1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhạc Sĩ Hải Ngoại và Những Tình Ca

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi CoGaiViet, 22/07/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. geranium

    geranium Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2003
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Và ca~ Vi` do'' la` em ne`:
    http://68.4.88.217:4027/binhthuan/phanboichau/nhac/lengu/htm/vidolaem.htm
    The err is human _ Mắc lỗi là con người !
  2. black_widow

    black_widow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Hic ! Sao tui không nghe được VÌ ĐÓ LÀ EM dzị ! Nghe bằng RAM mà,phải hông ?
    LIVING TO EAT OR EATING TO LIVE ?
  3. black_widow

    black_widow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Hic ! xin lũi ! Tui nghe được rùi ! Khi nãy có trục trặc kỹ thuật !
    LIVING TO EAT OR EATING TO LIVE ?
  4. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Những bài đó, ở trang đầu đã có link để nghe rồi mà ?
  5. Vove

    Vove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.048
    Đã được thích:
    0
    Nhạc sĩ Phạm Đình Chương là một trong những nhạc sĩ lớn nhất của âm nhạc VN, và tôi mê nhạc của ông vô cùng . Được nghe nhạc của ông, qua chính giọng của ông, hay được dự một đêm nhạc tưởng niệm Phạm Đình Chương -khoảng 5 năm về trước - đối với tôi, thật sự là hạnh phúc, dù những bùi ngùi, khoắc khoải của cuộc đời riêng mình cứ theo dòng nhạc mà len ra, rồi có giọt nước mắt nào đó ứa ra ...
    Tôi mới tìm được bài dưới đây, về nhạc sĩ Phạm Đình Chương, từ www.tvvn.org , do nhạc sĩ Cung Tiến viết , tôi mạn phép copy ra đây, chia xẻ với mọi người, cũng để tỏ lòng kính mến đến 2 nhạc sĩ tôi rất yêu nầy .
    Như Cánh **** Mộng Tình Yêu
    Cung Tiến, Minnesota
    Giở lại tập chương trình buổi ca nhạc hồi đầu tháng 4 năm 1986 ở thủ đô Hoa-thịnh-đốn do vợ chồng Lê Văn/Xuân-Lan tổ chức để kỷ niệm 40 năm âm nhạc Phạm Đình Chương, tôi không khỏi giật mình. Giật mình vì thấy trong số những người đóng góp, trực hay gián tiếp, cho buổi nhạc lần đó, hoặc tới dự với tư cách người nghe, thì một số lớn đã không còn nữa.
    Từ chính người viết nhạc (mất năm 1991), cho tới người hát (Hoài Trung, ? 2002), người viết bài giới thiệu (Vũ Khắc Khoan, ? tháng 9-1986; Vũ Thành, ? 1987; Mai Thảo, ? 1998), và người phác họa chân dung nhạc sĩ (Ngọc Dũng, ? 2000). Rồi trong đám đông khán giả đêm nhạc còn có mặt một nhà viết ca khúc nổi tiếng thuộc thế hệ tiên phong: Thẩm Oánh (? 1995). Chưa hết: người cùng quê với nhạc sĩ - Sơn Tây - và tác giả bài thơ nội tiếng được ông phổ nhạc và ca trong đêm ấy, Đôi mắt người Sơn Tây, là Quang Dũng, cũng đã ra đi vĩnh viễn, tại quê nhà, năm 1988.
    Nhằm gây quỹ điều hành, Hội Ung Thư Việt Mỹ tổ chức Chiều Nhạc: Phạm Đình Chương, Mầu Kỷ Niệm vào ngày 21 tháng 9, 2003 tại Quận Cam, California. Bài này là một tuyển chọn các cảm nghĩ về Phạm Đình Chương rút từ tập chương trình buổi nhạc năm 1986 nói trên, của kẻ còn, người mất, với một vài thêm bớt, sửa đổi. Đó là những cảm nghĩ từ phía các người bạn thiết, và từ phía các bạn đồng hành của Chương.
    MAI THẢO
    Hoài Bắc Phạm Đình Chương
    Bao nhiêu năm vẫn chỉ một con người, vẫn chỉ một phong cách.
    Ở giữa Hợp ca Thăng Long lẫy lừng như vì sao ở giữa, hoặc cây Tây-ban cầm ôm trước ngực ngoài tiền trường mênh mông lỗi lạc một mình, Phạm Đìoh Chương với những ca khúc ở mãi cùng lòng người, và Hoài Bắc với tiếng hát nam tôi cho là hay nhất, vẫn là Hoài Bắc Phạm Đình Chương của một con đường, một cõi nhạc riêng.
    Con đường ấy, suốt bốn mươi năm đã đi hết những buồn vui và những mộng tưởng một thời. Vẫn còn những biển khơi và những chân trời đi tới. Cõi nhạc ấy, trọn bốn mươi năm có tài năng và có tâm hồn làm thành mưa nắng, nên đã là một cảnh thổ và khí hậu hàng đầu của âm nhạc Việt Nam.
    Cuối cùng là chẳng có một đổi thay nào. Sau bốn mươi năm, chúng ta vẫn yêu mến Hoài Bắc Phạm Đình Chương bằng một mến yêu không bao giờ thay đổi.
    VŨ KHẮC KHOAN
    Nhân danh Tình Yêu, Tự Do, Con Người
    ... Tự cõi nhạc Phạm Đình Chương bỗng vang lên những cung bậc lạ lùng.
    Không đong đưa Đôi mắt người Sơn Tây, không tái tê Chân trời tím ngát. Mà chát chúa, tan tác, nổ dồn ngược dốc chiếc Lambretta ba bánh, rầm rập bước chân biểu tình nhân danh Tình Yêu, Tự Do, Người, la lên, hét lên những khẩu hiệu, những bàn tay gân guốc giơ thẳng lên trời, vươn lên những cột đèn, những bàn tay quấn quýt những bàn tay.
    Một tuổi trẻ lớn lên cùng giông bão, những đam mê, u uẩn, day dứt, sửng sốt, bàng hoàng, những đam mê hôm nay tuổi trẻ khóc trên vai.
    Không Trần Dạ Từ, không Đinh Hùng, không cả Quang Dũng. Mà Thanh Tâm Tuyền. Thơ đã thành nhạc. Nhạc không chỉ là một phương tiện. Nhạc lấy lại địa vị một ngôn ngữ. Và nhạc và thơ quấn quýt như âm và dương tìm đường trở về thái cực. Không giao duyên mà giao hoan rực rỡ, dị kỳ. Trong một ngôi nhà mái tôn mưa Sài Gòn đổ xuống. Tận cùng một hẻm cụt. Giữa một bidonville. Nhạc thét lên.
    Cười lên sặc sỡ
    La qua mái ngói, thành phố, đồng ruộng
    Bấu lấy tim tôi
    Thành nhịp thở.
    Ngõ cụt đường làng, cỏ hoa cống rãnh,
    Cây già đá sỏi bùn nước mặn nồng(**).
    VŨ THÀNH
    Mộng dưới hoa
    Tác phẩm thành công nhất của Phạm Đình Chương, theo tôi, là Mộng dưới hoa, thơ Đinh Hùng phổ nhạc. Nét đặc thù của tác phẩm này là hơi nhạc tuy rất Việt Nam, mà lại được viết theo âm giai tây phương, chứ không cần đến ngũ cung như hầu hết các sáng tác có âm hưởng thuần túy Việt Nam khác.
    Ngoài ra, Mộng dưới hoa còn đặc biệt ở điểm rất cân đối và được cấu tạo như cung cách một bản nhạc "mẫu" trong các sách giáo khoa về sáng tác.
    Câu nhạc đầu gồm 16 trường canh (mesures), chia làm hai bán cú. Bán cú thứ nhất được kết bằng một bán kết (cadence à la dominante) ở trường canh thứ tám ("... nhìn em không nói năng"...), nghĩa là gồm tám trường canh, được coi như một [dấu] chấm phẩy. Bán cú thứ hai gồm tám trường canh được chấm dứt bằng một toàn kết (cadence parfaite), coi như một dấu chấm câu.
    Câu đầu như vậy là khai đề, câu giữa gồm tám trường canh với [lối] chuyển cung rất khéo léo làm thành những dị kết (cadences rompues) là một phá đề. Và câu kết lấy lại ý nhạc của khai đề để đi đến chung cục (cadence finale) coi như một chấm hết. Đó đúng là hình thức đúng đắn nhất của một sáng tác nhạc và luôn luôn được đem ra làm mẫu mực trong các sách giáo khoa về sáng tác (composition musicale).
    Ngoài ra, Mộng dưới hoa còn đáng được coi là một kỳ công vì phổ nhạc vào thơ Việt Nam là một việc cực khó. Người phổ nhạc chẳng những phải lệ thuộc vào số chữ mà còn phải lựa cung bậc cho đúng luật bằng trắc của bài thơ, không như trường hợp phổ nhạc thơ Pháp hay thơ Anh, chỉ cần theo đúng số chữ mà thôi. Vì vậy, thường thường các bài thơ Việt Nam được phổ nhạc đều viết theo thể tự do, không gò bó, thì mới theo sát được [âm] bằng trắc của từng chữ.
    Làm theo thể mẫu hết sức cân đối mà vẫn giữ đúng được bằng trắc của từng chữ, ta phải ngả nón trước Phạm Đình Chương.
  6. Vove

    Vove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.048
    Đã được thích:
    0
    CUNG TIẾN
    Cánh **** mộng
    Nếu phải dùng một tính từ duy nhất để xác định đặc điểm của những ca khúc Phạm Đình Chương, thì có lẽ tôi sẽ chọn từ ngữ "đằm thắm".
    Dường như bất cứ một bài hát nào của anh - từ những khúc mô tả một cảm xúc cá nhân (Xóm đêm), gợi lại một dĩ vãng (Mưa Sài Gòn mưa Hà Nội, Nửa hồn thương đau), chia xẻ nhịp đập chung của trái tim tập thể (Ly rượu mừng, Đón xuân, Hò leo núi), đến những khúc lý tưởng hóa những tình tự dân tộc (Hội trùng dương, Bài ngợi ca tình yêu), và đặc biệt là những khúc hát làm thăng hoa ái tình (Mộng dưới hoa, Đêm màu hồng) - ta đều thấy cùng tỏa ngát ra, từ giai điệu hay lời ca, một hương thơm của tình cảm sâu sắc, đậm đà và tha thiết.
    Ở Phạm Đình Chương người ta không thấy những đam mê giả tạo, những phẫn nộ gò ép, và nhất là rất hiếm thấy những hô hoán om sòm của loại văn nghệ tuyên truyền chính trị, dù là từ bên này hay bên kia giới tuyến ý thức hệ.
    Ấy là những lý do tại sao hễ cứ bắt đầu hát hay nghe một ca khúc nào của Chương, là ta cứ không muốn cho nó chấm dứt, mà cứ muốn hát lại hay nghe lại ca khúc đó. Ý nhạc (motif) của ca khúc cứ vương vất, lãng đãng như sương như khói trên không gian âm nhạc. Nò cứ bám chặt lấy ký ức người nghe, ngón tay người đàn, và bắt buộc họ phải nghe lại một lần nữa, dạo thêm một lần nữa.
    Riêng về chất liệu và kỹ thuật tạo nhạc thanh của Chương, thì có thể nói rằng thế giới của anh đã hết rồi cái ám ảnh "n§ũ cungƠ, mà là thế giới chói chang của thang âm bảy nốt Tây phương không ngỡ ngàng, của điệu thức trưởng/thứ (major/minor modes) Tây phương không ngượng ngập, với những hợp âm quãog ba (tertian chords) là những viên gạch xây cất, với chủ âm tính (tonality) đóng vai đạo diễn, và với bậc thứ oăm trên thang âm đóng vai đổi phông, thay cảnh ("chuyển giọng" hay"chuyển khóa"-modulation). Cung cách chuyển giọng của anh, vì thế, cũng rất là hiền lành và "cổ điển": công thức cơ bản của nhạc chủ âm (tonal music), đơn và thuần vậy.
    Nhưng dù được ươm trong rừng thảo mộc nào, phương Đông hay phương Tây, thì giai điệu và hòa âm (hàm ý) của anh cũng đã nở rộ thành những đóa hoa thơm, quý và hiếm. Những giai điệu và hợp âm ấy đêm nay sẽ rướn vút lên một lần nữa trong không gian âm nhạc, và như cánh chim bay đi sẽ chẳng níu lại được. Nhưng tôi nghĩ rằng ý nhạc của chúng sẽ còn phảng phất trong tâm tưởng người nghe như hương lan đêm. Sẽ còn chập chờn trong ký ức người hát như cánh **** mộng. Và như phấn dư, như hương thừa của một loài hoa thơm và **** đẹp, sẽ còn rơi rớt trên ngón tay của kẻ dạo đàn.
    Sẽ còn nồng, còn đậm dư vị ngọt đắng trêo đầu lưỡi của một ôm hôn tình ái/ Và rất xa xôi, mà gần gũi, như thoáng cười của nàng Mona Lisa. Bởi vô cùng đằm thắm.
    (*) Tham dự buổi trình diễn năm 1986, ngoài Ban hợp ca Thăng Long (Hoài Bắc, Hoài Trung, Mai Hương), còn có các ca sĩ Kim Tước, Quỳnh Giao, Lệ Thu, nhạc trưởng Nghiêm Phú Phi với các nhạc công Đan Thọ, Hoàng Thi Thao, Dương Đức Trường, và Kim Lộc.
    (**) Thơ Thanh Tâm Tuyền, trong Liên-Đêm-Mặt trời tìm thấy (1966).
  7. geranium

    geranium Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2003
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Có ai có phần nhạc bài NHỮNG LỜI DỐI GIAN không ? Post cho mình nha ! Cảm ơn rất nhiều !
    Oh I am what I am ,I do what I want ...But I can't hide ...I won't go. I won't leave,I can't breathe ...until you're resting here with me ...
  8. tinyman

    tinyman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2003
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    1
    Tôi tìm mãi mà không có lời bài "Thu ca" của Phạm mạnh Cường ( nếu tôi nhớ không nhầm). Mọi người có thể giúp tôi được không? Cảm ơn rất nhiều.
  9. easyboy

    easyboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2003
    Bài viết:
    1.199
    Đã được thích:
    1
    Thu Ca của Phạm Mạnh Cương viết lâu lắm rồi, bạn chịu khó search là thấy ngay, hoặc nghe PBN70 có Nguyễn Hưng hát bài này rồi chép ra. Muốn lấy nhạc của PBN70 click vào đây:
    Thu Ca
    Phạm Mạnh Cương
    Lạnh lùng sương rơi heo may
    Buồn ngơ ngác bóng chim bay
    Mây tím giăng sầu đó đây
    Ngày đi chiều mang sầu tới
    Làn sương chiều thu lả lơi
    Tiếng mưa rơi đều trên lối
    Chiều về gieo thương với nhớ
    Lòng người lữ thứ bơ vơ
    Nghe lá hoa rụng xác xơ
    Chiều thu về đây lạnh lẽo
    Mà sương chiều rơi hắt hiu
    Gió xa đưa nhẹ tiếng tiêu
    Nhớ ai chiều thu
    Nhìn bao lá úa rơi đầy lối
    Nhẹ rung tà áo
    Làn môi cười thắm như cánh hoa đào
    Cách xa vì đâu!
    Dù bao lần lá hoa phai màu
    Rung chi cành hoa lá
    Khi tà dương đã khuất non xa
    Mầu chiều thu reo lá úa
    Buồn se sắt nhớ Thu xưa
    Tôi biết em chiều gió mưa
    Người đi về đâu ngàn lối
    Màu hoa chiều thu úa phai
    Xót xa cho lòng tê tái
    Ngập ngừng sương rơi non xa
    Chiều thu giăng lối cô đơn
    Nghe tiếng mưa sầu chứa chan
    Mà bóng chiều phai vàng úa
    Mưa xóa tình quen biết nhau
    Trách chi cho lòng đớn đau​



    2 điếu vina, 1 cốc *** chồn, mọi việc sẽ đơn giản hơn.
     

                                Easyboy Gonzalet
  10. songhan78

    songhan78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2003
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Phạm Mạnh Cương: 40 năm sống với âm nhạc
    Sau 40 năm sống trong âm nhạc với những thăng trầm, giờ đây Phạm Mạnh Cương, 65 tuổi, tác giả của khoảng 100 ca khúc, cho là một dịp để ông thực hiện một CD (do trung tâm Thúy Nga phát hành) và một tập nhạc gồm 20 nhạc phẩm chọn lọc của mình - dự trù phát hành trong năm 2001 này - gọi là một hình thức kỷ niệm và là một chứng tích về cuộc đời hoạt động của ông, và đó cũng được coi như là một đóng góp vào kho tàng âm nhạc Việt Nam.
    Khởi đi từ những năm cuối thập niên 60 cho đến những ngày cuối cùng của miền Nam Việt Nam, những người yêu nhạc không mấy ai không biết đến một chương trình ca nhạc truyền hình và truyền thanh lấy tên của chính người nhạc sĩ thực hiện là Phạm Mạnh Cương. Chương trình Phạm Mạnh Cương với nữ xướng ngôn viên Như Hảo được coi là một trong những chương trình ca nhạc giá trị vào thời điểm vàng son của tân nhạc Việt Nam.
    Thật ra ông đã sáng tác nhạc phẩm đầu tiên là Mái Trường Xưa từ năm 1951, được phổ biến mạnh tại Huế, nhưng đến năm 1953 ông mới bắt đầu được biết đến với nhạc phẩm Thu Ca viết tại Hà Nội. Ca khúc này đã được dùng làm nhạc hiệu cho những chương trình ca nhạc của ông... Tuy nhiên phải 6 năm sau, tên tuổi của Phạm Mạnh Cương mới thật sự chiếm được một chỗ đứng.
    Những ngày đầu đến với âm nhạc
    Nhờ năng khiếu, Phạm Mạnh Cương từ mò mẫm học nhạc lý và đàn guitar qua sách vở và qua những khóa học hàm thụ về hòa âm từ Paris. Ông cho biết có thể một phần thừa hưởng dòng máu văn nghệ của thân phụ ông là một người yêu thích cổ nhạc và biết sử dụng đàn và sáo, nên từ khi còn nhỏ ông đã tỏ ra có một sự đam mê với âm nhạc, dĩ nhiên là âm nhạc Tây Phương đối với thế hệ của ông: ?oTôi nhớ lúc đang còn đi học, trong nhà có một cái radio cổ lỗ sĩ mà cứ ráng bắt cho được những đài Pháp Á, đài Hirondelle ở Hà Nội... Nghe cứ ù ù mà thích lắm. Thời đó tôi mê loại nhạc của Đoàn Chuẩn ?" Từ Linh, nghe được bài như ?oTà Áo Xanh ?o, ?oDang Dở? hay ?oGửi Gió Cho Mây Ngàn Bay? thú vị lắm. Thời ấy làm như mình bị thấm cái nhạc đó cho nên khi sáng tác, mình phải làm sao có cái ?oair? nhạc cho nó như vậy ?o
    Do ảnh hưởng đó, một số sáng tác của Phạm Mạnh Cương có đôi nét phảng phất âm hưởng của những nhạc phẩm tiền chiến mà ông cho là ở trong tiềm thức phát ra.
    Sau khi đậu Tú Tài ở Huế vào năm 53, Phạm Mạnh Cương ra Hà Nội theo học Cao Đẳng Sư Phạm, sau đó trở lại Huế là nơi ông đã từng hợp tác với đài phát thanh ở đây vào những năm cuối bậc trung học tại trường Khải Định trong chương trình văn nghệ học sinh hàng tuần với một ban nhạc mà ông cũng là một thành viên.
    Nhà giáo và nghệ sĩ
    Đến năm 1954, ông một mình vào Nam và từ năm 1955, người con thứ 5 trong một gia đình gồm 9 người con khởi đầu cuộc đời dạy học. Sau 3 năm dạy học tại trường Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho; ông về Pétrus Ký, Sài Gòn cho đến năm 75. Mặc dù nghề dạy học là nghề tay phải, nhưng Phạm Mạnh Cương cho rằng chính nghề tay trái là âm nhạc đã chiếm một chỗ đứng quan trọng trong đời sống của ông.
    Trong thời kỳ hoạt động mạnh nhất của ông, kéo dài gần 10 năm ở Sài Gòn, kể từ năm 66, Phạm Mạnh Cương có thể coi như một trong những người đã đưa việc thực hiện băng nhạc vào lãnh vực kinh doanh dưới nhãn hiệu Tú Quỳnh với khoảng 20 băng nhạc được phát hành, qui tụ gần như tất cả những tiếng hát lớn như Thái Thanh, Lệ Thu, Khánh Ly, Duy Trác, Sĩ Phú, Thanh Tuyền, Phương Dung. Sau đó là những Phương Hồng Hạnh, Julie Quang, Carol Kim, Thanh Lan, vv...
    Nhạc phẩm Thương Hoài Ngàn Năm xuất hiện năm 1956, là nhạc phẩm đầu tiên ông viết tại miền Nam. Đây là một nhạc phẩm nói lên sự đa dạng về tiết tấu trong âm nhạc của Phạm Mạnh Cương, một nhạc sĩ phần lớn chỉ viết nhạc theo điệu Slow, Tango hoặc Boston. Ông cho biết đã lấy cảm hứng từ câu ca dao ?o Tóc mai sợi vắn sợi dài, lấy nhau chẳng được thương hoài ngàn năm ?o để sáng tác thành ca khúc này. Cũng theo ông, phía sau mỗi nhạc phẩm đều ghi dấu một kỷ niệm đã tạo nên nguồn cảm hứng; từ đó ông liên tiếp tung ra những ca khúc khác như Thung Lũng Hồng, Mắt Lệ Cho Người Tình (sáng tác tại Đà Lạt), Tóc Em Chưa Úa Nắng Hè (ra đời tại Nha Trang) và một vài nhạc phẩm ông gọi là ?othuộc loại thời trang? như Loài Hoa Không Vỡ, Tình Yêu Đã Mất, vv... và tất cả đã trở thành những nhạc phẩm được nhiều người mến chuộng. Nhưng nhạc phẩm được ông ưa thích nhất là Thu Ca, cũng là một trong những bài tango hay của Việt Nam...
    Một kết hợp đưa đến nhiều hoạt động
    Vào năm 61, trong dịp trở ra Huế chấm thi Tú Tài 2, Phạm Mạnh Cương gặp Như Hảo, một thí sinh từ Đà Nẵng ra Huế dự thi, dịp này ông đã viết Mơ Bến Hàn Giang để tặng cho người yêu. Chỉ một năm sau đó, Phạm Mạnh Cương và Như Hảo trở thành vợ chồng. Mấy năm sau hai người sát cánh trong những sinh hoạt ca nhạc trên đài truyền hình và truyền thanh với những chương trình mang chủ đề đặc biệt do Phạm Mạnh Cương khởi xướng.
    Về lãnh vực Truyền Hình, năm 66 ông được đạo diễn Lê Hoàng Hoa mời thực hiện chương trình ca nhạc đầu tiên cho đài Truyền Hình Việt Nam, thời đó còn được phát hình từ trên máy bay dưới tên ?oHoa Thời Đại?. Một năm sau chương trình này chính thức đổi thành ?oChương Trình Phạm Mạnh Cương? phát hình hàng tuần vào tối thứ Bảy từ 9 đến 10 giờ và kéo dài hoạt động cho đến tháng 4. 75.
    Ông còn là người sáng lập trung tâm băng nhạc Tú Quỳnh tại Sài Gòn và là người đầu tiên chủ trương thu thanh nhạc một cách qui mô để kinh doanh với đà phát hành trung bình mỗi tháng một băng nhạc mới với sự cộng tác của hầu hết các giọng ca tên tuổi.
    Ở Phạm Mạnh Cương có hai con người khác biệt: một nhà mô phạm và một con người nghệ sĩ, nhưng ông cho biết ông ?ovẫn làm tròn bổn phận của một nhà giáo, còn nghệ sĩ thì hoạt động hoàn toàn là một nhạc sĩ... Có lẽ tôi mang một tính chất nhà giáo để qua hoạt động bên văn nghệ. ?
    ? Ông thường ví mỗi nhạc phẩm là một bức tranh để gửi tâm tình mình vào với cảnh sắc thiên nhiên, ngoài việc tận dụng đầu óc tưởng tượng phong phú của một người nghệ sĩ: ?o Thí dụ như bài Thung Lũng Hồng tả những thung lũng của Đà Lạt, buổi sáng mặt trời lên đẹp lắm, sương và ánh nắng hồng chiếu. Rồi từ những thung lũng hồng đó tôi nghĩ tới Đà Lạt có thung lũng gọi là Thung Lũng Tình Yêu... thường thường một nhạc sĩ nói về tình cảm dành cho một mối tình chẳng hạn thì làm một bài thôi. Một bài có dính líu đến mối tình đó. Còn đa số nghệ sĩ khi nào cũng có cái tưởng tượng phong phú. Nhiều người cô độc nhưng vẫn viết nhạc tình yêu rất hay. ?
    Cũng do sự tưởng tượng phong phú của một nghệ sĩ, Phạm Mạnh Cương cho biết không hẳn bài tình ca nào ông viết cũng đều đến từ một mối tình có thật và thật ra đó cũng chẳng phải là lý do chính để ông viết nhạc...
    Sự an bài của định mệnh
    Sau 5 năm sống trong sự xáo trộn và đổi thay của đất nước, Phạm Mạnh Cương cùng 2 con là Mạnh Quỳnh và Diễm Phúc từ Cà Mâu vượt biển rời Việt Nam vào năm 80, để Như Hảo và 2 người con khác ở lại. Sau khi ở tại trại tỵ nạn Leamsing ở Thái Lan vài tháng, ông cùng hai con được sang định cư tại Montreal theo diện nhân đạo vào tháng Sáu năm 80. Đáng lẽ nếu chờ đợi thêm, ba bố con ông đã được sang Mỹ do Hội Nghệ Sĩ Việt Nam tại đây bảo lãnh và mặc dù đã được Khánh Ly căn dặn ?ođừng đi đâu hết ngoài Mỹ?. Nhưng định mệnh đã đưa đẩy ông đến nới xứ lạnh này, và cuộc sống ông thật sự bước vào một khúc quanh mới.
    Vào năm 83, vợ ông và hai người con gái được đoàn tụ theo diện bảo lãnh. Nhưng vài năm sau đó, một lần nữa, định mệnh đã đưa đẩy đến sự chia tay giữa hai vợ chồng ông để hiện nay mỗi người mỗi ngả. Tuy nhiên Phạm Mạnh Cương tin ở số mệnh, nên ông an phận sống một cách vui vẻ tại thành phố hiền hòa này. Chỉ một thời gian ngắn sau khi tới Montreal, ông đã thành lập ban nhạc Phạm Mạnh Cương cho đến nay vẫn còn hoạt động sau nhiều thay đổi về thành phần. Hiện nay thành phần ban nhạc Phạm Mạnh Cương, ngoài ông ra còn có: Mạnh Quỳnh, Diễm Phúc và Kiến Bình cùng với những ca sĩ thường xuyên cộng tác với ban nhạc của ông là Miên Thúy, Lê Duy và Xuân Thảo....
    Về lãnh vực vũ trường, ngay sau khi mới đặt chân tới Montreal, Phạm Mạnh Cương đã thành lập ban nhạc và hợp tác với nhà hàng Mỹ Trang. Qua năm 81, ban nhạc ông được mời phụ trách chương trình khiêu vũ cho nhà hàng Văn Hoa, đến năm 82 ông đứng ra coi sóc một quầy bán băng nhạc, sách báo lấy tên Tú Quỳnh trong thương xá Việt Nam trên đường St Laurent cùng một lúc cộng tác với vũ trường mang cùng tên Tú Quỳnh trên lầu thương xá này cho đến năm 85, ông về khai thác vũ trường Đêm Mầu Hồng trên đường St Denis ở Montreal. Ông nói ?o Bây giờ thì mình cũng vui vẻ sống với đất Montreal ! Vậy chớ đất này cũng là đất hiền, về mặt kinh tế thì hơi khó khăn một chút, nhưng là nơi đất hiền, người hiền. ? Những năm gần đây, ban nhạc Phạm Mạnh Cương cộng tác với vũ trường Dallas (tức Maxim?Ts) cho đến khi vũ trường này ngưng hoạt động trong năm 2000 vừa qua. Tuy nhiên khi có dịp, ban nhạc của ông vẫn đứng ra tổ chức những chương trình khiêu vũ, lôi cuốn được sự tham dự của đông đảo người yêu nhạc và đang cần nơi giải trí ở một thành phố có đông người Việt nhưng không có một vũ trường nào hoạt động như hiện nay.
    Ngoài hoạt động về ca nhạc, Phạm Mạnh Cương còn chủ trương một nguyệt san lấy tên là Thẩm Mỹ từ hơn 6 năm nay. Ông cũng đã phát hành một tuyển tập đặc biệt về Huế vào năm 98 với chủ đề ?oHuế, Còn Chút Gì Để Nhớ?. Có lẽ cuộc sống máy móc trong một xã hội quay cuồng hiện tại đã không gợi được nơi ông nhiều cảm hứng nên trong vòng gần 20 năm nay, Phạm Mạnh cương chỉ viết được 5 nhạc phẩm đến từ quan niệm cần có nhạc hứng trong vấn đề sáng tác: ?o Đúng ra người nghệ sĩ muốn sáng tác với sự rung động thật sự, phải có nguồn cảm hứng thật. Mà muốn có nguồn cảm hứng thật thì phải có thì giờ rảnh rỗi, đi chơi đây đó, tâm hồn nó thảnh thơi, dễ có nhạc hứng hơn là cuộc sống hàng ngày. ?
    Trường Kỳ

Chia sẻ trang này