1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhạc Sĩ Hải Ngoại và Những Tình Ca

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi CoGaiViet, 22/07/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Saigonvn24

    Saigonvn24 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Tiểu Sử Ngọc Bích
    (1924-2001)
    Ngọc Bích (Nguyễn Ngọc Bích) sinh năm 1924 tại Hà Nội, là con trai của cụ Đốc thú y Nguyễn Huy Bằng, là người có biệt tài sử dụng đủ loại nhạc cổ truyền như đàn bầu, đàn thập lục, tỳ bà ...
    Lúc 10 tuổi bắt đầu học về ký âm pháp của thầy Nguyễn Văn Thông, cùng với Đỗ Thế Phiệt, Nguyễn Văn Huấn, Nguyễn Văn Ngạc, Nguyễn Hiền, Tu Mi Đỗ Mạnh Cường, Ngọc Bích lúc đó đã tỏ ra có năng khiếu về âm nhạc.
    Sau khi tốt nghiệp tiểu học, Ngọc Bích đậu vào trường Bưởi . Cùng năm ông tham dự đơn ca ở Nhà Hát lớn Hà Nội, chương trình ca nhạc giữa các màn kịch, do Nhạc Sĩ tiền phong Thẩm Oánh đặc trách. Tuy còn trẻ nhưng N.S. Ngọc Bích được hướng dẫn bởi N.S. Nguyễn Thiện Tơ, nên chơi nhạc và ca rất rành. Nhạc sĩ Ngọc Bích còn chơi đàn với ban nhạc tại vũ trường TaKara, ở khu phố Khâm Thiên, Hà Nội, tiệm khiêu vũ đầu tiên chơi nhạc sống tại Hà Nội.
    Năm 1940 qua trình diễn tại Côn Minh Trung Hoa.
    Vào khoản năm 1942, Ngọc Bích rời trường Bưởi và dứt khoát theo nghiệp cầm ca, lúc đó ông vừa vào năm thứ hai, bậc cao đẳng tiểu học.
    Năm 1943, ông được mời tham gia một ban nhạc lớn xuất ngoại sang Côn Minh chơi cho vũ trường giúp vui cho lực lượng Đồng Minh bên đó.
    Vào khoản 1947, Ngọc Bích bắt đầu viết tình ca, theo nhịp swing và blues rất mới lạ.
    Theo lời Nhạc Sĩ nguyễn Hiền, Nhạc Sĩ Ngọc Bích rất thận trọng trong lãnh vức sáng tác, chú ý nhiều về cách sử dụng các âm trình, cung bậc, tránh tối đa những quãng mang tính cách Âu Tây. Nhạc Sĩ luôn cố giữ bản sắc VN trong nhạc của mình, sợ mình làm nhạc có khuynh hướng tây phương.
    Ông vào Nam năm 1954, sau đó làm việc tại đài phát thanh quân đội.
    Thời kỳ kháng chiến (1947 ...) là giai đoạn N.S. Ngọc Bích sáng tác mạnh mẽ nhất với các bản Khúc nhạc chiều Mơ, Thiếu Nữ trên Mây Ngàn (Bông Hoa Rừng), Lời Hẹn Xưa, Con đò đưa Xác, Thuở Trăng Về, Đêm Trăng Xưa, Bến đàn xuân, Đôi chim giang hồ, Dưới Trăng Thề, Bản Đàn Xuân ... "
    Đặc biệt Ngọc Bích là người sử dụng đầu tiên nhịp điệu swing hay blues trong các bài ca phục vụ cuộc kháng chiến như "Say Chiến Công" ...
    "Hôm nay chúng tôi say
    Say vì tiêu diệt được một đồn Tây
    Hôm nay chúng tôi say
    Say vi súng, say vì đạn
    Say say vì chiến công"
    "Bà già giết giặc"
    Làng kia có một bà già
    Thân hình tiều tụy tuổi đà sáu lăm
    Một hôm giặc Pháp đói ăn
    Chúng liền tìm tới xóm nghèo tìm lương ...
    Ngọc Bích rời bỏ kháng chiến năm 1947, trở về Hà Nội .
    Sau đó ông vào Nam, hoạt động mạnh mẽ cả về sáng tác lẫn trình diễn ở các đài Pháp Á, đài Saigòn, đài Tiếng nói quốc gia VN, và trên sân khấu đại nhạc hội ở các rạp chiếu bóng .
    Nhạc sĩ Ngọc Bích sang Hoa Kỳ năm 1975 . Chỉ làm hãng xưởng một thời gian ngắn, ông theo lời mời của Nhạc Sĩ Hoàng Thi thơ, đã cùng nhạc sĩ Lữ Liên nghỉ việc đi hát rong . N.S. Lữ Liên thành lập ban AVT Hải Ngoại gồm có N.S. Lữ Liên, Nhạc sĩ Ngọc Bích, Và N.S. Vũ Huyến. Ban AVT có thêm cô đào Thúy Liễu (vợ N.S. Lữ Liên), thành lập ban thoại kịch Gió Nam, đã cùng đoàn nghệ sĩ của Hoàng Thi Thơ qua Âu Châu trình diễn từ năm 1976. Từ thành công đầu tiên, đoàn đã đi trình diễn nhiều lần tại khắp nơi trên thế giới.
    Các năm về sau các nghệ sĩ Lão thành này, trình diễn giúp vui cho cộng đồng, và cho những Hội Đoàn trong những buổi tiếp tân có quan khách ngoại quốc tham dự, như ngày "Tế Tổ Hùng Vương" cho Hội Cao Niên Á Mỹ, ngày "Kỷ Niệm Hai Bà Trưng" ... vvv...
    Nhạc sĩ Ngọc Bích có một cuộc đời thăng trầm lên xuống với âm nhạc và với tình duyên . Những năm đầu thập niên 70, ông sống trầm lặng, không được vui . Những năm theo đoàn hát Hoàng Thi Thơ thì là những năm sung túc, vui vẻ, tiền bạc dư giả, nhưng khi cuối đời ông sống một mình sau khi qua hai lần mỗ. Nhạc của Nhạc Sĩ Ngọc Bích tiêu biểu nhạc lãng mạn đầu thập niên 50. Xin chép lời phê bình của nhà văn Nguyễn Đình Toàn nói về nhạc Ngọc Bích, có lẽ là xác đáng nhất khi muốn tóm gọp Nhạc Ngọc Bích qua một câu nói:
    "Nhạc của Ngọc Bích biểu trượng cho tuổi trẻ thành thị một thời, cái thời ông gọi là "chiến binh" nhưng "ngát hương thanh bình" (Trở Về Bến Mơ)" (Nguyễn Đình Toàn) -
    Nhạc Sĩ Ngọc Bích mất ngày 15 tháng 10 năm 2001 tại Los Angles California USA, một tuần sau khi đến dự đám táng Nhạc Sĩ Hoàng Thi Thơ.

    u?c temely s?a vo 07:28 ngy 03/12/2003
  2. tinyman

    tinyman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2003
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    1
    Cô Gái Việt ơi, easyboy ơi, các bác có biết về nhạc sĩ Lê Dinh và nhóm Lê Minh Bằng không? Tôi vừa được biết một chút ít qua PBN70 nhưng thấy thông tin ít quá. Nếu có thể các bác cho tôi biết với. Cám ơn nhiều nhé!
  3. easyboy

    easyboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2003
    Bài viết:
    1.199
    Đã được thích:
    1
    Lê Dinh mình không thích bằng Minh Kỳ or Anh Bằng vì nhạc sến hơn, không có khí chất lắm.
    Nhạc sĩ Lê Dinh
    Tôi sinh hoạt văn nghệ ở chùa, do các chị tập múa để trình diễn trong những ngày Đại lễ Phật Đản, có khi múa trong những buổi cắm trại, quanh bên đống lửa lộ thiên. Lúc đó đứng chung với các bạn tôi cao hơn một cái đầu, vì vậy mà khi múa, tôi được chọn làm « nữ chúa rừng xanh » được quấn cái xà rông đỏ, đeo bông tai màu đỏ, khăn quấn đầu cũng màu đỏ. Một màu đỏ từ đầu đến chân, biểu tượng sự oai nghi của quyền lực. Hai cổ chân tôi đeo hai cái kiềng toòng teng, bước đi nghe rổn rẻng rất lạ tai. Rồi mỗi ngày lớn thêm lên tí nữa, tôi thường nghe trên các đài phát thanh với dòng nhạc Lê Dinh, qua giọng của ca sĩ Hoàng Oanh:
    Anh nói rằng trọn đời yêu em
    Sao nỡ đành lòng nào lại quên
    Câu tình yêu giữ không nhạt màu
    Câu mình thương đến khi bạc đầu
    Bây giờ trả lại trăng sao..
    ( Tình yêu trả lại trăng sao ?" 1964 )
    Rồi đến: Ga chiều, Xác pháo nhà ai v.v?
    Nói đến Lê Dinh ai mê nhạc cũng không quên bài: Hà Tiên, Ga chiều, Tình yêu trả lại trăng sao?Lời nhạc Lê Dinh đơn sơ dễ hiểu, mộc mạc đi thẳng vào tâm hồn người nghe một cách thích thú, nói vậy không phải tôi nói bạn cũng thích như tôi, hễ có người sản xuất những văn nghệ phẩm, là tôi thích học hỏi của kẻ khác. Mình đi tìm cái hạnh phúc mà không cần nhọc công dụng sức chi cả. Tôi nghe vọng cổ, nghe hát bội, hát chèo tôi biết mê say. Anh chị nghe nhạc cổ điển Tây phương, nhạc Âu Mỹ biết hay, cũng đam mê?Vậy chưa chắc cái sướng và cái đam mê ai hơn ai ? .
    Tôi đã gặp nhạc sĩ Lê Dinh một lần tại Montreal trong một buổi văn nghệ, và người nghệ sĩ này đã để lại tôi ấn tượng khó quên. Tôi kính mến thái độ vui vẻ, nhiệt thành, đơn giản mộc mạc thẳng thắn, ẩn trong cái nghiêm túc của một nhạc sĩ, có đức tin về phương pháp làm việc, với sự cần cù nhẫn nại, đã đem lại lòng qúi mến và tin tưởng trong giới nghệ sĩ. Tôi biết nhạc sĩ Lê Dinh có đời sống tinh thần trong âm thầm, nhưng đầy hăng hái kiên nhẫn, đó là nền tảng cho một đời sống về tinh thần. Tâm hồn của một người nghệ sĩ dồi dào, thì sự sung sướng cũng rộng rãi hơn .
    Sau khi định cư tại thành phố Montreal ( Canada) đã ổn định được đời sống gia đình, và để gây cho mình sự hứng thú bền bĩ, nhạc sĩ Lê Dinh chủ trương thực hiện tờ Nguyệt san Nghệ Thuật là để duy trì sự cố gắng, và có đường lối rõ ràng. Văn nghệ làm nẩy sinh vào tâm hồn nghệ sĩ, luôn luôn nhìn đời với những khía cạnh màu sắc mới lạ. Lê Dinh sáng tác những bài nhạc mới sau này như: Bài hát của người điên, Cho người tình cũ, Nắng bên này sông, 10 bài hận ca, Thương về Gò Công ? đều mang khắc khoải của người sống xa quê hương. Sau nhảy ra làm đài phát thanh Tiếng Nói Việt Nam với Lê Thái. Tất cả môn sinh hoạt văn nghệ, liên quan đến trong tâm hồn người nghệ sĩ, nó phản ảnh đời sống, tình cảm, tư tưởng của một nhạc sĩ. Nhưng cũng rất không đơn giản khi làm về báo chí văn nghệ.
    Trước năm 1975 Lê Dinh cùng với nhạc sĩ Minh Kỳ và Anh Bằng thành lập nhóm Lê Minh Bằng. « Ba cây chụm lại thành hòn núi cao » có khác, nên rất nhiều nhạc phẩm nổi tiếng như: Gõ cửa, Chuyện tình Lan và Điệp, Căn nhà ngoại ô, Linh hồn tượng đá, Đêm nguyện cầu ... Nhóm Lê Minh Bằng cũng đã đào tạo nên những ca sĩ nổi tiếng như: Giáng Thu, Trang Mỹ Dung, Hải Lý, Mạnh Quỳnh, Ngọc Tuyết ?
    Sau 1975 nhóm lê Minh Bằng mỗi người một nơi. Nhạc sĩ Anh Bằng sinh sống ở California ( nhà xuất bản băng nhạc Asia, Dạ Lan ) Lê Dinh cùng với gia đình sống ở Montreal (Canada). Minh Kỳ thì đã mất vào đầu tháng 9 năm 1975 trong vụ nổ ở trại cải tạo Long Khánh.
    Cuộc đối thoại giữa người giới thiệu chương trình nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, và nhạc sĩ Lê Dinh dưới ánh đèn sân khấu Thúy Nga tại Paris 2003 đêm nay, làm bừng dậy ý nghĩa đời nghệ sĩ không bị nhoè đi, giữa thương trường ồn ào, và bụi bặm, khơi lại trong đời sống tinh thần, đã một thời từng gởi gấm, nhiều tình cảm sâu xa của nỗi nhớ mình, trong các nhạc phẩm nổi tiếng bắt đầu từ năm 1956 cho đến nay, với tất cả hơn 200 nhạc phẩm trước năm 1975, đã được thu dĩa bởi các hãng: Tân Thanh, Continental, Asia Sóng nhạc, Việt Nam ? Sau năm 1975 các nhạc phẩm lại được thu vào dĩa: Thúy Nga Paris, Asia USA ?với các giọng ca: Như Quỳnh, Phương Dung, Thanh Thúy, Mỹ Huyền, Hoàng Lan, Kim Ngọc Khánh, Dalena, Nhật Trường, Giao Linh, Thanh Tuyền, Lưu Hồng, Trần Thị Thu, Nguyệt Lan ?
    Nghe những lời nhạc của Lê Dinh tôi có cảm nhận: Người nghe không có sự suy nghĩ với cái nghĩa rộng của nó, mà dòng nhạc đi thẳng một cách mạch lạc vào đời sống tình cảm người ta mà thôi. Nhạc là âm thanh để cảm nhận, tất cả chung quanh chỉ là cái khung để chúng ta sinh hoạt, nếu ta quá quan trọng sẽ làm giảm mất đi cái chân giá trị của sự sáng tạo, một sự sáng tạo trong bóng tối, trong im lặng cũng là một vết sáng của đêm đông, và người sáng tạo là người biết định đoạt hành động mình, biết trù liệu đến sự tín ngưỡng và số phận của mình .
    Bích Xuân, nhạc sĩ Lê Dinh tại Paris
    Để thả hồn bâng khuâng rung động về kỷ niệm, những màn vũ hoang dã trong nhạc điệu trữ tình, tôi đến gặp nhạc sĩ Lê Dinh gốc người miền Nam, tại khách sạn Kyriad trong quận 19 Paris để nhớ lại một kỷ niệm, cách đây hai năm, tôi đã hân hạnh gặp nhạc sĩ rất còn nồng nhiệt, trong một trái tim nghệ sĩ, để cho tôi thẹn thùng, e ấp thật thà trong Tiếng Hát Mường Luông, Chiều Lên Bản Thượng v.v?bên núi rừng xinh xinh, xanh ngát mênh mông.
    Xin mời bạn đọc nghe tâm tình của nhạc sĩ Lê Dinh, qua mẩu chuyện ngắn sau đây:
    Bích Xuân: Xin vui lòng sơ lược tiểu sử của nhạc sĩ ?
    Lê Dinh: Sinh năm 1934 (tuổi Giáp Tuất) tại làng Vinh Hựu, tỉnh Gò Công.
    1948-1953: Học Trung học ở Collège Le Myre de Vilers (MỹTho) .
    1953-1955: Học trường Cao đẳng Vô Tuyến Điện Saigon (Ecole Supérieure de Radióelectricité de Saigon).
    1955-1957: Dạy học (Pháp văn và âm nhạc) ở Gò Công và ở Chợ Lớn.
    1957-1975: Làm việc tại Đài Phát thanh Saigon. Chức vụ: Chủ sự Phòng Sản Xuất rồi Chủ sự Phòng Điều Hợp.
    1975-1978: Không làm gì được cả .
    Tháng 8/1978: Vượt biên đến đảo Đài Loan.
    Tháng 10/1978: Định cư ở Canada, thành phố Montréal, cho đến nay.
    1979-1999: Làm việc cho hãng tàu chở hàng hóa đi khắp thế giới có tên là Federal Navigation (viết tắt là FEDNAV) của Canada ở thành phố Montréal (Điểm đặc biệt là hãng tàu này là hãng tàu đã cứu vớt 40 người trên chiếc ghe tỵ nạn - trong đó có gia đình Lê Dinh - trên biển Nam Hải năm 1978).
    Lúc còn học ở Trung học Le Myre de Vilers (MỹTho) có theo học hàm thụ lớp hòa âm và sáng tác của Ecole Universelle de Paris.
    Sáng tác đầu tiên: Bài Làng Anh Làng Em, viết năm 1956, nhà xuất bản Tinh Hoa miền Nam ấn hành năm 1956.
    Gia cảnh: Vợ, 3 con.
    Sáng tác:
    Cuộc đời sáng tác của LD trong 47 năm gắn bó với âm nhạc được chia ra làm 3 giai đoạn:
    Giai đoạn 1: 1956-1966: Trong thời gian này, LD có những sáng tác như:
    Ngày ấy quen nhau (1959)
    Thương đời hoa (1960)
    Hôm nào anh đi (1960)
    Có nhớ không anh (1960)
    Tấm ảnh ngày xưa (1961)
    Cánh thiệp hồng (1961)
    Ga chiều (1962)
    Xác pháo nhà ai (1964)
    Chiều lên bản Thượng (1964)
    Tình yêu trả lại trăng sao (1964)
    Thương về xứ Thượng (1965)
    Ngang trái (1965)...
    Trong giai đoạn này, có những sáng tác chung với Minh Kỳ: Đường chiều sơn cước - Tiếng hát Mường Luông - Người em xứ Thượng - Đường về khuya - Tôi đã gặp - Hạnh phúc đầu Xuân - Cánh thiệp đầu Xuân - Một chuyến xe hoa - Mưa trên phố Huế...
    Giai đoạn 2: 1966-1975: Thành lập nhóm Lê Minh Bằng (Lê Dinh - Minh Kỳ - Anh Bằng).
    -1966: Đêm nguyện cầu (sáng tác đầu tiên của nhóm).
    Nhóm Lê Minh Bằng còn có những tên nữa như: Mạc Phong Linh, Mai Thiết Linh (Truyện tình Lan và Điệp 1, 2 & 3) Mai Bích Dung (Linh hồn tượng đá, Cho người tình nhỏ), Dạ Ly Vũ (Hồi tưởng), Dạ Cầm (Tình đời, Trở về cát bụi, Đêm vũ trường, Kiếp cầm ca) và rất nhiều tên khác nữa như: Vũ Chương,Phương Trà, Tây Phố, Tôn Nữ Thụy Khương, Trúc ly, Huy Cường, Mặc Vũ v.v...).
    (Ngưng sáng tác 1975-1978).
    Giai đoạn 3: Từ năm 1979:
    Có những bài: Bài hát của người điên - Nắng bên này sông - Thương về Gò Công - Sao anh không nhớ Gò Công - Dòng kỷ niệm - Chữ tình - Huế buồn - Chỉ là phù du (2003).

    BX: - Khán giả đã biết nhạc sĩ Lê Dinh bắt đầu từ năm 1956 nhưng cho đến nay vẫn không quên công việc của một người làm về thông tin trên đài phát thanh trước năm 1975, hiện thời còn là chủ bút tờ báo nữa, mà cốt yếu của người cầm bút có kiến thức, có chiều sâu tư tưởng, tờ báo mới hay, phải hấp dẫn để đến được với độc giả. Công việc của nhạc sĩ nằm trong tư tưởng Văn hóa. Xin nhạc sĩ cho biết cảm tưởng về những điều này ?
    Nhạc sĩ LD: Khán thính giả biết Lê Dinh từ năm 1956 (qua bài Làng anh làng em) cho đến nay nhưng từ năm 1994, khi nguyệt san Nghệ Thuật ấn hành số 1, độc giả biết Lê Dinh qua người chủ trương tờ báo và đồng thời cũng qua Lê Dinh, người viết nhạc. Chủ trương tờ báo, LD không có tham vọng to lớn, chỉ muốn dùng tờ báo, ngoài việc loan tin tức về âm nhạc, thời sự, kiến thức phổ thông... chính yếu là muốn nhắc lại cho các thế hệ sau biết những người đi trước trong lãnh vực văn học, âm nhạc, nghệ thuật... và giới thiệu, nâng đỡ những mầm non văn nghệ trên con đường mà
    những mầm non này đã chọn.

    BX: - Nhạc sĩ đã được khán giả trước năm 1975 yêu thích và ngay như hôm nay tại Hải ngoại, được các Trung tâm băng nhạc thâu lại các nhạc bản như - Xác pháo nhà ai (1964)- Chiều lên bản Thượng (1964)- Tình yêu trả lại trăng sao (1964)- Thương về xứ Thượng (1965)- Ngang trái (1965)...v.v?Tại sao nhạc sĩ không tiếp tục đi sâu vào các ca khúc khác ?

    Nhạc sĩ LD: Vẫn sáng tác (mặc dù tờ báo chiếm rất nhiều thì giờ) nhưng so với trrước 1975 thì rất ít vì ở hải ngoại còn nhiều thứ cần nhiều thì giờ để giải quyết và cơm áo buộc ràng không cho mình còn nhiều thì giờ để sáng tác.

    BX: - Công việc làm báo, làm đài phát thanh tại Montreal, có hỗ trợ gì trong cuộc sống của nhạc sĩ không ?

    Nhạc sĩ LD: Công việc làm báo, làm đài phát thanh ở đâu thì không biết, chứ ở thành phố Montréal này, không giúp đỡ gì về mặt tài chính cho người chủ trương. Đó chỉ là sở thích thôi, ai không thích, không thể nào làm nổi, với trăm ngàn chuyện bực mình vụn vặt, không thể nói ra hết ở đây.

    BX: - Nhạc sĩ có những bản nhạc viết về quê hương rất tha thiết. Xin nhạc sĩ cho biết cảm tưởng về những bài nhạc ấy ?

    Nhạc sĩ LD: Về những bản nhạc quê hương, không hiểu tại sao, khi còn ở trong nước thì không viết, nhưng giờ đây, ở hải ngoại mới thấy thấm thía 2 chữ "quê hương" và viết rất dễ, rất suôn sẻ, chẳng hạn như bài "Thương về Gò Công ( Nắng trưa lên rất cao, Ngoài xóm đi vào, đi ngang bờ ao, gặp em đang hái cau để má ăn trầu. Ai qua Gò Công mà không ghé thăm chợ Dinh, Để nghe tiếng hò cô gái ngoài kinh, Hò ơi: Em là cô gái xứ Gò, quanh năm sông vắng đưa đò nuôi me, Nhà em ở xóm Giồng Tre, Anh về nhớ ghé thăm mẹ thăm em).

    BX: - Theo nhạc sĩ những dòng nhạc trước năm 1975 có những đặc điểm gì giống và khác với thời bây giờ ?

    Nhạc sĩ LD: Nhạc trước 1975, kỹ thuật không rắc rối, lời ca ít cầu kỳ và bình dị hơn nhạc sau 1975, kỹ thuật vững chải hơn, hơi khó khăn hơn (có lẽ do sống gần với nền âm nhạc của ngoại quốc) và lời ca cùng đề tài cũng thay đổi nhiều, do hoàn cảnh đang ở tạm nơi xứ người, thân phận ly hương v.v..

    BX: - Xin nhạc sĩ vài kinh nghiệm khi làm nhạc ?

    Nhạc sĩ LD: Nói về kinh nghiệm trong việc viết nhạc thì nếu viết nhạc nhiều, thì lần lần kỹ thuật sẽ vững chắc hơn, không còn để những lỗi lầm ấu trĩ những khiếm khuyết buồn cười. Những người viết nhạc từ 10 năm trở lên sẽ không còn vấp phải những lỗi lầm này. Còn về phần hồn nhạc, thì không ai giống ai, cũng không phải do kinh nghiệm mà có, bởi đó là thiên phú.

    BX - Về các ca sĩ hiện nay ở hải ngọai ?

    Nhạc sĩ LD: Các ca sĩ hiện nay ở hải ngoại: Lớp lớn tuổi (đã nổi tiếng ở Việt Nam) một số, phong độ vẫn còn và họ hát bằng tâm hồn, còn một số trẻ mới lớn lên và nổi tiếng ở hải ngoại, có một số hát bằng hình dáng hơn là hát bằng xúc cảm . Số này cần phải có những người múa may xung quanh mới được. Và khán giả thì « coi » họ hát hơn là « nghe » họ hát.

    BX: - Với nghề báo xin nhạc sĩ có nhận xét ?

    Nhạc sĩ LD: Về làm báo, thì tuy mới làm 9 năm thôi, nhưng đã nhận thấy rất là nhiêu khê bởi vì trong giới văn chương quá bao la hơn là trong giới âm nhạc. Những nhiêu khê này, không thể nói ra trong khi còn làm báo, chỉ có thể nói khi nào hết làm báo, bằng cách viết hồi ký chẳng hạn. Phục thay những người cả đời làm báo.

    BX: - Xin nhạc sĩ kiêm Chủ bút cho biết thế nào là mẩu truyện ngắn hay? Cây bút nào anh cảm mến ?

    Nhạc sĩ LD: Cảm nghĩ của một chủ bút không khác gì cảm nghĩ của một độc giả. Một truyện ngắn (hay dài) mà hay là có đề tài mới lạ, không giống những truyện đã có từ trước, có thắt gút (cho độc giả hồi họp, chờ đợi) rồi từ từ mở khi kết thúc, vui hay buồn, để trả độc giả về với thực tại. Về phần văn chương, không cần phải cầu kỳ hoa lá cành, chỉ cần cho trọn vẹn, câu cú có đầy đủ chủ từ, động từ, túc từ là được. (Chúa ghét những truyện kể lể dài dòng rồi hết, không đem lại một cảm xúc gì cho người đọc).

    BX: - Xin nhạc sĩ cho biết tại sao bây giờ các nhạc sĩ thường hay sáng tác những ca khúc gào thét như thế ?

    Nhạc sĩ LD: Âm nhạc những năm sau này (nhất là âm nhạc trong nước) không phải là âm nhạc nữa mà không biết nên gọi đó là gì. Nghe loại nhạc chói tai này, đang vui mình bỗng thấy bực tức ngang xương. Ca sĩ thì không gào thét không phải là ca sĩ, có thể gọi là « hét sĩ » thì đúng hơn. (Người Pháp có câu: Chanter n?Test pas crier). Người VN mình bắt chước rất hay, nhưng bắt chước cái không nên bắt chước. Tuy nhiên, ở trong nước, cũng có một số ít bài rất dễ thương như Song quê, Về quê ngoại, Tiếng hát chim đa đa v.v..

    BX: - Nhạc sĩ ấp ủ đề tài nào trong tương lai ?

    Nhạc sĩ LD: Hình thức thu video của những trung tâm video lớn bây giờ, nếu cứ cái đà này mà kéo dài mãi, sợ không còn có người thích nữa. Phải thay đổi món ăn cho con người thưởng thức, ăn một món dù ngon, nhưng ăn hoài cũng phải chán (A force de manger la même soupe, on finit par se lasser). Do đó, một màn kịch nhạc, có thể nói như một vở tuồng cải lương mà thay vì cổ nhạc mình viết bằng tân nhạc, có đối thoại, có ca, có vũ, một câu chuyện có đầu có đuôi, viết bằng tân nhạc. Việc này đòi hỏi ca sĩ phải là diễn viên và có như thế mới hấp dẫn về lâu về dài số khán thính giả ít oi ở hải ngoại này. Đó là ước muốn của LD nhưng mình không có trong tay phương tiện thì làm sao thể hiện được, cho nên ước muốn chỉ là ước muốn suông mà thôi.

    BX - Xin cảm ơn nhạc sĩ Lê Dinh
     



    But I'm easy Yeah I'm easy Give the word I'll play your gameAs though that's how it ought to be because I'm easy
    But I'm easy Yeah I'm easy Take my hand and pull me downI won't put up any fight because I'm easy
  4. easyboy

    easyboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2003
    Bài viết:
    1.199
    Đã được thích:
    1
    Tiểu Sử Anh Bằng
    Tên thật Trần An Bường. Sinh năm 1925 tại Hà Nội, sau 1954 sống tại Sài Gòn, hiện định cư tại Hoa Kỳ. Năm 1965 - 1975 cùng hai nhạc sĩ Lê Dinh và Minh Kỳ lập nhóm sáng tác ký tên chung là Lê Minh Bằng
    Những ca khúc thịnh hành của Anh Bằng :
    Nếu Vắng Anh
    Hẹn Anh Đêm Nay
    Chuyện Giàn Thiên Lý (theo thơ Yên Thao)
    **** Trắng
    Nỗi Lòng Người Đi
    Anh Biết Em Đi Chẳng Trở Về (thơ Thái Can)
    Linh Hồn Tượng Đá
    Tango Dĩ Vãng
    Đêm Nguyện Cầu
    Sài Gòn Thứ Bảy
    Nửa Đêm Buốt Giá
    Tình Yêu Tuyệt Vời
    Lời Tình Băng Giá
    Trả Em Cay Đắng Mộng Vàng
    Dù Nắng Có Mong Manh
    Nhớ Sài Gòn (cùng Trúc Giang)
    Tâm Hồn Cô Đơn
    Cô Bé Môi Hồng
    Chuyện Người Con Gái Ao Sen
    NgườiThợ Săn Và Đàn Chim Nhỏ
    Mất Nhau Mùa Đông
    Từ Độ Ánh Trăng Tan (thơ Đặng Hiền)
    Khúc Thụy Du (thơ Du Tử Lê)
    ...
    Những ca khúc sáng tác chung dưới tên Lê Minh Bằng:
    Đêm Ngoại Ô
    Chuyện Tình Lan Va Điệp

    Tình Là Sợi Tơ
    ...
     



    But I'm easy Yeah I'm easy Give the word I'll play your gameAs though that's how it ought to be because I'm easy
    But I'm easy Yeah I'm easy Take my hand and pull me downI won't put up any fight because I'm easy
  5. hallmark

    hallmark Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2001
    Bài viết:
    291
    Đã được thích:
    0
    Tớ muốn biết về Lê Hựu Hà.Giúp đi .
    Cấm vote !
  6. easyboy

    easyboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2003
    Bài viết:
    1.199
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
    Lê Hựu Hà
    Sinh năm 1946 tại Ðồng Nai
    Trong ban nhạc Phượng Hoàng
    Khởi nổi từ năm 1971, 1972 cùng các bạn khác như Trường Kỳ, Nguyễn Trung Cang, Lê Huy, Elvis Phương.
    Sau 1975 Lê Hựu Hà ở lại Sài Gòn. Qua đời lúc 3 giờ chiều ngày 09 tháng 5 năm 2003.
    Nhạc phẩm đã phổ biến :
    Vào Hạ
    Tôi Muốn
    Hãy Yêu Như Chưa Yêu Lần Nào
    Yêu Người Yêu Ðời
    Hãy Ngước Mắt Nhìn Ðời
    Yêu Em
    Lời Người Ðiên
    Một Ðời Cây Cỏ
    Tình Ðã Quên Mình
    Một Tiếng Yêu
    Ðồng Xanh (nhạc ngoại quốc)
    Những Lời Dối Gian
    Lê Hựu Hà - Một góc riêng nho nhỏ
    Trường Kỳ, Source: Tạp chí Đẹp

    Nếu như cuộc gặp mặt giữa hai sinh viên tên John và Paul vào năm 1955 tại Liverpool đã trở thành mấu chốt cho một câu chuyện dài với nhạc trẻ Anh Quốc, thì ở Sài Gòn, vào năm 1958, những cuộc trò chuyện về âm nhạc say mê đến hàng giờ của ba gã học sinh Trường Kỳ, Nam Lộc và Lê Hựu Hà cũng có thể được coi là trang mở đầu cho cuốn lịch sử nhạc trẻ Việt Nam về sau này.
    Tại sao có một loại nhạc mà tiết điệu của nó lại trẻ trung đến như thế? Tại sao có những lối trình bày ca khúc lại phóng khoáng và tự do đến thế? Tại sao âm nhạc Việt Nam cứ mãi bám với lối hát, với ca khúc chậm rãi và đều đều như vậy? Tại sao...? Những cau hỏi cứ vây quanh cậu học sinh Lê Hựu Hà nhưng dường như không ai có thể trả lời vào lúc ấy. Hơn bao giờ hết, những câu chuyện về Paul Anka với album Diana hay Brenda Lee với Sweet nothing, I?Tm in mood for love... bán được 1 triệu đĩa ở tuổi 15 đã theo vào giấc mộng của Lê Hựu Hà hàng đêm.
    Âm thầm từ đó, những ca khúc nhạc trẻ đầu tay của Lê Hựu Hà đã ra đời vào năm 17 tuổi. Nhưng dĩ nhiên, anh chỉ dám hát cho riêng mình. Khi lập ban nhạc sinh viên mang tên Hải Âu, thì một vài ca khúc ấy mới được thể nghiệm với dàn nhạc điện tử. Đây cũng là một ban nhạc có khuynh hướng Việt hoá nhạc trẻ đầu tiên ở Sài Gòn. Một giọng ca nữ trong ban (lúc đó còn đang học lớp 11), sau này cũng đã trở thành một trong những ca sĩ rất nổi tiếng của Việt Nam là Thanh Lan.
    Mãi cho đến năm 1966, ban Hải Âu của Lê Hựu Hà mới có dịp trình làng với công chúng trẻ qua Đại nhạc hội Học sinh, sinh viên ở trường Tabert. Tuy không gây tiếng vang như các ban Les Fanatics của Công Thành, Spotlights của Tuấn Ngọc, Les Vampires của Đức Huy... nhưng Lê Hựu Hà đã làm giới thanh niên bất ngờ về một khái niệm còn rất mới lúc bấy giờ: Người Việt vẫn có thể tạo ra một lối chơ nhạc trẻ của riêng mình. Năm 1970, Hựu Hà lập ban Phượng Hoàng cùng với phong cách đó, nay bắt đầu đã được mọi người đón nhận rất hào hứng. Phong cách này như được chắp cánh với sự tham gia của Nguyễn Trung Cang và Elvis Phương.
    Thập niên 60
    Kể từ ngày 12/4/1954, khi cả nước Mỹ sôi động vì bài Rock around the clock của Bill Haley thì ở Sài Gòn, người nghe nhạc vẫn còn đu đưa theo các giai điệu của Dalida, Tino Rossi, E***h Piaf, Yves Montand... Những ảnh hưởng nhạc mới từ thời các nhạc sĩ Đặng Thế Phong, Lê Thương, Hoàng Quý khiến người dân vẫn chuộng loại nhạc trữ tình và tự sự hơn. Có rất ít những biến đổi trong hình thức và thể loại sáng tác của các nhạc sĩ bấy giờ cho đến khi người Mỹ thực sự đổ bộ nền văn hoá của họ xuống miền Nam Việt Nam. Qua các kênh truyền hình, truyền thanh, tạp chí, băng, đĩa... lớp trẻ Sài Gòn mới bắt đầu được biết có một cái gì đó rất lạ mà họ chưa từng nghe. Những ai chơi nhạc trẻ trước đây (giờ cũng đã ở tuổi tứ tuần, ngũ tuần) chắc còn nhớ thuyết trình viên Hải Nam của Đài Phát thanh Sài Gòn cũ với những buổi giới thiệu về Twist, về Rock?Tn Roll... tuyệt cú mèo mà đối với thanh niên Sài Gòn là điều rất mới.
    Ngay lập tức, sự trẻ trung và hào hứng của các loại nhạc trẻ này làm cho giới sáng tác lao vào cuộc. Một giai đoạn ngắn chuyển hoá nhạc Việt đương thời ra đời với cái tên ?onhạc cải cách? hay còn gọi là ?otân nhạc?. Tuy nhiên, nếu nhìn lại thì những nhà sáng tác đó chỉ nắm bắt được các tiết điệu mới lạ, các phong cách hoà âm hiện đại hơn chứ chưa nắm được cái hồn của pop-rock. Duke Ellington và Don?Tt get around much anymore twist hay Cliff Friend & Abel Boer với Mama loves, Papa twists nhảy ào vào Việt Nam thì cũng có cố nhạc sĩ Y Vân với Em ơi, 60 năm hay Kim... Hội nhập và bắt chước rất nhanh nhưng âm nhạc pop-rock Việt hoá vẫn còn dò dẫm, chưa có thực lực lâu dài. Để có một lớp trẻ thực sự am hiểu và cũng để cho người dân Sài Gòn tiếp nhận trọn vẹn hơn, quá trình ấy mất đến 10 năm.
    Phượng Hoàng
    Năm 1971, nhạc sĩ Lê Hựu Hà thành lập ban Phượng Hoàng với một phong cách Việt hoá pop-rock đầu tiên (hoàn toàn chơi nhạc do nhóm sáng tác, hát bằng tiếng Việt, cả tên nhóm cũng bằng tiếng Việt). Thoạt đầu còn chưa có tiếng vang do yếu tố ca sĩ (nhiều ca sĩ lúc đó vẫn chưa có được một phong cách mới phù hợp với thể loại nhạc pop-rock này) nhưng đến khi Elvis Phương xuất hiện thì mọi chuyện như ý. Các tác phẩm ra mắt lần dầu như Phiên khúc mùa đông, Tôi muốn, Cười lên đi em ơi... được khán giả trẻ tiếp nhận ngay.
    Lúc đó có rất nhiều ban rock (được gọi là nhạc trẻ) như ABC, Crazy Dog... nhưng họ chỉ thuần tuý chơi lại những bản nhạc đang thịnh hành của Mỹ, hoặc có chăng là chơi lại một vài bài nổi tiếng của Phạm Duy, Trịnh Công Sơn theo phong cách du ca, trữ tình... Các tay viết nhạc pop-rock Việt hoá như Đức Huy (Thoáng mây bay, Bay đi cánh chim biển), Nguyễn Trung Cang (Hãy để trôi qua đi tháng năm)... cũng bắt đầu xuất hiện với nhiều tác phẩm. Thời kỳ cực thịnh của pop-rock là vào khoảng năm 72-73. Những cuộc liên hoan nhạc trẻ, đại nhạc hội liên tiếp được tổ chức ở trường Tabert, Sở thú, thậm chí ở sân vận động Hoa Lư, những buổi đông nhất lên đến 20.000 người tham dự (điều mà ngày nay chúng ta muốn tái lập cũng không phải là dễ).
    Sau này nhóm Phượng Hoàng chia tay, một vài thành viên trong đó lập nhóm mới có tên Mây Trắng vào năm 1974 cùng với xu hướng Việt hoá pop-rock. Hoạt động không được bao lâu thì chấm dứt do biến cố vào năm 1975.
    Nhìn chung những nhóm, những tay sáng tác trẻ theo khuynh hướng pop-rock vào thập niên 60-70 có nhiều cố gắng trong việc đem sự ngẫu hứng vào bài hát tiếng Việt (trước đó, người ta chỉ hát đúng bài một cách kinh điển), đem hoà âm pop-rock vào trong nhạc cách tân, chuyển lời Việt cho phù hợp với tiết tấu, sự nhảy quãng hoàn toàn theo kiểu Mỹ, kể cả cách fill-in được ?oViệt Nam hoá?.. Giai đoạn đó đang thịnh hành triết lý sống của Jean Paul Sartre pha lẫn chút yếm thế quân tử theo quan niệm Khổng Tử nên mọi tác phẩm pop-rock đều bàng bạc các tư tưởng trên. Đây là một trong những điểm rất đặc trưng của pop-rock Việt hoá trong thời gian này.
    Sau năm 1975, nhạc sĩ Lê Hựu Hà lại tiếp tục niềm say mê của mình, tuy có chựng lại ít nhiều. Các tác phẩm của anh vẫn thầm lặng ra đời. Dù thời gian đã đi qua suốt chặng đường nhiều đổi thay của nhạc trẻ với đủ muôn ngàn thể loại, nhạc sĩ Lê Hựu Hà vẫn trung thành với phong cách mà anh đã chọn. Vì vậy, trong thế giới âm nhạc riêng của người Việt, có đâu đó một góc nhỏ rất riêng của nhạc sĩ Lê Hựu Hà, một chỗ tuy nhỏ nhưng cũng đủ cho anh có thể giang tay giữa đời mà hát những khúc tình yêu tự do của mình.
     



    But I'm easy Yeah I'm easy Give the word I'll play your gameAs though that's how it ought to be because I'm easy
    But I'm easy Yeah I'm easy Take my hand and pull me downI won't put up any fight because I'm easy
  7. tinyman

    tinyman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2003
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn rất rất nhiều, easyboy. Mong rằng TL này còn tiếp tục mãi.

Chia sẻ trang này