứ hai:
    Listen
    Sau này, vào ngày mà Elgar gửi bản thảo tới gia đình Stuart Wortley, ông bỗng nảy ra một ý tưởng đặc biệt quan trọng. Ông đã sửa lại những nốt nhạc mà ông gửi đến Alice Wortley trước đó. Vào buổi tối hôm đó ông đã viết lại cho Alice và nói rằng " rất lấy làm tiếc". Nhưng thực tế đó là một chủ đề rất có ích và có thể gắn kết một cách logic với hai chủ đề ban đầu kia.
    Listen
    Sự đáng tiếc đó nhanh chóng qua đi vì chủ đề này đã thực sự thể hiện tính sáng tạo trong dòng chảy âm nhạc của Elgar. Sau đó, ông đã sáng tác đoạn cao trào và viết lên trên bản thảo rằng: " Nơi nào Tình Yêu và Niềm Tin gặp gỡ/ Nơi đó sẽ có ánh sáng". Và ý tưởng này đã trực tiếp dẫn đến chủ đề thứ hai đẹp và trữ tình, chính là cái mà chúng ta vừa mới nghe trong chủ đề khác từ năm 1905. Lần đầu tiên chúng ta nghe nó trong một bản concerto hoàn chỉnh, nó được chơi ở những dây thấp và sau đó được lập lại từ từ bằng tiếng đàn clarinet solo.
    Listen
    Elgar nhanh chóng đặt tên cho hai chủ đề cuối này là "windflower". Ta có thể đoán ra những gì ông nghĩ từ những dòng sau ông viết về loài hoa đó: " Khi những ngọn gió phương Đông lướt qua mặt đất vào tháng Ba và tháng Tư, chúng ( những bông hoa) hầu như không cúi lưng và rạp mình trước những cơn gió mạnh. Chúng bị thổi và quật ngã như nhiều người có thể nghĩ nhưng những cái rễ của chúng, những cái rễ khẳng khiu chỉ cong đi chứ không bị bẻ gãy. Và khi những đám mây giông kéo đến, những cánh hoa thu mình lại như những căn lều nhỏ, như một ca khúc dân gian: để bảo vệ những con người bé nhỏ bên trong." Không lâu sau , Elgar chuyển tên cho chủ đề này tới người đã truyền cảm hứng cho nó. Ông viết một lá thư gửi đến Alice Stuart Wortley đề " windflower". Điều đó, dĩ nhiên, giải quyết một vấn đề khó xử khác vì vợ ông cũng mang tên Alice. " Windflower" nhanh chóng trở thành cảm hứng để ông sáng tác toàn bộ bản concerto. Và từ đó, Elgar và Alice Stuart Wortley lấy ngày 7 tháng 2 làm lễ kỷ niệm.

    Theo người viết tiểu sử Elgar, Jerrold Northrop Moore, đây là ngày của sự hội ngộ, theo khía cạnh âm nhạc, là sự hội ngộ của chủ đề chính thứ nhất và chủ đề thứ hai vì ý tưởng mới là cây cầu nối chúng với nhau nhưng theo khía cạnh riêng tư thì đây là ngày hội ngộ của Elgar và người đã truyền cảm hứng cho ông. Như thể rằng sự hiện diện của ?oWindflower? và những quan tâm đã đem lại âm nhạc cho Elgar.
    Bây giờ chúng ta hãy nghe toàn bộ phần mở đầu của bản Concerto, cùng với những chủ đề riêng lẻ được thụ thai vào những thời gian khác nhau trong một trật tự khác nhau, tất cả cùng hòa hợp với nhau.
    Listen
    Vào ngày 29 tháng Tư, Elgar viết cho ?oWindflower?: Hôm nay thật là một ngày ảm đạm và tất cả các giai điệu cứ dính vào nhau?. Ngày hôm sau, khi vợ và con gái đi vắng, Elgar đã ở nhà một mình với lý do ?ođau đầu? và chiều hôm đó ông đã gặp một người phụ nữ khác cũng tên là Alice. Ông đưa cho người phụ nữ ấy bản thảo của chủ đề thứ hai trong ?oWindflower?, trên đó ông dán một đoạn của một bài báo về bức họa ?oNữ thần và Người chăn cừu thổi sáo" của Titian. Ông đã khoanh một vòng tròn đôi bằng bút chì nơi mà nội dung của nó có thể nói là khá lộ liễu. ?oĐấy là lúc mờ tối và bóng đêm sẽ sớm đến với anh. Đó là lúc mời tối và bóng đêm sẽ sớm đến với những đôi tình nhân, đang ve vãn nhau trong bầu không khí u ám nhuốm bạc. Thơ ca của những năm đầu đã trở lại, in đậm bởi những điều cay đắng và của những lời tiên tri nhuốm màu, và nó có lẽ, là sự hối hận.
    Vào ngày 8 tháng Năm, Elgar viết về ?oWindflower?: ?o Anh đã có bản Concerto trong tay và anh đã thử chơi nó bằng đàn piano và nó hay. Thật sự cảm xúc! vô cùng cảm xúc nhưng anh yêu nó: chương thứ nhất đã hoàn thành và chương thứ ba đang rất tốt đẹp. Đây là thời gian để sáng tác.
    Chúng ta hãy cùng nghe thêm phần một cảm xúc này, bắt đầu bằng chủ đề chính thứ hai, chủ đề ?oWindflower? nhẹ nhàng trên tiếng kèn clarinet, được nối tiếp bởi sự gia tăng cảm xúc mạnh mẽ căng thẳng do ảnh hưởng của nghệ sĩ độc tấu violin tiến vào cùng với chủ đề chính thứ nhất.
    Listen
    Tiếng violin solo chỉ là để hoàn thiện cho sự trình diễn của chủ đề nhưng nó bước vào giữa đoạn và được Elgar nhấn mạnh là phải chơi một cách ?oquý phái? - thật kỳ ảo với âm thanh sâu lắng của dây Son.
    Listen
    (từ giây thứ 20, nghệ sĩ độc tấu đưa giàn nhạc xuyên suốt các chủ đề chúng ta vừa nghe, nhưng tỉ mỉ trau chuốt hơn cùng những tư tưởng mới).
    Và bây giờ chúng ta đến với chủ đề chính thứ hai của ?oWindflower?. Vào lúc này, Elgar biến đổi và mở rộng nó một cách hân hoan, hoàn thành đoạn thứ nhất của phần một bằng những chất liệu du dương chưa từng có cho đàn violin. Trong bản phác thảo ông đã viết một cái tên Latin của windflower: Anemone nemorosa.
    Listen
    Trong phần lớn tiếp theo, cũng như hầu hết các bản concerto viết theo lối cổ điển từ thời Mozart, Elgar phát triển các ý tưởng mà ông đã trình bày, biến đổi và trau chuốt chúng, bắt đầu với chủ đề mở. Ông cũng viết một đọan solo kỹ năng đặc biệt cho violin. Hãy nghe một phần của đoạn đầy ấn tượng này.
    Listen
    Bây giờ, tiếng violin solo đột nhiên cùng lúc rơi xuống vì Elgar đã chuẩn bị cho đoạn gọi là ?o tóm tắt?, đoạn lớn thứ ba của chương đậm chất cổ điển này. Đó là nơi chúng ta trở lại với âm điệu mở, nó thường là đoạn cao trào chính của chương.
    Listen
    Các bạn có thể nhận ra sự căng thẳng đã đóng góp như thế nào cho khoảng của đoạn tóm tắt này và Elgar đã làm cho nó mạnh mẽ gấp đôi bằng cách lại đưa violin độc tấu vào, mà nó đã bị loại ra trong 36 khuôn nhạc
    Listen
    Hai chủ đề ?oWindflower? sau đó đã xuất hiện lại, với tiếng hát của cây đàn violin đẹp hơn bao giờ hết, bây giờ lại được tô điểm thêm càng tuyệt vời hơn.
    Listen
    Đoạn Coda mang lại cho âm nhạc sự kết thúc mạnh mẽ với nhiều đoạn biểu diễn xuất sắc được viết cho violin solo dựa trên tất cả các chủ đề của chương mà chúng ta đã biết.
    Listen
    Được Apomethe sửa chữa / chuyển vào 16:58 ngày 24/06/2005
  7. no9blue

    no9blue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2004
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    1
    Hướng dẫn nghe nhạc của Hilary Hahn
    [​IMG]
    01 - Violin Concerto in B Minor, Op. 61: I. Allegro - Edward Elgar
    02 - Violin Concerto in B Minor, Op. 61: II. Andante
    03 - Violin Concerto in B Minor, Op. 61: III. Allegro molto
    04 - The Lark Ascending - Ralph Vaughan Williams
    Elgar - Violin Concerto in B Minor, Op. 61
    Introduction
    Elgar violin concerto. Đa số các tác phẩm âm nhạc lớn đều có những câu chuyện đằng sau nó và đây cũng ko phải là một ngoại lệ. Khi Elgar bắt đầu nghĩ đến việc viết nó, ông đã vừa trở thành một nhà soạn nhạc nổi tiếng nhất tại Anh và được ưa thích tại đại lục. Một trong những nghệ sĩ châu Âu yêu âm nhạc của Elgar là nghệ sĩ violin nổi tiếng người Áo Fritz Kreisler. Ông trở nên ám ảnh với ý nghĩ có được một bản concerto Elgar soạn cho mình. Trong một chuyến thăm của ông đến London năm 1905, ông đã nói với giới báo chí: " Nếu các bạn muốn biết người mà tôi xem là nhà soạn nhạc đương thời vĩ đại nhất thì tôi sẽ ko ngần ngại mà nói đó chính là Elgar. Tôi đặt ông ta ngang hàng với những thần tượng của tôi Beethoven, Brahms... Những sáng tác, bản hòa âm, phối âm, vẻ huy hoàng,... tất cả trong sáng, một thứ âm nhạc chân thật. Tôi rất muốn Elgar viết một tác phẩm nào đó cho violin. Nhà soạn nhạc nào có thể chống lại sự tâng bốc như thế từ một trong những nghệ sĩ bậc thầy tài năng và được mọi người yêu quý ? Elgar đã viết ngay hai giai điệu cho concerto và chúng đã trở thành hai chủ đề chính của chương đầu tiên. Nhưng trước khi có thể thực sự sáng tác trên nó, ông còn nhiều công việc phải hoàn tất. Mãi cho đến năm 1909 - bốn năm sau - Elgar mới quay trở lại để viết bản concerto cho Kreisler.
    Ông bắt đầu sáng tác chương giữa. Qua quyển nhật ký của vợ ông, Alice chúng ta biết được điều này. Bà ấy viết rằng vào tháng tư của năm ấy Elgar đã " bị ám ảnh với âm nhạc của ông ấy cho bản concerto violin". Tháng 8 năm 1910 bản concerto được hoàn thành. Và vào ngày 10 tháng 11, Kreisler đã trình diễn nó lần đầu tiên tại đại sảnh của nữ hoàng tại London với sự chỉ huy của Elgar. Nó đã thành công rực rỡ. Nó được cả khán giả và những nhà phê bình yêu thích. Và đó là một điều không bình thường cho một tác phẩm mới. Elgar đã viết " to Fritz Kreisler" trong bản nhạc để đề tặng cho nhạc sĩ này. Nhưng bên cạnh đó cũng có một lời đề từ khác bí ẩn bằng tiếng Tây Ban Nha : " Aqui esta encerrada el alma de..." Tạm dịch là: " Đây là nơi cất giữ thiêng liêng một tâm hồn..." Chỉ một vài năm trước đó nhà soạn nhạc đã viết một kiệt tác cho giàn nhạc, một biến tấu nổi tiếng được biết đến với cái tên "Khúc biến tấu bí ẩn" (Enigma variations). Và ở đây chúng ta lại có thêm một điều bí ẩn khác. Elgar không bao giờ tiết lộ điều bí ẩn đằng sau bản concerto này. Nhưng nếu quay trở lại một vài tháng trước đó, qua các lá thư của ông, chúng ta thấy được ông đang trong quá trình sáng tác nó và từ đây ta có thể tìm được một vài điều khá quan trọng.
    Ngày 2 tháng 2 năm 1910 Elgar đã có bản sao chép phác thảo của chương chậm này. Ông đã thử riêng nó với một nghệ sĩ violin bạn mình, bà Speyer, vợ của một người bà con ông và là học trò của Ysaye vĩ đại. Tuần sau đó, ông đã ăn tối với một người bạn, người đỡ đầu về nghệ thuật, Frank Schuter. Đây là nơi tình tiết bắt đầu li kì, giống như những cuốn tiểu thuyết văn học Anh thế kỷ 19. Được mời đến bữa tối hôm đấy còn có Charles và Alice Stuart Wortley, những người bạn thân của Edward và Alice Elgar. Charles là một thành viên của quốc hội và vợ ông ta là nghệ sĩ piano tài năng, con gái của họa sĩ nổi tiếng theo trường phái tiền Raphael Sir John Millais. Sau bữa tối, bà Speyer và Edward hơi lại khúc Adante. Stuart lật qua trang sách và bị cuốn hút ngay vào âm nhạc và ông đã hỏi mượn bản phác thảo để thử chơi một mình tại nhà. Elgar đã gửi nó vào ngày hôm sau, 7 tháng 2, như một món quà và nói thêm rằng: " Tôi ko chắc về đoạn Adante này , tôi sẽ để nó trong một thời gian dài trước khi quyết định số phận nó. Tôi rất vui khi ông thích nó."
    Chương 1- Allegro Tại chương này vấn đề đối với Elgar là ông chưa hề viết được thêm gì kể từ năm 1905, khi ông bắt đầu viết những giai điệu này.
    Giai điệu đầy khao khát và quả quyết này đã trở thành chủ đề chính của chương một:
    Listen
    Và giai điệu trữ tình này là chủ đề chính thứ hai:
    Listen
    Sau này, vào ngày mà Elgar gửi bản thảo tới gia đình Stuart Wortley, ông bỗng nảy ra một ý tưởng đặc biệt quan trọng. Ông đã sửa lại những nốt nhạc mà ông gửi đến Alice Wortley trước đó. Vào buổi tối hôm đó ông đã viết lại cho Alice và nói rằng " rất lấy làm tiếc". Nhưng thực tế đó là một chủ đề rất có ích và có thể gắn kết một cách logic với hai chủ đề ban đầu kia.
    Listen
    Sự đáng tiếc đó nhanh chóng qua đi vì chủ đề này đã thực sự thể hiện tính sáng tạo trong dòng chảy âm nhạc của Elgar. Sau đó, ông đã sáng tác đoạn cao trào và viết lên trên bản thảo rằng: " Nơi nào Tình Yêu và Niềm Tin gặp gỡ/ Nơi đó sẽ có ánh sáng". Và ý tưởng này đã trực tiếp dẫn đến chủ đề thứ hai đẹp và trữ tình, chính là cái mà chúng ta vừa mới nghe trong chủ đề khác từ năm 1905. Lần đầu tiên chúng ta nghe nó trong một bản concerto hoàn chỉnh, nó được chơi ở những dây thấp và sau đó được lập lại từ từ bằng tiếng đàn clarinet solo.
    Listen
    Elgar nhanh chóng đặt tên cho hai chủ đề cuối này là "windflower". Ta có thể đoán ra những gì ông nghĩ từ những dòng sau ông viết về loài hoa đó: " Khi những ngọn gió phương Đông lướt qua mặt đất vào tháng Ba và tháng Tư, chúng ( những bông hoa) hầu như không cúi lưng và rạp mình trước những cơn gió mạnh. Chúng bị thổi và quật ngã như nhiều người có thể nghĩ nhưng những cái rễ của chúng, những cái rễ khẳng khiu chỉ cong đi chứ không bị bẻ gãy. Và khi những đám mây giông kéo đến, những cánh hoa thu mình lại như những căn lều nhỏ, như một ca khúc dân gian: để bảo vệ những con người bé nhỏ bên trong." Không lâu sau , Elgar chuyển tên cho chủ đề này tới người đã truyền cảm hứng cho nó. Ông viết một lá thư gửi đến Alice Stuart Wortley đề " windflower". Điều đó, dĩ nhiên, giải quyết một vấn đề khó xử khác vì vợ ông cũng mang tên Alice. " Windflower" nhanh chóng trở thành cảm hứng để ông sáng tác toàn bộ bản concerto. Và từ đó, Elgar và Alice Stuart Wortley lấy ngày 7 tháng 2 làm lễ kỷ niệm.

    Theo người viết tiểu sử Elgar, Jerrold Northrop Moore, đây là ngày của sự hội ngộ, theo khía cạnh âm nhạc, là sự hội ngộ của chủ đề chính thứ nhất và chủ đề thứ hai vì ý tưởng mới là cây cầu nối chúng với nhau nhưng theo khía cạnh riêng tư thì đây là ngày hội ngộ của Elgar và người đã truyền cảm hứng cho ông. Như thể rằng sự hiện diện của ?oWindflower? và những quan tâm đã đem lại âm nhạc cho Elgar.
    Bây giờ chúng ta hãy nghe toàn bộ phần mở đầu của bản Concerto, cùng với những chủ đề riêng lẻ được thụ thai vào những thời gian khác nhau trong một trật tự khác nhau, tất cả cùng hòa hợp với nhau.
    Listen
    Vào ngày 29 tháng Tư, Elgar viết cho ?oWindflower?: Hôm nay thật là một ngày ảm đạm và tất cả các giai điệu cứ dính vào nhau?. Ngày hôm sau, khi vợ và con gái đi vắng, Elgar đã ở nhà một mình với lý do ?ođau đầu? và chiều hôm đó ông đã gặp một người phụ nữ khác cũng tên là Alice. Ông đưa cho người phụ nữ ấy bản thảo của chủ đề thứ hai trong ?oWindflower?, trên đó ông dán một đoạn của một bài báo về bức họa ?oNữ thần và Người chăn cừu thổi sáo" của Titian. Ông đã khoanh một vòng tròn đôi bằng bút chì nơi mà nội dung của nó có thể nói là khá lộ liễu. ?oĐấy là lúc mờ tối và bóng đêm sẽ sớm đến với anh. Đó là lúc mời tối và bóng đêm sẽ sớm đến với những đôi tình nhân, đang ve vãn nhau trong bầu không khí u ám nhuốm bạc. Thơ ca của những năm đầu đã trở lại, in đậm bởi những điều cay đắng và của những lời tiên tri nhuốm màu, và nó có lẽ, là sự hối hận.
    Vào ngày 8 tháng Năm, Elgar viết về ?oWindflower?: ?o Anh đã có bản Concerto trong tay và anh đã thử chơi nó bằng đàn piano và nó hay. Thật sự cảm xúc! vô cùng cảm xúc nhưng anh yêu nó: chương thứ nhất đã hoàn thành và chương thứ ba đang rất tốt đẹp. Đây là thời gian để sáng tác.
    Chúng ta hãy cùng nghe thêm phần một cảm xúc này, bắt đầu bằng chủ đề chính thứ hai, chủ đề ?oWindflower? nhẹ nhàng trên tiếng kèn clarinet, được nối tiếp bởi sự gia tăng cảm xúc mạnh mẽ căng thẳng do ảnh hưởng của nghệ sĩ độc tấu violin tiến vào cùng với chủ đề chính thứ nhất.
    Listen
    Tiếng violin solo chỉ là để hoàn thiện cho sự trình diễn của chủ đề nhưng nó bước vào giữa đoạn và được Elgar nhấn mạnh là phải chơi một cách ?oquý phái? - thật kỳ ảo với âm thanh sâu lắng của dây Son.
    Listen
    (từ giây thứ 20, nghệ sĩ độc tấu đưa giàn nhạc xuyên suốt các chủ đề chúng ta vừa nghe, nhưng tỉ mỉ trau chuốt hơn cùng những tư tưởng mới).
    Và bây giờ chúng ta đến với chủ đề chính thứ hai của ?oWindflower?. Vào lúc này, Elgar biến đổi và mở rộng nó một cách hân hoan, hoàn thành đoạn thứ nhất của phần một bằng những chất liệu du dương chưa từng có cho đàn violin. Trong bản phác thảo ông đã viết một cái tên Latin của windflower: Anemone nemorosa.
    Listen
    Trong phần lớn tiếp theo, cũng như hầu hết các bản concerto viết theo lối cổ điển từ thời Mozart, Elgar phát triển các ý tưởng mà ông đã trình bày, biến đổi và trau chuốt chúng, bắt đầu với chủ đề mở. Ông cũng viết một đọan solo kỹ năng đặc biệt cho violin. Hãy nghe một phần của đoạn đầy ấn tượng này.
    Listen
    Bây giờ, tiếng violin solo đột nhiên cùng lúc rơi xuống vì Elgar đã chuẩn bị cho đoạn gọi là ?o tóm tắt?, đoạn lớn thứ ba của chương đậm chất cổ điển này. Đó là nơi chúng ta trở lại với âm điệu mở, nó thường là đoạn cao trào chính của chương.
    Listen
    Các bạn có thể nhận ra sự căng thẳng đã đóng góp như thế nào cho khoảng của đoạn tóm tắt này và Elgar đã làm cho nó mạnh mẽ gấp đôi bằng cách lại đưa violin độc tấu vào, mà nó đã bị loại ra trong 36 khuôn nhạc
    Listen
    Hai chủ đề ?oWindflower? sau đó đã xuất hiện lại, với tiếng hát của cây đàn violin đẹp hơn bao giờ hết, bây giờ lại được tô điểm thêm càng tuyệt vời hơn.
    Listen
    Đoạn Coda mang lại cho âm nhạc sự kết thúc mạnh mẽ với nhiều đoạn biểu diễn xuất sắc được viết cho violin solo dựa trên tất cả các chủ đề của chương mà chúng ta đã biết.
    Listen
    Được Apomethe sửa chữa / chuyển vào 16:58 ngày 24/06/2005
  8. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Hôm nay, xin giới thiệu tiếp một tác phẩm của trường phái Lãng mạn trong âm nhạc bác học châu Âu: Bản Sonate số 2 cung Xi thứ (B minor) của Ferenc Liszt.
    Như đã nói ở một tác phẩm trước, chủ nghĩa Lãng mạn trong âm nhạc châu Âu được hình thành với những biến động của Cách mạng tư sản Pháp. Tâm hồn người nghệ sĩ Lãng mạn bị ảnh hưởng bởi tình hình xã hội đương thời, họ luôn khát khao muốn vươn tới sự tự do cho dân tộc, sự công bằng cho các tầng lớp nhân dân, nhưng những ước mơ không tưởng ấy đã làm họ cảm thấy bất lực, đơn độc, dẫn tới những nỗi đau, những bế tắc, được phản ánh một cách gián tiếp trong các tác phẩm nghệ thuật mà họ tạo ra. Nỗi khát khao mơ ước về những ý tưởng cao đẹp càng trở nên mạnh mẽ, họ luôn đề cao lòng nhân đạo, những vẻ đẹp tinh thần và những giá trị đạo đức, nhất là thế giới nội tâm của con người luôn chiếm vị trí hàng đầu. Vì vậy, sự xung đột phức tạp về tâm lý nhân vật là điển hình trong nghệ thuật lãng mạn
    Với Âm nhạc, thực tế xã hội đã thức tỉnh trong lòng các nhạc sĩ sự phẫn nộ đối với bất công và tình cảm sâu sắc với Tổ Quốc. Các tác phẩm của họ, ngoài tính trữ tình lãng mạn còn mang sự xung đột căng thẳng và những thay đổi về màu sắc hoà âm, sự pha trộn âm sắc của các nhạc cụ khác nhau trong cách phối dàn nhạc... trở thành phương tiện để các nhạc sĩ thể hiện nội dung tác phẩm của mình. Họ đề cao tính tự do trong sáng tạo, dẫn đến sự hình thành nhiều hình thức và thể loại mới như: trong ca khúc xuất hiện thể loại ca khúc Romance có giá trị nghệ thuật cao sánh ngang với các thể loại lớn như giao hưởng, nhạc kịch; loại nhạc có tiêu đề đã phản ánh thực tế sinh động, trần thuật tư duy âm nhạc tự do và rõ ràng hơn. Các thể loại nhỏ trong lĩnh vực âm nhạc thính phòng viết cho đàn piano cũng phát triển: các khúc nhạc mang tính vũ khúc trước kia chỉ là một phần phụ trong cả tác phẩm lớn, đến thế kỷ XIX đã trở thành những thể loại độc lập. Ngoài ra, còn có những khúc nhạc một chương mà Ferenc Liszt là một trong những người sáng tạo nên.
    Ferenc Liszt sinh ngày 22-10-1810 ở Doborian - Hunggary. Làm quen với cây đàn piano từ nhỏ và được đào tạo về nghệ thuật sáng tác, Liszt không những là nhà biểu diễn dương cầm xuất sắc mà còn có vai trò lớn và nhiều cống hiến cho nền âm nhạc lãng mạn thế kỷ XIX. Phần lớn cuộc đời sống xa tổ quốc, chu du ở nhiều quốc gia như Pháp, Anh, Thuỵ Sĩ, Ý... đã tạo nguồn cảm hứng sáng tác phong phú cho nhạc sĩ, nhưng tấm lòng ông luôn yêu mến hướng về tổ quốc mình.
    ]​
    Liszt rất quan tâm đến âm nhạc của dân tộc mình. Chất liệu âm nhạc dân gian Hunggary được ông khai thác thể hiện ở cách tiến hành giai điệu và cách sử dụng "gam Hunggary" trong rất nhiều tác phẩm. Toàn bộ sáng tác của nhạc sĩ nổi rõ sự mâu thuẫn đấu tranh giữa những chiều hướng khác nhau, hình tượng thể hiện thường là những mặt đối lập nhau trong tính cách nhân vật. Ông đã sáng tác một số lượng lớn các tác phẩm thuộc nhiều thể loại, như Rhapsody, Concerto, giao hưởng, giao hưởng thơ..., nhưng thể loại mà ông yêu thích hơn cả là các giao hưởng, hợp xướng, ca khúc, và các tác phẩm cho piano. Đặc biệt, những sáng tác cho piano là thể loại ưu tú nhất trong di sản âm nhạc của Liszt, ông đã viết rất nhiều: cải biên, chuyển thể, étude, tiểu phẩm có tiêu đề, liên hoàn khúc, sonate. Đặc điểm những tác phẩm piano của Liszt là tính chất dàn nhạc , qua lối khai thác tất cả các âm vực của cây đàn piano, những hợp âm dày dặn mạnh mẽ và những nét lướt điêu luyện, ta có cảm giác như đang được nghe một dàn nhạc hoà tấu với âm hưởng của nhiều loại nhạc cụ khác nhau.
    Cả cuộc đời, Liszt chỉ sáng tác 2 bản sonate cho piano. Đó là hai tác phẩm có quy mô đồ sộ và có nội dung kịch tính sâu sắc. Đặc biệt, bản Sonate số 2 B minor là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nhạc sĩ. Ông đã nêu bật được sức mạnh nghệ thuật lớn lao cũng như khẳng định cái nhìn của mình với thế giới bên ngoài. Qua 2 tác phẩm đó, ông đã sáng tạo nên thể loại Sonate 1 chương với kết cấu tự do nhưng vẫn mang đặc điểm của 4 chương sonate thông thường. Các sonate của ông không nhiều, nhưng là những tác phẩm rất có giá trị; và Liszt trở thành một trong số những nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho sự phát triển của thể loại này, như Beethowen, Chopin, và Schumann
  9. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Như đã nói ở trên, Liszt là người sáng tạo ra thể loại sonate 1 chương. Nghĩa là trong một tác phẩm chứa đựng những đường nét điển hình của 4 chương trong liên khúc sonate giao hưởng. Sonate số 2 B minor là một thí dụ về thể loại này. Qua phân tích, chúng ta có thể thấy đặc điểm của từng chương trong sonate cổ điển được thể hiện ở từng phần của tác phẩm.
    Tác phẩm có cấu trúc chung như sau:
    Phần mở đầu - Phần trình bày - Phần phát triển - Phần tái hiện - Coda(kết)
    A - PHẦN MỞ ĐẦU có âm hưởng trang nghiêm như một lời báo trước, chuẩn bị cho sự xuất hiện của chủ đề chính. Nhịp độ chậm, thủ pháp diễn tấu đồng nhất về tiết tấu ở cả hai bè, hướng chuyển động đi xuống liền bậc ở âm khu trầm với loại nhịp phân 2. Phần mở đầu không viết ở giọng chủ B minor mà viết ở giọng bậc IV G minor.
    B - PHẦN TRÌNH BÀY mang những đặc điểm như chương I ở liên khúc sonate bởi: tốc độ nhanh (allegre energico); sự trình bày các chủ đề tương phản trong mối tương quan về điệu tính và chất liệu, bao gồm:
    Chủ đề chính - chủ đề phụ thứ nhất - chủ đề phụ thứ hai.
    I. Chủ đề chính: gồm 2 yếu tố tương phản. Ngắn ngủi và cô đọng, nhưng hai yếu tố này mang ý nghĩa rất quan trọng cho sự phát triển sau này của tác phẩm. Những đường nét cơ bản của giai điệu cũng như những âm hình tiết tấu chính đều được giới thiệu thông qua hai yếu tố này.
    - Yếu tố thứ nhất mang tính mạnh mẽ, rắn rỏi thể hiện ý chí, khát vọng vươn tới của con người.
    - Yếu tố thứ hai tương phản với yếu tố thứ nhất, biểu lộ sự giễu cợt, mai mỉa và mất niềm tin vào cuộc sống.
    Sau đó là sự phát triển từ hai yếu tố này. Đường nét giai điệu phát triển và từ từ được đẩy lên một cao trào chuẩn bị cho các bước phát triển tiếp theo.
    II: Chủ đề phụ thứ nhất: Tạo sự tương phản với chủ đề chính trước hết ở điệu tính - mang giọng Trưởng D Majeur là giọng song song của chủ đề chính. Bề dày của hợp âm đệm được bổ trợ bởi sắc thái mạnh và loại nhịp phân ba, tạo nên tính trang trọng uy nghiêm, tượng trưng cho quyết tâm vươn tới lý tưởng cao đẹp của nhân vật.
    Hạt nhân của chủ đề được phát triển bằng phương pháp mô tiến, âm hình tiết tấu được đặc biệt nhấn mạnh đi lên dần, kết thúc sự trình bày chủ đề phụ.
    Đến đây xuất hiện lại chất liệu của chủ đề chính với âm sắc mới mẻ, không còn rắn rỏi mạnh mẽ như trước mà trở nên mềm mại trữ tình, gần gũi với tính chất của chủ đề phụ.
    III. Chủ đề phụ thứ hai:/b] được xây dựng trên cơ sở tiết tấu và tính chất của chủ đề phụ thứ nhất, nhưng biểu hiện sự êm ả trữ tình hơn. Bước đi đều đặn ít chuyển động của giai điệu và bè đệm với tiết tấu chùm 3 hợp âm được rải ra trong âm vực rộng tạo nên tính chất mềm mại, thể hiện hình tượng cô gái xinh đẹp dịu dàng Margarita. Rồi một lần nữa chất liệu của chủ đề chính xuất hiện ở bè trầm, nhưng bị ảnh hưởng bởi chủ đề phụ thứ hai, nó không còn mạnh mẽ kịch tính mà trở nên nhẹ nhàng, linh hoạt. Những ý chí khát vọng của nhân vật đã bị mờ nhạt trong tình yêu.
    Ngay sau đó, chủ đề phụ thứ hai lại nổi lên mạnh mẽ như khẳng định điều này.
    C - PHẦN PHÁT TRIỂN: có quy mô lớn và chức năng phức tạp. Có thể chia phần này làm hai giai đoạn phát triển.
    I. Giai đoạn thứ nhất: xây dựng trên cơ sở biến đổi những chủ đề tương phản đã giới thiệu trong phần trình bày.
    Đầu tiên là yếu tố thứ nhất của chủ đề chính với sắc thái mạnh và hợp âm dày nốt, thể hiện quyết tâm tranh đấu của nhân vật để đạt được lý tưởng. Nhưng trong sự phát triển sau đó, chủ đề chính mất dần tính mạnh mẽ sôi sục biểu hiện ở sự giảm dần cường độ, nét kịch tính đã mất đi, âm nhạc trở nên mềm mại nhẹ nhàng hơn với đương nét giai điệu ẩn giữa tiết tấu linh hoạt của bè cao, bè đệm dàn trải ở sắc thái nhỏ.
    Sau đó, chủ đề phụ thứ hai (chủ đề tình yêu) xuất hiện với sắc thái nhỏ, như một niềm an ủi nhẹ nhàng. Về sau, âm hình tiết tấu của hạt nhân chủ đề được lặp lại nhiều lần với cường độ tăng dần và cao độ cũng chuyển dần lên âm khu trên, rồi chỉ âm hình tiết tấu của chủ đề được nhấn mạnh, đẩy giai điệu lên cao trào thể hiện niềm an ủi ngày càng lớn, lấn át cả nỗi thất vọng.
    Trong quá trình phát triển về sau, chủ đề chính cũng được nhắc lại theo xu hướng giảm dần kịch tích và tăng cường tính chất trữ tình mềm mại bởi các chủ đề phụ. Nhân vật đã mất dần lòng tin vào sức mạnh bản thân và chìm đắm trong những suy nghĩ yếu mềm.
    Giai đoạn thứ hai: mở đầu bằng đường nét giai điệu trữ tình sâu lắng, mềm mại với tiết tấu đều đặn tiến hành liền bậc như muốn diễn tả một nỗi hoài niệm quá khứ xa xôi để trốn chạy thực tế trong chốc lát. Đây là chủ đề mới ở phần phát triển, mang tính sử thi trữ tình, nhịp độ chậm (Andante sostenuto).
    Một lần nữa lại nổi lên âm hưởng các chủ đề từ phần trình bày, theo trình tự chủ đề phụ thứ hai - chủ đề phụ thứ nhất - chủ đề chính. Ban đầu còn gần gũi về tính chất với chủ đề mới của phần phát triển, về sau tăng dần kịch tính dẫn đến đỉnh điểm. Sau đó, một lần nữa đường nét giai điệu của chủ đề mới lại xuất hiện. Với cao độ được nâng lên một quãng 8 và bè đệm dàn trải càng làm chủ đề trở nên trữ tình sâu sắc: Nhân vật của tác phẩm muốn trốn chạy thực tại cuộc sống và ẩn mình vào những suy nghĩ trừu tượng.
    D - PHẦN TÁI HIỆN: nhắc lại các chủ đề từ phần trình bày theo trình tự: chủ đề chính - chủ đề phụ thứ nhất - chủ đề phụ thứ hai. Ở đây, tính chất của các chủ đề không được giữ nguyên mà thể hiện những hình tượng âm nhạc mới mẻ. Có thể nói, đây là phần tái hiện có biến dạng.
    Đầu tiên, nét giai điệu mở đầu vẫn với tính chất trang nghiêm ảm đạm, chỉ có điệu tính là thay đổi (Fa# minor) so với phần mở đầu của tác phẩm (G minor). Sau đó, chủ đề chính được tái hiện ở giọng B minor với hai yếu tố chính đã được lược bớt, chỉ còn riêng bè tay trái diễn tấu.
    Chủ đề chính ở phần tái hiện không còn thể hiện nỗi khát vọng và ý chí vươn tới lý tưởng, mà là tâm trạng do dự thất vọng của nhân vật, biểu hiện qua những hình tượng kỳ ảo mang tính châm biếm ảm đạm được tạo nên bởi sự phát triển chủ đề với những thủ pháp mang tính phức điệu, được nhận biết ở sự đối vị trong từng đường nét giai điệu, cách xé lẻ chất liệu mô tiến đi lên ở cả hai bè và thủ pháp phản gương chủ đề.
    Chủ đề phụ thứ nhất được nhắc lại ở giọng B Major với nguyên vẹn đường nét giai điệu như ở phần trình bày, nhưng các hợp âm dày bè ở phần đệm chỉ còn là những hợp âm rải trong âm vực rộng. Với sắc thái mạnh, chủ đề phụ thứ nhất đã phần nào mất đi sự uy nghiêm trang trọng ban đầu, như muốn diễn tả nỗi thất vọng của nhân vật với lý tưởng mình đã theo đuổi.
    Chủ đề phụ thứ hai được nhắc lại ở cùng điệu tính với chủ đề phụ thứ nhất. Nó vẫn mang những đường nét dịu dàng và chất trữ tình sâu lắng.
    E - CODA: Phần kết của tác phẩm đã thâu tóm những đường nét của các chủ đề trong sự thống nhất về điệu tính và diễn giải chúng ở một nhịp độ mới, nhanh sôi nổi (Presto)
    Đầu tiên, vang lên nét nhạc mở đầu ở một âm khu khá cao. Sau đó chủ đề chính (yếu tố thứ nhất) xuất hiện lại với những đường nét cơ bản của cách tiến hành giai điệu. Âm hình tiết tấu đặc trưng ban đầu đã mất đi: những khát vọng ý chí của nhân vật đã mờ nhạt và để sự chán nản buông xuôi lấn át.
    Ngay sau đó, chủ đề phụ thứ nhất lại vang lên mạnh mẽ như một lời khuyến khích cuối cùng, nhưng đường nét chủ đề mờ nhạt dần bởi sự giảm dần cường độ và âm hình tiết tấu cũng bị xoá nhoà
    Xuất hiện chủ đề trữ tình, chậm rãi - chủ đề mới của phần phát triển, với tính sử thi ban đầu. Nhân vật muốn quên đi những vật lộn đấu tranh của đời thường và tìm quên trong hồi tưởng. Lòng tin của nhân vật về những lý tưởng cao cả không còn nữa (xuất hiện đường nét rất mờ nhạt của chủ đề chính) và chịu khuất phục trước Định Mệnh.
    Tác phẩm khép lại bằng chủ đề định mệnh trang nghiêm ảm đạm (chủ đề mở đầu) với sắc thái ngày càng nhỏ và dần tắt.
  10. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    DOWNLOAD: SONATE N.2 B Minor - Ferenc Liszt
    -------------------------------Piano Sonata in B Minor, S.178: Lento Assai - Allegro Energico Piano Sonata in B Minor, S.178: GrandiosoPiano Sonata in B Minor, S.178: Cantando Espressivo: Piano Sonata in B Minor, S.178: Pesante - RecitativoPiano Sonata in B Minor, S.178: Andante SostenutoPiano Sonata in B Minor, S.178: Quasi AdagioPiano Sonata in B Minor, S.178: Allegro EnergicoPiano Sonata in B Minor, S.178: Più MossoPiano Sonata in B Minor, S.178: Cantando Espressivo Senza SlentarePiano Sonata in B Minor, S.178: Stretta Quasi Presto - Presto - PrestissimoPiano Sonata in B Minor, S.178: Andante Sostenuto - Allegro Moderato - Lento Assai
    Được kankuli sửa chữa / chuyển vào 08:38 ngày 22/10/2005

Chia sẻ trang này