1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhạc Hay Trong Tuần: Giới thiệu Tác giả - Tác phẩm

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi Fleur-de-Lys, 12/05/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Đính chính lại cái link của Tao_lao: http://www.musicweb-international.com/SandH/2003/Oct03/schubert810.htm
    Rất cảm phục TL đã cố công dịch thơ và review như vậy. Xin đóng góp một vài ý kiếncho bản dịch của TL, đây chỉ là góp ý nhỏ thôi chứ không phải cố tình bắt bẻ câu chữ.
    Lindenbaum thì nên dịch là cây đoan chứ không phải cây chanh lá cam.
    Die Post là người đưa thư
    Die Nebensonnen là Những mặt trời giả
    Nói là "Goerne đã đạt được một điều mà trước đây tôi chưa bao giờ nghe thấy" thì hay hơn.
  2. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Cái Lindenbaum = Linen tree tui nói thiệt là hổng biết là cái cây gì, tra quyển Tự điển Anh Việt của Viện ngôn ngữ học (dịch từ quyển Oxford Advanced leaner ''''s dictionary) thì người ta dịch là cây đoạn hay cây chanh lá cam, tui thấy vậy nên cứ dịch là cây chanh lá cam. Cũng có ý giữ nguyên chữ tiếng anh hay tiếng Đức nghe 1 từ tiếng Đức, tiếng Anh hay 1 ''''cây chanh lá cam'''', cây đoạn cũng như nhau cả (tức là khó mà biết là cây gì) nhưng thà dùng 1 từ tiếng Việt vẫn hơn.
    Die Post= The post= tui dịch là Lá thư, hổng biết chữ gốc tiếng Đức nghĩa gì, chứ người đưa thư thì phải là The Postman chứ nhỉ?
    Die Nebensonnen = the fasle suns, tui thấy kiểu dịch nào cũng không khác nhau mấy.
    Sở dĩ nói more divergent approach là bởi ở đoạn trước, ông mần review đã nói cái sự khác nhau ở 2 người trình diễn: cha Brendel già thì mạnh, chắc còn cha Goerne trẻ thì liên miên trôi chảy. Và tiếp theo đó họ càng khác nhau hơn nữa, tức là phân kỳ ra---> và mệnh đệ tiếp theo mới là ''but''..tức là nhưng mà cái tiếp theo lại vô cùng thống nhất (prefect unity).
    Nói tựu thành hay đạt được thì chắc tại văn phong tui xưa giờ nó vậy rùi.
    Cảm ơn Apomethe góp ý.
    Được tao_lao sửa chữa / chuyển vào 22:09 ngày 15/08/2005
  3. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Tại văn phong của tao_lao là kiểu dân dã Nam Bộ nên nếu là bài viết để đăng báo thì cũng nên sửa lại văn phong một chút, còn nếu ở trên mạng thì viết thế nào cũng được miễn là mình nói theo ý mình cho thoải mái. Thực ra dịch thuật là một việc phức tạp, còn mình cũng không phải là một dịch giả hay nhà ngôn ngữ cho nên cũng khó diễn đạt hết ý của văn bản gốc. Đây chỉ là vài ý kiến đóng góp cho TL nếu thấy hay thì sửa vào còn nếu không thì thôi
    Để là cây đoan thì hợp lý hơn vì nếu ai không biết sẽ tìm hiểu cây đoan là cây gì, chứ cây chanh lá cam thì chịu rồi chả ai biết.
    Die Post dịch là người đưa thư là đúng rồi vì "Die Post bringt keinen Brief für dich" nghĩa là "người đưa thư không mang thư đến cho anh" chứ chẳng lẽ lá thư (Brief) được một lá thư khác mang đến sao.
    Die Nebensonnen thì tùy thôi, tại mặt trời sai lạc nghe thấy lạ quá, bởi không ai nói vậy bao giờ cả.
    Cái tính phân kỳ thì hơi khó bởi nói thật bởi vì nghe tiếp cận phân kỳ thì chả hiểu gì hết mà tiếp cận mở cũng không rõ ràng. Nói chung chỉ nên dịch ý thôi chứ nếu dịch từng từ thì văn phong tiếng Anh hoàn toàn khác tiếng Việt. Tao_lao viết những bài như trên là quá hay và kỳ công rồi.
    Được Apomethe sửa chữa / chuyển vào 22:37 ngày 15/08/2005
  4. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Đã chỉnh lại một ý, dịch Posthorn= Post= Người đưa thư. Cảm ơn Apo chỉnh giùm. Và dịch thêm mấy cấu tiếng Đức trong mục 3 qua tiếng Việt.
  5. yes_Iam_here

    yes_Iam_here Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2004
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0
    Trời ah, cảm+phục+cảm phục tào lao quá xá ặc ặc .
  6. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Viết ủng hộ Kan với bác Vâng toi đây làm web. Có dùng được phần nào thì dùng. Nhiều điểm trong bài viết đã được chỉnh sữa: số các bài hát của Schubert và các người khác, một số từ ngữ , ý thơ (nhất là trong bài cuối cùng) nhưng đã hết thời hạn e*** nên tôi không thề sữa lại. Nếu để các bạn lưu ý.
    Nói thêm về mấy tập liên khúc cùa Schubert:
    Tập Winterreise, phổ thơ Wilhem Mulller, không phải được xuất bản 1 lần mà 2,lần đầu là 12 bài đầu. Schubert phổ thơ xong rùi để hết. Sau Muller xuất bản tiếp 12 bài sau thì Schubert mới bổ sung thêm 12 bài nữa và có thay đổi thứ tự một số bài.
    Tập liên khúc Die Schone Mullerin D.795 ra đời trong hoàn cảnh khá đặc biệt. Mulller lúc đó nổi tiếng là một tài năng thơ trẻ, trong một dịp tự tập ở nhà một người quí tộc thì đề xướng lối ''xướng thơ'' về đề tài Con gái người thơ xay là một đề tài khá nổi tiếng và phổ biến thời bây giờ. Họ đề ra 3 vai: Con gái người thơ xay, một anh thơ xay, và người thợ săn. Nội dung cốt truyện là : anh thơ xay men theo dòng suối đến nhà người thơ xay, gặp và động lòng với cô con gái người thơ xay nên anh xin vào đó làm. Anh thầm yêu cô, nhưng cô sau đó lại yêu anh thơ săn nên tình yêu của anh tan vỡ.
    Ông Mulller đã ''xuất khẩu thành thơ'' trong vài người thơ xay. Và trong đó, thật sự anh gửi gắm tình yêu của mình cho một cô nhà thơ trẻ xinh đẹp khả ái (ít nhất là 2-3 người trong buổi đó đã từng câu hôn cô) cũng có tham gia buổi tụ tập đó (sau đó, cô lấy người khác và rùi đi tu). Về sau, người ta lấy lại những bài thơ của Mulller trong buổi đó và yêu cầu anh chỉnh sữa (rất là khổ công) và chúng ta nhờ đó mà có tập thơ này.
    Còn chuyện ông Schubert làm sao mà có tập thơ này lại là một đề tại thú vị nữa. Tương truyền rằng (thiệt ra trong hồi ký của một cha nhạc sĩ bạn Schubert), một bữa Schubert đến nhà một người bạn làm thư ký cho nhà quí tộc, thấy tập thơ để trên bàn. Vậy là chơi ''chôm'' luôn chạy dzìa nhà mà hổng đợi cha bạn. Bữa sau cha này tới kiếm tập thơ thì ổng mới xin lỗi và đưa cho cha bạn coi tập liên khúc mà ổng mới phổ thơ suốt đêm xong (kinh dị). Nhưng sự thật là tập liên khúc xuất bản năm 1824, trong khi cha bạn ông Schubert chỉ làm thư ký riêng cho ông quí tộc từ năm 1825. Thành ra chuyện này chắc xạo.
    Một phiên bản khác là trong một cuộc tụ tập đàn đúm thì cha Schubert gặp cha bạn vốn cũng là bạn của Mulller, người ta mới đoán cha Schubert biết đến tập thơ là từ cha này.
    Còn tập liên khúc Swan songs, thì thật ra nó vốn không phải tập liên khúc. Chỉ là một cha mần nghề xuất bản, để tưởng nhớ ông Schubert mới tập hợp mấy bài hát về lúc cuối đời của Schubert gom thành tập liên khúc. Rùi thiên hạ thấy cũng được nên cứ để vậy, vậy là chúng ta có tập liên khúc thứ 3 của Schubert.
  7. yes_Iam_here

    yes_Iam_here Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2004
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0
    Thưa bác là người thực hiện (phần nội dung) k0 fải riêng kankuli hay YIH mà là tất cả các thành viên cùng góp sức bác ạ , mà chắc chắn sẽ là cả bác nữa.
  8. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Thấy TL khổ công cả tuần nay vì Schubert nên giúp một tí:
    Link về Schubert Schubert institute
    Phân tích về cây đoan Một trong những bài hay nhất của tập. Khi nhân vật chính đứng bên cây đoan trầm ngâm, và nhen nhúm ý định tự tử.
    Phân tích về đàn quay đàn quay
    Nếu ai thắc mắc đàn quay là gì:
    http://www.hurdygurdy.com/hg/hghome.html
    http://www.si.umich.edu/chico/instrument/pages/hrgurdy_gnrl.html
    Tuy TL vẫn có ý định giữ cách dịch là mặt trời sai lạc tuy nhiên trong thiên văn học người ta vẫn nói là mặt trời giả, từ chuyên ngành là sun-dog. Chỉ một hiện tượng thiên văn học thường xảy ra ở một số nước Đông Âu vào mùa đông, trời lạnh và sương mù. Có thể lên mạng search "sun-dog" để tìm hiểu thêm về hiện tượng này (nếu search images thì sẽ có được nhiều ảnh rất đẹp), xin giới thiệu một ảnh sau.
    [​IMG]
    Link bằng tiếng Việt http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/Ban-co-biet/2005/08/3B9E03AF/
    Bài này được lấy từ trong sách ra nhưng đã quên mất tên. Ở Việt Nam một số từ khoa học chuyên ngành vẫn chưa nhất quán cách dịch, ví dụ "White Dwarf" nhiều sách dịch là sao lùn trắng nhưng một số sách lại dịch Tiểu Bạch. Tương tự mặt trời giả có một số người gọi là ảo nhật
    Được Apomethe sửa chữa / chuyển vào 15:03 ngày 18/08/2005
  9. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn Apo mách cho cái hiện tượng thiên văn 3 mặt trời rất thú vị, đó cũng là cái bài thơ duy nhất mà tui thấy vẫn chưa hiểu cái ẩn dụ bên trong.
    Tui đọc trong sách, thấy người ta (ông đó làm GS, có lẽ đáng tin hơn cái bà dịch The false suns) dịch bài đó là Rival suns, tức là Những mặt trời đối thủ, và trong bản dịch mới thì tui đã chỉnh lại.
    Riêng về cách hiểu 3 mặt trời của tui là vầy: tui nghĩ cha đi lang thang bị mệt rùi ổng bị ''quáng gà'' nên tưởng tượng có 3 mặt trời. Còn trong sách thì ông GS hiểu cũng tương tự nhưng bổ sung ở chỗ qua làn nước mắt+ mệt mỏi thành ra sinh ảo ảnh thấy 3 mặt trời. Bây giờ nghe Apomethe nói mới biết có cái hiện tượng thiên văn này. Còn thực tế ý của Schubert hay Mulller thì có trời mới biết và chắc cũng không có kiểm chứng được (có lẽ nhiều chỗ, 2 ông ý cũng không giống nhau). Những kể ra có nhiều cách hiểu cũng hay.
    Trong cái ý ''tui có 3 mặt trời, 2 cái kia đi mất'' thì tui hổng hiểu nên suy diễn hay ông này từng có 3 người yêu rùi 2 người đã ra đi? Hoặc là 3 mặt trời: 1 mặt trời+ 2 mắt, 2 mặt trời ra đi là 2 mắt? Vẫn chịu là không tìm ra được cách hiểu khả tín và xác đáng nên tạm hài lòng với cách hiểu hiện tại.
    Ở bài 24, tui mới đọc bữa nay thì thấy người ta suy diễn ông chơi đàn quay đó thật ra là một bóng ma mà người lang thang tưởng tượng. Nếu vậy thì tứ thơ thật nhất quán, câu thơ ''hay là ta nên theo ông?'' thật ý nghĩa hàm súc: anh ta đang muốn tự tử. Tui chỉ thấy chỗ này là anh ta muôn tự tử thiệt sự, chứ trong bài cây đoan (hay chanh lá cam) thì không thấy. Cũng nói thêm, đã rất nhiều lời tán dương về chất dân ca của bài này : ở cổng làng, ngay giếng nước có cây đoan...thì đúng là qua dân ca rùi.
  10. baolink2002

    baolink2002 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2004
    Bài viết:
    228
    Đã được thích:
    0
    --------------------------------------------------------------------------------------
    Ở Việt Nam một số từ khoa học chuyên ngành vẫn chưa nhất quán cách dịch, ví dụ "White Dwarf" nhiều sách dịch là sao lùn trắng nhưng một số sách lại dịch Tiểu Bạch. Tương tự mặt trời giả có một số người gọi là ảo nhật.
    ---------------------------------------------------------------------------------------
    To: Apo
    Việc dịch từ nước ngoài sang tiếng Việt là chủ đề tranh cãi suốt hơn nửa Thế kỷ qua không chỉ của các nhà Khoa học,Ngôn ngữ học,nhà báo ,... mà của cả nhiều người dân bình thường.
    Sự việc lại thêm phức tạp do việc sử dụng hay không sử dụng từ Hán-Việt. Xu hướng sử dụng từ Việt có vẻ đang thắng thế (thí dụ Sân bay thay cho Phi trường,Máy bay thay cho Phi cơ,....) mà Bác Hồ là người đi đầu (Chiến sỹ gái,...)
    Hồi trẻ tôi có đọc 1 chút về Thiên văn và có biết từ Sao lùn trắng.Còn từ Tiểu bạch nghe lần đầu.Về sao lùn trắng có thể xem trong địa chỉ:
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Sao_l%C3%B9n_tr%E1%BA%AFng
    Tương tự Ảo nhật là từ Hán -Việt.
    Baolink.

Chia sẻ trang này