1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

NHẠC KHÔNG LỜI !

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ Sài gòn (HCMCC - SAIGON Club)' bởi 208, 09/03/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. SV-Stars

    SV-Stars Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    1.255
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghe nhạc rock từ năm 11 tuổi, nên rất thích guitar. Nhưng thích tiếng guitar điện trong những bản slow rock hay rock ballad mà thôi.
    Hồi còn học phổ thông tôi rất mê guitar, nhất là khi nghe những bản nhạc trữ tình như Romance D'amour hay Serenade. Thế nên khi vào ĐH thì tôi cũng đã đi học guitar, với muc đích đầu tiên la chơi guitar cho nguoi yêu nghe,
    Nhưng cang học, tôi lại càng cảm thấy cái hay của nó, bị cuốn hút vào nó, mê nó con hơn mê bồ mình nữa, hihi.
    Tiếc rằng tôi ko thể theo đuổi nó đến cùng vì còn phải học và làm quá nhiều thứ.
    Nhưng dù sao cũng phải công nhân với MyThiKa rằng nếu như bạn muốn hiểu am nhạc một cach sâu sắc, tường tận thi cách tốt nhất là bạn phải học nó.
    ------------------------------------------
    Học, học nữa, học mãi, hộc máu
  2. SV-Stars

    SV-Stars Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    1.255
    Đã được thích:
    0
    Chào MyThiKa!
    Bạn là một người có kiến thức khá rõ về nhạc cổ điển trong box này, nếu tôi đoán ko nhầm thì bạn học piano lâu rồi phải ko?
    ------------------------------------------
    Học, học nữa, học mãi, hộc máu
  3. MythiKa

    MythiKa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2002
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0

    Bạn SV-Stars, cám ơn bạn về những nhận xét tốt đẹp và đã chia xẻ với MythiKa câu chuyện "guitar cổ điển" của bạn.
    Đúng là hồi trước mình có học qua về piano. Nhưng chỉ được 1 thời gian ( khoảng 1 năm ) thì mình nhận ra mình ko phải là người thích chơi nhạc. Yêu nhạc, rất thích tìm hiểu nhạc lý và lịch sử âm nhạc, có thể ngồi cả ngày chỉ để nghe cho ra cấu trúc của bài nhạc hay đơn giản 1 kĩ thuật mà người nghệ sĩ đã sáng tạo lúc cảm hứng trong bản nhạc ấy, nhưng ngồi xuống và kiên nhẫn tập nhạc đến mức thành thạo thì ko. Nhớ hồi ấy mỗi buổi chủ nhật trả bài cho thầy thì ôi thôi cứ bị thầy khẽ tay vì ko thuộc bài hay đánh sai kĩ thuật hoài đấy chứ. Cứ thế rồi sau cùng mình bỏ... Nói thật nhé, mình ko thấy tiếc lắm. Mình tin là mình đã quyết định đúng.
    Mình rất thích câu chuyện "guitar cổ điển" của bạn. Rất dễ thương. Người yêu của bạn chắc phải vui lắm khi biết bạn học đàn vì cô ấy... hihihi Câu chuyện cũng gợi mình nhớ 1 kỉ niệm của riêng mình, cũng liên quan đến cây guitar thùng. Độ 2 năm trước, mình ở kí túc xá cùng phòng với 3 người bạn. Chúng mình sống rất vui, rất thân với nhau. Cứ vào mỗi chiều mùa hè, khi bầu trời lúc 7h tối vẫn sáng như 7h sáng, bọn mình ăn tối về vẫn chưa muốn ngồi vào học. Thế là lại bắt ghế ngồi ngoài cầu thang, trò chuyện, tán gẫu, đùa giỡn rất vui. Và luôn là 1 cái lệ trước khi ai về phòng nấy, người bạn Brazil trong nhóm sẽ lôi cây guitar thùng ra chơi cho nhóm 1 bản Flamenco. Có khi là 1 giai điệu sôi động, có khi 1 khúc nhạc buồn về người cha đã ra đi vì cơn nhồi máu cơ tim khi bạn ấy mới chỉ 10 tuổi... Bây giờ thì chúng mình mỗi người 1 phương, bận bịu với bao dự tính, bao kế hoạch. Để rồi có buổi chiều hè trên đường về nhà, qua khúc quanh khi xe quay đầu hướng Nam, lại chợt nghe vẳng bên tai giai điệu ấy, tiếng cười ấy, chợt như thấy ánh nắng chiều ấy... Và lại thấy nhớ lắm.
    EF - Where The Heart Belongs... ​
    MythiKa
    Được sửa chữa bởi - MythiKa vào 01/04/2002 09:51
  4. 208

    208 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/12/2001
    Bài viết:
    558
    Đã được thích:
    0
    mykathy từng học piano à ! hèn chi thấy phân tích nhạc hay quá trời ! cảm phục cảm phục ! à mà các bác có thích nghe hòa tấu nhạc dân tộc hoặc ca cổ không vậy ? nghe cũng hay lắm á ! nhạc dân tộc mình cũng đâu thua gì âm nhạc của nước ngoài đâu các bác nhể ! tuy nó hơi buồn một chút nhưng cũng rất hay ! và cũng rất dễ cảm nhận !
    208 TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC ĂN CHƠI HCMCC
    Tình yêu có thể làm cho hồ nổi sóng, còn độc thân là một cái ao bùn sình.
  5. whisper

    whisper Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/12/2001
    Bài viết:
    1.773
    Đã được thích:
    0
    Hihi, tui cũng muốn bon chen nghe nhạc hoà tấu, vậy bạn chỉ căn bản nhe
    whisper@
  6. MythiKa

    MythiKa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2002
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0

    Ô là la, chủ đề này đã có đến gần 1 ngàn lượt đọc rồi sao? Thật ko ngờ nhỉ. Một sự ngạc nhiên rất dễ thương... hihihi
    Bạn 208 hoàn toàn có lí khi nói nhạc dân tộc Việt Nam vốn đặc sắc ko kém gì nhạc dân tộc của các nước khác trên thế giới. MythiKa rất thích và tuyệt đối chia xẻ với bạn ý kiến này. Thật đáng tiếc là nhạc dân tộc VN ít phổ biến với thế giới quá! Bạn biết ko, đã bao lần mình cầm trên tay những CD của Enya, Sacred Spirit, Oceania mà chợt thấy sao vô lí khi nhạc Celtic, Native American, Maui được cả thế giới biết đến và yêu chuộng thì nhạc dân tộc VN lại ko Có vô lí ko khi Enya chỉ với thể loại Celtic của mình mà đã bán đến 40 triệu CD khắp thế giới và được xưng tụng là New Age Diva, trong khi đó muốn kiếm 1 cái tên nghệ sĩ VN trên trường quốc tế thì như mò kim đáy biển Có phải vì nhạc dân tộc VN ko hay bằng nhạc dân tộc Celtic? Hay vì VN ko có nghệ sĩ đủ tài để đưa âm nhạc của mình đến với thế giới? Hay vì người nghệ sĩ VN có tâm thì ko đủ lực? Hay vì... Thật hay là bạn 208 đã chạm đến khía cạnh đáng suy nghĩ này của nền âm nhạc VN. Rất cám ơn bạn và MythiKa cũng hi vọng là các bạn ở đây sẽ cùng chia xẻ với 208 và mình vấn đề rất đáng quan tâm này. Nhạc dân tộc VN rất có triển vọng, đừng nên hao phí đi 1 kho tàng như vậy, các bạn nghĩ sao?
    As The Myst Clears, The Worlds Around Us Reveal... ​

    MythiKa
  7. MythiKa

    MythiKa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2002
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0

    Bạn whisper, sao nghe nhạc mà lại gọi là bon chen vậy? Bạn dùng từ 'chỉ' thì mình ko dám... MythiKa đâu có khả năng chỉ dạy âm nhạc cho ai chứ? Mình cũng đang học tập thôi mà. Nhưng nếu bạn muốn trao đổi về âm nhạc thì mình rất vui lòng.
    Theo MythiKa, khi nghe mọi loại nhạc ko chỉ là hoà tấu, có 2 yếu tố cơ bản nhất mà mình cần thấu đáo và có khả năng nhận ra bằng được trong bản nhạc. Đó là: Nhịp và Cấu Trúc. Nếu ví bản nhạc như 1 cuốn tiểu thuyết, thì Nhịp ( Beat, Tempo ) sẽ đóng vai trò như những dòng kẻ hay ô trên tờ giấy in, hàng và dấu ngắt câu trong bài viết. Còn Cấu Trúc ( Structure, Form ) sẽ như dàn ý câu chuyện từ mở chuyện phát triển lên tình tiết bi kịch rồi cuối cùng sẽ đến đoạn kết. Nói cách khác, Nhịp và Cấu Trúc là 2 cái cơ bản nhất giúp chúng ta theo dõi diễn tiến của cuốn tiểu thuyết 1 cách dễ dàng, tiện lợi và hiệu quả nhất.
    Nếu văn viết sử dụng câu văn thì nhạc cũng có câu nhạc ( musical sentence ). Nếu trong văn viết ta có đoạn văn thì nhạc cũng có đoạn nhạc ( musical paragraph ). Nói 1 cách đơn giản, nhiều câu nhạc hợp lại thành đoạn. Nhiều nốt nhạc hợp lại thành câu. Ta có thể nhận ra sự bắt đầu và kết thúc của 1 câu nhạc dựa vào số Nhịp hay như thường được gọi đơn giản là Nhịp ( measure, như Nhịp 3/4 ). Muốn nhận ra đoạn nhạc thì thường ta dựa vào nhiều thứ như những công thức có tính qui ước, những Cấu Trúc định sẵn cho từng thể loại, etc. Nhưng đơn giản và thích hợp nhất cho người mới tiếp xúc nhạc thì sẽ là cảm giác về sự hoàn chỉnh của ý nhạc. Cuối cùng, phương cách kết hợp của những đoạn nhạc như thế tạo cho bản nhạc 1 Cấu Trúc.
    Đối với các loại nhạc đơn giản như Pop hay hoà tấu Clayderman và Mauriat, thì việc xác định Nhịp, câu, đoạn, Cấu Trúc rất dễ vì khá đơn giản. Hãy lấy Pop làm ví dụ. Cái tiện lợi nhất mà Pop cho ta đó là lời nhạc ( lyrics ). Dựa vào lời nhạc thì bạn có thể nhìn ra hầu hết gan ruột của 1 bài Pop, cho dù nó có là của nhạc sĩ tiếng tăm nào đi nữa. Ví dụ như Cấu Trúc bài Diễm Xưa của TCS là AABCAAB: 2 phần lời thường ( verse ) rồi đến điệp khúc ( chorus ), tiếp đấy 1 đoạn chuyển, và sau đó cấu trúc này tiếp tục lặp lại cho đến hết bài. Đây là Cấu Trúc bắt gặp trong mọi bài của TCS. Và thực tế thì đây cũng là Cấu Trúc phổ biến nhất trong thể loại nhạc Pop, Rock, Rap, etc. Và cả đến trong Mauriat hay Clayderman hay Kenny G.
    Bạn whisper thử tìm hiểu thêm về 2 yếu tố Nhịp và Cấu Trúc nhé. Đây là 2 cái vô cùng cơ bản. Khi đã thấu đáo chúng rồi thì ta sẽ bàn thêm về các vấn đề khác ha.
    As The Mist Clears, The Worlds Around Us Reveal... ​
    Được sửa chữa bởi - MythiKa vào 02/04/2002 07:04
  8. SV-Stars

    SV-Stars Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    1.255
    Đã được thích:
    0
    Bis bis MyThiKa.
    Vote MyThiKa một cái!
    ------------------------------------------
    Học, học nữa, học mãi, hộc máu
  9. ThiNo

    ThiNo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0
    phong cách âm nhạc thì đúng hơn cho dù là trịnh công sơn hay Pinkfloyd thì mỗi người đều theo một phong cách nhất định và chịu ảnh hưởng của phong cách đó trong qúa trình sáng tác.Tui thì trong những gì mà tui nghe ( không nói đến nhạc cổ điển ) thì ít có nhạc sĩ nào mà có thể mỗi bài một phong cách , một cấu trúc , rồi nhịp (3/4,4/8...)phách (thiếu cung )được , nên cái thể loại easy listening là thế .
    Mythika có nghe jimmy hendrix(?!) không nhở
    Không nói bay chang bằng không làm bay, không làm bay chang bằng không nghĩ bay
  10. 208

    208 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/12/2001
    Bài viết:
    558
    Đã được thích:
    0
    ..có một nhạc công khi đi biểu diễn ở liên hoan âm nhạc dân tộc châu á đã kể lại rằng âm nhạc Việt Nam đã là sửng sốt những nhà tổ chức và các đoàn tham dự vì đây là lần đầu tiên họ được nghe nhạc vọng cổ và nhạc tài tử nam bộ và họ nói rằng những gì họ biết về âm nhạc Việt Nam chỉ là những giai điệu của quan họ Bắc Ninh, ca trù của Huế và những làn điệu dân ca bắc bộ !
    thế đấy cho dù rằng nền âm nhạc tài tử Nam Bộ sinh sau đẻ muộn nhưng nó lại mang đến một tên tuổi mà tới bây giờ giới mộ điệu vẫn còn say mê ! tại sao khi đưa những đoàn nghệ thuật đi tham gia các liên hoan âm nhạc dân tộc thì lại đưa những đoàn nghệ thuật bắc bộ đi tham gia còn nền âm nhạc nam bộ thì bỏ ngỏ ! phải chăng đó là một nếp nghĩ sai lầm ?
    nếu như các bác nghe nhạc của Kitaro thì sẽ thấy giai điệu có gì đó rất đậm chất nam bộ ! vậy thì tại sao các nhạc sĩ việt nam lại không làm được điều đó ?
    chúng ta cũng có những tên tuổi lớn trong nền âm nhạc như : Đặng thái sơn, giáo sư Trần văn khê .... nhưng chúng ta lại không có một nhạc sĩ nào có thể làm một sự lột xác cho nền âm nhạc VIệt Nam vốn chỉ lẩn quẩn trong nước, đặc biệt là âm nhạc dân tộc.
    chẳng lẽ nước ta lại không có nhân tài........
    208 TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC ĂN CHƠI HCMCC
    Tình yêu có thể làm cho hồ nổi sóng, còn độc thân là một cái ao bùn sình.

Chia sẻ trang này