1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhạc sĩ PHẠM DUY, người tình già trên đầu non

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi trantrunghai80, 22/04/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hnhan30

    hnhan30 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/01/2002
    Bài viết:
    408
    Đã được thích:
    0
    Không ai hát cho nghe thì mình tự mình hát cho nhau nghe ...không cho hát to thì mình hát nhỏ ...Đâu ai ngăn được trái tim yêu mến ...
    Tớ thấy nhạc Phạm Duy ở nhà cũng khá nhiều đấy chứ, không chính thức nhưng ở bên ngoài chợ đen thì đầy ...easy boy tìm trong các Chương trình Thuý Nga, các Cd của Thái hiền, Duy Quang, Lệ Thu, Khánh Ly,...đều có cả ...
    Nhạc Phạm Duy hay là vì nhiều lẽ :
    - Tả thực: có ai viết một bài hát Tả thực (như Văn Tả thực) như bài Bà Mẹ Gio Linh hay Bao Giờ Anh Lấy Được Đồn Tây (Quê Nghèo),...hay Nhớ Người Thương Binh,...hay Thực đến trần trụi như Kỷ Vật Cho Em ...
    - Chưa có nhạc sĩ nào vận dụng Dân Ca vào nhạc hay như Ns Phạm Duy: Đố Ai, Ông Trăng Xuống Chơi Cây Cau, Bé Bắt Dế, Chú Cuội, Xuân Ca, Tuổi Ngọc, Ngậm Ngùi,... Ns toàn sử dụng âm giai ngũ cung (truyền thống dân nhạc Việt Nam).
    Nghìn Trùng Xa Cách đoạn điệp khúc như là Quan Họ.
    - Và còn nhiều nữa nữa,...kể ra chắc hết ngày hết tháng ...
    Mà Phạm Duy đâu thiếu sự thanh thoát nếu nghe một loạt những bài Nhạc phổ thơ Phạm Thiên Thư: Ngày Xưa Hoàng Thị, Em Lễ Chùa Này, Gọi Em Là Đoá Hoa Sầu, 10 bài Đạo ca, ...đặc biệt là Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng ...
    Còn muốn Siêu nhiên hơn nữa thì có thể tìm nghe 10 Bài Rong ca để bay ra ngoài Vũ Trụ luôn ....:-) ...đây có thể gọi là Tác phẩm nhạc New Age đầu tiên của Việt Nam chăng!
    Cao
  2. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4

    Theo Tem nghĩ, Rong Ca (1988) chính là xử dụng phong cách của new age rồi, Rõ ràng. Và cả Thiền Ca cũng sử dụng một phần phong cách new age.
    Phạm Duy viết ::
    "Khi tung ra Mười Bài Rong Ca, vì muốn nó mang tính chất ''''nhạc không gian'''' cho nên tôi và con tôi là Duy Cường thử đi theo trường phái nhạc new age, sử dụng nhạc electro-acoustic để diễn tả nhạc vũ trụ (cosmic).
    New Age Music là gì ? Trước hết, tôi thấy nó rất phù hợp với nhạc ngũ cung, nghĩa là rất phù hợp với lối soạn nhạc của tôi. Còn theo tự điển thì nhạc new age xuất hiện vào khoảng đầu thập niên 80, dùng nhạc cổ Á Đông với nhiều ''''tùy hứng'''' (improvisations) trong giai điệu, nhưng không chú ý tới tiết điệu. Giai điệu phần nhiều là êm ả, chậm và buồn... với hoà âm dễ nghe, thỉnh thoảng dùng luôn cả những tiếng động thật như tiếng sóng vỗ, tiếng chim hải âu v.v... Trong việc phối khí, người ta hay dùng đàn synthesiser với nhiều tiếng vang. Câu nhạc thường được lập lại (répetition), tạo cho người nghe một cảm xúc u buồn tê tái, rối dần dần biến mất. Những người tiên phong trong nhạc new age là : Deuter, Kitaro, Harold Budd... Đây là loại nhạc ''''suy tư'''' (mé***atif), có vẻ như ''''lạc trong không gian'''' (perdu dans l''espace), nghe gần giống như loại nhạc ''''huyễn ảo'''' (psychedelique) của thời 60. Nghiên cứu một cách kỹ càng hơn, ta thấy nhạc new age đứng giữa nhạc cổ điển và nhạc rock, giữa nhạc dân tộc và nhạc jazz, giữa nhạc Phương Đông và Phương Tây, giữa nhạc tự nhiên và nhạc điện tử......"

    Lúc Nhạc New Age mới có, nhiều người hay gọi đùa nó là nhạc "sâu răng" vì tính cách nhẹ nhàng của nó thích hợp cho sự thư giãn (relaxing) và nhiều phòng mạch nha sĩ hay dùng loại nhạc ấy cho bệnh nhân quên đau.
    Nhạc Dân ca của Phạm Duy có mây bài tem rất thích như : Gánh Lúa, Vợ Chồng Quê, Tình Nghèo....
    Nếu thích nhạc Văn Cao, có thể thử nghe mấy bài Thuyền Viễn Xứ, Chiều về Trên Sông, Đường Chiều Lá Rụng ... chắc là không chê được đâu.
  3. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4

    Theo Tem nghĩ, Rong Ca (1988) chính là xử dụng phong cách của new age rồi, Rõ ràng. Và cả Thiền Ca cũng sử dụng một phần phong cách new age.
    Phạm Duy viết ::
    "Khi tung ra Mười Bài Rong Ca, vì muốn nó mang tính chất ''''nhạc không gian'''' cho nên tôi và con tôi là Duy Cường thử đi theo trường phái nhạc new age, sử dụng nhạc electro-acoustic để diễn tả nhạc vũ trụ (cosmic).
    New Age Music là gì ? Trước hết, tôi thấy nó rất phù hợp với nhạc ngũ cung, nghĩa là rất phù hợp với lối soạn nhạc của tôi. Còn theo tự điển thì nhạc new age xuất hiện vào khoảng đầu thập niên 80, dùng nhạc cổ Á Đông với nhiều ''''tùy hứng'''' (improvisations) trong giai điệu, nhưng không chú ý tới tiết điệu. Giai điệu phần nhiều là êm ả, chậm và buồn... với hoà âm dễ nghe, thỉnh thoảng dùng luôn cả những tiếng động thật như tiếng sóng vỗ, tiếng chim hải âu v.v... Trong việc phối khí, người ta hay dùng đàn synthesiser với nhiều tiếng vang. Câu nhạc thường được lập lại (répetition), tạo cho người nghe một cảm xúc u buồn tê tái, rối dần dần biến mất. Những người tiên phong trong nhạc new age là : Deuter, Kitaro, Harold Budd... Đây là loại nhạc ''''suy tư'''' (mé***atif), có vẻ như ''''lạc trong không gian'''' (perdu dans l''espace), nghe gần giống như loại nhạc ''''huyễn ảo'''' (psychedelique) của thời 60. Nghiên cứu một cách kỹ càng hơn, ta thấy nhạc new age đứng giữa nhạc cổ điển và nhạc rock, giữa nhạc dân tộc và nhạc jazz, giữa nhạc Phương Đông và Phương Tây, giữa nhạc tự nhiên và nhạc điện tử......"

    Lúc Nhạc New Age mới có, nhiều người hay gọi đùa nó là nhạc "sâu răng" vì tính cách nhẹ nhàng của nó thích hợp cho sự thư giãn (relaxing) và nhiều phòng mạch nha sĩ hay dùng loại nhạc ấy cho bệnh nhân quên đau.
    Nhạc Dân ca của Phạm Duy có mây bài tem rất thích như : Gánh Lúa, Vợ Chồng Quê, Tình Nghèo....
    Nếu thích nhạc Văn Cao, có thể thử nghe mấy bài Thuyền Viễn Xứ, Chiều về Trên Sông, Đường Chiều Lá Rụng ... chắc là không chê được đâu.
  4. Voldo

    Voldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    1
    Thuyền viễn xứ
    theo thơ Huyền Chi
    (nghe nhạc)
    (trích từ "Nghệ Thuật phổ Thơ của Phạm Duy", Phạm Quang Tuấn)
    Phạm Duy viết: "Trước khi gần một triệu người sẽ di cư vào miền Nam và ai cũng sẽ đều nhớ tới cảnh vật, sự việc và con người của thôn quê miền Bắc, tôi làm quen với một cô em bán vải ở Chợ Bến Thành tên là Huyền Chi. Cô ''''Bắc Kỳ nho nhỏ'''' này có một bài thơ nhớ quê hương cũ nhan đề THUYỀN VIỄN XỨ và đưa cho tôi phổ nhạc..." (Một Đời Nhìn Lại). Bài thơ nguyên tác là lục bát:
    Lên khơi sương khói một chiều
    Thùy dương rũ bóng tiêu điều ven sông
    Lơ thơ rớt nhẹ men lòng
    Mây trời pha ráng lụa hồng giăng ngang
    Có thuyền viễn xứ Đà Giang
    Một lần giạt bến qua ngàn lau thưa
    Hò ơi tiếng hát ngàn xưa
    Ngân lên trong một chiều mưa xứ người
    Đường về cố lý xa xôi
    Nhịp sầu lỡ bước tiếng đời hoang mang
    ...
    Chiều nay trên bến muôn phương
    Có thuyền viễn xứ lên đường lại đi
    nhưng Phạm Duy đã sửa đổi để tránh nhịp lục bát quá chẵn và đều đặn:
    Chiều nay sương khói lên khơi
    Thùy dương rũ sóng tơi bời
    Làn mây hồng xa ráng trời
    Bến Ðà Giang, thuyền qua xứ người...
    Ðể biểu diễn một tình cảm hoài hương êm nhẹ, Phạm Duy dùng một tiết tấu nhẹ nhàng và một giai điệu rất êm. Ông cho vào những accidentals như Mi (chú ý: đoạn này người viết dùng ký hiệu tonic sol-fa, tức là Do là chủ âm) ở chữ thứ 3 ("sương") (thay vì Mi giảm của thể minor), Sol giảm ở chữ thứ 5 ("lên"), gây ra những bán cung ẩn (implied) hoặc hiện để làm tăng vẻ bàng bạc êm dịu đó. Cấu trúc của giòng nhạc là một cấu trúc rất cổ điển, rất duyên dáng, bốn câu đầu uyển chuyển đi lên từ từ rồi rút xuống. Đường giai điệu (melodic contour) này được nhắc lại và nhấn mạnh thêm ở bốn câu sau, nghĩa là đi lên cao hơn, mạnh hơn trước khi lại rút xuống, như sóng thuỷ triều hay sóng trong lòng người nhớ quê hương:
    Thuyền ơi viễn xứ xa xôi
    Một lần qua giạt bến lau thưa
    Hò ơi giọng hát thiên thu
    Suối nguồn xa vắng, chiều mưa ngàn về
    Sang đoạn sau, cái contour này lại mạnh hơn nữa khi giòng nhạc lên cao vút và đổi qua major:
    Nhìn về đường cố lý, cố lý xa xôi
    Ðời nhịp sầu lỡ bước, bước hoang mang rồi
    Quay lại hướng làng
    Ðà Giang lệ ướt nồng
    và cuối cùng dừng lại ở âm Do cao:
    Mẹ già ngồi im bóng
    Mái tóc sương mong con bạc lòng
    trước khi trầm lắng xuống và trở về giai điệu đầu tiên:
    Chiều nay gửi tới quê xưa
    Biết là bao thương nhớ cho vừa
    Trời cao chìm rơi xuống đời
    Biết là bao sầu trên xứ người
    Mịt mù sương khói lên hương
    Lũ thùy dương rũ bóng ven sông
    Chiều nay trên bến muôn phương
    Có thuyền viễn xứ nhổ neo lên đường...
  5. Voldo

    Voldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    1
    Thuyền viễn xứ
    theo thơ Huyền Chi
    (nghe nhạc)
    (trích từ "Nghệ Thuật phổ Thơ của Phạm Duy", Phạm Quang Tuấn)
    Phạm Duy viết: "Trước khi gần một triệu người sẽ di cư vào miền Nam và ai cũng sẽ đều nhớ tới cảnh vật, sự việc và con người của thôn quê miền Bắc, tôi làm quen với một cô em bán vải ở Chợ Bến Thành tên là Huyền Chi. Cô ''''Bắc Kỳ nho nhỏ'''' này có một bài thơ nhớ quê hương cũ nhan đề THUYỀN VIỄN XỨ và đưa cho tôi phổ nhạc..." (Một Đời Nhìn Lại). Bài thơ nguyên tác là lục bát:
    Lên khơi sương khói một chiều
    Thùy dương rũ bóng tiêu điều ven sông
    Lơ thơ rớt nhẹ men lòng
    Mây trời pha ráng lụa hồng giăng ngang
    Có thuyền viễn xứ Đà Giang
    Một lần giạt bến qua ngàn lau thưa
    Hò ơi tiếng hát ngàn xưa
    Ngân lên trong một chiều mưa xứ người
    Đường về cố lý xa xôi
    Nhịp sầu lỡ bước tiếng đời hoang mang
    ...
    Chiều nay trên bến muôn phương
    Có thuyền viễn xứ lên đường lại đi
    nhưng Phạm Duy đã sửa đổi để tránh nhịp lục bát quá chẵn và đều đặn:
    Chiều nay sương khói lên khơi
    Thùy dương rũ sóng tơi bời
    Làn mây hồng xa ráng trời
    Bến Ðà Giang, thuyền qua xứ người...
    Ðể biểu diễn một tình cảm hoài hương êm nhẹ, Phạm Duy dùng một tiết tấu nhẹ nhàng và một giai điệu rất êm. Ông cho vào những accidentals như Mi (chú ý: đoạn này người viết dùng ký hiệu tonic sol-fa, tức là Do là chủ âm) ở chữ thứ 3 ("sương") (thay vì Mi giảm của thể minor), Sol giảm ở chữ thứ 5 ("lên"), gây ra những bán cung ẩn (implied) hoặc hiện để làm tăng vẻ bàng bạc êm dịu đó. Cấu trúc của giòng nhạc là một cấu trúc rất cổ điển, rất duyên dáng, bốn câu đầu uyển chuyển đi lên từ từ rồi rút xuống. Đường giai điệu (melodic contour) này được nhắc lại và nhấn mạnh thêm ở bốn câu sau, nghĩa là đi lên cao hơn, mạnh hơn trước khi lại rút xuống, như sóng thuỷ triều hay sóng trong lòng người nhớ quê hương:
    Thuyền ơi viễn xứ xa xôi
    Một lần qua giạt bến lau thưa
    Hò ơi giọng hát thiên thu
    Suối nguồn xa vắng, chiều mưa ngàn về
    Sang đoạn sau, cái contour này lại mạnh hơn nữa khi giòng nhạc lên cao vút và đổi qua major:
    Nhìn về đường cố lý, cố lý xa xôi
    Ðời nhịp sầu lỡ bước, bước hoang mang rồi
    Quay lại hướng làng
    Ðà Giang lệ ướt nồng
    và cuối cùng dừng lại ở âm Do cao:
    Mẹ già ngồi im bóng
    Mái tóc sương mong con bạc lòng
    trước khi trầm lắng xuống và trở về giai điệu đầu tiên:
    Chiều nay gửi tới quê xưa
    Biết là bao thương nhớ cho vừa
    Trời cao chìm rơi xuống đời
    Biết là bao sầu trên xứ người
    Mịt mù sương khói lên hương
    Lũ thùy dương rũ bóng ven sông
    Chiều nay trên bến muôn phương
    Có thuyền viễn xứ nhổ neo lên đường...
  6. heahq

    heahq Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
  7. heahq

    heahq Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
  8. haynoivecuocdoi

    haynoivecuocdoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2003
    Bài viết:
    2.000
    Đã được thích:
    0
    Been ơi,có Giàn thiên lý đã xa không? Thanh Lan trình bày ấy,hoặc ai cũng được
    Trong www.phamduy.com chỉ có cái rm
  9. haynoivecuocdoi

    haynoivecuocdoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2003
    Bài viết:
    2.000
    Đã được thích:
    0
    Been ơi,có Giàn thiên lý đã xa không? Thanh Lan trình bày ấy,hoặc ai cũng được
    Trong www.phamduy.com chỉ có cái rm
  10. _VoThuong

    _VoThuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2003
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Đã có bạn nào nghe bài "Em bé quê" (hoặc Bé quê) của PD chưa. Hay lắm lắm ý. Cực hồn nhiên, trong sáng, nhưng cũng rất nhiều ý nghĩa lớn lao. Nhạc vui và ca từ giản dị. Mình k0 biết có cách nào upload lên để chia sẻ với các bạn. Bản này từ lâu lắm rồi, do mấy em bé hát, nghe càng truyền cảm hơn.
    Không biết bài này do ông sáng tác hay cũng phổ thơ lại của ai mà mình tìm "tiểu sử" của nó khó quá.

Chia sẻ trang này