1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhạc sĩ PHẠM DUY, người tình già trên đầu non

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi trantrunghai80, 22/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dvphong

    dvphong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    Quả là nếu không có phần hoà âm của Duycường thì MHK của Phạmduy khó nghe lắm . Tài năng của Duycường thì đến giờ chưa có một người thứ hai có thể so sánh với ông.

    Nói vậy không phải là phủ nhận giá trị của MHK . Tôi vẫn rất thích . Mấy hôm nay, Tôi nghe khá nhiều, đặc biệt là Kiều 3 , đầy tính kịch mà hình như Kiều 3 vẫn chưa làm hoàn thiện? , mới chỉ có 5 đoạn khúc(có tất cả 13). Bốn đoạn đầu cao trào ,dồn dập đầy kịch tính đoạn cuối thoái trào ... he he he
    Bạn hnhan30 nếu có thời gian thì chia sẻ mấy bản rong ca nhé . Tôi cũng có nhưng âm thanh "*.ra" tồi lắm
    PS : À , đừng bỏ Kiều 3 uổng quá đưa tớ nghe hộ cho
    Được dvphong sửa chữa / chuyển vào 12:29 ngày 23/07/2005
  2. hnhan30

    hnhan30 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/01/2002
    Bài viết:
    408
    Đã được thích:
    0
    Ui anh mà nghe mấy dĩa MHKiều lọt tai thì em cũng khâm phục...dĩa Kiều 3 là dĩa nhạc duy nhất của em có chữ ký của cụ Phạm hẳn hoi...mà cũng là dĩa nhạc em chán nhất ..làm em rất phân vân ..ghét thế.
    Còn Rong Ca thì em không dám hữa...hứa cho nhiều rồi thất hứa cũng nhiều (hình dư câu này của anh Ung Hoàn ****)..cho nên đợi duyên anh nhé ...
    à này anh có thích nghe Nữ Ca không ?
  3. dvphong

    dvphong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    -Êeeeeeeê ,...! Cho tớ MHK 3 đi. Cho... mượn cũng được, cho...tải về cũng được. (sao đĩa nhạc hay thế mà có đứa lại chê nhỉ )
    -Ờ , thế nào cũng được không nghe "Rong ca" thì tớ và mọi nguời ngồi nghe cái khác. À! , đừng nói như thế nhá . Thằng Ưng nó tay to lắm, đấm hạ mấy khán giả rồi đấy Nó cầm mic nhiều tay rất to, hét nhiều mồm miềng cũng rất to. Bác hnhan30 mà bị nó đấm cho thì tiếc lắm. Tớ sẽ tiếc đứt ruột quả CD MH Kiều 3. còn anhchịem khác không có nhạc để nghe
    -"Nữ ca" à, Tớ có nghe nhưng thích...không lắm.Tớ khoái "Bé ca" và Ca nữ nhiều hơn.
    Được dvphong sửa chữa / chuyển vào 10:03 ngày 24/07/2005
  4. quyhutmau83

    quyhutmau83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2004
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    0
    http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=16852&ChannelID=7
    NS Phạm Duy phổ nhạc Truyện Kiều
    NS Phạm Duy lại quay về, vì mối dây không thể nào dứt của mình: tình cảm với quê hương đất nước. Điều thú vị là ông đang phổ nhạc cho Truyện Kiều và đã làm xong Kiều 1, Kiều 2...

    Thưa NS Phạm Duy, ông đã về Việt Nam bao lần rồi?
    Lần này là lần thứ 9 và về luôn. Tôi về nhà, các con tôi cũng sẽ dần về cùng tôi.
    Nghe nói lần này về, ông định xin phép tổ chức một chương trình nhạc Phạm Duy ở Việt Nam?
    Không, là mấy đứa con làm. Tôi chẳng làm gì nữa, giờ có tuổi rồi, chỉ chơi thôi.
    Theo ông từ trước tới nay ai hát nhạc của ông hay nhất?
    Xưa thì có Thái Thanh, Duy Quang, nay thì có Thái Hiền, và tôi cũng thích Thanh Lam nữa.
    Xin ông cho vài nhận xét về nhạc sĩ trẻ và tác phẩm của họ bây giờ?
    Theo tôi, anh em nhạc sĩ trong nước phải tìm hiểu thêm nhạc nước ngoài và không khí âm nhạc quốc tế mới được. Nhạc của người Việt ở nước ngoài thì rất tiếc là chính họ lại cầm tù họ. Không giống tôi. Làm nhạc bằng tâm hồn, bằng sự hồn nhiên trong sáng... và cả bằng đời mình nữa.
    Ông có cảm nghĩ gì về đất nước mình hiện nay?
    Thật ra, quê hương quyến rũ tôi ở hai điều: ngôn ngữ và phong cảnh.
    Tôi mê tiếng Việt và thích đi khắp đất nước để được chiêm ngưỡng thiên nhiên. 9 lần về là 9 lần tôi đi khắp đất nước. Miền Bắc tôi đã lên Sapa, Tây Bắc, Chùa Hương, Miền Trung tôi trở lại suốt dọc con đường mà ngày xưa tôi cũng đã đi qua.
    Miền Nam thì tôi ra tận Mũi Cà Mau. Đến chỗ nào tôi cũng rơi nước mắt. Ôi làng quê Việt Nam, không thể có nơi nào đẹp hơn đất nước mình. Tôi có thể nói điều đó vì tôi cũng đã đi khắp thế giới.
    Hiện giờ ông sống với ai và còn sáng tác thường xuyên không?
    Tôi vẫn sống với con cái kể từ khi Hằng - vợ tôi mất đã 6 năm rồi. Tôi thương vợ tôi lắm. Cả nhà tôi là một gia đình luôn hạnh phúc. Chưa có gia đình nào bên ấy mà con cái luôn ở cạnh cha mẹ. Đó cũng là điều mà vợ tôi có được: luôn có chồng và các con bên cạnh cho đến cuối đời.
    Mặc dù Hằng mất vì căn bệnh ung thư ở tuổi 73, nhưng tôi vẫn ao ước giá mà Hằng vẫn ở cạnh tôi lúc này thì hay biết mấy. A, tôi có một tin vui, tôi đã có nhà rồi, ở quận 11, đang sửa lại để ở. Nhà ba tầng để các con cũng về ở chung luôn mà.
    Còn về sáng tác bọn nhóc vẫn gọi tôi là ?oông Hi - tech? vì tôi là nhạc sĩ tiên phong trong phong trào sáng tác nhạc bằng computer và là nhạc sĩ VN có trang web sớm nhất.
    Tôi luôn sáng tác, trong bất kỳ thời điểm nào. Như hôm nay, bài thơ mà tôi đọc lúc nãy cho bạn nghe cũng đã phổ nhạc rồi. Tối về phòng chỉ chép lại thôi.
    Nghe nói ông đang thực hiện một công trình rất lớn: phổ nhạc Truyện Kiều của Nguyễn Du. Vì sao ông lại chọn tác phẩm này?
    Tôi không chọn Lục Vân Tiên hay Nhị độ mai, lý do đơn giản: Truyện Kiều chính là thân phận người Việt. Tôi đã phổ nhạc xong Kiều 1, Kiều 2. Kiều 1 là Kiều với Đạm Tiên, Kiều 2 là Kiều với Kim Trọng.
    Thế còn Kiều 3 - là Kiều với 14 nhân vật: từ Mã Giám Sinh, Thúc Sinh, Hoạn Thư... đến Từ Hải, Hồ Tôn Hiến... đó là đoạn đời gian nan, nhọc nhằn, đau thảm của Kiều - của thân phận con người Việt Nam. Nhưng rồi Kiều cũng được tái sinh khi gặp lại người tình xưa.
    Lại tình, người Việt mình quý nhất là ở cái tình. Tôi muốn nói tình chứ không phải tiền như mọi người lầm tưởng. Người Việt mình sống hay lắm. Có tình thì cái gì cũng được. Không có tình thì mặc kệ thôi.
    Nghe nói ông cũng rất thân với nhạc sĩ Văn Cao, nhà thơ Hoàng Cầm?
    Đó là những người bạn ấu thơ đến giờ. Ngày Văn Cao mất, tôi không về được vẫn gửi hoa. Lần đầu tiên về nhà (Việt Nam) tôi ra mộ ngay, rót cho bạn chén rượu và ngồi tâm tình với bạn rất lâu. Còn Hoàng Cầm thì ra đón tôi. Tay nắm tay, chẳng nói được câu nào. Bạn bè tri kỷ, cần gì lời.
    Vừa về nhà, ông đã bán ngay tác phẩm của mình cho Công ty Văn hóa phương Nam. Có vẻ như ông luôn là ông già thức thời?
    Nói thật, ở bên kia, tôi chẳng thiếu thốn thứ gì. Khi dọn về đây, tôi phải làm lại từ đầu. Phải có nhà cửa để ra vào. Phải có tiền của để mưu sinh.
    Nhưng tôi làm nhạc không phải để bán, để kiếm danh mà đơn giản là tôi làm nhạc cho mọi người nghe, cho mọi người hưởng. Đó mới là lý tưởng, là mục đích của cuộc đời tôi.
    Ngân Hà (thực hiện)
    -----
    Được sửa chữa bởi temely :
    Đem về đây luôn, cho ai muốn đọc, khỏi phải đi xa

    u?c temely s?a vo 20:55 ngy 21/08/2005
  5. quyhutmau83

    quyhutmau83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2004
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    0
    Nhạc sĩ Phạm Duy: ?oLòng tôi đã yên?
    Nhạc sĩ Phạm Duy và ông bạn già - tài tử Ngọc Bảo đang cùng hát bài Cô hái mơ trong cuộc họp mặt ở khách sạn Mélia
    TT - Tôi thật không ngờ mọi chuyện lại đến với tôi quá nhanh như vậy! Nhà nước VN quả đã hết lòng ưu ái với tôi!
    Nhạc sĩ Phạm Duy nói như thế sau khi được ông Nguyễn Phú Bình - thứ trưởng Bộ Ngoại giao kiêm chủ nhiệm Ủy ban về người VN ở nước ngoài - mời đến văn phòng để trao văn bản cho phép ông về Tổ quốc sinh sống và phổ biến tác phẩm, chiều 25-7 ở Hà Nội.
    Liền sau đó ông đã được Cục Nghệ thuật biểu diễn Bộ VH-TT trao quyết định cho phép phổ biến chín tác phẩm của ông trong đợt xét duyệt đầu tiên (Tuổi Trẻ đã đăng danh sách này ngày 23-7).
    Trong cuộc họp mặt một số thân hữu và báo giới hai hôm sau tại khách sạn Mélia Hà Nội (có mặt đại diện hai cơ quan trên và Hội Nhạc sĩ VN), nhạc sĩ Phạm Duy cho biết giờ ông đã hoàn toàn yên lòng để chuẩn bị việc... bán nhà bên Mỹ và hoàn tất các thủ tục để đưa hết các con về VN (trừ các cô con gái đã theo chồng), đồng thời chuẩn bị các hoạt động sáng tác và phổ biến tác phẩm. Về sáng tác, ông sẽ hoàn tất trường ca về thân phận long đong của Thúy Kiều (từ Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du). Về phổ biến tác phẩm, ông sẽ xin thêm một số bài, trong đó ngoài các tình khúc còn có trường ca Con đường cái quan và Mẹ VN lừng danh ngày nào, cùng trường ca Hàn Mặc Tử viết trong thời gian ở Mỹ.
    Do trong văn bản của Cục Nghệ thuật biểu diễn ghi rõ tất cả ca khúc được phép phổ biến đều phải được phối âm phối khí lại và việc chuẩn bị ca sĩ khá công phu, nên một ?oĐêm nhạc Phạm Duy? là hoàn toàn không thể có trong thời gian một, hai tháng trước mắt (việc vài phòng trà ở TP.HCM tung tin này để kinh doanh là điều không được phép của ông). Nhạc sĩ Phạm Duy tiết lộ với PV Tuổi Trẻ: ngoài Duy Quang và một số ca sĩ trong nước, ông sẽ xin phép Nhà nước VN để mời ca sĩ Thái Thanh và Tuấn Ngọc (con rể ông) từ Mỹ về nước tham gia chương trình ông tái ngộ công chúng trong nước, dự định sẽ tổ chức vào tháng 9-2005 tại TP.HCM.
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=91027&ChannelID=10
  6. nguyencongtu712

    nguyencongtu712 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2005
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Có bạn nào ở đây có bài : Vết thù trên lưng ngựa hoang có thể cho mình xin được không. Hôm trước đi uống cafe có 1 bạn ôm đàn hát bài này khá hay, nay muốn nghe lại quá.
  7. haynoivecuocdoi

    haynoivecuocdoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2003
    Bài viết:
    2.000
    Đã được thích:
    0
    Vết thù trên lưng ngựa hoang - Elví Phương
    Hồi sáng ra đường, nhìn thấy 2 ông lão chở nhau đi lang thang ở Q1, thấy quen quen, nhìn kỹ lại thì nhận ra 2 cha con Phạm Duy Duy Quang
  8. aries84

    aries84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2005
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Dạo này mình đâm ra thay đổi tính nết,nghe nhạc Phạm Duy lại thấy hay,nhưng buồn quá.Cái buồn sầu não chứ không phải là man mác nữa!Sợ!
    Nghe "Trả lại em yêu" thấy phù hợp hơn "trả lại em yêu khung trời đại học,con đường Duy Tân cây dài bóng mát,buổi chiều khuôn viên mây trời xanh ngát ,vết chân trên đường vẫn chưa phai nhạt..."
  9. hnhan30

    hnhan30 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/01/2002
    Bài viết:
    408
    Đã được thích:
    0
    Vậy là tuổi biết buồn rồi nhỉ ..buồn đã đến rồi một buổi sáng mưa rơi ...
  10. xitrum83

    xitrum83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    401
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay đọc được bài này ở Tuoitreonline (http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=92947&ChannelID=10 ), rinh về đây cho mọi người cùng đọc.
    Nghe Thiền ca Phạm Duy...
    Ít ai ngờ rằng vào độ tuổi tráng niên, năm 46 tuổi, nhạc sĩ Phạm Duy đã ngồi và tâm định cho mình? "một cõi" mà mãi đến khi lão niên, lúc đã 80 tuổi, vào năm 2000, ông mới lấy bản nhạc này ra "nghêu ngao": "Rồi mai đây tôi sẽ chết, trên đường về cõi Niết, tôi sẽ mang theo với tôi những gì đây?".
    Gặp ông tại một khách sạn giữa Sài Gòn, chúng tôi hỏi: "Vì sao nhạc sĩ lại "thiền" lúc còn trẻ như thế?", ông cười và hồn nhiên trả lời: "Phạm Duy là vậy !". Ông nói thêm, thực ra những bài Thiền ca đã manh nha trong tâm khảm ông lúc còn rất trẻ?
    Sau 10 bài Tâm ca rồi Đạo ca, có thể nói 10 bài Thiền ca của Phạm Duy là điểm mốc đánh dấu một chặng đường sáng tác trong sự nghiệp âm nhạc của người nhạc sĩ này, khi ông ''''ngộ'''' ra rằng mọi sự trên cõi đời, dù là bất toàn hay viên mãn rồi cũng là hư không.
    Chúng tôi đến thăm nhạc sĩ Phạm Duy vào một buổi sáng mùa Hạ bình yên. Ngồi ở tiền sảnh Khách sạn Sài Gòn Star, được nghe thanh âm ngân nga vẫn còn rất rất "nội lực": "Mang giầy vớ rách, mang khăn áo lành. Tôi chào đất nước yên vui thái bình? Lời chào bình yên, lời chào bình yên?" (Lời chào bình yên - Phạm Duy), chúng tôi mới cảm nhận được vị ngọt của không khí hôm nay, cảm nhận được ý nghĩa sự trở về quê hương của ông.
    Ông thổ lộ: "Tôi yêu hoà bình. Điều thất bại lớn nhất, nếu coi đây là một sự thất bại trong đời thì đó là việc tôi đã rời bỏ đất nước mà đi, dù rằng lúc ấy tôi ở trong một tình thế bắt buộc. Ra nước ngoài, tôi cũng hoạt động âm nhạc, khá thành công, nhưng có nơi đâu bằng quê hương, dân tộc mình".
    Sự nghiệp âm nhạc của Phạm Duy vô cùng phong phú, nhưng vào lúc này, hơn bao giờ hết, ông hết sức tâm đắc với con đường Thiền. Ở cái tuổi ngoài 80 mà nhiệt huyết trong âm nhạc ở con người Phạm Duy vẫn thế.
    Có nhìn thấy một Phạm Duy trước computer nhấp chuột tìm lại những bài Thiền ca qua tiếng hát mượt mà của ca sĩ Thái Hiền, cháu gái của ông, thoảng quanh ông, trong đôi mắt ông sự nhẹ nhàng thanh thoát, vắng những "hỷ nộ, sân si" như hồi ông còn trẻ, đắm mình trong Tục ca. "Tôi nằm võng, võng đưa, võng đưa? A, trần gian lạc thú. A, tiên cảnh phiêu du. Cõi tử, cõi sinh, cõi tình, cõi hận? Núi đợi vực chờ, niềm vui nỗi khổ (Võng - Thiền ca 2). Ông nhìn cõi nhân sinh giản dị hơn. Thiền vốn giản dị là vậy.
    Trở lại với một bài hát trong chùm Bé ca của Phạm Duy: "Ông trăng xuống chơi cây cau thì cau sẽ cho mo, ông trăng xuống chơi học trò thì học trò cho bút, ông trăng xuống chơi ông Bụt thì ông Bụt cho chùa?", để rồi: "Ông trăng trả vợ đàn ông, trả chồng cô gái, trả trái cây cà, trả hoa cây bưởi? trả chùa ông Bụt, trả bút học trò, trả mo cây cau?"(Ông trăng xuống chơi).
    Nhạc sĩ Phạm Duy nói rằng đó là một bài hát mang âm hưởng đồng dao, gần giống với giai điệu trong bài dân ca:"Chú bé bắt được con công?", nhưng trong ca khúc của mình, ông đã gửi vào một triết lý: Rồi cũng trả lại hết tất cả mà về thôi. Về đâu? Phải chăng là về cõi Niết? Về cõi tuyệt cùng của âm thanh: tịch lặng? Với ông, đó cũng là thiền.
    Từ suy tư ấy, Phạm Duy cho rằng sự biểu cảm tâm hồn một cách tĩnh tại trước mọi sự, kể cả trước sự lung linh của một đoá hoa hồng, trước cảnh sắc tuyệt đẹp của thiên nhiên hay trước sự bạo tàn của chiến tranh, tất cả đều tìm thấy trong đó nét Thiền?
    Trò chuyện với chúng tôi về con đường Thiền đi vào âm nhạc Phạm Duy và Thiền ca, ông tâm sự: "Đời tôi may mắn được kết bạn với nhiều nhà thơ như Phạm Thiên Thư, Cung Trầm Tưởng, Nguyễn Tất Nhiên? Những người này đã phần nào đồng hành với tôi về cách nhìn cuộc sống".
    Có lẽ ông muốn nói đến "chất thiền" trong thơ của các nhà thơ mà ông đã gặp và đã thêm một lần làm thăng hoa bằng giai điệu, tiết tấu mang dấu ấn âm nhạc của mình.Những ca từ "đưa em tìm động hoa vàng", "Gọi em là đoá hoa sầu" của Phạm Thiên Thư, rồi "Thà như giọt mưa" của Nguyễn Tất Nhiên? trong âm nhạc Phạm Duy trở nên réo rắt, réo rắt nhưng vẫn nhẹ nhàng, vẫn trong trẻo, đem đến một cảm nhận thanh cao cho người nghe.
    Phạm Duy nói rằng sự giao cảm giữa thơ và nhạc là sự giao cảm quý giá giữa hai tâm hồn. Ông còn cho biết:"Thiền ca đã tiềm tàng trong tôi từ lâu. Thiền ca cũng là điểm đến của đời tôi. Không phải ngẫu nhiên mà có những ông già 70-80 tuổi nghe Thiền ca không chán và cũng có những em bé mới 11 tuổi thôi cũng "mê" Thiền ca, thích nghe Thiền ca?".
    Trong 10 bài Thiền ca, hầu như Phạm Duy không nói gì nhiều. Ông cứ để âm nhạc và sự "vô ngôn" nói lên tất cả. Vì vậy, có bản chỉ có 3, 4 câu thôi, nhưng sức lan tỏa của âm nhạc thì vô cùng lớn. Ông nói, âm nhạc có 3 cách. Những bài hát thông thường thì chỉ dừng ở cấp 1, còn âm nhạc biểu hiện được tinh thần "sắc sắc không không", tinh tuý của Thiền thì thuộc về cấp 3.
    Ông cho chúng tôi nghe "Thinh không - Thiền ca 1": "Thinh không trắng trời mênh mông, rộng rãi vô cùng, cao thấp vô lượng? Tất cả là tôi mà cũng là chung? Thinh không, rộn rã tưng bừng, nhất nhất trùng trùng nhưng cũng là không". Bản ngã, một trong những ý niệm căn bản mở hướng cho mọi hành xử của con người trong cuộc đời, với Thiền ca 1, cũng là cái chung. 1 là tất cả. Tất cả là một. Chính điều đó đã phá vỡ sự hữu hạn của đời người.
    Ông nói rằng, Thiền ca 1 đã mở ra một ý niệm, 1 chủ đề cho suốt cả 10 Thiền ca mà ông rất tâm đắc. Chủ đề đó được nhất thể hoá bằng "Thế thôi - Thiền ca 3": "Một giọt lệ mặn nhạt, đau thương hạnh phúc. Một cuộc đời, ừ, chỉ cần thế thôi !" hay "Xuân - Thiền ca 5": "Hãy an nhiên hát nhỏ cùng tôi: Tôi là tôi mà tôi cũng là em. Em là tôi mà em cũng là anh? Là Xuân con ****, là nhụy xuân tình, là gió xuân hồng, là cơn xuân vũ, là ý thơ hồng trang giấy xuân thư?" (Chiều - Thiền ca 6).
    Dẫu cũng lấy cảm hứng "chiều", nhưng Thiền ca 6 này lại khác hoàn toàn với những khắc khoải trong Nương chiều: "Trăng chiều lên có loài người và cỏ cây hát êm? Ta tìm em và gặp em? Ta lôi em-về, ta kéo em-đi, nâng em lên-trời, đem xuống âm-ty, chôn em trong- lòng, sau lấy em-ra. ".
    Ca từ chỉ chừng đó nhưng với sự cách bức giai điệu đã đem đến cho người nghe cái nhìn của một con người đã đi đến sự đau khổ tột đỉnh đồng thời cái hạnh phúc tột đỉnh khi yêu. Rồi những giai điệu không lặp lại trong "Người tình -Thiền ca 7"?, tiếng chuông báo bình minh của cõi nhân sinh ở "Nhân quả -Thiền ca 10"? Nghe Thiền ca Phạm Duy, thấy quen và mới lạ, như cuộc sống như kiếp luân hồi.
    Gặp nhạc sĩ Phạm Duy và nghe Thiền ca vào một buổi sáng giữa hạ ở Sài Gòn, chợt nhớ những "Lời chào bình yên" năm nào của ông. Bây giờ, với những sợi tóc bạc trắng, với cánh áo nâu sòng, ông thiền định trong âm nhạc trên quê hương.
    Như ông tự sự, rồi mai này, ông sẽ không mang được gì vào cõi Niết, bởi tất cả những gì ông có được: nhạc Phạm Duy, sẽ để lại cho đời. Chắc chắn ông sẽ không hối tiếc. Bởi điều ý nghĩa nhất của sự hiện hữu của con người là dâng hiến. Phạm Duy là nhạc sĩ, ông đã lấy chất liệu từ quê hương để làm nên âm nhạc Phạm Duy rồi dâng tặng cho đời và trở về với quê hương một cách bình yên.
    Theo Tạp chí Văn hóa Phật giáo
    Được xitrum83 sửa chữa / chuyển vào 19:59 ngày 10/08/2005

Chia sẻ trang này