1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhạc sĩ Quóc Bảo - Quả bom thứ 2 ?

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi trumcuasi, 17/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. trumcuasi

    trumcuasi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Nhạc sĩ Quóc Bảo - Quả bom thứ 2 ?

    Đây là lời kêu gọi phong trào gởi bài viết về nhạc sĩ Quốc Bảo đến các cơ quan báo chí, hy vọng cơ quan báo chí làm rõ sự kiện này từ diễn đàn www.yeuamnhac.com. Hy vọng diễn đàn TTVN Online ủng hộ, góp sức, chúng ta sẽ tìm ra gương mặt thật của một nhạc sĩ đang được đánh giá là trùm sò "đạo nhạc" hiện nay.

    Chính thức phát động tập thể YAN gởi bài viết về ns Quốc Bảo đến các cơ quan truyền thông !

    Tôi đã gởi đi 2 lá thư dưới đây do hai bạn Finaldaingoc2004 biên soạn và có bổ sung link các bài hát... Bạn nào ở xa (không gởi thư được) và đồng tình thì copy lá thư dưới đây và chúng ta cùng gởi email đi, chúng ta sẽ gây cho báo chí phải chú ý đến, quyết không làm chìm xuồng vụ này...

    Các bạn hãy viết 1 lá thư ngắn với cảm nghĩ của mình, và sau đó gởi kèm 2 lá thư dưới đây tới các cơ quan báo chí...

    Vào trang web sau và gởi:

    http://web.tintucvietnam.com/InfoPages/contact.aspx
    ]http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ContactID=
    http://www.thanhnien.com.vn/Contact/
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/institutional/contactus.shtml

    Soạn email gởi, CC đến các địa chỉ sau:

    bandocviet@vnexpress.net
    toasoan@nhandan.org.vn
    tuoitre@hcm.fpt.vn
    laodong@fpt.vn
    tuoitre@fpt.vn
    giaidieuxanh@vasc.com.vn
    phanhoaian@tintucvietnam.com.vn
    WEB@NLD.COM.VN
    vovnews@hn.vnn.vn
    THVN@vtv.org.vn
    orient-reader@vasc.com.vn
    baottvn@yahoo.com
    info@trungnghia.com

    Và các bạn hãy cùng post 2 lá thư ở đây cho bất kỳ forum việt nam nào mà bạn biết đến.

    Chúng ta hãy cho bạn bè online cùng biết đến sự kiện này....
    -----------------------------------------------------

    Lá thư số 1:

    Subject: Gởi Ban Văn Hóa: Bức xúc của dư luận về chuyện "đạo nhạc" của nhạc sĩ Quốc Bảo...

    Chào Ông/Bà,

    Chúng tôi là những người yêu âm nhạc đang học tập và làm việc tại Việt nam và trên khắp thế giới, cùng gặp gỡ chung tại trang chủ www.yeuamnhac.com, một diễn đàn âm nhạc trên mạng Internet với 77.500 thành viên truy cập. Hôm nay tập thể chúng tôi với tư cách những công dân của Việt nam, khách quan và cầu tiến, xin được trình bày với Quý báo vấn đề gây nhiều tranh luận trong nước gần đây của đông đảo người nghe nhạc trẻ Việt nam: Sao chép (copy) nhạc nước ngoài của một số nhạc sĩ trong nước. Việc báo chí vừa qua đưa tin trường hợp sao chép nhạc Nhật của nhạc sĩ Bảo Chấn đã tạo nên mối quan tâm của rộng rãi dư luận ở trong và ngoài nước, và ít nhiều góp phần đánh giá đầy đủ hiện trạng phát triển của nhạc trẻ ở Việt nam.

    Như nhiều báo chí đã đưa tin vụ việc nhạc sĩ Bảo Chấn đã có những dư luận rộng rãi ở trong nước, và cũng đã có một nhiều kết luận tích cực. Chúng tôi viết thư này xin được trình bày những ý kiến và suy nghĩ của chúng tôi về trường hợp nhạc sĩ Quốc Bảo. Theo chúng tôi, có lẽ đây là một trường hợp đặc biệt vì ngoài sáng tác, nhạc sĩ Quốc Bảo còn là người phê bình lý luận âm nhạc nổi tiếng, thường xuyên có mặt trên báo đài. Sự việc sao chép vừa qua ít nhiều đã gây thất vọng trong công chúng nghe nhạc về tính trung thực của sản phẩm âm nhạc trong nước hiện nay. Quan trọng hơn, sự mất lòng tin này có thể dẫn đến việc quay lưng của công chúng đối với âm nhạc trong nước. Trên tinh thần hướng tới sự tiến bộ của âm nhạc Việt nam, chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm và phản hồi đúng mức về sự việc này Quý cơ quan.

    Xin trình bầy về ba vấn đề bức xúc của chúng tôi:

    Vấn đề thứ nhất:

    Trong thời gian gần đây, đông đảo thành viên mạng www.yeuamnhac.com đã có nghi vấn rằng liệu có phải nhạc sĩ Quốc Bảo đã copy những bài hát sau đây của các ban nhạc quốc tế hay là những ban nhạc, ca sĩ này đã copy những giai điệu ca khúc của nhạc sĩ Quốc Bảo.

    1, Bài Can''t Wait - Yuki feat, Yoo Seung Jun giống với bài Ánh Trăng do ca sĩ Ngô Thanh Vân trình bày.
    2, Renaissance Faire - album Shadow Of The Moon của nhóm Blackmoresnight giốn với bài Tuổi 16, Lê Thư trình bày.
    3, Dance With Me - Debolah Morgan giống với bài Để anh cháy cùng em - do Đoan Trang trình bày.
    4, The Clock ticks On - album Shadow Of The Moon của nhóm Blackmore''s night giống với bài Ngồi Hát Ca Bềnh Bồng do Thanh Lam trình bày.
    5, Addicted To You - Utada Hikaru giống với bài Tình Ca do ca sĩ Hà Trần trình bày.


    Kết quả thăm dò ý kiến của chúng tôi tại www.yeuamnhac.com đối với 1 trong 5 bài hát trên là bài Tuổi 16,(nhạc và lời cũng như hòa âm do Quốc Bảo sáng tác) thì 90% những người yêu âm nhạc đã chọn khả năng nhạc sĩ Quốc Bảo là người đã vay mượn rất nhiều từ bài Renaissance fair của nhóm Blackmore''s night (Mỹ). Vì thế chúng tôi có nhiều lý do để muốn tìm hiểu sự thật này rộng rãi.

    Hơn nữa, dựa theo 2 bài phân tích tỉ mỉ chúng tôi có được, (1 bài phân tích đã được đăng cùng bài báo "Quốc Bảo, sự im lặng khó hiểu ! của ... tại www.tuoitre.com.vn ngày 11-4-2004),chúng tôi xin nhấn mạnh trọng điểm bức xúc vào 2 bài hát Ngồi Hát Ca Bềnh Bồng và bài Tuổi 16, hai bài này chắc chắn chỉ xuất phát từ một nguồn tư duy sáng tạo so với hai bài "The Clock Ticks On" và bài "Renaissance Faire" của nhóm Blackmore''s Night. Chúng tôi xin gửi kèm hai bản phân tích chi tiết để Quý báo tiện việc đánh giá.


    Được trumcuasi sửa chữa / chuyển vào 13:21 ngày 17/04/2004

    u?c temely s?a vo 12:41 ngy 27/04/2004
  2. trumcuasi

    trumcuasi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề thứ hai:
    Trong thời gian này, nhạc sĩ Quốc Bảo đã có một số bài viết xung quanh việc sao chép nhạc nước ngoài ở Việt nam. Chúng tôi thu thập được hai bài báo do ông viết trên www.giaidieuxanh.com.vn (có gửi kèm). Chúng tôi xin chia sẽ nhận xét về nội dung hai bài này của tác giả.
    1. Bài báo thứ nhất: "Chuyện vay mượn trong âm nhạc" (QB, www.giaidieuxanh.com.vn ngày 07/04/2004) xuất hiện vào thời điểm nhạc sĩ Bảo Chấn đang bị dư luận trong và ngoài nước thẩm vấn về nguồn gốc ca khúc Tình Thôi Xót Xa. Tác giả viết:

    "Người Nhật nói: ?oBắt chước để sáng tạo?. Phương châm ấy thể hiện rất sinh động ở những động tác rập khuôn văn hóa Tây phương của các du học sinh Nhật thời Minh Trị. Quả thực, hành động vay mượn đã trở thành tôn chỉ cho xã hội Nhật suốt một thời gian dài hậu Thế chiến, và đấy cũng là một trong những chìa khóa thành công của họ...Như thế, chúng ta có thể vay cảm hứng, vay chất liệu, vay kỹ thuật tác khúc để xây nền cho ta. Vay ai? Có vẻ như, chúng ta không mấy thành công khi đi vay âm nhạc Tây phương hiện đại. Cá tính quá dị biệt; môi trường sống, nếp nghĩ, tập quán ngôn ngữ quá xa nhau khiến chuyện đi vay trở thành chắp vá, lộ liễu, ?olai căng?. Thế nên, những nhạc sĩ Việt trẻ tuổi đi vay ?othứ dễ nghe hơn? từ các nước láng giềng gần. Họ tìm vay nhạc Thái, nhạc Hàn, nhạc Mã Lai, nhạc Hồng Kông. Nói cho công minh, họ đang vay từ những nguồn vốn nghèo hơn vốn nhà! Quả thế, những gì chúng ta đang muốn mượn từ nhạc Thái, nhạc Tàu rất thô sơ, ấu trĩ ....Cũng để đối phó với việc xét duyệt - vì những bài có nguồn gốc Mỹ đều không được cấp phép - người ta phải vay ?ongân hàng? Á châu hàng loạt. Có vay nhiều thêm đi chăng nữa, chúng ta cũng chỉ đáp ứng được mỗi một chuyện: nhu cầu nghe nhạc ồ ạt, thiếu chọn lọc của một số ít công chúng".
    Chúng tôi thiết nghĩ: việc giới thiệu và kết hợp chọn lọc, sáng tạo những giai điệu hay, đẹp trên thế giới với giai điệu Việt nam là điều tốt và có lẽ cần thiết. Tuy nhiên, tác giả Quốc Bảo, người thường xuyên phê phán sự lai căng của nhạc trẻ Việt nam (dù Âu hay Á), có lẽ muốn rào đón, vỗ yên dư luận trước khi công chúng đặt vấn đề việc giống nhau của hai ca khúc đề cập ở trên. Như vậy, có khoảng cách giữa lời nói và việc làm của tác giả, vừa lên án người khác, vừa biện hộ cho tính ?ongoại lai? trong một số tác phẩm của mình? Nếu như vậy, đâu là tính trung thực và nhất quán trong những lý luận phê bình của tác giả?
    Nếu ông Quốc Bảo là một nghệ sĩ chân chính, ông có thể sẵn sàng chứng minh việc không sao chép giai điệu từ hai ca khúc Blackmore''s Night trước một hội đồng chuyên môn không?
    2. Bài báo thứ hai :"Nhạc Phục hưng, hát bềnh bồng và Blackmore''s Night" (QB, www.giaidieuxanh.com.vn ngày 15/04/2004)
    Xin trích đẫn: "Đó là hai đoạn nhạc ?otập Phục hưng? mà những người chơi nhạc cụ ở trình độ trung cấp đều có thể tự ứng tác được...Tôi viết lời vào để thành hai ca khúc ?oNgồi Hát Ca Bềnh Bồng? và ?oMười Sáu?. Có thể dễ dàng nhận ra dấu vết chuyển hành giai điệu và tiến hành hòa âm đặc trưng Phục hưng ở hai chủ đề âm nhạc này. Khi phối khí cho dàn nhạc, tôi còn cố tình nhấn đậm chất âm nhạc Phục hưng nữa bằng cách sử dụng nhiều công năng hòa thanh I-II-I-V và I-VIIb-I....Tôi nghe đĩa đầu tay của đôi uyên ương Blackmore và Night vào đầu năm 1998, khi đĩa chỉ mới phát hành ở Âu châu và Nhật. Đĩa có tên Shadow of the Moon. Đĩa ấy đã thay đổi hoàn toàn quan niệm sáng tạo của tôi về việc khai thác vốn âm nhạc cổ điển và âm nhạc dân gian Âu châu....?oRenaissance Faire? được hát lại, chân chất như nó vốn thế. ?oThe Clock Ticks On? được chơi lại bằng trống định âm và trống duyệt binh...Trong guestbook của anh, người ta đọc thấy, ?oBlackmore ngày hôm nay không dành cho những trông chờ của lũ trẻ muốn tìm hồi quang Deep Purple. Nhóm hát rong của anh chơi những làn điệu Âu châu đẹp nhất, hát những câu chuyện về vầng trăng, về hoa hồng và lửa. Những bài hát dành cho người trưởng thành. Blackmore?Ts Night dành cho những người trưởng thành biết yêu thương, hoặc cần tìm về yêu thương...Blackmore?Ts Night xứng đáng được nghe, được nghiên cứu, được ảnh hưởng và được tìm cảm hứng từ những nhạc sĩ Việt Nam. Họ có 6 album và 2 video"
    Với bức xúc của chúng tôi: sao QB, một nhạc sĩ nổi tiếng tự hào với trình độ của mình lại viết 2 bài hát này trong khi anh cho rằng giai điệu của nó là khúc ứng tác mà ở trình độ trung cấp có thể làm được, mâu thuẫn nằm ở đâu? để chỉ ra thực ra anh không đi vay mượn Blackmore và cũng ám chỉ Blackmore có những giai điệu ở trình độ trung cấp âm nhạc có thể ứng tác được hay sao?
    Hơn nữa, không loại trừ nghi vấn tại sao nhạc sĩ Quốc Bảo có ý rào trước về việc sáng tác và hòa âm của hai bài hát này ở một trang báo không nhắc đến khả năng ông đã vay mượn hoặc sao chép giai điệu này? Có chăng đây là sự nguỵ biện của Quốc Bảo bằng những kiến thức hỏa mù kiểu "Trung Cổ-Phục Hưng" không? Chúng tôi cũng thử kiểm tra guestbook của Blackmore (www.blackmoresnight.com) và hình như không tìm thấy thông tin mà nhạc sĩ Quốc Bảo đề cập.
    Cũng xin nói thêm, báo Người Lao Động đã trích đăng ý kiến nhận định chuyên môn về sự giống nhau của ca khúc Tuổi 16 và Renaissance Faire như sau:
    ?oSau hơn một giờ khá căng thẳng, giọng hát nhẹ nhàng của ca sĩ Thư Lê ngân nga ca khúc Tuổi 16 do nhạc sĩ Quốc Bảo sáng tác đã làm không khí buổi thẩm định trở nên lắng lại. Ca khúc này cũng đang nằm trong danh sách ?ođen? vì na ná bài hát Renaissance Faire của Blackmore?Ts Night.
    GS - NS Tô Vũ nhận xét: ?oGiống hơi nhiều!?. Chính ông hát lại một đoạn giống nhau của cả 2 bài để chứng minh chúng có cùng một điệu Berceause với tiết tấu như nhịp võng ru con của châu Âu. Ông cho rằng tối thiểu hai bản nhạc giống nhau 50%.
    GS-NS Quang Hải: ?oGần như giống nhau, Quốc Bảo chỉ thêm một phần rất nhỏ?.
    GS-NS Tô Vũ: ?oBắt chước kiểu này là vô đạo đức, vượt qua ngưỡng cửa của học tập lẫn nhau?.

    Nhưng điều đáng nói ở đây là nhạc sĩ Quốc Bảo đã phớt lờ thắc mắc của dư luận như bài viết của tác giả Trần Nhật Vy trên Tuổi Trẻ Online ngày 11/4/2004:
    "...Còn Quốc Bảo thì im lặng. Thậm chí, anh còn không đến cơ quan và cắt liên lạc. Khi chúng tôi liên lạc được thì anh khẳng định "ai nói thì nói tôi không có ý kiến.."
    Được trumcuasi sửa chữa / chuyển vào 03:03 ngày 17/04/2004
    u?c temely s?a vo 12:42 ngy 27/04/2004
  3. trumcuasi

    trumcuasi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề thứ ba:
    Qua những sự kiện trên, chúng tôi đã đặt nhiều nghi vấn về tính trung thực và tư cách nghề nghiệp của nhạc sĩ Quốc Bảo. Như trình bày ở trên, nhạc sĩ Quốc Bảo là người viết khá nhiều bài phê bình nhạc trẻ Việt Nam. Ông thường xuyên chê bai các nhạc sĩ trẻ khác với "nghi án" copy nhạc Hoa (Tường Văn với bài Xa Vắng), nhạc Thái (Nguyễn Hà với Nhé Anh), tính lai căng của nhạc trẻ, sự thiếu năng động của chương trình Làn Sóng Xanh, v.v... Ông cũng không ngần ngại chỉ trích việc làm của một số ca sĩ, nhạc sĩ, những người làm nghệ thuật trong lĩnh vực khác hoặc trình độ thưởng thức âm nhạc của công chúng một cách thiếu thận trọng và khách quan. Trong khi đó thì Quốc Bảo lại dùng kỹ xảo nghiệp vụ viết lách để biện hộ và chống chế cho việc vay mượn sao chép nhạc nước ngoài của mình.
    Việc lạm dụng vai trò của người phê bình một cách mập mờ và phiến diện của nhạc sĩ Quốc Bảo đã tạo dư luận không tốt về tư cách và đạo đức nghề nghiệp của ông. Rất nhiều thành viên của diễn đàn www.yeuamnhac.com đều chia sẽ ý kiến này. Trong khi khá nhiều thành viên của diễn đàn tỏ vẻ thông cảm với ?osự cố? của Tình Thôi Xót Xa, thì khá đông chúng tôi khó chấp nhận cách nguỵ biện và ứng xử coi thường người nghe của nhạc sĩ Quốc Bảo qua nghi vấn về hai ca khúc nói trên.
    Chúng tôi thiết nghĩ những việc làm thiếu công minh của nhạc sĩ Quốc Bảo đã ít nhiều làm giảm uy tín của những lý luận phê bình về âm nhạc trước đây của ông. Nếu báo đài tiếp tục đăng tải đánh giá phê bình âm nhạc đương đại của những tiếng nói đại diện như Quốc Bảo, theo chúng tôi, điều quan ngại là thính giả sẽ đặt nghi vấn về những ý kiến đó. Từ đó có thể dẫn đến sự thờ ơ với âm nhạc trong nước. Cái mất mát lớn nhất của người nghệ sĩ là lòng tin của công chúng. Lòng tin đó chỉ được vun đắp bởi tính trung thực và nhân cách của người làm nghệ thuật.
    ---------------------------------
    câu hỏi của chúng tôi xin được hỏi trực tiếp với quý báo và mong có lời đáp hữu ích.
    Thứ nhất, quý báo là tờ báo có uy tín trong nước, thường đề cập tới mọi lĩnh vực, trong đó văn hóa nghệ thuật là lĩnh vực không thể thiếu, xin hỏi quý báo có theo dõi và nắm được những thông tin, bức xúc trên đây của dư luận không ?
    Chúng tôi hơi thắc mắc mức độ đưa tin khác nhau về hai sự kiện Bảo Chấn và Quốc Bảo. Trong khi báo chí yêu cầu nhạc sĩ Bảo Chấn trả lời trước công luận về nguồn gốc nhạc phẩm Tình Thôi Xót Xa, thì hành vi sao chép thiếu minh bạch và tự biện hộ thiếu thuyết phục của nhạc sĩ Quốc Bảo thì hầu như ít được báo đài đề cập và làm sáng tỏ. Do đó chúng tôi mạn phép cung cấp thông tin chi tiết về việc sao chép của nhạc sĩ Quốc Bảo và những ý kiến của ông về vấn đề này. Chúng tôi mong muốn nhạc sĩ Quốc Bảo sẽ trả lời trước công luận về việc sao chép nhạc nước ngoài (nếu có) cũng như tính thiếu nhất quán trong những phát biểu của ông.
    Quý báo có thể liên lạc với chúng tôi tại diễn đàn www.yeuamnhac.com hoặc email ở trieuvanhoangtuan72@hotmail.com, tvht_summer@aol.com nếu Quý cơ quan cần thêm thông tin về trường hợp này. Chúng tôi chắc chắn hàng trăm user sẽ cùng hợp tác tòan diện về mọi mặt để quý báo có những thông tin đầy đủ hơn nữa.
    Với tinh thần khách quan và thẳng thắn, cùng mong muốn nhìn thấy sự phát triển lâu dài của nền nhạc trẻ, chúng tôi rất mong Quý báo sẽ có những bước đi mạnh mẽ để góp phần sửa đổi cho một môi trường văn hóa nghệ thuật lành mạnh, đẹp đẽ, không tiềm ẩn khuất tất. Chúng tôi mong mỏi được đánh giá đúng đắn tài năng của người nghệ sĩ, và cả những sai sót nếu có của họ. Đó là quyền thưởng thức của công chúng. Chúng tôi tin rằng việc làm của Quý báo không những sẽ làm cho hàng triệu người yêu nhạc Việt nam có được sự giải thích thoả đáng, mà còn đóng góp vào phát triển tính dân chủ, công bằng và văn minh của xã hội ta.
    Một lần nữa, chúng tôi rất mong đợi hồi âm của Quý báo và hy vọng nhận được sự quan tâm đối với trường hợp này.
    Kính chúc Quý cơ quan dồi dào sức khoẻ và nhiều thành công.
    Xin chân thành cảm ơn quý báo, cảm ơn Ông/Bà...
    Kính Thư.
    Các thành viên
    Diễn đàn www.yeuamnhac.com
    Họ và tên:
    Địa chỉ:
  4. trumcuasi

    trumcuasi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    ===============================================
    Gởi kèm các bài hát và cả bài Remix từng cặp bài để chứng minh nhạc sĩ Quốc Bảo đạo nhạc
    Tuoi 16 ?" Quoc Bao
    http://www.yeuamnhac.com/zz/tuoi16.wma
    Renaissance Faire ?" Blackmore?Ts Night
    http://www.yeuamnhac.com/zz/renaissancefaire.wma
    Remix Tuoi 16 & Renaissance Faire
    http://rmitportal.info/yanners/16vsrenaissancefaire.wma
    ------------------------------------------------------
    Dance With Me của Debelah Morgan
    http://xmania.yeuamnhac.com/Debelah%20Morgan%20-%20Dance%20With%20Me.wma
    Để Anh Cháy Cùng Em ?" Quoc Bao
    http://xmania.yeuamnhac.com/08%20De%20anh%20chay%20cung%20em-NTV.wma
    Remix Để Anh Cháy Cùng Em & Dance with me
    http://rmitportal.info/yanners/DeanhchayVSDancewithme.wma
    ------------------------------------------------------
    The Clock Ticks On - Blackmore''s Night
    http://ccit.musictea.com:8080/nj2003/rock/blackmoresnight/1998/shdow_01m.rm
    Ngồi Hát Ca Bềnh Bồng - Thanh Lam
    http://203.162.1.208/vov/attuan/2003/tviet/quocbaotrack1.rm
    Remix The Clock Ticks On - Ngồi Hát Ca Bềnh Bồng
    http://rmitportal.info/yanners/NgoihatcaVSClockticks.wma
    ------------------------------------------------------
    Addicted To You - Utada Hikaru (phien ban nhac khong loi)
    http://vnc-furniture.com/vanle/Share/utadahikaru_addicted.WMA
    Tinh Ca ?" Quoc Bao
    http://vnc-furniture.com/vanle/Share/tranthuha_tinhca.WMA[/url]
    Remix Addicted To You & Tinh Ca (phien ban Addicted To You co loi)
    http://rmitportal.info/yanners/TinhcaVSAddicted.wma
    ------------------------------------------------------
    Can''t Wait - Yuki feat. Yoo Seung Jun
    http://www.yeuamnhac.com/zz/cantwait.wma
    Ánh Trăng ?" Quoc Bao
    http://www.yeuamnhac.com/zz/anhtrang.wma

    =======================================================
    Gởi kèm:
    Phân tích nhạc lý chi tiết Tuổi 16 - Renaissance Faire

    Tác giả: FM Group
    Forum: YAN

    -------------------------------------------
    Tuổi 16, không còn nghi ngờ gì nữa, là bản nhạc "NHái" một cách lộ liễu của "nhạc sĩ" Quốc Bảo, cái tên chưa bao giờ làm chúng tôi ghen ti mà chỉ thấy ông ta đáng ghét mà thôi.
    Chúng tôi khong ua những nguoi lười sáng tạo mà cứ to mồm hù thiên hạ choáng .
    Ông QBảo khôn hơn BaoChan khi ăn trộm của người ta, biết giấu vết tích để người ngoài khó nhận ra, nào ngờ, không phải chỉ người có chuyên môn, mà ngay cả những người bằng sự cảm nhận của đôi tai đã phát hiện được điều mà đôi khi người trong giới chuyên môn không còn để ý từ lâu , đối với một số tên tuổi nhạc sĩ của VN...
    Xin phan tich 2 bai dang "nghi an" de ai quan tam cung xem:

    Ve Tiet Tau :

    Renaissance la nhip 3/8 voi các tiết tấu móc kép rộn ràng, nhiều móc đơn liên tục xen lẫn các câu móc kép, khoan nhặt rộn ràng của giai điệu, đàn Mandolin, ken Basson, ken Trompet, Guitar, Violon, Drụm
    Tuoi 16 cũng la nhip 3/8, cùng hệt tính chất ấy, chỉ khác là ít nhạc cụ hơn (vì điều kiện kiếm chác của bác QB không cho phép) và đưa Violon lên các câu dạo nhạc, câu dẫn.
    Hai bài đều có nhịp 3/8 voi tempo(toc do) khoảng 140 nhịp đập/một phút .
    Cùng phong cach nhạc country, như trên, cách hat của giai điệu khoan nhặt, khoan nhăt. các motif nhạc đơn giản, giong nhau, lap di lap lai.
    Phần TUTI (dằng /dật ) cuối đoạn A trước mỗi lần điệp khúc đã thể hiện sự vụng về của QB khi đi ăn trộm của người ta, nó giống đến 90%, tuy nhiên nó thiếu 10% tuyệt vời của bản gốc .
    Ve GiaiDieu:
    QB dùng thủ pháp mô phỏng bản gốc đến 90%, chỉ cần dịch chuyển quãng tí xíu là đã không dễ bắt ép bác thú tội .
    Bai Tuoi 16 cua bac QB có câu mở đầu đoạn A chắc chắn là câu mở đầu đoạn A của bản gốc, việc dựa trên chủ đề "đã copy của người khác" rồi phát triển này đối với học sinh trung cấp âm nhạc đã nhiều người có thể thực hiện đươc khong may khó khăn.
    Bám theo cach to chuc câu, giai dieu cua bai Renaissance, phần điệp khúc của Tuổi 16 chính là lay ra từ phần kèn Basson, lúc ấy đệm cho phần Vocal ở điệp khúc của bản gôc -Renaissance. Bác QB rat tinh tao nen khong phai 100% đâu, tuy nhiên nói là copy những yếu tố then chốt của bản gốc tới 100% thì đúng nhất .
    Về Hòa Thanh: (trời ơi)
    Dao nhac cua Renaissance: ( từ đầu, đàn Mandolin chơi va sau do Guitar) 3/8 cau1 ||: C|C|C|Dm|Dm|Am|F|G|-cau2-|C|C|C|Dm|C|TUTI AmBb FFF|F-G|C-G |
    Dạo nhạc cua Tuoi 16: (từ đàn Violin va sau đó vẫn dùng Vilon) 3/8 cau1 ||: C|C|C|Dm|Dm|Am|F|G|-cau2-|C|C|C|Dm|C|TUTI Am-BbF |F-G|C |
    ----------------------------------------
    Đoạn A cua Renaissance: (tu bat dau hat) 3/8 ||: C|C|Dm|Dm|Am|Am|C|G|-cau2-|C|C|Dm|Dm|C|G|C |C |
    Đoạn A cua Tuoi 16. : (tu bat dau hat) 3/8 ||:C|C|Dm|Dm|Am|Am|C|G|-cau2-|C|C|Dm|Dm||C|G|F-G |C |
    Đoạn B (ĐiepKhuc)cua Renaissance: cau1 |C|C|C|Dm|Dm|C/E|F|G|-cau2-|C|C|C|Dm|C|TUTI AmBb FFF|F-G|C -----nhac rat ngan, sau do hat lai A.
    Đoan B(ĐiepKhuc)cua Tuoi 16: cau1 |C|C|C|Dm|Dm|C/E|F|G|-cau2-|C|C|C|Dm|C|TUTI Am-BbF |F-G|C -----quay lai hat A luon.
    Phân Tích Hình Thức Tác Phẩm 2 bài:
    Dạo nhac đầu ( Intro) cua Renaissance: vào ngay 2 câu môi câu 8 ô nhip trước khi vào hát, mỗi câu lại 8 ô nhịp, điệp khúc cũng vây. (nhịp 3/8)
    Dạo nhạc đầu (Intro) của Tuoi 16: Bạn hãy bỏ đi 4 hợp âm Guitar đầu tiên (4 hợp âm này do bác QB chế ra dựa theo 4 ô nhịp trong bài của bản gốc mà thôi ) Từ khi violon dạo nhạc, là hình thức y chang, 2 câu violon mỗi câu 8 ô nhịp, trước khi vào hát, mỗi câu lại 8 ô nhịp, điệp khúc cũng thế, (chúng ta chỉ tính những đoạn có hát, vì bác QB đã làm rối tinh lên để hòng dấu được vết tích "thuổng" bài của người ta...
    ngoai ra hinh thuc cua 2 tac pham deu la hinh thuc 3 doan don AAB.
    >>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
    KET LUAN:
    Theo quan diem chu quan, chúng tôi chacchan rằng đây là bản nhạc "Nhái" không có gì để chối cãi, bất cứ ai chuyên nghiệp cũng có thể khẳng định điều đó dễ dàng , và sẽ có cơ sở cũng như những từ ngữ chuyên môn để phân tích hơn là bài post trên đây . Voi ví dụ về 2 bài này, toi chi muon cac ban cung nhau lien tuc phat hien nhung yeu kem kiểu này để Nhạc Đức (giống như Y Đức, hay Đạo Đức luôn được khản giả là người giám sát tài tình (vì khán giả đông đảo ) và không chừng vì thế âm nhạc nước nhà sẽ trong lành hơn, những người giả dối phải lĩnh hậu qủa, và họ sẽ phải cắn rứt lương tâm, đó là cái giá còn đắt hơn mọi phiên toà nào .
    FM.Group

    ----------------------------------------
    Ve bac QB, toi se tiep tuc tim hieu nhung bai con lai...nhung toi biet chac chan bai TINH CA la playback 100% cua NHAT roi.
    Được trumcuasi sửa chữa / chuyển vào 03:21 ngày 17/04/2004
  5. trumcuasi

    trumcuasi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Phân tích nhạc lý chi tiết The Clock Ticks On(TCTO) và Ngồi Hát Ca Bềnh Bồng (NHCBB)

    Tác giả: Toidanoiyeuem
    Forum: YAN

    --------------------------------
    Về Tổng Quát:
    2 bài cùng viết và hòa âm ở giọng H trưởng, cho giọng nữ, cùng nhịp độ tempo hành khúc như nhau, cùng nhịp 4/4 chia đôi, sử dụng những âm sắc bộ gõ dàn nhạc nhà binh.
    2 bài cùng có 2 nét giai điệu tương đồng nhau và đứng thuận chiều với nhau trong suốt quá trình 2 bài vang lên.
    2 ca khúc cùng hình thức đọan nhạc, và mỗi đọan cùng hình thức câu nhạc, và mỗi câu nhạc cùng cấu tạo tiết nhạc.
    Phần giai điệu được sáng tác của 2 bài: dường như NHCBB chính là bè mô phỏng quãng 3 của TCTO (như ca sĩ hát bè). 95% về hợp âm sử dụng giống nhau, giống nhau cả ở từng tiết tấu chuyển giữa các hòa âm,những giải quyết phách nhấn,phách nghỉ, những chỗ dừng nhạc để rồi có tiếng trống dồn báo trở lại hát tiếp.
    Chi Tiết:
    Dạo nhạc đầu bài:
    Về giai điệu và cách bố cục:
    Ở TCTO: Nét nhạc dạo 1 chơi hết bốn ô nhạc, lặp lại 4 lần nét nhạc này, chuyển sang nét nhạc dạo 2 mới chơi bằng Guitar, đàn violon đệm móc đơn dồn dập 8/8, tiếp đó phần dạo của TCTO kéo dài thêm 4 ô nữa rồi đỗ lại vào 3 nốt nhạc(F# C# F#) mở đầu 4 nhịp cuối của câu dạo trước khi nhắc lại tòan bộ phần dạo trên 1 lần nữa rồi vào hát sau một nhịp nghỉ
    Ở NHCBB: Nét nhạc dạo 1 chơi hết bốn ô nhạc, lặp lại 4 lần nét nhạc này, chuyển sang nét nhạc dạo 2 mới chơi bằng Violon, đàn violon đệm móc đơn dồn dập 8/8, rồi đỗ ngay vào 3 nốt nhạc (F# C# F#), vào hát sau một nhịp nghỉ
    về tiết tấu phần hòa âm và tên hợp âm:
    Ở TCTO:
    Hòa thanh và Tiết tấu hòa thanh nét dạo 1 :{ H tròn/H tròn /H trắng-E trắng/E trắng-F# trắng}
    Hòa thanh và tiết tấu hòa thanh nét dạo 2: G#m /D#7/G#m_F#/ H_E/H_F#
    Ở NHCBB:
    Hòa thanh và Tiết tấu hòa thanh nét dạo 1 :{ H tròn/H tròn/H trắng-G#m trắng/H trắng-F# trắng }
    Hòa thanh và tiết tấu hòa thanh nét dạo 2: G#m /D#7/G#m_F#/ E_F#/C#m_F#
    Gợi ý:
    Tiết tấu nét giai điệu của cả 2 nét nhạc dạo ở 2 bài là giống nhau 95%, đặc biệt cách lắp từng khúc 4 ô nhạc trên cùng những hợp âm giống nhau, cách nhấn hợp âm bằng trống và ban nhạc giống nhau, ở TCTO dạo nhạc chơi 2 lần rồi mới hát, ở NHCBB chỉ 1 lần và thu gọn hơn, bạn đừng để phân tâm.
    Đọan 1(A1 A2) của phần hát.
    về giai điệu: 2 bài cùng mở đầu và kéo dài giai điệu với cùng một tiết tấu giống nhau 95%, giống như người ta hát bè cho người khác, ví dụ câu đầu tiên như sau:
    Ở bài TCTO: nghỉ đơn,đơn đơn đen đen/đen đen đơn đơn đen, và tiếp tục mô phỏng
    Ở bài NHCBB: như trên.
    về tiết tấu phần hòa âm và tên hợp âm:
    Ở TCTO: H tròn, E trắng F# trắng, H tròn, E trắng F# trắng/ H trắng H7 trắng, E trắng F# trắng, E trắng F# trắng, H tròn, đỗ lại nghỉ 4 phách rồi quay lại.
    Ở NHCBB: như trên.
    Đọan 2 (B) của phần hát.
    về giai điệu: 2 bài cùng mở đầu phần Điệp khúc và kéo dài giai điệu với cùng 1 tiết tấu giống nhau 95% và giai điệu chẳng qua là bè quãng 3 của nhau, giống như người ta hát bè cho người khác, như sau:
    Ở bài TCTO: Đen đơn đơn đen đen/đơn đơn đơn đơn đen đen/...
    Ở bài NHCBB: Đên đơn đơn đen đen/đen đơn đơn đơn đơn đen/
    về tiết tấu phần hòa âm và tên hợp âm:
    Ở TCTO: {H tròn /Htrắng Hđen F# đen/H trắng G#m trắng/H trắng F#trắng }(quay lại)lần sau đỗ lại ở F#. rồi lại quay ra dạo nhạc. (phần in nghiêng là nhấn dàn nhạc rõ)
    Ở TCTO: {H tròn /Etrắng Eđen F#đen /Htrắng G#m trắng /H trắng F#trắng}(quay lại)lần sau đỗ lại ở F#. rồi lại quay ra dạo nhạc. (phần in nghiêng khác hòa âm nhưng giống hệt về tiết tấu nhấn dàn nhạc )
    Trên đây là những giải thích của tôi, mong rằng chúng đem lại cho nhiều người suy nghĩ cần thiết của mình về QB.
    và Tôi không bỏ thời gian ra làm việc này để chơi.
    Kết thúc lá thư số 1
  6. trumcuasi

    trumcuasi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Lá thư số 2:
    Lá thư soạn bởi của tác giả Daingoc2004:
    Subject: Goi Ban Van Hoa: Buc xuc cua du luan ve chuyen "dao nhac" cua nhac si Quoc Bao...
    Chào Ông/Bà,
    Từ sau sự kiện Bảo Chấn, những người nghe nhạc Việt Nam bắt đầu thấy hoang mang. Họ hoang mang không biết là sẽ còn bao nhiêu bài hát có sự trùng hợp ngẫu nhiên đến như vậy?.Họ hoang mang không biết còn nhạc sĩ Việt Nam nào "gặp tư tưởng lớn" của những nhạc sĩ nước ngòai khác? Họ hoang mang về một nền nhạc trẻ tòan những ?o đứa con lai?? Họ hoang mang về một nền âm nhạc lai căng, thiếu bản sắc?
    Kể từ sau năm 2000, sau sự thành công của công nghệ lăng xê, điển hình là nam ca si ĐT, nhạc trẻ Việt Nam bỗng chốc đổi thay một cách chóng mặt. Hàng lọat các ca sĩ xuất hiện như "nấm mọc sau mùa mưa?. Ca sĩ thì tất nhiên cần ca khúc để hát, để đưa giọng hát đến với công chúng đó là qui luật "cung và cầu" muôn đời nay. Nhưng ca sĩ thì nhiều, nhạc sĩ mới thì chưa có, chưa đáp ứng kịp vậy nên tất nhiên những "đứa con lai" phải xuất hiện để đáp ứng những nhu cầu này. Và bản sắc của các ca khúc bắt đầu mất đi tính ?o Việt Nam ?o của nó. Người nghe thật khó tìm thấy những ca khúc thật sự mang nét riêng, nét đặc sắc.
    Giữa một rừng ca khúc mới, người nghe nhạc bỗng thấy một đốm sáng Quốc Bảo. Quốc Bảo không xa lạ gì với giới trẻ đặc biệt là học sinh, sinh viên bởi những bài bình luận của anh trên môt số tập san của lứa tuổi học trò, những bài bình luận mang tính chất phê bình giới Showbiz Việt Nam. Từ những diva đã có dấu ấn với người nghe nhạc như TL , HN , ML,TTH,?.đến những ca si trẻ mới nổi lên như QV, NPH?. đều được đem ra bình luận trên nhiều khía cạnh.
    Quốc Bảo đã đặt một niềm tin rất lớn đến công chúng trẻ về một nhạc sĩ có tài của Việt Nam. Những bài hát của anh với ?o chủ nghĩa mỹ từ sáo rỗng?, một phong cách nhạc được gọi là ?o sang ?o so với những bản nhạc thị trường khác. Nhưng , vẫn chữ ?o nhưng ?o mà chúng ta thường thấy. Hàng lọat nghi vấn xung quanh nhạc sĩ Quốc Bảo được đưa ra?
    Người viết nhớ như in khoảng cách đây ba năm, có rộ lên nữ ca sĩ TL, ca sĩ trẻ rất có triển vọng, đại diện cho thế hệ tuổi mới lớn và album đầu tay của cô đã được giới học sinh, sinh viên hết sức đón nhận . Rất tiếc sau đó TL lại phải sang Anh du hoc để lại không ít tiếc nuối trong lòng công chúng yêu âm nhạc.
    Môt trong số ca khúc được nhắc đến khá nhiều với tên tuổi TL là ?o Tuổi 16? do Quốc Bảo sáng tác. Bài hát co giai điệu rất du dương và lời bài hát thì lại rất đúng voi tâm trạng của những bạn trẻ đang trong tuổi mộng mơ. Bài hát đã từng lọt vào top ten Làn Sóng Xanh và ít nhiều để lại dấu ấn của một Quốc Bảo ?otrữ tình ?o cùng cô ca sĩ trẻ nhiều tiềm năng TL.
    Nhưng những fan nhạc rock thì lại không hề nghĩ vậy. Những người nghe nhậc rock có hạng thì không ai có thể quên được tay guitar đại thụ Richie Blackmore. Anh đã từng là thành viên của Deep Purple và sau này là ban nhạc gia đình của chính anh Blackmore''s Night. Blackmore''s Night tới nay đã có bốn album chơi theo phong cách nhạc Phục Hưng pha lẫn với Rock.
    Một trong số album rất được chú ý của Blackmore''s Night là Shadow of the moon. Và chuyện nghi vấn Quốc Bảo cũng nảy sinh từ album này.
    Với một người nghe nhạc hết sức bình dân, thậm chí không hiểu chút gì về nhạc lí vẫn có thể thấy ngay sự trùng hợp của hai bản nhạc Tuổi 16 và Renaissance Faire , nằm trong album Shadow of the moon vì tính chất lặp vòng cũng như sự du dương của hai bài hát. Các bạn hãy thử nghe bài Renaissance Faire từ phút 1:11 và bài tuổi 16 từ phút 0:27 và rõ nhất là hai đoạn nhỏ 2:30 - 2:38 (Tuổi 16) và 2:22 - 2:35 (Renaissance Faire). Nhưng nếu chỉ nói theo cảm tính e rằng vẫn còn mông lung để đi đến một kết luận. Vì vậy người viết xin đi sâu hơn vào chuyên môn nhạc lí để phân tích hai bản nhạc.
    Sở dĩ người nghe nhạc bình dân có thể nhận thấy ngay sự na ná giống nhau bởi vì cả hai bản nhạc có cùng một vòng accord nhưng chỉ khác tune
    Vòng Accord của Tuổi 16: D-A-Bm-D-A
    Điệp khúc: D-G-Bm-D-A
    Vòng Accord của Renaissance Faire : C-G-Am-C-G
    Điệp khúc: C-F-Am-C-G
    Còn về khía cạnh hòa thanh
    Dạo nhạc của Renaissance Faire: (đàn Mandolin chơi sau đó Guitar) 3/8 câu 1 ||: C|C|C|Dm|Dm|Am|F|G|-cau2-|C|C|C|Dm|C|TUTI AmBb FFF|F-G|C-G |
    Dạo nhạc của Tuổi 16: (đàn Violin sau đó vẫn dùng Violin) 3/8 câu 1 ||: C|C|C|Dm|Dm|Am|F|G|-cau2-|C|C|C|Dm|C|TUTI Am-BbF |F-G|C |
    Đoạn A (từ đầu bài hát) của Renaissance Faire:
    3/8 ||: C|C|Dm|Dm|Am|Am|C|G|
    câu hai |C|C|Dm|Dm|C|G|C |C |
    Đoạn A (từ đầu bài hát) của Tuổi 16. :
    3/8 ||:C|C|Dm|Dm|Am|Am|C|G|
    câu hai |C|C|Dm|Dm||C|G|F-G |C |
    Đoạn B (Điệp khúc) của Renaissance Faire:
    câu 1 |C|C|C|Dm|Dm|C/E|F|G|
    câu 2 |C|C|C|Dm|C|TUTI AmBb FFF|F-G|C
    Đoan B (Điệp khúc) của Tuổi 16:
    câu 1 |C|C|C|Dm|Dm|C/E|F|G|
    câu 2|C|C|C|Dm|C|TUTI Am-BbF |F-G|C
    Xin nói thêm về tiết tấu, cả hai đều dùng hình thức 3 đoạn đơn AAB dùng nhịp 3/8 với tempo hay còn gọi là tốc độ khoảng 140 nhịp đập/một phút , riêng với Renaissance Faire các tiết tấu móc kép, nhiều móc đơn liên tục xen lẫn các câu móc kép, được phối bởi đàn Mandolin, kèn Basson, kèn Trompet, đàn Guitar, đàn Violin cùng trống còn với tuổi 16 thì ít nhạc cụ hơn và đưa Violin lên các câu dạo nhạc, câu dẫn.
    Về phần hoà âm phối khí bài tuổi 16 của Quốc Bảo thì lại càng có nét trùng hợp với bài Renaissance Faire từ tiếng bass, tiếng guitar móc đệm cho bài hát, và tiếng guitar solo được chuyển thành tiếng violin ngòai ra tiếng guitar trong rải hợp âm của Renaissance Faire được thay thế bằng tiếng trống điện tử.
    Nhưng có lẽ để kết luận mà chỉ dựa vào con mắt của người nghe nhạc thiển cận thì chưa chắc đã thuyết phục và có tính hồ đồ vì vậy người viết xin đưa ra luận điểm của những vị nhac sĩ khả kính trong làng nhạc Việt Nam:
    Tiếng hát của Thư Lê vừa dứt, GS-NS Tô Vũ phán ngay: Giống hơi nhiều, ông hát lại một đoạn giống của cả 2 bài để chứng minh đây cũng là một điệu Berceause, có tiết tấu như nhịp võng ru con của châu Âu. Ông cho rằng tối thiểu giống nhau 50%. GS-NS Quang Hải lập tức phản đối: Nhiều hơn chứ! Gần như giống nhau, Quốc Bảo chỉ thêm một phần rất nhỏ.
    GS-NS Tô Vũ thêm, bài Renaissance Faire mới đúng kiểu. Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu chỉ nói một câu: Nghe buồn cười quá, bài Tuổi 16 phát triển không hợp lý lắm! ( Trích từ báo Người Lao Động)
    Vậy sự thật về bài hát "Tuổi 16" vẫn còn trong nghi vấn bởi vì chính tác giả Quốc Bảo vẫn chưa lên tiếng về sự trùng hợp ngẫu nhiên đến lạ kì này.
  7. trumcuasi

    trumcuasi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Vẫn nằm trong diện nghi vấn giữa Quốc Bảo và Blackmore''s Night , người nghe dễ dàng nhận thấy sự tương đồng giữa bài "Ngồi hát ca bềnh bồng", một tác phẩm có tính tự sự cao với ca khúc "The Clock Ticks On". Nhưng mọi sự suy diễn theo cảm tính sẽ khó có thể đưa đến kết luận rõ ràng. Vì vậy người viết xin được đề cập đến chuyên môn nhạc lí đôi chút để làm sáng rõ hơn sự hoài nghi về hai nhạc phẩm này.
    Đặc trưng giai điệu của bài nhạc bao giờ cũng dễ dàng làm người nghe cảm nhận được sự trùng hợp. Cả hai bản nhạc cùng viết và hòa âm ở giọng H trưởng , dành cho giọng nữ, cùng tempo hay còn gọi là tốc độ với nhịp 4/4 chia đôi kết hợp với những âm sắc bộ gõ dàn nhạc nhà binh. Nếu đặt hai bản nhạc lên để so sánh thì dễ dàng nhận thấy ngay cả hai nhạc phẩm cùng hình thức đọan nhạc, và mỗi đọan cùng hình thức câu nhạc cuối cùng mỗi câu nhạc có cùng cấu tạo tiết nhạc.
    Xét về phần giai điệu thì dường như ?oNgồi hát ca bềnh bồng ?ochính là bè mô phỏng quãng 3 của "The Clock Ticks On". 95% về hợp âm sử dụng giống nhau, giống nhau cả ở từng tiết tấu chuyển giữa các hòa âm,những giải quyết phách nhấn,phách nghỉ, những chỗ dừng nhạc để rồi có tiếng trống dồn báo trở lại hát tiếp.Chính vì vậy mới có hiện tượng một số bạn trẻ thấy ngờ ngợ khi chơi những game nổi tiếng như Cossack, European War vì có bản nhạc như "Ngồi hát ca bềnh bồng" không lời?!.
    Đi sâu hơn về chi tiết của hai bản nhạc, người viết còn thấy nhiều điểm tương đồng hơn.
    Xét về dạo nhạc,cả hai bài hát có cùng giai điệu và cách bố cục, thể hiện ở nét dạo nhạc thứ nhất, bài hát "The Clock Ticks On" chơi hết bốn ô nhạc, lặp lại bon lần sau do chuyển sang nét nhạc dạo thứ hai chơi bằng guitar, đàn violin đệm móc đơn dồn dập 8/8 rồi kéo dài thêm bốn ô nữa đỗ lại vào ba nốt nhạc(F# C# F#) mở đầu cho bốn nhịp cuối của câu dạo trước khi nhắc lại tòan bộ phần dạo trên lần nữa rồi vào hát sau một nhịp nghỉ, còn riêng ở bài hát ?oNgồi hát ca bềnh bồng ?o thì hòan tòan giống ở nét nhạc dạo thứ nhất nhưng khi chuyển sang nét nhạc thứ hai thì tiếng đàn violin được giữ nguyên và ít hơn bốn ô nhạc nhưng vẫn đỗ vào 3 nốt nhạc (F# C# F#).
    Nếu như bài "The Clock Ticks On" dạo nhạc chơi hai lần rồi mới hát thì ?oNgồi hát ca bềnh bồng ?o chỉ một lần và thu gọn hơn .Người nghe có thể tiện theo dõi hơn về tiết tấu phần hòa âm và tên hợp âm:
    The Clock Ticks On
    Hòa thanh và tiết tấu hòa thanh nét dạo thứ nhất:{ H tròn/H tròn /H trắng-E trắng/E trắng-F# trắng}
    Hòa thanh và tiết tấu hòa thanh nét dạo thứ hai: G#m /D#7/G#m_F#/ H_E/H_F#
    Ngồi hát ca bềnh bồng
    Hòa thanh và tiết tấu hòa thanh nét dạo thứ nhất :{ H tròn/H tròn/H trắng-G# trắng/H trắng-F# trắng }
    Hòa thanh và tiết tấu hòa thanh nét dạo thứ hai : G#m /D#7/G#m_F#/ E_F#/C#m_F#
    Riêng về phần hát thì ?oNgồi hát ca bềnh bồng ?o giống bài "The Clock Ticks On" đến 95% về giai điệu với cùng một tiết tấu, nhưng ?oNgồi hát ca bềnh bồng ?o tưởng chừng như là bè quãng ba của "The Clock Ticks On". Đưa ra một số thí dụ cụ thể thì người đọc sẽ hình dung đơn giản hơn.
    Đọan thứ nhất (A1 A2) của phần hát.
    The Clock Ticks On
    Nghỉ đơn,đơn đơn đen đen/đen đen đơn đơn đen, và tiếp tục mô phỏng
    Tiết tấu phần hòa âm và tên hợp âm: H tròn, E trắng F# trắng, H tròn, E trắng F# trắng/ H trắng H7 trắng, E trắng F# trắng, E trắng F# trắng, H tròn, đỗ lại nghỉ 4 phách rồi quay lại.
    Ngồi hát ca bềnh bồng
    Nghỉ đơn,đơn đơn đen đen/đen đen đơn đơn đen, và tiếp tục mô phỏng
    Tiết tấu phần hòa âm và tên hợp âm: H tròn, E trắng F# trắng, H tròn, E trắng F# trắng/ H trắng H7 trắng, E trắng F# trắng, E trắng F# trắng, H tròn, đỗ lại nghỉ 4 phách rồi quay lại.
    Đoạn thứ hai (B) của phần hát.
    The Clock Ticks On
    Đen đơn đơn đen đen/đơn đơn đơn đơn đen đen/...
    Tiết tấu phần hòa âm và tên hợp âm: {H tròn /Htrắng Hđen F# đen/H trắng G#m trắng/H trắng F#trắng }(quay lại)lần sau đỗ lại ở F#. rồi lại quay về dạo nhạc.
    Ngồi hát ca bềnh bồng
    Đen đơn đơn đen đen/đen đơn đơn đơn đơn đen/?
    Tiết tấu phần hòa âm và tên hợp âm{H tròn /Etrắng Eđen F#đen /Htrắng G#m trắng /H trắng F#trắng}(quay lại)lần sau đỗ lại ở F#. rồi lại quay về dạo nhạc.
    Với những phân tích mang tính chuyên môn thì người nghe có thể thấy rõ hơn về sự trùng lặp ngẫu nhiên đến kì lạ của hai bản nhạc. Nhưng những sự nghi vấn không có giải đáp này vẫn chỉ có thể được trả lời bởi những người sáng tác ra hai bản nhạc này.
    Một thí dụ khác cũng trong nghi vấn giữa Quốc Bảo và Blackmore''s Night là ?oNiềm đau chìm xuống? và ca khúc Shadow of the moon nằm trong album cùng tên của Blackmore''s Night.
    Đã có một thời gian công chúng thưởng thức nhạc rộ lên chuyện Quốc Bảo đem một khúc dạo đầu bản giao hưởng bất hủ của Tchaikovsky vào trong bài hát "Còn ta với nồng nàn." Nhưng người viết hiện tại lại muốn đề cập nghi vấn đến phần dạo nhạc của ca khúc "Còn ta với nồng nàn" với ca khúc "Writing on the Wall" cũng nằm trong album Shadow of the moon của Blackmore''s Night.
    Như vậy chỉ với album Shadow of the moon của Blackmore''s Night đã có tới bốn ca khúc có tư tưởng ?otrùng hợp? với các ca khúc của Quốc Bảo. Phải chăng ấn tượng quá sâu đậm của Quốc Bảo về một Blackmore''s Night, như anh đã từng viết trên một tờ báo, đã làm cho các tác phẩm của anh mang quá nhiều dấu ấn của Blackmore''s Night?
    Trở lại với quãng đường thành danh của Quốc Bảo thì người ta không thể không nhắc đến một trong những thành công hết sức tiêu biểu của anh là "Em về tinh khôi". Đây là một sáng tác đã từng làm điêu đứng không biết bao con tim yêu nhạc Việt Nam bởi lời của bài hát là lời tỏ tình của đôi trai gái hết sức lãng mạn. Nghe qua bài hát thì không ai nghĩ đây lại là một tác phẩm bị nằm trong diện nghi vấn nhưng trớ trêu thay ở đời vẫn có chữ ?onhưng?.
    Quả thật bài "Em về tinh khôi" có lyrics rất tuyệt vời nhưng xét về giai điệu thì lại có rất nhiều vấn đề đáng phải bàn tới. Chúng ta có thể thấy rất rõ cấu trúc nhạc của bài "Em về tinh khôi" giống với "Nothing gonna change my love for you".
    Các bạn hãy thử hát cùng người viết hai câu rất đơn giản:
    Vì biết đâu có đôi lúc em xa vời vợi
    Nothing gonna change my love for you

    Đi sâu hơn về phần nhạc lý thì sẽ lại càng thấy có nhiều dấu hỏi dược đặt ra.
    Hai bài có cùng một điệu slow 2/4 với phần dạo đầu A B cùng ở gam trưởng, cùng gian tấu bằng guitar chuyển tông, cùng mở đầu bằng piano, đoạn A của 2 bài đều mở đầu bằng một chuỗi móc kép, và giai điệu giống nhau ở 3 nốt then chốt đầu tiên.Điệp khúc 2 bài cùng ở tiết tấu móc kép liên tục.
    Xét một ví dụ cụ thể thì sẽ hình dung dễ dàng hơn với bạn đọc:
    Hold me now (F), Touch me now (C), I (F) don''t want to leave (D7) without U(G).
    Phần hòa thanh là F C F D7 G
    Xin âu lo không về qua đây (F)
    Xin thương yêu dâng thành mê say (C)
    Xin(Dm)cho ta nhìn ngắm lung linh (D7)từ đáy đôi mắt rất trong (G)
    Phần hòa thanh là F C Dm D7 G
    Nếu xét theo khía cạnh của nhạc sĩ TMP 30% đã bị coi là copy thì ca khúc "Em về tinh khôi" rất dễ nằm trong diện nghi vấn.
  8. trumcuasi

    trumcuasi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Đối với phần lớn nhạc sĩ hay ca sĩ album đầu tay bao giờ cũng là tác phẩm được đầu tư nhiều nhất để thể hiện mình với công chúng. Trong album đầu tay của Quốc Bảo với cái tên nghe thật giản dị nhưng cũng đầy xúc cảm ?oBình yên?, "Tình ca" đưôc đánh giá là khá có màu sắc riêng của Quốc Bảo và bài hát thì lại được một trong những Diva hàng đầu của Việt Nam thể hiện, TTh hay còn có nghệ danh HT. Bài hát cũng được thể hiện bởi Yo Band nằm trong một album khác nhưng không để lại được dấu ấn lớn như TTH. Bài hát được Quốc Bảo khẳng định lấy cảm hứng và cơ sở từ một bài mix của Jimmy Jam & Terry Lewis.
    Nhưng nếu chỉ lấy cảm hứng đơn thuần rồi phóng tác thì có lẽ không việc gì phải bàn cãi. Nhưng trong quá trình tìm hiểu thì người viết được biết trong DVD Utada Hikaru Single Clip Collection Vol.1, bài "Addicted to You" (Up-in-heaven mix) quay cảnh làm video bài này trên nền nhạc karaoke có phần intro giống y nguyên bài "Tình Ca", người viết thậm chí có thể hát bài "Tình Ca" trên nền nhạc của "Addicted to You" (Up-in-heaven mix). Nhưng trong phiên bản của bài Addicted to You được phát hành với giọng hát của chính tác giả thì đoạn intro lại không giống. Nếu người nghe chỉ nghe bài "Addicted to You" do chính Utada Hikaru thể hiện thì không thể phát hiện được sự giống nhau đến kì lạ của hai bản nhạc. Phải chăng Quốc Bảo lấy cảm hứng từ bản nhạc này chứ không phải từ bản karaoke? Dấu hỏi nghi vấn vẫn còn đó. Bản thân bài hát "Addicted to You" trích từ single remix nằm trong album cùng tên phát hành ngày mùng 10 tháng 11 năm 1999, do Toshiba EMI Limited, Japan phát hành. Người đọc có thể kiểm chứng thông tin qua website www.hikaru-online.net. Ngòai ra chính Utada Hikaru đã khẳng định đây là bản nhạc do cô sáng tác. Thông tin một lần nữa có thể kiểm chứng tại website www.toshiba-emi.co.jp
    "Addicted To You"
    Song Written by Utada Hikaru
    Produced & arranged by
    ??Jimmy Jam and Terry Lewis
    ??for Flyte Tyme Productions,inc. and Alex Richbourg
    ??for ABR Productions
    1.Addicted To You
    ??UP-IN-HEAVEN MIX
    2.Addicted To You
    ??UNDERWATER MIX
    3.Addicted To You
    ??UP-IN-HEAVEN MIX
    ??[Instrumental]
    4.Addicted To You
    ??UNDERWATER MIX
    ??[Instrumental]
    Quốc Bảo cũng được biết đến như là một producer có tài. Một trong những ca sĩ được anh dẫn dắt trong thời gain qua là NTV, ca si kiêm người mẫu. Trong album gây nhiều tranh cãi trong dư luận ?o Bí ẩn vầng trăng ?o của NTV. Quốc Bảo có viết một số bài hát. Trong đó nổi bật là bài "Ánh trăng" với phong cách hip-hop Châu Á rất độc đáo. Nhưng trên bìa đĩa của album ?o Bí ẩn vầng trăng ?o thì bài hát dựa theo một bài dân ca của Na Uy . Hẳn là một người nghe nhạc bình dân cũng thấy đây không thể là một bài mix dựa vào dân ca Na Uy. Bởi tính chất nhạc đặc trưng của dan ca Na Uy hoàn tòan khác với hip hop Châu Á. Vấn đề này không biết nhạc sĩ Quốc Bảo giải thích sao đây?
    Nhưng không biết bài hát được mix từ dân ca Na Uy ra sao, giới nghe nhạc Hàn Quốc của Việt Nam thì lại thấy bài "Ánh trăng" hòan tòan trùng lặp với bài "Can''t Wait" do Yoo Seung Yun hát chung với Yuki Hsu. "Can''t Wait" thực chất là 1 remix của Boo Tak Hae do Yoo Seung Jun hát chung với Park Jung Hyun đuợc ra trong album thứ 3, Now or Never của Yoo Seung Jun vào tháng 3, 1999.
    Với những ca khúc đề cập ở trên, hiện tại vẫn chưa có giải đáp nhưng người viết vẫn còn những băn khoăn về một "Nhớ xuân thì" do Quốc Bảo viết và nằm trong album cũng do chính Quốc Bảo produced được Cam Thơ và chồng là Lê Quang thể hiện có sự trùng lặp ?o ngẫu nhiên? voi "Another suitcase in another hall" đã từng được Madonna thể hiện, về một "Để cháy cùng em" do NTV và DT thể hiện với "Dance With Me" của Debolah Morgan, về một "Tim anh trôi về em" trong album Bình yên không biết được lấy cảm hứng từ bài hát nào đó của Shania Twain hay cũng là một sự ?otrùng lặp ngẫu nhiên? nào đó?
    Với vô số bài hát nằm trong diện nghi vấn không biết Quốc Bảo sẽ trả lời ra sao? Bản thân người viết cũng rất mong Quốc Bảo sẽ có những câu trả lời thỏa đáng cho những thắc mắc trên. Công chúng yêu nhạc Viet Nam được biết đến Quốc Bảo ngòai một nhạc sĩ có tài, một producer rất thành công, còn một Quốc Bảo rất sắc xảo trong những bài viết bình luận về Showbiz Việt Nam. Mong rằng lần này Quốc Bảo sẽ có một bài viết thật sắc sảo khác để chấn an công chúng, trả lời thỏa đáng những câu hỏi mà bấy lâu nay những người nghe nhạc vẫn hoài nghi.
    Với tinh thần khách quan và thẳng thắn, cùng mong muốn nhìn thấy sự phát triển lâu dài của nền nhạc trẻ, chúng tôi rất mong Quý báo sẽ có những bước đi mạnh mẽ để góp phần sửa đổi cho một môi trường văn hóa nghệ thuật lành mạnh, đẹp đẽ, không tiềm ẩn khuất tất. Chúng tôi tin rằng việc làm của Quý báo không những sẽ làm cho hàng triệu người yêu nhạc Việt nam có được sự giải thích thoả đáng, mà còn đóng góp vào phát triển tính dân chủ, công bằng và văn minh của xã hội ta.
    Quý báo có thể liên lạc với chúng tôi tại diễn đàn www.yeuamnhac.com hoặc email ở trieuvanhoangtuan72@hotmail.com, tvht_summer@aol.com nếu Quý cơ quan cần thêm thông tin về trường hợp này.
    Kính chúc Quý cơ quan dồi dào sức khoẻ và nhiều thành công.
    Xin chân thành cảm ơn quý báo, cảm ơn Ông/Bà...
    Kính Thư.
    Các thành viên
    Diễn đàn www.yeuamnhac.com
    Họ và tên:
    Địa chỉ:
    Kết thúc lá thư số 2
    ============================
    Chúng ta đã bàn tán, bình luận đủ rồi các bạn. Cái cần thiết bây giờ là hành động, đưa vụ việc này ra ánh sáng cho công chúng. Đánh động báo chí là việc làm cần thiết và tuỳ thuộc rất lớn vào nhiệt tình của các bạn lúc bây giờ.
    Chúng ta hãy cùng gởi email hoặc bưu điện 2 lá thư này đi...
    Được trumcuasi sửa chữa / chuyển vào 03:28 ngày 17/04/2004
  9. trumcuasi

    trumcuasi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Gởi kèm:
    Chuyện vay mượn trong âm nhạc
    15:11'' 07/04/2004 (GMT+7)
    Người Nhật nói: ?oBắt chước để sáng tạo?. Phương châm ấy thể hiện rất sinh động ở những động tác rập khuôn văn hóa Tây phương của các du học sinh Nhật thời Minh Trị. Quả thực, hành động vay mượn đã trở thành tôn chỉ cho xã hội Nhật suốt một thời gian dài hậu Thế chiến, và đấy cũng là một trong những chìa khóa thành công của họ.
    Với những nước đang phát triển, cái làm nên ?ocốt cách? không nhiều, không sâu, và nhất là - không hiện đại; thì hành động vay mượn chất liệu từ bên ngoài nên được xem như phương cách tiến bộ nhất để hòa nhập và phát triển. Chẳng thể nào bó rọ với ao nhà, gốc đa, mái đình mà mơ những cơn mơ toàn cầu. Các nhạc sĩ tiền bối Việt đã vay gì từ âm nhạc Tây phương? Họ vay cảm hứng: những cảm hứng cá nhân, những chuyện tình riêng tư, những cảm thức về cái tôi cô độc của Đặng Thế Phong, Nguyễn Văn Thương, Dương Thiệu Tước ... đều chịu ảnh hưởng từ ca khúc Pháp.
    Họ vay chất liệu âm nhạc: âm giai 7 nốt và đặc tính ?ogiải quyết trọn vẹn? của nó. Họ vay kỹ thuật tác khúc: khúc thức 2 đoạn đơn, kỹ thuật mô phỏng giai điệu. Họ vay tiết tấu: âm nhạc dân gian Việt làm gì có tango, bolero, valse? Cần minh xác lại một ý kiến của nhạc sĩ Bảo Chấn khi cho rằng tác phẩm của các vị tiền bối Việt nếu có trùng hợp gì đó với Tây thì do cùng cảm hứng, chứ thời ấy làm gì có cơ hội nghiên cứu nhạc Tây (sic)! Trên thực tế, những người đặt nền móng cho Tân nhạc, cho Thơ mới và cho Tiểu thuyết hiện đại Việt Nam đều nghe, đọc và nghiên cứu khá sâu trào lưu văn hóa cận đại Pháp. Những ?otập nhiễm? từ thơ Lamartine, từ nhạc Tino Rossi, từ văn Chateaubriand ...đã được tìm thấy quá rõ ràng.
    Do đặc thù về chủng tộc, về tập quán, các dân tộc Á châu không sở trường về tiết tấu. Cơ sở giai điệu ngũ cung và hạn chế của nó là sự mơ hồ, thiếu tương phản cũng đã trói buộc người sáng tác rất nhiều. Vì thế, không riêng Việt Nam, các nước Á châu đều tìm cách phát triển nền nhạc phổ thông của mình bằng cách đi vay các yếu tố ngoại lai như tiết tấu Mỹ (mà Mỹ vay lại của các dân tộc Phi châu), cấu trúc âm giai 7 âm cổ điển, cấu trúc blues 12 nhịp, .v.v. Nét đặc trưng về tiết tấu Canto-pop với hàng loạt móc kép dồn dập thực ra cũng chẳng phải hoàn toàn của Trung Hoa cổ truyền. Họ đã vay của Tây, vay phong cách Jim Steinman. Người Hàn làm nhạc hip-hop dựa hầu như tuyệt đối vào kỹ nghệ sound production của Mỹ; cách nói rap của họ cũng cực kỳ ?olai căng?, nửa Hàn nửa Mỹ. Nhật thì ôm gần hết alternative và metal Mỹ để dựng nên rock Nhật...
    Như thế, chúng ta có thể vay cảm hứng, vay chất liệu, vay kỹ thuật tác khúc để xây nền cho ta. Vay ai? Có vẻ như, chúng ta không mấy thành công khi đi vay âm nhạc Tây phương hiện đại. Cá tính quá dị biệt; môi trường sống, nếp nghĩ, tập quán ngôn ngữ quá xa nhau khiến chuyện đi vay trở thành chắp vá, lộ liễu, ?olai căng?. Thế nên, những nhạc sĩ Việt trẻ tuổi đi vay ?othứ dễ nghe hơn? từ các nước láng giềng gần. Họ tìm vay nhạc Thái, nhạc Hàn, nhạc Mã Lai, nhạc Hồng Kông. Nói cho công minh, họ đang vay từ những nguồn vốn nghèo hơn vốn nhà! Quả thế, những gì chúng ta đang muốn mượn từ nhạc Thái, nhạc Tàu rất thô sơ, ấu trĩ.
    Cũng để đối phó với việc xét duyệt - vì những bài có nguồn gốc Mỹ đều không được cấp phép - người ta phải vay ?ongân hàng? Á châu hàng loạt. Có vay nhiều thêm đi chăng nữa, chúng ta cũng chỉ đáp ứng được mỗi một chuyện: nhu cầu nghe nhạc ồ ạt, thiếu chọn lọc của một số ít công chúng. Nhạc nửa Việt nửa Tàu tràn lan cũng chỉ để ca sĩ kiếm tiền chăng chớ ở những shows dễ dãi, và nhạc công phòng thu có việc làm đều đặn! Việc vay, như vậy, trở thành một ?ogiải pháp tình thế? đáng buồn. Vay kiểu ấy, chẳng giúp ích gì cho một căn cơ lâu dài của chính ta; và vô hình trung, chúng ta đang tự làm mờ cốt cách.
    Còn phải nói thêm về một tai hại nữa khi ?ovay gần?: vì không hiểu được tiếng Hàn, tiếng Nhật, chúng ta cứ đẻ ra hàng loạt những phó bản ất ơ vô tội vạ, chất chồng ngày càng nhiều những đống ?onão tình?. Vay như thế nào? Nhạc sĩ Bảo Chấn đã từng nghe và chép lại vô số tổng phổ nhạc nhẹ, từ Paul Mauriat đến Yanni, từ Burt Bacharach đến Chicago để phục vụ cho ban nhạc hòa tấu của anh trong những năm 80 - 90. Công việc hết sức tốn công đó lẽ ra có thể giải quyết nhanh chóng bằng cách đặt mua tổng phổ xuất bản. Song, thời ấy ta chưa thể mua hàng qua internet. Bảo Chấn đã phải cặm cụi ghi từng nốt nhạc, từng ô nhịp, từng hợp âm, vừa để phục vụ ?ođời cơm áo? vừa học tập phong cách phối khí. Anh, nhà phối khí có uy tín, đã tự học bằng cách khổ nạn như vậy.
    Trong số những tổng phổ không rõ xuất xứ, có cả nhạc Keiko Matsui... Duyên may cho Matsui và xui xẻo cho nhạc sĩ Bảo Chấn. Vì nhờ chuyện ồn ào đó, người nghe jazz Việt mới để ý đến Matsui. Cô là một trong hàng nghìn nghệ sĩ smooth jazz (dòng pop mượn vỏ jazz, dễ nghe; ở Việt Nam có Hoài Sa và Huy Tuấn theo xu hướng này) và không hề là người có ảnh hưởng lớn đến không khí âm nhạc thế giới. Nhờ chuyện ồn ào, người Việt tìm mua thêm một ít nhạc của cô.
    Cái xui của nhạc sĩ Bảo Chấn xuất phát từ việc anh đã "quên khuấy" xuất xứ bản tổng phổ ghi được. Tai nạn nghề nghiệp của một người hơi thiếu ngăn nắp chăng? Và dư luận đang có chiều hướng xét công xét tội kiểu Trung cổ?
    Quốc Bảo (giaidieuxanh.com.vn)
  10. trumcuasi

    trumcuasi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Các địa chỉ để gởi bằng đường bưu điện
    Tổng hợp của bạn Final và Toidanoiyeuem
    Những địa chỉ chúng ta cần đến, các bạn và tôi không cần chần chừ, ai làm được gì cứ làm trước, post lên chúng ta lấy form chuẩn, từ đó gửi qua những địa chỉ dưới đây,
    Về blackmoresnight, đồng thời gửi luôn, không bàn nhiều nữa, form gửi Blackmoresnight vài bạn đã có, xin dịch nhanh sang Tiếng Anh với đầy đủ liên kết tới những bằng chứng. Không thể nào coi thường lũ trẻ chúng ta không nghe Blackmoresnight hay một luận điệu gì đó tương tự được, đó là điều qúa sai lầm của QB.
    Các bạn cũng update thêm vào list này đầy đủ, và chúng ta sẽ thống nhất 1 form thư chuẩn, bạn nào viết trước thì post trước nhé.------------------------------------------------------
    Báo Người Lao Động.
    http://www.nld.com.vn
    Tổng Biên tập: Nguyễn Thị Hằng Nga.
    Phó Tổng Biên tập: Thẩm Tuyên phụ trách nội dung kiêm Tổng Thư ký Tòa soạn, Lưu Bá Tòng - phụ trách hành chính trị sự và Nguyễn Văn Tín phụ trách thông tin Công đoàn.
    ĐƯỜNG DÂY NÓNG TPHCM:
    08.9305376
    0903.34.34.39 Hà Nội:
    0904.11.42.42
    ----------------------------------
    Hội nhạc sĩ Việt Nam.
    51 Trần Hưng Đạo.
    nhạc sĩ Trọng Bằng - Tổng thư ký Hội nhạc sĩ Việt Nam.
    9 434 046
    Phòng ông Hồng Đăng. .......................................................................................... 9 436 320
    Phòng ông Trọng Bằng + Fax .................................................................................... 9 439 181
    Nhà riêng ông Trọng Bằng F202 N2 222A Đội Cấn ..........................................8 325 549
    ---------------------------------
    Báo Nhân Dân
    TRỤ SỞ BỘ BIÊN TẬP:
    71 HÀNG TRỐNG - HÀ NỘI
    Tel: (84 4) 8254231/ 8254232
    Fax: (84 4) 8255593/8289432
    E-mail: toasoan@nhandan.org.vn
    WWW.NHANDAN.ORG.VN
    ---------------------------------------
    Báo Sài Gòn Giải Phóng
    Tiếng Nói của nhân dân TP.HCM.
    432 Nguyễn Thị Minh Khai, Q3.
    tel: 8395942
    email:sggp@hcm.vnn.vn
    -----------------------------------
    Báo Tuổi TrẻCƠ QUAN CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TP.HCM
    - Tổng biên tập:
    LÊ HOÀNG
    - Phó tổng biên tập:
    HUỲNH SƠN PHƯỚC - TRƯƠNG QUANG VĨNH
    DƯƠNG THÀNH TRUYỀN - VŨ VĂN BÌNH
    - Tổng thư ký tòa soạn:
    BÙI VĂN THANH
    - Tòa soạn, trị sự và phát hành:
    161 Lý Chính Thắng, Q.3, TP.HCM
    Điện thoại: (84.8) 9316993 - 9316994 - 9317995
    Fax: 9316987; E-mail: tuoitre@hcm.fpt.vn
    - Đường dây nóng:
    Điện thoại: 091 8033133 - (08) 9351010
    ------------------------
    1. Tại Hà Nội: 72A Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội, ĐT: (84.4) 8473663 - 8473664; Fax: 8473665; E-mail: tuoitre@fpt.vn
    2. Tại Đà Nẵng: 9 Trần Phú, TP Đà Nẵng, ĐT: (84.511) 873973 - 886866;
    Fax: (84.511) 826036; E-mail: ttre_mtrung@dng.vnn.vn
    ------------------------
    Bộ VH-TT
    www.cinet.vnn.vn
    vài giờ nữa sẽ có địa chỉ.
    --------------------
    Báo Lao Động
    Toà soạn và trị sự: 51 Hàng Bồ - Hà Nội.
    ĐT: 8252441 - 8267374. Fax: 84.4.8254441
    Chỉ số: 12261 - ISSN 0866 - 7950.
    Tổng Biên tập:Vương Văn Việt.
    Phó Tổng Biên tập: Trần Đức Chính. Trung tâm Kỹ thuật - Chế bản -
    Thư ký Toà soạn: 169 Tây Sơn - Hà Nội.
    ĐT: 04-5330304 - 5330305. fax: 04-5370141.
    Điện thoại: 04-8252441
    Fax: 04-8254441
    E-Mail: laodong@fpt.vn
    www.laodong.com.vn
    -----------------------------
    Báo Thanh Niên
    (tại Hà Nội)
    218 Tây Sơn ............... 8 570 897
    Vănphòng .......................................................................................... 8 570 897 .......................................................................................... 8 570 981
    ------------------------------------
    Đài Tiếng nói Việt Nam, 58 Quán Sứ-Hà Nội
    www.vov.org.vn
    ĐT: (84 4) 9344231 Fax: (84 4) 9344230 Email:vovnews@hn.vnn.vn
    Hội đồng biên tập
    Chủ tịch: Phó Gs, Ts Vũ Văn Hiền
    Phó Chủ tịch: Nguyễn Thị Kim Cúc - Đinh Thế Lộc
    Tổng Biên tập: Đinh Thế Lộc,
    Phó Tổng Biên tập: Vũ Bích Ngọc
    --------------------------------------------------------------
    ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
    Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Television
    Tên viết tắt : VTV
    Địa chỉ: 43 Nguyễn Chí Thanh - Ba Đình - Hà Nội
    Điện thoại : 04.8354992
    Fax : 04.8350882
    E-mail: THVN@vtv.org.vn
    TRUNG TÂM TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
    Địa chỉ : 7 Nguyễn Thị Minh Khai - Quận 1 - Thành phố Hồ Chí Minh
    Điện thoại : 08.8224403
    Fax : 08.8223422
    E-mail : ThuongTruHCM@vtv.org.vn
    ---------------------------------------
    VN EXPRESS.
    http://vnexpress.net/
    mail:webmaster@vnexpress.net
    hoặc gửi thông tin trực tiếp đến ban biên tập, click here_ http://vnexpress.net/ContactUs/?d=w...r@VnExpress.net
    tel 04-9110103 (HN)
    tel: 08-9306511(tpHCM)
    ----------------------------------
    www.tintucvietnam.com
    Góp ý - liên hệ: gửi thư tới phanhoaian@tintucvietnam.com.vn,
    ----------------------------------
    Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn
    32 Nguyễn thái học.HN.
    Cục Trưởng,ông Lê Ngọc Cường.

Chia sẻ trang này