1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhạc lý căn bản, tổng quát về nốt nhạc, giai điệu, cung nhạc.....

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi hanh114212, 02/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cancau

    cancau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2004
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    ÂM NHẠC LÀ GÌ?
    Âm nhạc là một môn nghệ thuật phối hợp âm thanh theo những quy luật nhất định .Âm nhạc bắt nguồn từ những âm thanh trong cuộc sống .Thế nhưng không phải âm thanh nào cũng là âm nhạc .Mà chỉ những âm thanh có tính nhạc .Chúng phải có đủ 4 tính chất cơ bản sau :
    1/ CAO ĐỘ(Hauter): Mức độ trầm bổng của âm thanh
    2/ TRƯỜNG ĐỘ(Durée):Mức độ ngắn dài ,nhặt khoan của âm thanh
    3/ CƯỜNG ĐỘ( Intensité):Mức độ mạnh nhẹ của âm thanh
    4/ÂM SẮC(Timbre):Mặc dù âm thanh có giống nhau về cao độ ,về trường độ,về cường độ ,nhưng vẫn có những tính chất riêng biệt .Tính chất riêng của âm thanh được gọi là âm sắc .
    Từ những âm thanh có tính nhạc đó ,lâu dần con người biết phối hợp việc lên xuống trầm bổng để tạo âm vực rộng và phong phú .Và cũng từ đó mà âm nhạc được hình thành và phát triển .
  2. cancau

    cancau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2004
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    TÊN NỐT NHẠC
    KÝ HIỆU ÂM THANH BẰNG TÊN NỐT NHẠC
    Để ghi lại cao độ của âm thanh ,người ta dùng tên gọi của các nốt nhạc .Vào đầu thế kỷ 11 (khoảng năm 1025),một tu sĩ tên Guido d''Arezzo đã dùng các chữ đầu của một đoạn thánh ca kinh thánh Jean Baptiste bằng tiếng Latinh để đặt tên cho các dấu ghi nốt nhạc ,đó là :
    Ut - Re - Mi - Fa - Sol - La
    Ban đầu chưa có nốt Si ,nhưng vào khoảng năm 1659 người ta ghép mẫu tự đầu của hai chữ Sancte Ioannes để thành nốt Si
    Từ Ut khó xướng âm nên cũng vào nam ấy người ta dùng hai mẫu tự đầu của từ Dominus để thay nốt Ut thành nốt Do
    Cách ghi tên nốt nhạc theo tiếng Pháp :
    DO - RÉ - MI - FA - SOL - LA - SI
    Cách ghi tên nốt nhạc theo tiếng Anh :
    DO - RE - MI - FA - SOL -LA - SI
  3. cancau

    cancau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2004
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    TÊN NỐT NHẠC
    KÝ HIỆU ÂM THANH BẰNG TÊN NỐT NHẠC
    Để ghi lại cao độ của âm thanh ,người ta dùng tên gọi của các nốt nhạc .Vào đầu thế kỷ 11 (khoảng năm 1025),một tu sĩ tên Guido d''Arezzo đã dùng các chữ đầu của một đoạn thánh ca kinh thánh Jean Baptiste bằng tiếng Latinh để đặt tên cho các dấu ghi nốt nhạc ,đó là :
    Ut - Re - Mi - Fa - Sol - La
    Ban đầu chưa có nốt Si ,nhưng vào khoảng năm 1659 người ta ghép mẫu tự đầu của hai chữ Sancte Ioannes để thành nốt Si
    Từ Ut khó xướng âm nên cũng vào nam ấy người ta dùng hai mẫu tự đầu của từ Dominus để thay nốt Ut thành nốt Do
    Cách ghi tên nốt nhạc theo tiếng Pháp :
    DO - RÉ - MI - FA - SOL - LA - SI
    Cách ghi tên nốt nhạc theo tiếng Anh :
    DO - RE - MI - FA - SOL -LA - SI
  4. cancau

    cancau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2004
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    KÝ HIỆU ÂM THANH BẰNG HỆ THỐNG CHỮ CÁI
    Ngoài cách ghi ký hiệu âm thanh bằng tên nốt nhạc ,còn có cách ghi ký hiệu âm thanh bằng hệ thống chữ cái .Từ thời trung cổ đến nay ,người ta đã đưa cách ghi ký hiệu âm thanh bằng hệ thống chữ cái Latinh vào việc xác định giọng ,ghi ký hiệu hòa âm ..
    Chữ cái bắt đầu từ ký tự A ,nốt nhạc tương ứng bắt đầu bằng nốt La
    A B C D E F G H
    La Sib Do Re Mi Fa Sol Si
    Nốt Sib la nốt Si giáng
    Sau này ,âm Si ở chữ cái H dần thay thế cho âm bậc Si giáng với ký hiệu la chữ B .Nên ký hiệu âm thanh theo chữ cái được ghi như sau :
    A B C D E F G
    La Si Do Re Mi Fa Sol

    Ký hiệu âm thanh qua hệ thống chữ cái và tên nốt nhạc
    C D E F G A B
    DO RE MI FA SOL LA SI
    Được cancau sửa chữa / chuyển vào 12:46 ngày 04/01/2005
  5. cancau

    cancau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2004
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    KÝ HIỆU ÂM THANH BẰNG HỆ THỐNG CHỮ CÁI
    Ngoài cách ghi ký hiệu âm thanh bằng tên nốt nhạc ,còn có cách ghi ký hiệu âm thanh bằng hệ thống chữ cái .Từ thời trung cổ đến nay ,người ta đã đưa cách ghi ký hiệu âm thanh bằng hệ thống chữ cái Latinh vào việc xác định giọng ,ghi ký hiệu hòa âm ..
    Chữ cái bắt đầu từ ký tự A ,nốt nhạc tương ứng bắt đầu bằng nốt La
    A B C D E F G H
    La Sib Do Re Mi Fa Sol Si
    Nốt Sib la nốt Si giáng
    Sau này ,âm Si ở chữ cái H dần thay thế cho âm bậc Si giáng với ký hiệu la chữ B .Nên ký hiệu âm thanh theo chữ cái được ghi như sau :
    A B C D E F G
    La Si Do Re Mi Fa Sol

    Ký hiệu âm thanh qua hệ thống chữ cái và tên nốt nhạc
    C D E F G A B
    DO RE MI FA SOL LA SI
    Được cancau sửa chữa / chuyển vào 12:46 ngày 04/01/2005
  6. cancau

    cancau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2004
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    KHUÔNG NHẠC(Portée)
    Để xác định mức độ cao thấp của âm thanh ,người ta ghi nốt nhạc trên khuông nhạc . Khuông nhạc được tạo ra từ 5 dòng kẻ nhạc song song và 4 khe nhạc .Thứ tự của dòng kẻ nhạc và khe nhạc được đếm từ dưới lên ,tương ứng với chiều ghi âm thanh từ trầm đến cao .Các nốt nhạc ghi ở dòng nhạc hoặc khe nhạc phái dưới có âm thanh trầm hơn các nốt ghi ở khe nhạc hoặc dòng nhạc phía trên .
    Ngoài ra ,do cao độ của nốt nhạc có thể cao hoặc thấp hơn các nốt trên dòng kẻ chính của khuông nhạc ,người ta tạo ra thêm những dòng kẻ nhạc phụ và khe nhạc phụ .
    KHOÁ NHẠC (Clé)
    Để chỉ định tên của nốt trên khuông nhạc ,người ta dùng dấu khoá nhạc .Dấu khoá nhạc được ghi ở đầu khuông nhạc để xác định cao độ của các nốt nhạc trên dòng kẻ nhạc hoăc trên khe nhạc .Khoá nhạc đượ sử dụng phổ biến nhất la khoá Sol
    KHOÁ SOL : Trên khoá Sol ,nốt Sol bắt đầu từ dòng nhạc thứ hai .Từ đó tính lên hoặc tính xuống để có các nốt kế tiếp .
    SỰ BIẾN THỂ CỦA KHOÁ SOL :Trong hệ thống ghi âm thanh theo ký tự ,nốt Sol được ghi bằng chữ G .Vì thế ban đầu ,chữ G nằm trên dòng kẻ thứ hai để biểu thị cho khoá Sol .Nốt nằm trên dòng kẻ nhạc thứ hai là nốt Sol .Sau này ,cách ghi chữ G biến đổi dần dần để thành khoá Sol hiện nay .
    To Sanny Pine :Cám ơn bạn ,mình sẽ cố gắng
  7. cancau

    cancau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2004
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    KHUÔNG NHẠC(Portée)
    Để xác định mức độ cao thấp của âm thanh ,người ta ghi nốt nhạc trên khuông nhạc . Khuông nhạc được tạo ra từ 5 dòng kẻ nhạc song song và 4 khe nhạc .Thứ tự của dòng kẻ nhạc và khe nhạc được đếm từ dưới lên ,tương ứng với chiều ghi âm thanh từ trầm đến cao .Các nốt nhạc ghi ở dòng nhạc hoặc khe nhạc phái dưới có âm thanh trầm hơn các nốt ghi ở khe nhạc hoặc dòng nhạc phía trên .
    Ngoài ra ,do cao độ của nốt nhạc có thể cao hoặc thấp hơn các nốt trên dòng kẻ chính của khuông nhạc ,người ta tạo ra thêm những dòng kẻ nhạc phụ và khe nhạc phụ .
    KHOÁ NHẠC (Clé)
    Để chỉ định tên của nốt trên khuông nhạc ,người ta dùng dấu khoá nhạc .Dấu khoá nhạc được ghi ở đầu khuông nhạc để xác định cao độ của các nốt nhạc trên dòng kẻ nhạc hoăc trên khe nhạc .Khoá nhạc đượ sử dụng phổ biến nhất la khoá Sol
    KHOÁ SOL : Trên khoá Sol ,nốt Sol bắt đầu từ dòng nhạc thứ hai .Từ đó tính lên hoặc tính xuống để có các nốt kế tiếp .
    SỰ BIẾN THỂ CỦA KHOÁ SOL :Trong hệ thống ghi âm thanh theo ký tự ,nốt Sol được ghi bằng chữ G .Vì thế ban đầu ,chữ G nằm trên dòng kẻ thứ hai để biểu thị cho khoá Sol .Nốt nằm trên dòng kẻ nhạc thứ hai là nốt Sol .Sau này ,cách ghi chữ G biến đổi dần dần để thành khoá Sol hiện nay .
    To Sanny Pine :Cám ơn bạn ,mình sẽ cố gắng
  8. cancau

    cancau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2004
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Hình như mọi người ít quan tâm đến vấn đề này thì phải ,kể cả người mở topic này nữa .Thôi thì đành độc thoại một mình vậy .
    HÌNH DẠNG NỐT NHẠC(Figures des notes)
    Để ghi nốt nhạc lên khuông nhạc ,người ta không dùng ký hiệu âm thanh theo hệ thống chữ cái mà dùng ký hiệu âm thanh theo tên nốt nhạc .Nốt dùng để ghi ký hiệu âm thanh được gọi là âm hiệu .
    Âm hiệu có những hình thức khác nhau để ấn định thời gian ngân dài (trường độ ) của nốt nhạc .
    Ngoại trừ nốt tròn ,các nốt còn lại đều có vạch xổ đứng gọi là đuôi nốt . Các loại nốt dùng để ghi độ ngân dài của các nhạc âm thường sử dụng trong những ca khúc thông thường là: nốt tròn ,nốt trắng ,nốt đen ,nốt móc đơn ,nốt móc kép
    Hình nốt trên khuông nhạc có hai phần :đầu nốt và đuôi nốt
    Đầu nốt có hình bầu dục ,ở nốt tròn hình bầu dục nằm ngang ,ở các nốt còn lại hình bầu dục hơi nghiêng về bên phải .Đầu nốt có thể là màu đen hoặc chỉ có viền đen (nốt tròn và nốt trắng )
    Đuôi nốt :nốt tròn không có đuôi nốt ,nốt trắng và nốt đen có đuôi nốt hình vạch thẳng đứng ,nốt móc đơn có đuôi nối với một cái móc và nốt móc kép cũng giống như vậy ngưng có hai cái móc liền nhau .
    Các nốt từ dòng kẻ thứ ba trở lên (từ nốt Si ) có đuôi nốt quay xuống .Các nốt từ khe thứ hai trở xuống (từ nốt La ) có đuôi nốt quay lên .
    Trong các bản nhạc khi hai hay nhiều nốt móc đơn và móc đôi đứng kề nhau trong cùng một phách sẽ được nối với nhau
    ĐỘ NGÂN DÀI CỦA CÁC NỐT NHẠC(Durée des notes)
    Quan hệ độ ngân dài giữ các nốt như sau :
    1nốt tròn = 2 nốt trắng
    1nốt trắng =2 nốt đen
    1 nốt đen =2 nốt móc đơn
    1nốt móc đơn = 2 nốt móc kép

  9. cancau

    cancau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2004
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Hình như mọi người ít quan tâm đến vấn đề này thì phải ,kể cả người mở topic này nữa .Thôi thì đành độc thoại một mình vậy .
    HÌNH DẠNG NỐT NHẠC(Figures des notes)
    Để ghi nốt nhạc lên khuông nhạc ,người ta không dùng ký hiệu âm thanh theo hệ thống chữ cái mà dùng ký hiệu âm thanh theo tên nốt nhạc .Nốt dùng để ghi ký hiệu âm thanh được gọi là âm hiệu .
    Âm hiệu có những hình thức khác nhau để ấn định thời gian ngân dài (trường độ ) của nốt nhạc .
    Ngoại trừ nốt tròn ,các nốt còn lại đều có vạch xổ đứng gọi là đuôi nốt . Các loại nốt dùng để ghi độ ngân dài của các nhạc âm thường sử dụng trong những ca khúc thông thường là: nốt tròn ,nốt trắng ,nốt đen ,nốt móc đơn ,nốt móc kép
    Hình nốt trên khuông nhạc có hai phần :đầu nốt và đuôi nốt
    Đầu nốt có hình bầu dục ,ở nốt tròn hình bầu dục nằm ngang ,ở các nốt còn lại hình bầu dục hơi nghiêng về bên phải .Đầu nốt có thể là màu đen hoặc chỉ có viền đen (nốt tròn và nốt trắng )
    Đuôi nốt :nốt tròn không có đuôi nốt ,nốt trắng và nốt đen có đuôi nốt hình vạch thẳng đứng ,nốt móc đơn có đuôi nối với một cái móc và nốt móc kép cũng giống như vậy ngưng có hai cái móc liền nhau .
    Các nốt từ dòng kẻ thứ ba trở lên (từ nốt Si ) có đuôi nốt quay xuống .Các nốt từ khe thứ hai trở xuống (từ nốt La ) có đuôi nốt quay lên .
    Trong các bản nhạc khi hai hay nhiều nốt móc đơn và móc đôi đứng kề nhau trong cùng một phách sẽ được nối với nhau
    ĐỘ NGÂN DÀI CỦA CÁC NỐT NHẠC(Durée des notes)
    Quan hệ độ ngân dài giữ các nốt như sau :
    1nốt tròn = 2 nốt trắng
    1nốt trắng =2 nốt đen
    1 nốt đen =2 nốt móc đơn
    1nốt móc đơn = 2 nốt móc kép

  10. hanh114212

    hanh114212 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2004
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn cancau về những hiểu biết của bạn về âm nhạc. Bản thân mình cũng là một người rất lơ mơ về nhạc lý. Bạn đừng bảo là tôi không quan tâm, mà tôi chỉ không có thời gian thôi. Như bạn nói là ít nguơi quan tâm đến vấn đề này, minh thừa nhận là như vậy. Mình rất mong bạn sẽ có nhiều thời gian hơn và đưa ra nhiều kiến thức bổ ích hơn cho mọi người và trước mắt là tôi đây.
    Mình cũng rất muốn có các trang Web về học nhạc để thỉnh thoảng có thời gian ngồi học, rất mong các bạn giúp đỡ nhiệt tình.
    Một lần nữa xin cảm ơn!
    Được hanh114212 sửa chữa / chuyển vào 12:58 ngày 08/01/2005

Chia sẻ trang này