1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhạc Sĩ Hải Ngoại và Những Tình Ca

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi CoGaiViet, 22/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    CUNG TIẾN
    Có thể coi NS Cung Tiến là 1 hiện tượng lạ trong giới nhạc sĩ VN.
    Có hai bằng Đại Học về kinh tế tại Anh và Úc (Australia) (thời gian đó ông cũng học thêm về nhạc), sinh sống bằng nghề kinh tế, ông chỉ coi âm nhạc như 1 thú tiêu khiển và tự nhận mình chỉ là 1 ''''amateur'''' trong làng âm nhạc. Và cũng vì thế, ông sáng tác rất ít và không bao giờ chú ý việc tác quyền, việc lăng xê tên tuổi mình trong địa hạt âm nhạc. Trong video Paris By Night 58, ông có nói thêm ít về mình.
    Ông tên thật là Cung Thúc Tiến, sinh ngày 27.11.1938 tại Hà Nội, nên không thể xếp ông vào lớp nhạc sĩ tiền chiến được.
    Lúc đầu ông học nhạc trong thời gian học trung học với ba nhạc sĩ Thẩm Oánh, Hùng Lân. Chung Quân. Bài Thu Vàng ông sáng tác khi ông mới 14 tuổi, như 1 bản để tập piano. Hoài Cảm sáng tác năm 1953 (16 tuổi).
    Khi du học Úc Châu trong các năm 1957-1963, theo học ngành kinh tế, ông đã dự các lớp riêng về dương cầm, hòa âm, đối điểm, và phối cụ tại Âm nhạc viện Sydney. Trong các năm 1970-1973, với một học bổng cao học của British Council để nghiên cứu kinh tế học phát triển tại Cambridge, Anh quốc, ông đã dự các lớp nhạc sử, nhạc học, và nhạc lý hiện đại tại đó.
    Nhạc của ông mang đậm nét cổ diển hoặc bán cổ điển tây phương, vì ông tự nhận là được học rất ít về âm nhạc Việt. Rất giỏi nhạc lý.
    Bên cạnh nhạc, ông có viết sách, viết văn dưới bút hiệu Thạch Chương và Đăng Hoàng. Hiện định cư tại Minesota, Mỹ ((làm việc trong ban giám đốc diễn đàn soạn nhạc Mỹ))
    Temely vẫn nghĩ là hai bản nhạc Hoài Cảm và Hương Xưa của ông phải được xếp vào danh sách những bản nhạc hay nhất VN. Lời nhiều chất thơ.
    Đọc thêm về ông và lời các ca khúc khác : http://dactrung.net/nhac/tacgia.aspx?TacGiaID=131
    Download hoặc NGHE (bằng Real Player) :
    Hoài Cảm : Cẩm Vân - Lưu Bích - Sĩ Phú - Tuấn Ngọc - Thái Hiền
    Hương Xưa : Tuấn Ngọc - Thùy Dương - Lệ Thu
    Nguyệt Cầm : Khánh Hà - Thái Thanh
    HƯƠNG XƯA
    Người ơi, môt chiều nắng tơ vàng hiền hòa hồn có mơ xa?
    Ngươi ơi, đường xa lắm con đường về làng dìu mấy thuyền đò.
    Còn đó tiếng tre êm ru,
    Còn đó bóng đa hẹn hò,
    Còn đó những đêm sao mờ hồn ta mênh mông nghe sáo vi vu
    Người ơi,
    còn nhớ mãi trưa nào thời nào vàng **** bên ao
    Người ơi,
    còn nghe mãi tiếng ru êm êm buồn trong ca dao
    Còn đó tiếng khung quay tơ,
    Còn đó con diều vật vờ
    Còn đó, nói bao nhiêu lời thương yêu đến kiếp nào cho vừa
    Ôi, những đêm dài hồn vẫn mơ hoài một kiếp xa xôi
    Buồn sớm đưa chân cuộc đời
    Lời Đường thi nghe vẫn rền trong sương mưa
    Dù có bao giờ lắng men đợi chờ
    Tình Nhị Hồ vẫn yêu âm xưa
    Cung Nguyệt Cầm vẫn thương Cô-tô
    Nên hồn tôi vẫn nghe trong mơ tiếng đàn đợi chờ mơ hồ.
    Vẫn thương muôn đời nàng Quỳnh Như thuở đó
    Ôi, những đêm dài hồn vẫn mơ hoài một giấc ai mơ
    Dù đã quên lời hẹn hò
    Thời Hoàng Kim xa quá chìm trong phôi pha
    Chờ đến bao giờ tái sinh cho người
    Đời lập từ những đêm hoang sơ
    Thanh bình như bóng trưa đơn sơ
    Nay đời tan biến trong hư vô,
    chết đầy từng mồ oán thù.
    máu xương tơi bời nhiều mùa thu ....
    Người ơi, chiều nào có nắng vàng hiền hòa sưởi ấm nơi nơi?
    Người ơi, chiều nào có thu về cho tôi nhặt lá thu rơi?
    Tình có ghi lên đôi môi
    Sầu có phai nhòa cuộc đời
    Người vẫn thương yêu loài người và yên vui cuộc sống vui.
    Đời êm như tiếng hát của lứa đôi,
    Đời êm như tiếng hát của lứa đôi ....

    HOÀI CẢM
    Chiều buồn len lén tâm-tư
    Mơ hồ nghe lá thu mưa
    Dạt dào tựa những âm xưa
    Thiết tha ngân lên lời xưa
    Quạnh hiu về thấm không gian
    âm thầm như lấn vào hồn
    Buổi chiều chợt nhớ cố nhân
    Sương buồn lắng qua hoàng hôn
    Lòng cuồng điên vì nhớ
    ôi đâu người, đâu ân tình cũ?
    Chờ hoài nhau trong mơ
    Nhưng có bao giờ, thấy nhau lần nữa
    Một mùa thu xa vắng
    Như mơ hồ về trong đêm tối
    Cố nhân xa rồi, có ai về lối xưa?
    Chờ nhau hoài cố nhân ơi!
    Sương buồn che kín nguồn đời
    Hẹn nhau một kiếp xa xôi,
    nhớ nhau muôn đời mà thôi!
    Thời gian tựa cánh chim bay,
    qua dần những tháng cùng ngày
    Còn đâu mùa cũ êm vui?
    Nhớ thương biết bao giờ nguôi?

    Sàigòn 1953
    Cảm ơn hoa đã vì ta nở
    Thế giới vui, từ mỗi lẻ loi

    Được temely sửa chữa / chuyển vào 14:27 ngày 23/08/2003
  2. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4

    LÊ TÍN HƯƠNG
    Sinh ngày 18 tháng 3 năm 1949 tại Huế. Rời Việt Nam năm 1979. Hiện cư ngụ tại Santa Ana, CA, USA. Theo học nhạc cùng giáo sư Lê Quang Nhạc. Bắt đầu sáng tác năm 1970.
    Đã viết khoảng 50 bản nhạc và xuất bản 4 CDs riêng : Có Những Niềm Riêng, Dòng Đời Mong Manh, Con Đường Tôi Về, Dòng Lệ Dòng Mưa, và im lặng từ khi LTH lập gia đình mới. "Nhạc của chị lúc nào cũng có hơi hướm của một nỗi sầu, có một chút quyến luyến. Âm điệu không quá phức tạp, và từ ngữ rất niêm luật, vần điệu chặt chẽ. Nhiều người cho rằng nhạc của chị bị cái ảnh hưởng của Trịnh Công Sơn, chị cũng chẳng phủ nhận" (Triệu Thần)
    Không nghe nhạc của LTH nhiều, nhưng trong những bài đã nghe, bài temely thích nhất là Có Những Niềm Riêng qua giọng hát Tuấn Ngoc. Bạn nghe thử đi, sẽ thích ngay mà.........
    Xem danh sách các CDs đã xuất bản và nghe vài bài nhạc khác của LTH : http://www.littlesaigon.com/tinhuong/index.htm
    CÓ NHỮNG NIỀM RIÊNG
    NGHE : Tuấn Ngoc : click ở đây hoặc ở đây
    Có những niềm riêng làm sao nói hết
    Như mây như mưa như cát biển khơi
    Có những niềm riêng làm sao ai biết
    Như trăng trên cao cách xa vời vợi.
    Có những niềm riêng lệ vương khóe mắt
    Như cây sau mưa long lanh giọt sầu
    Có những niềm riêng làm tim thổn thức
    Nên đôi môi xinh héo hon nụ cười.
    Này niềm riêng như nước vẫn đầy vơi
    Đâu đây vang vang tiếng buồn gọi mời
    Ôi nỗi sầu đong chất ngất
    Như một ngày như mọi ngày
    Như vạn ngày không thấy đổi thay.
    Có những niềm riêng lòng không muốn nhớ
    Nhưng sao tâm tư cứ luôn mộng mơ
    Có những niềm riêng gần như hơi thở
    Nuôi ta cô đơn nuôi ta đợi chờ.
    Có những niềm riêng một đời dấu kín
    Như rêu như rong đắm trong biển khơi
    Có những niềm riêng một đời câm nín
    Nên khi xuôi tay còn chút ngậm ngùi.
    ĐỪNG BAO GIỜ HỨA
    NGHE : Tuấn Ngọc
    Đừng bao giờ hứa mai sau ta luôn bên nhau
    Thời gian tựa cánh chim bay,
    bay nhanh xa xăm như cơn mộng thắm
    Tình yêu giọt nước trong xanh theo mưa lênh đênh
    Dù cho tình có mong manh cũng đã cho ta muôn suối thần tiên
    Hẹn thề chi anh ơi, đường đi xa vời vợi
    giờ những bước mong manh
    nào ai chắc đường sẽ không gập ghềnh (?)
    Mây trên trời thường hay thay sắc
    Nắng ban mai chiều nay sẽ phai
    và ai biết mưa buồn thắp ngày mai
    Đừng bao giờ hưá mai sau khi ta yêu nhau
    Đừng bao giờ nói lên câu chia phôi trên môi khi xuân còn mới
    Tình như lời hát cất cao cho tim xôn xao
    Ngày ta tìm đến bên nhau ru nhau nguôi quên bao nỗi muộn phiền ...
    NHƯ MÂY NHƯ MƯA
    NGHE Lê Tâm & Lâm Thuý Vân
    Tình ta như mây lênh đênh, ru nhau quên đời buồn tênh
    Tình ta cơn mưa êm đềm, thiếu nhau hồn như bóng đêm
    Tình ta cho nhau hôm nay, ngỡ như giấc mơ ngày mai
    Mây ru ru giấc mộng dài, mưa rơi tình xanh một đời
    Tình như mây lang thang, ta đưa nhau đi cuối trời nồng nàn
    Tình như mưa bay bay, ta cho nhau say, nụ hôn tình đầy
    Tình ta như mây phiêu du, bên nhau ta quên tháng ngày mịt mù
    Tình như mưa rơi rơi, yêu nhau ta vui, niềm vui một đời
    Tình ta như mưa trên cao, ru nhau quên đời lao đao
    Tình ta như cơn mưa rào, xóa tan đời bao đớn đau
    Tình ta cho nhau hôm nay, sẽ như giấc mơ ngày mai
    Mây ru, ru giấc mộng dài, mưa rơi tình xanh một đời
    TÀN PHAI
    Mai nếu ta xa đờì
    Đời có nhớ ta chăng
    Mai nếu ta xa người
    Người có nỗi ăn năn
    Một ngày tình yêu qua
    Như cơn mưa mùa ha.
    Một ngày tình bao la
    Như con sóng dâng xa
    Một lần lòng xôn xao
    Bờ môi khuyết nụ cười
    Một lần vòng tay ôm
    Cho hơi nào nồng hơn
    Và mai nếu xa xôi
    Tình cũng vẫn rất gần
    Người có thấy bâng khuâng
    Mỗi ngày nhìn bước chân
    Đời khuất dấu chân ta
    Người khuất dấu chân mình
    Dù có tiếc thương chi
    Tình cũng vẫn xa tình
    Mai nếu ta xa đời
    Đời có thấy hư hao
    Mai nếu ta xa người
    Lòng có tiếc thương nhau
    Một ngày tình yêu qua
    Như trăng thu mời gọi
    Một lần bờ môi say
    Cho yêu dấu ngất ngây
    Một lần còn trong tay
    Hồn thắp cơn mê đầy
    Một lần rồi xa ai
    Nghe hương đời tàn phai ...
    Cảm ơn hoa đã vì ta nở
    Thế giới vui, từ mỗi lẻ loi
  3. CoGaiViet

    CoGaiViet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2003
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    TỪ CÔNG PHỤNG ​

    Sinh ngày 27.7.19?? tại Văn Lâm Ninh Thuận. Cử nhân luật, cựu biên tập viên đài phát thanh VOF (Voice of Freedom - Tiếng Nói Tự Do). Rời Việt Nam vào tháng 10.1980 hiện cư ngụ tại Hoa Kỳ. Viết nhạc từ năm 1960. Tôi nghe nhạc của ông rất nhiều. Đa số những sáng tác của ông tôi đều thích như: Tuổi Xa Người, Giọt Lệ Cho Ngàn Sau, Bây Giờ Tháng Mấy? Tuy nhiên trong số những sáng tác đó tôi yêu mến nhất vẫn là ca khúc Tuổi Xa Người.
    TƯỞI XA NGƯỜI
    Tuổi Xa Người (Ý Lan)
    Một chiều êm tay đan tay dìu nhau trên lối
    đưa em đi nhè nhẹ vào đời
    Bằng vòng tay tôi nâng niu mùa thu thức giấc
    đưa em vào ngày tháng vỗ về
    Kể từ em đem cô đơn mọc lên phố vắng
    khi em mang nụ cười khỏi đời
    Từng chiều rơi nghe như cõi lòng mình tê tái
    ngỡ như đời còn gọi tên nhau
    Ngày đó khi một lần, một lần tiếng hát
    đồng loã đưa em vào vùng trời lấp lánh
    bằng những cánh sao trời đầy đôi mắt ngước trìu mến.
    Em, em xa dần ngàn đời hoang vắng
    tôi đi về buồn chưng kẽ tóc
    bước chân này còn trọn kiếp hoang vu
    Một mình đi lang thang trong mùa đông rét mướt
    nghe bơ vơ hồn mình lạc loài
    Buồn dậy lên trên dung nhan gầy xanh của tuổi
    trên tháng ngày hằn vết đời mình
    Trời mùa Đông hong khô đi niềm tin sỏi đá
    trên đôi tay này mình còn gì
    Và giòng sông trôi đi vô tình mang tất cả
    cuộc đời này của người hay tôi

    BÂY GIỜ THÁNG MẤY
    Bây Giờ Tháng Mấy (Tuấn Ngọc)
    Bây giờ tháng mấy rồi hỡi em?
    lênh đênh ngàn mây trôi êm đềm
    Chiều nay nếu em đừng hờn dỗi,
    trách nhau một lời thôi
    Tâm hồn mình đâu lẻ đôi.
    Bây giờ tháng mấy rồi hỡi em?
    Anh đi tìm màu hoa em cài
    Chiều nay nhớ em rồi và nhớ
    áo em đẹp màu thơ,
    môi tràn đầy ước mơ
    Mai đây anh đưa em đi về,
    mưa giăng chiều nắng tàn
    cho buốt lạnh chúng mình.
    Em ơi, thôi đừng hờn anh nữa,
    nhìn nhau buồn vời vợi,
    để mùa đông buốt giá bờ vai mềm .
    Bây giờ tháng mấy rồi hỡi em?
    Anh đi tìm mùa xuân trên đời
    Mùa đông chết đi rồi mùa xuân
    mắt em đẹp trời sao
    cho mình thương nhớ nhau.

    Được CoGaiViet sửa chữa / chuyển vào 08:14 ngày 30/07/2003
  4. easyboy

    easyboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2003
    Bài viết:
    1.199
    Đã được thích:
    1
    Không dám múa rìu đâu, mình chỉ góp vui thôi, mình thích nhất nhạc sĩ Đoàn Chuẩn nên gửi vài chữ giới thiệu thôi nha
    ĐOÀN CHUẨN PROFILE​
    Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn, tác giả của những ca khúc về tình yêu và về mùa thu nổi tiếng đã qua đời tại Hà Nội ngày 15-11-2001, hưởng thọ 78 tuổi. Từ gần 10 năm nay, ông bị bệnh áp huyết cao hành hạ cho nên đi lại rất khó khăn. Cho dù căn bệnh của tuổi già này làm cho ông nói "nhịu giọng" nhưng đầu óc, tâm hồn ông vẫn còn minh mẫn cho đến ngày ông từ giả cõi đời.
    Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn sinh năm 1924 tại Hải Phòng, thuộc một gia đình giàu có nổi tiếng khắp miền Bắc và Trung Việt Nam thời đó. Ông theo học Trung học Louis Pasteur và yêu một cô bạn học cùng lớp và kết hôn với người ông yêu từ năm 1942: đó là bà Đoàn Chuẩn bây giờ. Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn, người nhạc sĩ "cả đời chỉ viết nhạc về tình yêu và viết về mùa thu" có được cái may mắn hơn một số đông nhạc sĩ khác là sinh ra trong một gia đình giàu có cho nên chỉ biết ăn học và vui chơi, không phải âu lo cho cuộc sống. Bà Đoàn Chuẩn thường nói về chồng mình như sau: "Cuộc sống của ông nhà tôi khá hơn rất nhiều những nghệ sĩ khác. Bởi ông sinh trưởng trong một gia đình khá giả nên ông chỉ việc ăn học và ung dung sáng tác, không phải bận tâm mấy về cuộc sống, không phải nhọc lòng mưu sinh". Ông là người sướng nhất trong số các nhạc sĩ tiền chiến.
    Tổng số ca khúc của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn không nhiều, chỉ có khoảng 16 bài nhưng mỗi bài là một lá thư tình thổn thức, những bài tình ca muôn thuở. Từ Tình Nghệ Sĩ, Thu Quyến Rủ, Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay cho đến Chuyển Bến, Lá Đổ Muôn Chiều, Cánh Hoa Duyên Kiếp, Lá Thư, Tà Áo Xanh..., những ai ái mộ nhạc sĩ Đoàn Chuẩn cũng dễ dàng nhớ một vài lời ca của một bài nào đó, hoặc một đoạn nhạc nào đó của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn.
    Nghe "Với bao tà áo xanh đây mùa thu, hoa lá tàn hàng cây đứng hững hờ...", chúng ta biết đó là "Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay", nghe "Anh mong chờ mùa thu, trời đất kia ngả màu xanh lơ, đàn **** kia đùa vui trên muôn hoa, bên những bông hồng đẹp xinh..." là chúng ta biết ngay đó là "Thu Quyến Rủ". Đoàn Chuẩn viết nhạc không phải để mưu cầu một mục đích nào, không vụ lợi, không tìm danh, ông viết theo tiếng gọi của trái tim, viết những yêu thương và khát vọng của ông, và chính nhờ ở điểm này mà mỗi bản nhạc của ông là điểm son của những mối tình đẹp nhất, nghệ sĩ nhất, khiến cho người đời khó quên ông được.
    Đoàn Chuẩn là người nhạc sĩ chỉ viết về nhạc tình cho nên, như theo lời ôâng nói, ngừng yêu là ông thôi viết và ông ngừng yêu từ năm 30 tuổi cho nên rất tiếc chúng ta chỉ thưởng thức được có 16 tình khúc của ông mà thôi.
    Cũng như những bài nhạc tình khác, số tác phẩm của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn cũng bị xếp vào loại nhạc vàng, bị cấm phổ biến từ năm 1954, nhưng giới ngưỡng mộ không bao giờ quên những bài tình ca mượt mà tình ái của ông. Mãi đến năm 1993, sau khi nhà nước mở cửa cho một số nhạc tình cảm đi vào, và những tác phẩm của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn cũng lần lượt được phổ biến trở lại.
    Đêm 10/10/93, người nhạc sĩ gần 70 tuổi mang cơn bệnh đi không vững, cảm động đến rơi nước mắt khi nghe lại những bài hát do mình sáng tác, đã chết gần 40 năm nay, được sống lại qua tiếng ca của ca sĩ Lê Dung. Không chỉ riêng người tác giả già ngồi đó, xúc cảm, im lặng nghe tiếng lòng mình sống dậy, nhưng dân chúng Hà Nội, trẻ cũng như già đều có sự đồng cảm, cũng rung động trước những âm điệu và lời ca Đoàn Chuẩn tưởng đâu chẳng bao giờ còn được nghe lại.
    Năm 1990, lúc còn khỏe mạnh, ông bà Đoàn Chuẩn có sang Montréal (Canada) thăm gia đình ca sĩ Đoàn Chính, con trai ông. Giấy phép cho đi 4 tháng nhưng mới chỉ mới hơn 2 tháng ông bà trở về Hà Nội vì đi lâu nhớ nhà, tuổi già gắn bó với quê hương hơn. Năm 1987, khi ngưng dạy đàn và nhạc lý, ông có vào Nam để thăm một số anh em văn nghệ sĩ quen biết và có nhận xét về người miền Nam là "người Nam rất trung thực, yêu ghét rõ ràng". Ông có đưa ra một CD sản xuất tại Hoa Kỳ với tựa đề "Những tình khúc bất tử" do Trung tâm Thùy Dương sản xuất, trong đó có bài "Tình Nghệ Sĩ" của ông nhưng... cũng giống như những nạn nhân khác, người ta ghi tên một người khác là tác giả bài nàỵ Ông chỉ cười và nói: "Chỉ có bài hát là bất tử thôi còn tác giả thì... không bất tử".
    Giờ đây, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn đã nằm yên trong lòng mộ sâu tại nghĩa trang Như Quỳnh, Hưng Yên. Ông sẽ được gặp lại Từ Linh, người bạn cố tri thân mến của ông và cũng là người soạn lời chung một số ca khúc với ông, đã ra đi từ năm 1987, trước ông 14 năm rồị Từ Linh, Đoàn Chuẩn, kẻ trước người sau, đã lần lượt bỏ thế gian này mà đi, nếu có luân hồi, chúng ta ước mong sẽ có được một Đoàn Chuẩn khác và một Từ Linh khác để cho chúng ta những bài ca diễm tình tô đẹp cho cuộc sống quá nhiều phiền nhiễu nàỵ
    .......o0o..........
    http://www.vietnhac.org/tintuc/doanchuan.html
    u?c temely s?a vo 18:27 ngy 31/07/2003
  5. easyboy

    easyboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2003
    Bài viết:
    1.199
    Đã được thích:
    1
    Lam Phương - Thăng trầm trong tình cảm và cuộc đời ​
    ?oTôi thương má tôi lắm. Má tôi là một người đàn bà quê mùa, nhưng mà thực lòng thương tôi lắm. Con trai lớn mà! Má tôi nói một câu thôi mà tôi đã ráng làm muốn chết luôn!? Câu nói của mẹ ông Lam Phương là sự ước ao có một nơi trú ngụ khá tươm tất cho bầy con đông đảo cu"a bà. Lam Phương khi đó sống chui rúc với gia đình ở một con hẻm lầy lội tăm tối ở vùng Đa Kao. Trước đó khi lên 10 tuổi, Lam Phương đã lên Sài Gòn một mình bỏ lại mẹ và các em ở miền quê, tá túc tại nhà một người dì vùng Tân Định. Một thời gian sau, mẹ ông cũng lên theo để cùng chung sống trong một hoàn cảnh khó khăn và chật vật, thường được diễn tả trong những nhạc phẩm của ông như ?oĐèn Khuya? và ?oKiếp Nghèo.? Từ trên
    45 năm qua âm nhạc Lam Phương đã ghi đậm nét trong tâm hồn những người yêu nhạc. Nét nhạc của ông thật bình dị, chân thành và mộc mạc như chính bản chất của ông. Tác giả của bài ?oKhúc Ca Ngày Mùa? hiện đang trong thời kỳ điều trị + sau khi bị liệt vào tháng Ba năm 1999 do biến chứng của bệnh tiểu đường.
    Gia đình nghèo, đông anh em
    Tên thật là Lâm Đình Phùng, Lam Phương chào đời tại Rạch Giá vào ngày 20 tháng Ba, 1937. Ông là con trai cả của một gia đình gồm sáu người con mà không một ai đi theo con đường nghệ thuật. Thân phụ ông lên Sài Gòn sinh sống ?" khi Lam Phương còn nhỏ ?" và ông từng dính líu với những người đàn bà khác, kết quả là Lam Phương có được một số khá đông em cùng cha khác mẹ. Cũng vì thế, ôâng đã dồn hết tình thương yêu cho người mẹ quê mùa nhưng chân chất, nghèo nàn nhưng giầu tình thương của mình. Chính thình thương yêu mẹ đã khiến Lam Phương viết những ca khúc nổi tiếng. Lam Phương đã bật khóc nức nở khi nhắc đến người mẹ thân yêu đã qua đời vào năm 1979. Từ khi mẹ mất, ông không về Việt Nam để chăm sóc mộ phần mặc dù rất nhớ thương. Lý do theo Lam Phương cho biết là chế độ hiện nay không thích hợp với ông: ?oRất nhiều người hỏi tại sao tôi không về. Quê hương ai cũng thương hết, ai cũng nhớ hết, nhất là tôi. Tôi qua năm 75, tôi còn nhớ nhiều hơn nữa nhưng tôi không về.?
    Để tưởng nhớ người mẹ, Lam Phương đã xúc cảm viết thành ca khúc ?oKhóc Mẹ? vào năm 1984 tại Paris.
    Bi quan
    Suốt tuổi thanh niên, Lam Phương đã sống trong cảnh cơ cực, từ đó tư tưởng bi quan đã hằn sâu trong đầu óc của ông. Khi được hỏi có đưa một triết lý hay một quan niệm sống nào của mình vào những sáng tác, Lam Phương cho biết: ?oCó chứ!... Tôi bi quan hơn là nhìn cuộc đời với những cái đẹp này kia. Tôi thấy bi quan, cái đó do ảnh hưởng từ lúc nhỏ của mình. Lúc nhỏ mình sống trong cái hoàn cảnh khổ cực. Khổ từ trong gia đình khổ ra. Thành ra nó ảnh hưởng cho đến khi mình lớn. Cái hình ảnh đen tối nó theo đuổi tôi hoài à. Thành ra tư tưởng cũng như lời nói có vẻ bi quan hơn.?
    Tư tưởng bi quan đó đã được Lam Phương đưa vào một nhạc phẩm rất quen thuộc của mình là ?oKiếp Nghèo,? được sáng tác trong thời kỳ còn theo bậc trung học, khi mà cuộc sống của gia đình ông ở vào một hoàn cảnh rất là bi đát như lời ông diễn tả: ?oĐi về giữa đêm mưa, mình về nhà trong cái cư xá lầy lội, nghèo khổ. Cái hình ảnh đó nó làm cho mình xúc động mình làm. Bài ?~Kiếp Nghèo?T đã được làm trong một hoàn cảnh thật.?
    Lam Phương tâm sự là không sao quên được niềm ước ao của người mẹ là có được một căn nhà nhỏ. Từ sự thúc đẩy đó, ông quyết tâm dùng con đường âm nhạc làm phương tiện để làm vui lòng mẹ. Ngay từ năm 15 tuổi, Lam Phương đã sáng tác nhạc phẩm đầu tay mang tựa đề ?oChiều Thu Ấy,? nhưng chưa được biết đến nhiều. Nhưng chỉ hai năm sau, vào năm 54 sau khi những nhạc phẩm như ?oKiếp Nghèo? và ?oChuyến Đò Vĩ Tuyến? được tung ra thì tên tuổi Lam Phương đã được biết đến ngay.
    Những năm kế tiếp, nhạc phẩm của Lam Phương được đón nhận một cách nồng nhiệt có thể được coi là một loại nhạc phổ thông tiêu biểu của Việt Nam, với những lời lẽ mộc mạc và những âm điệu giản dị trong sáng, gần gũi với quần chúng. Chính nhờ những điểm đặc biệt không cầu kỳ đó, nhạc của ông đã in sâu vào tâm hồn người thưởng ngoạn một cách rất dễ dàng để trở thành một hình thức văn chương truyền khẩu đầy nhạc tính. Do sự gần gũi với quần chúng và những âm điệu dễ đi vào lòng người mà một số nhạc phẩm quen thuộc của ông đã được quần chúng thay đổi lời ca cho phù hợp với một số tình huống xã hội tiêu biểu. Tính chất phổ thông đó nơi nét nhạc Lam Phương đã khiến tên tuổi ông càng gần gũi với tâm tình và cảm nghĩ của những người mến mộ tài anh như qua nhạc phẩm ?oThành Phố Buồn? một thời rất nổi tiếng qua tiếng hát của Chế Linh.
    Chiều hành quân
    Đến năm 58 là thời gian Lam Phương gia nhập quân đội thì ông nghiêng hẳn những sáng tác của mình về những nhạc phẩm đề cập đến đời lính chiến. Sang năm 59, ông giải ngũ để sau đó gia nhập ban văn nghệ Bảo An rồi qua đến đoàn Hoa Tình Thương. Cùng thời gian này ông cộng tác với các đài phát thanh Quân Đội và Sài Gòn cùng một lúc là thành phần của Biệt Đoàn Văn Nghệ cho đến ngày 30 tháng Tư năm 75, cũng là ngày ông rời khỏi Việt Nam trên chiếc tầu Trường Xuân.
    Cuộc sống vật chất của Lam Phương đã sáng sủa hơn rất nhiều sau khi ông tung ra hai nhạc phẩm về đời lính là ?oTình Anh Lính Chiến? và ?oChiều Hành Quân.?
    Hai nhạc phẩm này đã do chính Lam Phương in và tự phát hành. Trước đó ông đã sắm được một chiếc Lambretta để ngày ngày đi giao những bản nhạc lẻ cho các sạp bán nhạc rời ở Sài Gòn nhờ lợi nhuận của những bản nhạc trước mang lại. ?oTình Anh Lính Chiến? đã đạt được con số bán kỷ lục vào thời đó. Một thời gian sau nhạc phẩm ?oChiều Hành Quân? ra đời và cũng đạt được một con số bán cao không kém.
    Những năm cuối của thập niên 60 là thời gian tên tuổi Lam Phương nổi như cồn. Cuộc sống vật chất của ông đã bớt chật vật. Tinh thần của ông đã phần nào bớt đi nỗi bi quan để vui với ánh mắt, với nụ cười của người mẹ hiền và bầy em nhỏ. Trước sự thành công của Lam Phương nhiều nhà phát hành đã liên kết để không phổ biến những sáng tác của ông. Tuy vậy nhờ sự chịu đựng vất vả, Lam Phương đã tự in và phát hành lấy để đạt được điều mong muốn. Trước sự đi lên của tên tuổi Lam Phương, nhiều nhà phát hành lớn sau đó đã thương lượng để mua những sáng tác của ông với giá thật cao. Thời gian này Lam Phương đã tậu được một căn nhà khang trang trong cư xá Lữ Gia và đến năm 72, ông mua thêm được một căn nhà khác trên đường Nguyễn Tri Phương để thật sự giã từ kiếp nghèo đã bám lấy ông từ hàng chục năm trước và mẹ ông cũng đã được toại nguyện với niềm ao ước của mình.
    Ngoài việc sáng tác, Lam Phương còn cộng tác với nhiều ban nhạc của các đài phát thanh như ban Hoàng Lang, Võ Đức Tuyết, Văn Phụng, v.v. Không những thế ông còn phụ trách phần văn nghệ cho ban Thẩm Thúy Hằng. Một chi tiết ít người biết là có thời kỳ vào buổi tối ông còn là một nhạc sĩ trình diễn tại club sĩ quan Hoa Kỳ trên lầu rạp Rex ở Sài Gòn từ cuối thập niên 60 là thời gian ông mới lập gia đình với nữ nghệ sĩ Túy Hồng.
    Một tâm hồn lãng mạn
    Với trên 200 nhạc phẩm được sáng tác và phổ biến rộng rãi tại Việt Nam cũng như tại hải ngoại sau này, Lam Phương đáng được đề cao như một trong những nhạc sĩ sáng chói của Việt Nam với một năng khiếu về âm nhạc và một tâm hồn nhiều xúc cảm. Ông cho biết khi còn ở miền quê Rạch Giá lúc còn ấu thơ, ông đã tự nhận thấy mình có một tâm hồn lãng mạn: ?oTôi nghĩ là mình đã có một tâm hồn lãng mạn từ lúc nhỏ rồi... Cái ngày ba tôi bắt lên Sài Gòn học, tôi buồn lắm. Nhưng là con, mình phải chấp nhận điều đó để lo cho tương lai. Trước ngày tôi đi khỏi Rạch Giá, buổi chiều tôi đi cùng hết cả xóm. Tôi dòm từng cái cây, ngọn cỏ, nhìn cái mái nhà tôi mà trong lòng thấy nao nao khi biết mình sẽ phải dứt bỏ.?
    Ra hải ngoại, hoàn cảnh thay đổi đã khiến cho dòng nhạc của Lam Phương cũng có nhiều đổi thay. Khởi đầu tại quê hương, Lam Phương đã gửi đến người nghe những ca khúc chứa đựng những nét đẹp của quê hương, niềm đắng cay của một kiếp nghèo hay tâm sự của những người trai trong thời chiến. Đó là chưa kể đến những ca khúc tình cảm chứa đựng tâm tình của những kẻ yêu nhau trong một bối cảnh của một nước Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh. Sau một thời gian cư ngụ tại California, Lam Phương đã qua sống ở Paris nhiều năm liên tiếp. Khung cảnh mới lạ, mang tính chất lãng mạn và cổ kính đó đã ảnh hưởng sâu xa đến dòng nhạc của Lam Phương để ông cảm thấy thoải mái hơn trong việc sáng tác, và hơn nữa có dịp sống thật với chính mình, không một chút vướng bận về vấn đề thương mại như khi còn ở Việt Nam mà nhờ đó cuộc sống của ông đã thoát ra khỏi kiếp nghèo: ?oÂm nhạc thay đổi theo hoàn cảnh sống của mình. Xưa ở Việt Nam tuy cũng do cái xúc động tự nhiên của mình nhưng mà lý do vì thương mãi nhiều. Nhưng mà khi qua Pháp, thì đâu có ai bán nhạc để sống được thì mình làm với cái thật lòng mình, mình làm cho mình đều hơn.?
    Từ đó nhiều nhạc phẩm đặc sắc của Lam Phương được ra đời như ?oMùa Thu Yêu Đương,? ?oTình Hồng Paris,? v.v.
    Về ngôn từ cũng vậy, lời nhạc của một Lam Phương hải ngoại có phần bóng bẩy hơn khi còn ở trong nước vì không còn bị gò bó trong sự đòi hỏi của nhu cầu nơi người thưởng thức bằng những lời nhạc giản dị, dễ hiểu như chính ông cho biết: ?oSo lại thì thấy khác nhau hết. Thời gian bên Pháp thì mình viết cho có vẻ bóng bẩy hơn chút. Ở Việt Nam thì viết vì cái nhu cầu nên viết lời nó hơi khác một chút.?
    Đắng cay, chua xót
    Sau lần đổ vỡ trong hôn nhân với nữ kịch sĩ Túy Hồng, được ông bảo lãnh sang đoàn tụ một thời gian sau, lời nhạc của Lam Phương đã hiện rõ những nét đắng cay, chua xót khi va chạm với một thực tế đau lòng, đúng như những lời ông đã viết trong nhạc phẩm ?oTình Vẫn Chưa Yên.? Sự chán chường, niềm thất vọng về tình đời, về tình người đã khiến người nhạc sĩ hiền từ về tính tình, nhỏ nhẹ trong lời nói và khiêm nhượng trong cách cư xử này xúc cảm để tạo thành những ca khúc tình cảm đề cập đến những sự tan vỡ, chia lìa điển hình như nhạc phẩm mang tựa đề ?oLầm.?
    Trong sự khủng hoảng tình cảm đó, Lam Phương đã sống những chuỗi ngày mang nặng những đau buồn. Nhưng cũng nhờ đó, ông đã cho ra đời nhiều ca khúc tình cảm thật đặc sắc khác. Lam Phương đã từng cho biết là nguồn cảm hứng của ông thường đến từ tâm tư của chính ông và điều quan trọng là cần nhất đến sự yên tịnh để tập trung tư tưởng, mặc dù có thể sáng tác vào bất cứ thời gian nào trong ngày. Trong cái thế giới yên lặng đó, Lam Phương đã sống thật với những cảm nghĩ của mình khi đối diện với những hoàn cảnh bẽ bàng để tìm sự giải tỏa qua âm nhạc, chứa đựng những lời lẽ của chính con tim ông như qua ca khúc ?oMột Đời Tan Vỡ.?
    Một thời gian sau, Lam Phương đã tìm được nguồn an ủi nơi một cuộc tình khác, kéo dài cho đến ngày hôm nay. Người vợ tên Diệu của ông đã khiến cho Lam Phương tìm lại được nguồn sống, để dần dần quên đi những đắng cay từng dày xéo tâm hồn ông, hằn một vết thương sâu tưởng đã khó có thể lành. Và cũng từ đó cuộc sống cuả Lam Phương đã rộn rộn rã hẳn lên kể ?oTừ Ngày Có Em Về,? tựa đề một nhạc phẩm rất nổi tiếng của ông. Lam Phương đã tìm được nguồn hạnh phúc mà đối với ông là một cuộc ?oTình Đẹp Như Mơ.? Cũng từ đó dòng nhạc Lam Phương trở nên dồi dào hơn, tha thiết hơn để ông cho ra đời nhiều ca khúc tình cảm khác, trong đó có những bài như ?oBài Tango Cho Em,? ?oCỏ Úa,? ?oMột Mình,? v.v. Riêng về nhạc phẩm ?oMột Mình,? Lam Phương cho biết đã cảm xúc vào một buổi sáng sớm, khi thức dậy đã thấy người vợ hiện nay của anh đang ở một mình ngoài vườn cho bầy chim ăn, để rồi ông tự hỏi ?oCòn bao lâu nữa khi ta bạc đàu. Tình cờ gặp nhau. Ngỡ ngàng nhìn nhau, để rồi còn gì nữa cho nhau.?
    Căn bệnh hiểm nghèo
    Cuộc sống của Lam Phương những năm tháng gần đây cứ êm ả trôi qua trong niềm hạnh phúc đang có cùng với một gia tài âm nhạc lớn lao. Rất nhiều trung tâm nhạc đã thực hiện riêng cho ông những CD gồm những sáng tác của mình. Riêng trung tâm Thúy Nga đã đưa những sáng tác của ông vào hai chương trình video và ba CD, được coi là tương đối đầy đủ đối với một nghệ sĩ tài danh. Cũng trong thời gian này Lam Phương mắc phải bệnh tiểu đường và cholesterol cao. Và do biến chứng của những căn bệnh này ông đã phải vào bệnh viện cấp cứu ngày 13 tháng Ba, 1999. Trước đó nửa tháng ông đã thấy có triệu chứng như lời lời ông kể ?oHôm đó tôi đang ăn sáng ở ngoài tiệm. Ăn xong rồi tôi đứng dậy trả tiền. Nhưng khi đứng dậy thì thấy tối tăm mày mặt hết. Tôi ngồi xuống. Ngồi xuống chỉ trong tích tắc là hết liền, hết ngay. Tôi tới quầy trả tiền và lái xe trở về nhà bình thường. Đó là lần đầu tiên tôi bị đó.?
    Nhưng vào ngày 13 tháng Ba, 1999, trong khi dự tiệc ở một nhà người bạn, ông lại bị chóng mặt xây xẩm, phải nhờ người lái xe đưa về ngay trong khi miệng ông đã bị méo xệâch qua một bên. Sau khi về nhà lấy giấy tờ, ông đã được chở ngay vào nhà thương Fountain Valley ơ" Nam Cali để chữa trị. Nhưng khi tới nơi, tay chân ông đã bị liệt. Sau khi ở bệnh viện này 10 ngày, Lam Phương đã được chuyển qua một bệnh viện chuyên môn về tai biến mạch màu não và nằm tại đây trong suốt 20 ngày. Biến cố này đã khiến Lam Phương lại trở về với nỗi bi quan tưởng như đã dứt bỏ được.
    Tuy vậy, Lam Phương đã cố gắng theo một qui chế ăn uống kỹ lưỡng và nhất là siêng năng tập luyện hằng ngày đến nay tình trạng sức khỏe của ông đã khả quan rất nhiều.
    Những ngày gần đây, Lam Phương hàng ngày đã có thể chống gậy đi vòng quanh căn nhà xinh xắn, gọn gàng của ông với người đã mang lại cho ông niềm hạnh phúc tại thành phố Garden Grove, miền Nam California. Chúng ta hy vọng một ngày không xa, sẽ lại được thưởng thức dòng nhạc của một Lam Phương, một dòng nhạc tìm lại được nguồn vui trong cuộc sống mà ông đã trải qua quá nhiều thăng trầm từ những ngày thơ ấu.
    Được easyboy sửa chữa / chuyển vào 18:42 ngày 31/07/2003
  6. easyboy

    easyboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2003
    Bài viết:
    1.199
    Đã được thích:
    1
    ?oNhạc sĩ Lam Phương: người nói thay tâm tình của kẻ khác"
    --------------------------------------------------------------------------------
    Rời Việt Nam sang định cư tại Mỹ, có những bài hát ?omột thời để nhớ? vẫn theo tôi và lảng vãng đâu đó trong đầu óc. Thế nhưng, những năm tháng sống thật thiếu thốn tình ca"m lại đẩy đưa tôi lại gần với những âm điệu của quê hương và dân tộc, những bài hát thuộc loại bolero. Tôi vẫn còn yêu lắm những ba"n nhạc tình đầy mùi vị Sài Gòn ngày nào, vẫn coi chúng như những kỷ niệm đẹp của một thời đã sống. Nhưng tôi đã không còn nghe loại nhạc này nhiều như ngày xưa nữa.
    Bỗng trong một chiều đông lạnh, từ bên căn apartment hàng xóm chợt vang lên một điệu nhạc quen thuộc. Đó là âm điệu của bài hát Chiều Tây Đô của nhạc sĩ Lam Phương, do giọng ca đầy tình cảm của Duy Quang trình bày. Tôi bèn mở toang cửa sổ, mặc cho những cơn gió rét căm căm tràn vào phòng, vì tôi muốn nghe cho thật rõ, thật trọn vẹn từng lời, từng chữ của bài hát. Bài hát hay quá, dào dạt âm hươ"ng của một quê hương đã mất, của những làng xóm Việt Nam vô vàn yêu dấu mà giờ này chỉ còn là những hình ảnh lờ mờ trong màn sương ky" niệm. Bài hát đã làm cho tôi xúc động một cách đặc biệt, vì đã đánh trúng vào cái tâm lý khát khao trở về quê hương, nhất là giữa một mùa đông rét mướt như vầy.
    Một đêm trăng mơ, mình ríu rít đưa nhau về thăm quê xưa với vườn cau thề...
    Thật ra đó không pha"i là lần đầu tiên tôi được nghe bài hát này. Nhưng chiều hôm đó, trong nỗi cô đơn và nhớ nhà lên tới cực độ, tôi bỗng trơ" thành một perfect listener, yên lặng nuốt lấy từng lời từng chữ của bài hát như một đứa bé sơ sinh hả hê nuốt từng giọt sữa.
    Đối với tôi, nhạc sĩ Lam Phương, cùng với các nhạc sĩ Phạm Duy, Hoàng Thi Thơ, Phạm Đình Chương, Y Vân . . . thật vô cùng xứng đáng với cái tước vị cao quí này, Nhạc sĩ sáng tác được công nhận nhất. Điều này được chứng thực bởi sự nghiệp sáng tác thật đồ sộ của ông, cùng với mức độ hâm mộ của quần chúng không hề sút gia"m trong suốt gần 50 năm sáng tác không ngừng nghỉ, với trên 300 bài hát đủ thể loại. Cho đến trước khi lâm bạo bệnh, ông vẫn được coi là nhạc sĩ sáng tác đều đặn và sung mãn nhất so với các nhạc sĩ sáng tác đương thời và ngay cả trong giới nhạc sĩ sáng tác hiện tại. Vô số những ca khúc của ông đã âm thầm đi sâu vào lòng quần chúng qua nhiều giai đoạn và qua nhiều khúc quanh lịch sư" khác nhau. Đó là những ca khúc viết về tình yêu, viết về quê hương, dân tộc, về cuộc chiến đã qua, với những âm thanh khốc liệt, tàn bạo của nó, về nỗi xót xa của những cuộc đời viễn xứ, về tình đời, tình người với mọi khía cạnh vui buồn lẫn lộn.
    Dòng nhạc Lam Phương nổi trôi theo mệnh nước
    Có hai cách để phân loại nhạc Lam Phương.
    Phân loại theo trình tự thời gian, sắp xếp theo ?ovận mệnh nổi trôi cu"a dân tộc.? Và thứ hai là phân loại theo thể loại, tức là theo từng dòng nhạc.
    Theo cách một, ta có thể trơ" ngược lại từ những năm đầu tiên trong cuộc đời sáng tác của ông. Đó là những năm đầu tiên của thập niên 50, và ca khúc đầu tiên của nhạc sĩ Lam Phương là bài Chiều Thu Ấy (sáng tác vào năm 1952), ca khúc thứ hai là Trăng Thanh Bình (1953), rồi tiếp theo là hàng loạt những ca khúc đặc sắc viết về khung ca"nh thanh bình của miền nam nước Việt trong những năm đầu tiên của nền Đệ nhất Cộng Hòa, như Khúc Ca Ngày Mùa, Nắng Đẹp Miền Nam, Nhạc Rừng Khuya, Mùa Hoa Phượng, Đoàn Người Lữ Thứ, Lá Thư Miền Trung? hay những ca khúc viết về nổi xót xa của đồng bào miền Bắc phải lìa bỏ quê hương, xứ sở như Tình Cố Đô, Chuyến Đò Vĩ Tuyến, Sầu Ly Hương?. Trong đó ca khúc Chuyến Đò Vĩ Tuyến với giọng hát sâu lắng và truyền cảm của nữ ca sĩ Hoàng Oanh đã làm nhiều người rơi lệ. Và cũng từ đó, tên tuổi cu"a nhạc sĩ Lam Phương cũng dường như gắn liền với bài hát này. Ông không hề ngờ rằng, 25 năm sau, chính ông lại gạt lệ để tiễn đưa chính mình trên những con tàu viễn xứ như vậy để ngàn dặm rời bỏ quê hương xứ sở.
    Vượt rừng vượt núi đến đầu làng
    Đò em trong đêm thâu sẽ đưa chàng sang vĩ tuyến.
    Về tình yêu và thân phận con người, lúc bấy giờ ông cũng có những sáng tác vô cùng đặc sắc. Ba ca khúc nổi tiếng thuộc thể loại này đã khẳng định một tài năng tiềm ẩn của người nhạc sĩ trẻ tuổi trong giới nhạc sĩ sáng tác đương thời đó là Đèn Khuya, Kiếp Tha Hương và Kiếp Nghèo. Trong đó Kiếp Nghèo là nổi bật nhất. Với một tiết tấu phức tạp, âm điệu dồn dập và mạnh mẽ, nhưng lời ca thì lại thật bẽ bàng chua xót, ông đã đưa chúng ta về những con hẽm sâu hun hút của một Sài Gòn xưa cũ, để lắng nghe trong cái cõi im lặng mịt mùng đó những tiếng thơ" dài ai oán của những mối tình tuyệt vọng không nói được nên lời.
    Êm êm tiếng hát ngân nga, ôi lời mẹ hiền ru thiết tha
    Không gian tím ngắt bao la, ôi thương đường về quá xa
    Đêm nay giấy trắng tâm tư, gởi về người chốn mịt mùng
    Đời nghèo lắm, nào dám mơ tình chung. . .
    Cùng với Phố Buồn của Phạm Duy, Xóm Đêm của Phạm Đình Chương, Kiếp Nghèo của Lam Phương được xem như là ba ca khúc viết về những kiếp đời cùng khổ hay nhất trong lịch sử âm nhạc Việt Nam cho tới hôm nay. Bài hát này đã được nhiều ca sĩ nổi tiếng của Sài Gòn trình bày. Nhưng có lẽ, Thanh Tuyền, với giọng hát cao vút, nức nở, đã diễn đạt bài hát này xúc động nhất.
    Nỗi đau cuộc chiến
    Bước sang thời Đệ Nhị Cộng Hòa, đất nước mau chóng chìm trong khói lửa, âm nhạc của Lam Phương cũng mang nặng nỗi đau chiến cuộc. Đây là thời kỳ của những ca khúc viết về những buồn vui đời lính của ông như Tình Anh Lính Chiến, Chiều Hành Quân, Biết Đến Bao Giờ, Đêm Dài Chiến Tuyến, Buồn Mà Chi Em, Mộng Ước, Chiều Hoang Vắng, Đơn Côi, Một Phút Suy Tư . . . Bên cạnh đó, ông cũng không quên đề tài muôn thuơ" của nhân loại, với những ca khúc viết về tình yêu như Vĩnh Biệt, Tình Chết Theo Muà Đông, Lời Yêu Cuối, Chiều Tàn, Thuyền Không Bến Đổ, Duyên Kiếp, Lạy Trời Con Được Bình Yên, Tiễn Người Đi, Xin Thời Gian Qua Mau, Ngày Hạnh Phúc, Những Gì Cho Em, Đêm Buồn (viết chung với Nguyễn Văn Đông) ...
    Cũng trong giai đoạn này, người ta đặc biệt chú ý đến những sáng tác cu"a ông viết riêng cho Ban Kịch Sống của nữ kịch sĩ Túy Hồng, người bạn đời và cũng là người đã để lại những hình bóng thấp thoáng trong rất nhiều sáng tác của ông cho đến tận bây giờ. Đó là những ca khúc Trăm Nhớ Ngàn Thương, Thành Phố Buồn, Thu Sầu, Nghẹn Ngào, Chờ Người, Tình Nghĩa Đôi Ta Chỉ Thế Thôi, Tình Bơ Vơ, Giọt Lệ Sầu, Phút Cuối . . . Hầu hết những ca khúc này đã được các ca sĩ Sài Gòn lúc bấy giờ như Thái Thanh, Chế Linh, Elvis Phương, Hoàng Oanh, Thanh Lan, Thanh Thúy, Thanh Tuyền, Dạ Hương . . . liên tiếp trình bày trên các đài phát thanh, đài truyền hình, trong các phòng trà, các hộp đêm, trên sân khấu đại nhạc hội, hay thâu vào băng cassette.
    Dòng nhạc mới tại hải ngoại
    Biến cố 1975 xa"y ra. Một lần nữa, nhạc sĩ Lam Phương lại nhìn thấy lịch sử tái diễn: từng đoàn người chen chúc trên những chiếc thuyền cỏn con, vượt trùng dương, rời bỏ quê hương để tìm về một vùng đất mới. Và như một chứng nhân không thể nín lặng của lịch sư", ông đã để lại cho chúng ta rất nhiều tác phẩm không thể quên được, đánh dấu cho một bước mở đầu cho một dòng nhạc mới tại hải ngoại, Dòng Nhạc Lưu Vong, thể hiện nỗi xót xa của những kiếp tha hương nơi đất khách quê người. Những Chiều Tây Đô, Đường Về Quê Hương, Vùng Trời Ngày Đó, Nửa Đời Yêu Em, Kiếp Phiêu Bồng, Rừng Lá Thay Chưa, Những Gì Cho Em ?. lần lượt ra đời. Trong đó ca khúc Chiều Tây Đô (1982), với những lời ca thật da diết và cảm động, ***g trong một điệu nhạc rất gợi nhớ quê hương, đã đi sâu vào trong lòng của hàng triệu người Việt Nam tại hải ngoại, và được coi như một trong những bài hát tiêu biểu cho ?oDòng Nhạc Tha Phương? này. Ở đâu, người ta cũng nghe và hát bài này, như một chia xẻ, ngậm ngùi và hứa hẹn một ngày về không định trước.
    Tàu đưa ta đi, tàu sẽ đón ta hồi hương
    Trong những tháng ngày khó khăn, bên cạnh nỗi đau viễn xứ, ông lại mang thêm nỗi đau tình cảm. Hai lần rời Hoa Kỳ để sang Pháp. Lần thứ nhất vào năm 1980, ông đã ơ" lại đó 10 năm và trở về Mỹ năm 1990. Lần thứ hai vào năm 1993 và trở lại Mỹ đầu năm 1995. Theo lời ông, lý do chính cho những lần ra đi này là vì cuộc sống. Tuy nhiên, thật ra, cũng còn có một lý do thầm kín khác nữa: Ông muốn trốn chạy những nỗi đau dày xéo tâm hồn. Và cũng chính từ những vết thương không lành đó, một loạt những ca khúc rất độc đáo và đặc sắc đã lần lượt ra đời, mở đầu cho một dòng nhạc mới. Xin được tạm gọi là Dòng Nhạc Về Thân Phận Con Người. Với hàng loạt những ca khúc đặc sắc như, Một Đời Tan Vỡ, Một Mình, Cho Em Quên Tuổi Ngọc? Và đặc biệt nhất là những ca khúc với những tên gọi chỉ có một chữ như, Say, Lầm, Điên, Nhớ, Chờ, Buồn, Tiếc, Mất, Xa, Quên? Ngay cả trong những ca khúc ông viết đơn thuần về tình yêu, người ta cũng nghe đau đó nỗi đau rướm máu cu"a sự đổ vỡ và chia cách, như Cỏ Úa, Xót Xa, Mình Mất Nhau Bao Giờ, Nửa Đời Yêu Em, Tuyết Lạnh?
    Chưa hết, trong những năm tháng sống lưu vong tại ha"i ngoại, nhất là trong những năm đầu của thập niên 80, nhạc sĩ Lam Phương còn sáng tác ca" nhạc trẻ, dòng nhạc mà ông chưa hề viết trong suốt 30 năm trước. Những sáng tác trẻ trung này được giới trẻ hải ngoại và trong nước hươ"ng ứng nhiệt liệt và được xem như những luồng gió đầu tiên cho Dòng Nhạc Trẻ tại ha"i ngoại. Những ca sĩ trẻ như Don Hồ, Như Mai, Dalena, Henry Chúc, Phi Phi, Bảo Hân, Ngọc Thúy . . . cũng đả khẳng định tên tuổi của mình từ những ca khúc trẻ trung, thoáng chút mùi vị Paris này. Đơn cử gồm có, Paris Tình Hồng, Bé Yêu, Tuổi Mơ, Kiếp Phiêu Bồng, Yêu Nhau Bốn Mùa, Tình Đau, Mùa Thu Yêu Thương, Bài Tango cho Em, Niềm Vui Đơn Côi, Tình Đẹp Như Mơ?. Khi được hỏi, động cơ nào đã thúc đẩy ông bước chân vào dòng nhạc này ở một lứa tuổi khá muộn màng như vầy, nhạc sĩ Lam Phương đã cho biết, lý do chính là vì cuộc sống. Ngoài ra, ông cũng cho biết thêm rằng, đó cũng là một trong những cố gắng rất riêng của ông để đem lại sự quân bình và niềm vui trong cuộc sống, vốn rất thầm lặng và buồn bã của mình.
    ]Người nói thay tâm tình của ke" khác
    Nhà văn Nguyễn Đình Toàn, người phụ trách chương trình ?oNhạc Chủ Đề? của Đài Phát Thanh Sài Gòn từ năm 1971, có lần đã nói rằng, ?oPhải nghe lời ca, người ta mới có thể biết được nội dung bài hát của những nhạc sĩ khác. Còn đối với nhạc Lam Phương, chỉ cần nghe tiếng nhạc không thôi, người nghe đã có thể ca"m nhận được nội dung.? Thật vậy, trong các sáng tác của Lam Phương, người ta không tìm thấy cái biên giới giữa lời và nhạc, chúng thật sự đã trơ" thành một.
    Lam Phương rất ít phổ thơ, hay nói đúng hơn là không phổ thơ của ai bao giờ. Hỏi ông, thì ông khiêm tốn trả lời rằng, ?ochỉ sợ mình không đủ tài rồi làm ho"ng thơ của người ta thôi.? Thật ra, ông chỉ viết từ những niềm vui hay nổi buồn của riêng mình, của bạn bè và những người xung quanh mà ông biết được. Ông viết như một điều cần thiết để giải to"a những phiền muộn trong tâm hồn hay chia xẻ với bạn bè những niềm vui dù rất mong manh trong cuộc sống. Ông cần viết cũng như cần hơi thơ" và thức ăn cho cuộc sống, hay như một người nghiện rượu, không bo" được. Gần 50 năm về trước, ông đã khóc giùm cho hơn nư"a triệu đồng bào miền Bắc phãi lìa bo" nơi chôn nhau cắt rún để di cư vào Nam bằng những chia xẻ rất thật, rất tình người,
    Ai gieo chi khúc hát lâm ly, như khơi niềm nhớ cuộc từ ly, lòng não nề.
    (Chuyến Đò Vỹ Tuyến)
    Hay,
    Buồn tìm về xa xôi, Hà Nội ơi đã xa cách rồi
    mịt mùng ngàn trùng khơi, thành phố cũ khuất sau núi đồi.
    (Tình Cố Đô ?" 1954)
    Và cũng trong những năm tháng đó, mặc dù còn rất tre", người thanh niên có cái tên Lâm Đình Phùng đã biết ca"m nhận và chia xe" nổi bất hạnh của những cuộc đời hay những cuộc tình âm thầm trong bóng đêm cu"a sự nghèo khó. Những lời nguyện cầu thống thiết cu"a ông thay cho những tâm hồn câm lặng đó, người ta còn nhớ mãi cho đến bây giơ,ø
    Trời cao có thấu, cuối xin người ban phước cho đời con.
    (Kiếp Nghèo)
    Bên cạnh sự đồng ca"m đối với những cuộc đời kém may mắn, ông còn san sẽ niềm vui với mọi người. Khi nhìn những người nông dân ha" hê bên một mùa vàng chín rộ. Ông đã cùng cười vui với họ,
    Cười lên đi trăng sắp tàn bóng xế. Hát lên đi để nung lòng nhân thế. Để đồng xanh vui khúc ca yêu đời.
    (Khúc Ca Ngày Mùa - 1954)
    Rồi cũng như những người trẻ khác, ông đã lao vào những cuộc tình với tất cả niềm háo hức, hân hoan của một chàng trai giàu tình ca"m, hả hê uống những giọt hoan lạc ngọt ngào của ái tình, cũng như những giọt đắng, khi cuộc tình đã nhuộm màu cách biệt. Nhưng những vết thương tình yêu đó của một người thanh niên vừa bước vào đời thật khác với nỗi đau tình ca"m của một người đàn ông từng trãi. Khi người ta lớn tuổi hơn, trái tim họ trở nên già dặn, chín chắn hơn, và trái đắng, dĩ nhiên cũng ... đắng hơn,
    Tôi đã lầm khi đưa em sang đây
    (Lầm ?" 1978)
    Câu hát này bỗng nhiên trơ" thành một câu nói nổi tiếng, một ?ophrase,? như cách của người Mỹ gọi. Nó phổ thông đến nổi, ở đâu, người ta cũng nghe ai đó thốt lên câu này mỗi khi đường tình chợt đi vào ngõ cụt, mà phần trách nhiệm thuộc về người con gái.
    Cũng như hàng triệu người Việt lưu vong ở khắp nơi trên thế giới, nhạc sĩ Lam Phương đã cùng chia xẻ với mọi người niềm đau viễn xứ, cũng là nỗi đau lớn nhất trong cuộc đời ông. Một người nhạc sĩ mà phần lớn những tác phẩm của ông gắn chặt với quê hương và dân tộc. Ngày nào mà bước chân ông vẫn còn lang thang trên các hè phố Paris nhuộm vàng lá úa, hay trên những đường phố Cali tràn ngập nắng quê người, thì ngày đó âm nhạc của ông vẫn còn trĩu nặng những cung bậc sầu thương, ngậm ngùi, tiếc nhớ.
    ?~Biết Đâu Đời Sẽ Đẹp?T
    Lam Phương hiện đang trong tình trạng bán thân bất toại do tai biến mạch máu não. Giọng nói cu"a ông cũng hoàn toàn thay đổi, yếu ớt và run rẫy hơn. Trong lần nói chuyện cuối cùng, ông có cho tôi biết, ông vừa hoàn tất một ca khúc mới với tên gọi, ?oBiết Đâu Đời Sẽ Đẹp.? Phải chăng, đây là một lời an ũi, hay một lời khích lệ với chính mình. Cái tên của bài hát mới này chợt làm tôi nhớ đến một câu hát cũng rất nỗi tiếng (một Phrase khác) trong Bài Không Tên Số 5 của nhạc sĩ Vũ Thành An, ?oHãy cố yêu đời mà sống.? Hình như giữa những tâm hồn lớn với nhau, họ có chung một tần số suy nghĩ và ca"m nhận sự việc, cùng nhìn cuộc đời dưới một cặp mắt giống nhau. Hình như. đối với họ, thế giới là một sân khấu vĩ đại, và mỗi người chúng ta đang tham gia vào một vơ" kịch triền miên bất tận dù muốn hay là không muốn. Vì vậy, hãy ra sức mà thu" diễn cho xong vai trò cu"a mình, để ít ra, chúng ta còn có được một kết thúc tốt đẹp. Thật vậy, ?oHãy cố yêu đời mà sống,? bởi vì, ?oBiết Đâu Đời Sẽ Đẹp.? Phải rồi, biết đâu đấy.
  7. easyboy

    easyboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2003
    Bài viết:
    1.199
    Đã được thích:
    1
    Bài Tango cho em
    Từ ngày có em về,
    nhà mình toàn ánh trăng thề.
    Giòng nhạc tình đang tắt lâu,
    tuôn trào ngọt ngào như giòng suối.
    Anh yêu phút ban đầu,
    đẹp nghiêng nghiêng dáng em sầu.
    Trong mắt em buồn về mau,
    em ơi có khi nào lần gặp đây cho mai sau.
    Tiếng đàn hòa êm ái,
    nhịp bước em thêm lả lơi.
    Cung điệu buồn chơi vơi,
    đôi tâm hồn riêng thế giới.
    Mình dìu sát đi em
    để nghe làn hơi cháy
    trong tim nồng nàn.
    Tiếc thương chi trời rộng thênh thang,
    Vương vấn để rồi một đời cưu mang.
    (lần 1)
    Giờ mình có nhau rồi,
    đời đẹp vì tiếng em cười.
    Vượt ngàn trùng qua bể khơi,
    dắt dìu cùng về căn nhà mới.
    Ta xây vách chung tình,
    nhiều chông gai có tay mình.
    Xin cảm ơn đời còn nhau,
    xin ghi phút ban đầu bằng bài TANGO cho em.
    (lần 2)
    Giờ mình có nhau rồi,
    đời đẹp vì tiếng em cười
    Vượt ngàn trùng qua bể khơi,
    dắt dìu cùng về căn nhà mới.
    Ta xây vách chung tình,
    nhiều chông gai có tay mình.
    Xin cảm ơn đời còn nhau,
    xin ghi phút ban đầu bằng bài TANGO cho em
    Bọt biển
    Nhè nhẹ đôi chân, lại gần bên nhau
    Tựa vào vai anh, nghe sóng xô trên biển xanh
    Nhè nhẹ đôi tay, nắm lấy mộng lành
    Vì tình đôi ta, tha thiết sao mỏng manh
    Còn được bên nhau, là còn yêu nhau
    Mình còn cho nhau, cho cả tương lai về sau
    Một vì sao rơi, tan giữa lòng trời
    Nguyện cầu cho nhau ngăn cách sẽ không còn lâu
    Gió ơi xin đừng đến mang giá lạnh về đêm nay
    Vì người yêu ơi em sợ
    Sợ lạnh sợ buốt vai nhau
    Vòng tay anh nhỏ bé biết làm sao che cho em
    Hay em chỉ là người đứng bên lề đời anh
    Kỷ niệm đẹp trăng thơ, tình càng nên thơ
    Ngoài trời trăng thanh, sao gió mưa trong lòng em
    Giọt sầu long lanh, rơi xuống mi em
    Lệ buồn quê hương, hay nước mắt cho người thương
    Đường về quê hương
    Đến bao giờ trở về Việt Nam, thăm đồng lúa vàng, thăm con đò chiều hoang
    Đường mòn quanh co ôm chân hàng tre thắm, nghe gió chiều nhẹ đưa
    Đến bao giờ ta được nhìn ta, ta được nhìn ta trong niềm vui phố xưa
    Cô em đôi mắt ướt mang sầu chia ly ra mừng đón anh về
    Quê hương ơi, Việt Nam nước tôi, tôi mong ngày về từng phút người ơi
    Quê hương tôi nằm cạnh biển khơi, cho tôi tiếng khóc từ khi ra đời
    Bây giờ mình đã đôi nơi, bây giờ buồn lắm người ơi
    Thương cho ai chờ mong héo hắt, nhắc qua để rồi đêm xuống ngậm ngùi
    Mấy năm rồi tưởng chừng ngày qua, đêm nằm nhớ nhà, nhớ thương từng bạn xa
    Bạn vào rừng sâu, hay ra vùng sỏi đá, thương tiếc một thời qua
    Nếu mai này muôn lòng nở hoa, ta lìa đất mới trong niềm vui chứa chan
    Quê hương yêu dấu với con đường thênh thang tưng bừng đón ta về

    More coming soon..........
  8. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    Hay tuyệt!Cái topic này hay lắm đấy!Hì hì bạn nào có lời bài hát GỬI GIÓ CHO MÂY NGÀN BAY của Đoàn Chuẩn-Từ Linh thì post lên đi.Mình cám ơn nha!
    Mỗi hành động từ thiện là một tảng đá lát về thiên đường(Henry Ward Beecher)
  9. easyboy

    easyboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2003
    Bài viết:
    1.199
    Đã được thích:
    1
    Tôi cũng biết đây là topic nhạc sĩ hải ngoại, Đoàn CHuẩn không phải nhạc sĩ hải ngoại nhưng nếu bạn cần tôi sẽ post lên thôi
    Gửi gió cho mây ngàn bay
    Đoàn chuẩn - Từ Linh
    Với bao tà áo xanh đây mùa thu
    Hoa lá tàn, hàng cây đứng hững hờ
    Lá vàng từng cánh rơi từng cánh
    Rơi xuống âm thầm trên đất xưa
    Gửi gió cho mây ngàn bay
    Gửi **** muôn màu về hoa
    Gửi thêm ánh trăng màu xanh lá thư
    Về đây với thu trần gian
    Gửi gió cho mây ngàn bay
    Gửi phím tơ đồng tìm duyên
    Gửi thêm lá thư màu xanh ái ân
    Về đôi mắt như hồ thu
    Thấy hối tiếc nhiều
    Thuyền đã sang bờ
    Đường về không lối
    Giòng đời trôi đã về chiều
    Mà lòng mến còn nhiều
    Đập gương xưa tìm bóng
    Nhưng thôi tiếc mà chi
    Chim rồi bay, anh rồi đi
    Đường trần quên lối cũ
    Người đời xa cách mãi
    Tình trần khôn hàn gắn thương lòng
    Gửi gió cho mây ngàn bay
    Gửi **** đa tình về hoa
    Gửi thêm ánh trăng màu xanh lá thư
    Về đây với thu trần gian.
    CÓ MỘT TÀ ÁO XANH BAY NGANG TRỜI​
    --------------------------------------------------------------------------------
    Xin được bắt đầu với bút danh. Thưa ông, sao lại Đoàn Chuẩn - Từ Linh ạ ?
    - Đừng có hy vọng mà "bẫy" được tôi thổ lộ một mối tình bí mật nào. Từ Linh là tên đàn ông đấy. Chú ấy là em trai của một người bạn thân thiết của tôi. Tôi quí chú ấy lắm. Bài hát đầu tiên ký tên chung Đoàn Chuẩn - Từ Linh được nhiều người thích, thế là từ đấy về sau tôi cứ ký tên chung. Chú ấy đã mất năm 1992 vì bị ung thư. Năm 1994, Hãng phim Trẻ làm băng vidéo Gửi gió cho mây ngàn bay, tôi được nhuận bút 3 triệu đồng, tôi đã gửi tặng con trai Từ Linh một nửa. Tất nhiên ở đây không phải là chuyện tiền nong.
    Thưa, xin phải hỏi ông một câu rất cũ: ông bắt đầu sáng tác nhạc như thế nào ạ?
    - Hồi đó, tôi học đủ thứ, nhưng tôi thích nhất là học guitar với nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ, và sau này là hạ uy cầm với thầy William Chấn - một người Trung Quốc chơi đàn ở Hà nội. Cách mạng về, rồi kháng chiến bùng nổ, tôi hăm hở và hồn nhiên lên chiến khu. Hồi ấy nhiều "tay mơ" như tôi viết nhạc lắm. Trừ những bậc tài danh nổi tiếng từ trước cách mạng như Văn Cao, Phạm Duy... còn lại toàn những "tay mơ": Dzoãn Mẫn này, Hoàng Giác này, Tô Vũ này, Nguyễn Văn Tý này...khá nhiều đấy...Còn bài Tình nghệ sỹ tôi làm năm 1948. Đi tản cư, gặp một cô hàng cà phê người Hà Nội, nàng đẹp lắm, cả bọn chúng tôi đều mê, mỗi thằng làm một bài tặng nàng. Mà nàng cũng không biết đâu. Thì cái sự yêu đương của chúng tôi nó cũng chỉ đến độ thế thôi. Yêu để không cần được yêu lại, yêu để yêu đời hơn và yêu...mình hơn.
    Có cảm giác như tất cả các bài hát của ông, nhất là lời ca, cứ như ở một cõi nào khác, nó có vẻ chẳng ăn nhập gì với cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ, đầy hiểm nguy, chết chóc mà ông đã theo suốt chín năm?
    - Tôi đi kháng chiến thật đấy chứ, từ ngày đầu đến ngày cuối. Thậm chí tôi còn là thanh niên xung phong thành Hà nội từ 1944 kia. Trong kháng chiến tôi làm ở ủy ban hành chính khu III, rồi đi học nghiệp vụ. Còn sáng tác hả ? Thì cái tính tôi nó thế, công tử mà. Trước cách mạng, tôi không hút thuốc, không uống rượu, không thuốc phiện, cũng không cô đầu, có mỗi một thú chơi thôi: ô tô. Một mình tôi có sáu chiếc ô tô, trong đó có một chiếc Vedete mà cả Bắc kỳ mới có hai chiếc, chiếc kia là của ...thủ hiến nhưng không mới bằng cái của tôi (!). Lại thêm cái bệnh đa tình nữa , thấy người đẹp là yêu, mà lại cứ yêu một mình. Thế thì làm gì mà chẳng buồn...Thu đi cho lá vàng bay, lá rơi cho đám cưới về. Tình anh một con thuyền bé chìm sâu đại dương...Tình yêu thì ở đâu chẳng thế, bao giờ chẳng thế, đẹp mà buồn. Mà tôi lại chỉ thích viết về tình yêu thôi.
    Chất nhạc và lời ca của ông và các nhạc sĩ tài tử cùng thế hệ ông đều mang ảnh hưởng rõ rệt của âm nhạc và thơ ca lãng mạn Pháp cuối thế kỷ XIX, đầu XX, sau thỉnh thoảng lại ''lạc" vào những nàng đi cho dạ sao đành - đường quen lối cũ ân tình nghĩa xưa đậm đà dân ca, nghe lại mà "độc" lắm?
    - Thì đã bảo là "tay mơ" mà, thấy thích thế nào cứ viết thế, lúc ấy thì làm sao biết nó ảnh hưởng cái gì. Còn dân ca, tất nhiên rồi, mình là người Việt, làm sao lại không mê dân ca?
    Ông không thấy có lỗi với người hâm mộ mình?
    - Tôi cảm thấy như vậy cũng đủ rồi. Viết nhiều mà dở thì đừng viết còn hơn. Thật ra thì suốt gần bốn mươi năm qua tôi cũng có viết thêm sáu bài nữa, nhưng chả thích công bố vì thấy nó không hay bằng những bài kia.
    Cuộc sống của ông hiện giờ ra sao?
    - Tôi đã 76 tuổi. Một bên chân trái đã bị liệt. Tôi may mắn hơn nhiều người cùng hoàn cảnh và cùng lứa là không thiếu thốn gì về vật chất. Vợ con lo lắng cho đủ cả. Ngày ngày, tôi nghe nhạc (tất nhiên cả nhạc của tôi nữa) và gọi điện cho bác Dzoãn Mẫn nói chuyện chơi, có lúc thì đợi bác ấy gọi cho tôi.
    Vậy thưa ông, những ai hát nhạc Đoàn Chuẩn - Từ Linh hay nhất ?
    - Đừng có "lừa" tôi, tôi già rồi, sắp chết rồi, sợ gì mà không nói: cô Khánh Ly hát hay nhất, rồi đến cô Ánh Tuyết, cô Thu Hà và cô Lan Ngọc hát cũng hay, cô Cẩm Vân nữa. Cô Cẩm Vân lần nào ra Hà Nội cũng đến thăm chúng tôi...
    Thưa, còn mơ ước cuối đời của ông?
    - Trên đời, cái gì tôi cũng đã được trải qua. Giờ chỉ còn một mơ ước cuối cùng: được thanh thản ra đi sau một giấc ngủ yên lành.
    Giới yêu nhạc có cảm giác rằng, dường như ông chỉ viết một mạch 10 ca khúc ấy rồi ngừng sáng tác hẳn?
    - Gần đúng như vậy. Sáng tác nhạc với tôi là một cách viết nhật ký về tình yêu. Tôi ngừng yêu là ngừng sáng tác (cười).
  10. crazzymail

    crazzymail Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2003
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0

    có cái này hay ghê hén, chùi ui, có ai làm ơn gửi cho tui bài hát " Mắt lệ cho người" hông vậy, tui thích bài này lém, cám ơn ngàn lần á.
    lifeimpression@yahoo.com
    "đời pùn như cục cức trôi sông"

Chia sẻ trang này