1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhạc sĩ Quóc Bảo - Quả bom thứ 2 ?

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi trumcuasi, 17/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hnhan

    hnhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/04/2002
    Bài viết:
    2.161
    Đã được thích:
    0
    Ha, nói cho nhiều nhưng, một cách rất "khéo léo", vẫn tránh câu hỏi của tui :
    -Giải thích sự giống nhau kỳ lạ của những bài nhạc Blues/Rock n Roll.
    -Định nghĩa thế nào là "kết hợp, chọn lọc những giai điệu hay, đẹp trên thế giới với giai điệu Việt nam".
    Làm ơn, hai cái ứng tác đó có giống hoàn toàn không ? Ý mỉa mai của người viết? Ờ ... hãy đọc lại câu này và làm ơn cho tui thấy sự mỉa mai vô cùng thông minh của quý vị ở chỗ nào ngoài sự thiếu suy nghĩ "cũng ám chỉ Blackmore có những giai điệu ở trình độ trung cấp âm nhạc có thể ứng tác được hay sao". Tui đã nói rồi, và quý vị cũng đã đồng ý, rằng ai cũng có thế ứng tác ra đuợc một bài nhạc hay, bất kể trình độ. Thế cái này gọi là mỉa mai. Về logic QB không sai, quý vị lại đi "mỉa mai" (xin lỗi, từ mỉa mai dùng để đặt cho những từ ngữ thông minh, chứ không phải thứ câu hỏi ngớ ngẫn). Viết tay từ vua Henry VIII, ^_^, nó chứng tỏ được gì ? Đó có thể là những bài hát tales của một thằng bard nào đó ca ngợi chiến công của ai đó, chẳng nói lên cái gì cả.
    Ta nên phân biệt giữa bị ảnh hưởng và "copy" (à la trường hợp của ông Bảo Chấn và bà gì đó). Tui có thể đưa ra ví dụ về những loại "bị ảnh hưởng" kiểu này : "Blowing in the Wind" và "No more Auction Blues" (trad.), "Masters of War" và "Nottamum Town" (trad.). Ngay cả bài quốc ca VN và quốc ca Pháp cũng có một đoạn không ngắn gần như là clone của nhau ("cờ in máu chiến thắng vang hồn nước"), nói như quý vị thì chắc ông Văn Cao nhà mình lúc sáng tác bí cái chất "hào hùng" quá nên copy đại một khúc trong bài Les Marseillais rồi dán vô (!). Tui cũng dưa ra ví dụ của James Damiano kiện Bob Dylan vì trong Dignity có một đoạn mà theo "phiên tích âm nhạc" thì gần như đúc nhau
    http://dylanchords.com/faq.htm#dignity

    Tui thấy nếu muốn la làng la xóm lên kiểu YAN mấy vị thì trước tiên nên tìm hiểu hơn là thấy cái gì cũng đùng đùng lên gà mắc đẻ. Câu khách thì cũng vừa thôi.
  2. martenzi

    martenzi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    hic hic ,gặp phải thằng ranh háo thắng rồi !!!!
    tôi không có tức đâu ,tôi là người chửi cạu thì suớng cái mồm tôi thôi chứ bị chửi mà vẫn cười đuợc như cậu thì chai mặt thật !
    mà hình như mày là kinhnhi hả ?
    xem ra thì mày có vẻ máu vụ này quá !!!
    chừng nào thư tới báo tuổi trẻ thì bà con sẽ biết tên của mấy vị này ngay !!!
  3. nicepearl

    nicepearl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Bạn ơi bạn có nghe "Ngồi hát ca bềnh bồng" với "The clock ticks on" chưa vậy ? Nếu bạn nghe rồi mà bạn vẫn đưa những dẫn chứng ra để nói giống nhau 1 vài đoạn thì không phải copy thì lạ thật! 2 bài đó giống hệt nhau từ đầu đến cuối về giai điệu chứ không phải chỉ giống vài đoạn đâu.
    Giả sử bạn khăng khăng là 2 bài đó khác nhau hoàn toàn (cái này tuỳ vô khả năng "nghe, hiểu" của mỗi người) đi nữa thì ông QB xưa giờ vẫn chỉ trích người khác vay mượn giai điệu, bây giờ ổng lại viết 1 bài nói là ổng bị ảnh hưởng phong cách Blackmore''''s Night bạn vẫn không thấy vấn đề gì sao ? Chỉ sau khi bị phát hiện ổng mới viết bài chống chế, nếu ảnh hưởng thì bao nhiêu năm nay sao ổng không nhắc tới ???
    Vậy thôi nhe, bạn chiu khó suy nghĩ chút coi có thấy sáng tỏ gì không
    À nếu bạn không có mấy bài này để nghe thì bạn vô đây nghe lại cho kỹ nè
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=28269&ChannelID=10
    Theo phương pháp trắc nghiệm thì bạn hãy mời những người 0 hề biết gì đế QB và Blackmore''s Night rồi bảo họ phát biểu cảm tưởng sau khi nghe Ngồi hát ca bềnh bồng với The Clock ticks on
    Được nicepearl sửa chữa / chuyển vào 01:38 ngày 19/04/2004
  4. trumcuasi

    trumcuasi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Người xưa có câu: " Ở đâu cũng có anh hùng, ở đâu cũng có... thằng khùng thằng điên ". Hình như bạn không được bình thường cho lắm khi chỉ thích ngồi chửi người khác cho sướng cái mồm mình..
    Tôi không rảnh ngồi... chửi nhau với người như vậy. Cậu cứ ngồi 1 mình mà... tự chửi đi nhé..
    -------------------------------------------------------
    Đây là bài báo vừa đăng trên báo Lao động, link ở đây:
    http://www.laodong.com.vn/new/vanhoa/index.html
    Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu:
    Toà án lương tâm còn hơn toà án xã hội
    ´ Là một trong 3 vị "trưởng lão" được mời đến thẩm định tác phẩm có dấu hiệu sao chép của một số nhạc sĩ trẻ, khi nghe, ông có bị sốc?
    - Nói thật ra, tôi rất buồn cười. Tại sao nhiều nhạc sĩ trẻ ngốc nghếch thế, giả sử có cóp vài đoạn thì cũng phải đổi khác một chút chứ, đây lại là giống y nguyên từng đoạn một.
    ´ Có gì đáng nói trong "công nghệ" ăn cắp nhạc này, thưa ông?
    - Làm gì có công nghệ! Chẳng chịu động não gì cả, cứ bê nguyên xi cả đoạn vào, cả bài chỉ gia giảm làm khác đi vài nốt.
    ´ Phải chăng đây là hệ quả của một thời nhạc trẻ dễ dãi tung hoành mà ai cũng che tai làm ngơ?
    - Thú thật là tôi nghe không nổi nhạc trẻ. 6,7 năm nay tôi không dám xem chương trình ca nhạc trên tivi nên không bình luận gì. Chỉ mới đây, người ta đưa ra ba bản nhạc của Bảo Chấn, Phương Uyên và Quốc Bảo cùng các bản đối chiếu cho chúng tôi nghe thử. Đúng là giống quá. Cho đến nay, tôi vẫn chưa khẳng định gì về Bảo Chấn, vì ăn cắp nhạc hay không chỉ Bảo Chấn biết. Đôi khi toà án lương tâm còn lớn hơn toà án xã hội. Còn về bài "Mẹ yêu" của Phương Uyên thì nhạc VN ít khi có tiết tấu như vậy (như người dân tộc nói thiếu dấu ấy mà). Bài "Mười sáu" của Quốc Bảo cũng giống "Renaissance Faire" từ tiết tấu đến âm điệu. Cảm giác của tôi là người viết ăn cắp dễ dàng quá, mà không biết xấu hổ.
    ´ Mà như ông từng nói, xấu hổ là một trong những phẩm chất người, để sửa sai và nhận lỗi?
    - Đúng thế. Giá mà ở ta có ai đó dám đứng ra nhận lỗi để lần sau không còn tái đạo nhạc.
    ´ Qua những vụ việc này, ông nghĩ thế nào về người viết trẻ hôm nay?
    - Nhạc sĩ phải có tư cách. Nếu bị ảnh hưởng một câu, một đoạn ngắn nhạc của người khác mà không biết (như ông Trần Tiến chẳng hạn) thì đôi khi còn chấp nhận được. Theo tôi, giới trẻ muốn tên tuổi lên hương sớm quá, nên làm những việc vội vã, thiếu suy nghĩ. Tưởng là ăn cắp không ai biết, nên cứ mạnh dạn ăn cắp.
    ´ Thế vai trò của các "trưởng lão" đối với lớp trẻ thì thế nào?
    - Tôi muốn cơ quan hữu quan như Hội âm nhạc TPHCM, Sở VHTT có một buổi gặp mặt trao đổi với một số tác giả bị nghi là đạo nhạc. Nếu đúng là họ ăn cắp thật thì phải có những lời răn đe, nhắc nhở họ nên rèn luyện, học tập, trau dồi cái của mình chứ không đi ăn sẵn của người khác.
    ´ Hình như "tải" nhạc đã là "truyền thống" của giới sáng tác trẻ?
    - Ca sĩ Ánh Tuyết từng nói: Nhạc trẻ chết sớm nên mới gọi là nhạc trẻ. Tôi thì cho rằng nhạc trẻ sinh nhanh, chết non, vì nó không có nội dung, đời sống...
    ´ Liệu đang có một nhu cầu đặt hàng những bài hát na ná giống nhạc ngoại?
    - Nhu cầu gì thì người viết cũng phải tỉnh táo chứ. Mà người hát cũng thiếu suy nghĩ. Chẳng hạn, tôi thấy nhiều nữ ca sĩ rất thích hát "Con gái bây giờ nói một là hai..." nhí nhố như thế mà chịu được.
    ´ Trong đời, đã có ai bảo nhạc của ông là lấy của dân ca chưa?
    - Chưa. Vì tôi chưa bao giờ ăn sẵn. Nghe "Bóng cây Kơnia" người ta nghĩ đến dân ca Tây Nguyên nhưng chỉ ra bài nào thì chịu. Là nó mà không phải là nó. Thể hiện cho được cái tôi của nhạc sĩ là điều khó nhất. Là nhạc sĩ đích thực phải suy nghĩ, đắn đo, biết nhào nặn, xào nấu, gia giảm chất liệu; nhiều khi tìm không ra một nốt ưng ý là cứ như phải trả nợ quỷ thần.
    ´ Thời trước, có nhạc sĩ tiền bối nào bị bắt quả tang đạo nhạc chưa, và bị xử lý như thế nào, thưa ông?
    - Cũng có đấy, nhưng hình như chỉ 1 trường hợp. Hình phạt nặng, bị khai trừ Đảng, ra khỏi hội.
    ´ Liệu có phải môi trường đào tạo nhạc sĩ trẻ chưa nghiêm?
    - Theo tôi nghĩ, không phải ai ở nhạc viện ra cũng thành nhạc sĩ. Hiện tượng đạo nhạc hôm nay là do sự lệch lạc tự ý thức người viết chứ không phải do đào tạo không kỹ.
    Xin cảm ơn ông.
    Minh Thi thực hiện
    (laodong.com.vn)
    Được trumcuasi sửa chữa / chuyển vào 04:06 ngày 19/04/2004
  5. IzzyX

    IzzyX Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2003
    Bài viết:
    248
    Đã được thích:
    0
    Nói cho ông nghe nhá ! Tôi tuy kiến thức lịch sử âm nhạc và nhạc lý ko nhiều nhưng cũng đủ để phân biệt được copy và "chịu ảnh hưởng" . Còn chuyện phải tìm hiểu trước khi la làng thì chúng tôi đã làm rất nhiều rồi. Có điều ai cũng thấy là QB không hợp tác để cùng tìm hiểu mà cứ giả câm giả điếc.
    Mấy cái trò lừa gạt của Quốc Bảo bao gồm tăng giảm transpose, thay đổi tempo, chỉnh lý lại lời trên nền chord của nguyên tác 9 thậm chí thô hwon là lấy nguyên những bass track của người ta ).
    Một người sơ cấp nhạc cũng thừa hiểu phần lời "Ngồi hát ca bềnh bồng" chính là bè ở quãng ba của nguyên tác " The clock ticks on "
    Mấy cái VD nguỵ biện ông đưa ra làm cái gì ?! QB là ai mà so với Văn Cao. Cứ cho là Văn Cao có lấy 1 chút La Marseille thì ông thấy sao khi QB bê nguyên 99 % hợp âm của Blackmore.
    Tôi không cần biết ông là cái gì của QB nhưng hãy nhìn vào thực tế đi. Người nghe nhạc bình thường ko cần biết gì về Phục Hưng, Blues/Jazz - Rock n Roll mà chỉ nhìn thấy trước mắt 1 sự thật trần trụi là QB ăn cắp nhạc của Blackmore rồi chạy chọt cho chìm xuồng, thậm chí đã có 1 bài báo rất "Nhạc Bất Quần" trên Mỹ thuật 15/4/2004.
    LOL. Chẳng nhẽ thính giả bây giờ mê muội rồi - muốn nói gì cũng được sao !
    p/s : 1 người bạn của tôi cho biết Quốc Bảo có được CD "Shadow of the moon" của Blackmore''s night do 1 người đi Hungary mang về. Sau đó ngồi phẫu thuật chứ chả có chuyện ứng tác vớ vẩn với tay nhạc sĩ giời ơi nào ( một Thảo My như trường hợp Bảo Chấn ) như QB đã "bộc bạch" đâu
  6. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
  7. hnhan

    hnhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/04/2002
    Bài viết:
    2.161
    Đã được thích:
    0
    Mấy người nói nhiều quá nhưng vẫn nói trật lất, tui nhăc& lại một lâné nữa :
    -Giải thích sự giống nhau của những bài blues / Rock n Roll. Giỏi quá, biết viết thư cho người nước ngoài, biết "bè quãng ba" mà tội cái là không thể hiểu được tiếng Việt. Nhắc lại lần nữa, hãy nhìn vào sự giống nhau của những bài blues rồi hãy nói.
    Hờ, thêm cái này nữa mới độc chứ :
    Thế nhưng lại không chịu chỉ ra nó sai chỗ nào ? Bệnh này của dân TTVN lâu năm rồi. Nhất là mấy cha bên box Rock.
    Ờ, nói mới nhớ một người bạn của tui cũng cho biết là thật ra con người có thể bay được như chim nếu ta tự ném mình qua cửa số từ lầu 250 của tần nhà nhất định nào đó. Nói rồi năm ngoái nó đi thử nhưng chưa thấy về, nhưng tui dám cá rằng cái này là sự thật.

    Tui nhắc lại :
    -Giải thích sự giống nhau đến từng chút một của nhừng bài nhạc Blues/ Rock n Roll.
  8. trumcuasi

    trumcuasi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Thứ nhất, không phải người ta không trả lời bạn nghe, mà bởi vì bạn đưa ra 1 vấn đề hoàn toàn... không liên quan gì tới chuyện này, rồi bắt người khác giải thích cái-khác-nhau-không-ăn-nhập gì tới vấn đề ở đây. Thật là lố bịch vì chẳng khác nào bạn đi kêu gào cái dốt của mình... rồi bắt người ta phải dạy cho bạn hiểu, vạch cho bạn thấy cái dốt của bạn. Người ta không thèm nói chuyện với người như bạn thì bạn thì... tự mãn, nghĩ: "hê hê câm như thóc", chắc bạn đang nghĩ mình giỏi lắm á... há há...
    Các bài hát của Quốc Bảo và các bài của Blackmore''s Night giống nhau là do: ăn cắp. Không những Ăn cắp giai điệu ca khúc mà còn ăn cắp hoà âm phối khí. Bạn có cần tôi phải giải thích ăn cắp hoà âm phối khí là gì không ? hay có cần giải thích ăn cắp từng dòng bass, từng nốt nhạc của tune guitar đệm, từng quãng bè, từng nhịp trống, ăn cắp đến mức không còn chừa chỗ cho người khác... ăn cắp như thế nào hay không ?. Trên đời này chuyện vừa "trùng hợp" giai điệu ca khúc lẫn hoà âm phối khí là... hoàn toàn không bao giờ xảy ra. 1 đứa trẻ con cũng phân biệt được sự ăn cắp rõ ràng giữa những bài này, bạn không phân biệt được tôi cũng... thán phục "khả năng hiểu biết nhạc cao siêu" của bạn thật đấy.
    Cái bạn đưa ra: Sự giống nhau giữa nhạc Rock ''n Roll & Blues , tôi giải thích ở đây là sự giống nhau do: kế thừa, ảnh hưởng. Một chuyện chẳng liên quan gì đến chuyện này. Bạn nghe được vài bài Rock ''n Roll và nghe được vài bài Blues xưa thế là thấy chúng quá giống nhau (1 phát hiện mới chăng ? ), thế là kêu gào, vơ đũa ( hay có thể là nguỵ biện ) với chuyện ăn cắp nhạc...
    Nhạc Blues được khai sinh từ thuở sơ khai khi người nô lệ da đen đặt chân lên đất Mỹ. Thường nội dung của những bản nhạc Blues là buồn, nói lên những nỗi thống khổ của người dân nô lệ da đen. Với yêu tố âm nhạc được kết hợp từ gam ngũ âm của Châu Phi và gam âm nguyên của Phương Tây, từ đó tạo ra gam Blues rất đặc trưng và chính gam này ảnh hưởng rất rõ nét đến dòng nhạc Rock ''n Roll sơ khai.
    Sau khi khai sinh ra người con cả Jazz, dòng nhạc tiếp theo có nền móng từ Blues là Rock ''n Roll và những năm thập kỷ 50. Những ngôi sao nhạc Rock ''n Roll thời đó đều có thần tượng của dòng nhạc Blues chẳng hạn Joe Turner, Jimmy Rushing... Hiển nhiên là Rock ''n Roll thời kỳ sơ khai được thừa hưởng rất nhiều từ dòng nhạc Blues, chẳng hạn gam Blues, kỹ thuật "pitch-bending" trong sử dụng guitar lẫn hát.v.v.. nhưng được kết hợp với nhịp điệu Rock và đặc biệt là tiếng "trống Rock". Chúng ta thường xuyên bắt gặp nét Blue trong dòng nhạc Rock ''n Rock thời này.
    Bởi vậy, chuyện bạn phát hiện điểm giống nhau trong hợp âm của những bài hát Blue xưa đặc biệt là R &B xưa và những bài Rock ''n Roll chẳng có gì đáng ngạc nhiên với mọi người cả. Nhưng chính thái độ " kêu gào " của bạn khiến tôi cảm thấy thật là nực cười... Sự khác biết giữa 2 vấn đề ở đây rất rõ ràng, 1 là ảnh hưởng, thừa kế, 1 là ăn cắp.[/b]
    Sự thừa kế là người ta dựa vào cái lõi nào đó, chẳng hạn vài band thời kỳ đâu Rock ''n Roll dựa vào hợp âm Blues, cách hát Blues.v.v.. rồi phát triển thêm những nhân tố mới như ý tưởng ca từ mới, tiết tấu nhịp điệu mới với hợp âm vòng blues, tiếng trống mới....vân vân và vân.... Hay có nhiều band yêu thích "thần tượng nhạc Blues" của họ thì họ cover lại các bản Blues (nhưng người ta không bao giờ quên để chữ cover vào nguồn gốc bài hát nhé !).
    Còn ăn cắp là bê nguyên xi rồi sau đó là điền tên tác giả là mình, tôi thiết nghĩ chuyện phân biệt đâu là ăn cắp không hề khó khăn cho lắm... hầu như ai cũng nhận ra rất dễ dàng. Cho nên tôi hơi ngạc nghiên với lời lẽ tỏ ra hiểu biết (có thể nghe hoặc đọc hay a dua từ đâu đó) nhưng khả năm cảm nhận của bạn hình như hơi bị... tăm tối... . Bạn nên ở nhà đóng cửa trau dồi, cảm nhận và... chỉnh lại cái vấn đề trong cái lỗ tai của bạn hơn là đi kêu gào người khác bạn a.
    Sorry với lời lẽ nặng lời, đơn giản vì bạn cứ "lảm nhảm" chuyện... nhảm, "cãy chày cãi cối" như vậy, ai mà chịu cho nổi...
    Được trumcuasi sửa chữa / chuyển vào 04:53 ngày 21/04/2004
  9. trumcuasi

    trumcuasi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Đây là câu nói thẳng thắn, trung thực nhất mà từ khi bắt đầu phong trài "bài đạo nhạc" tôi được nghe đến nay. Tôi thật sự kính nể nhạc sĩ Trần Tiến với thái độ thẳng thắng, chính xác của ông:
    Trích từ bài viết trên Thanh Niên số ra Thứ Hai ngày 19/04/2004
    http://www.thanhnien.com.vn/TinTuc/VanHoa/2004/4/19/14410/
    ------------------------------------------------------------------------
    Mạn đàm về đạo nhạc cùng Trần Tiến

    Nhạc sĩ Trần Tiến đang trả lời PV Thanh Niên qua mạng Internet.
    [​IMG]
    Theo dõi ?oquả bom nổ? về đạo nhạc trên những phương tiện truyền thông hiện nay, nhạc sĩ Trần Tiến, với tư cách một người có chuyên môn lâu năm trong nghề và có uy tín trong giới nhạc trẻ cùng với lòng mến mộ của đông đảo khán giả già, trẻ cả nước đã có đôi lời tâm sự.
    |- Anh có suy nghĩ gì về việc phát hiện chuyện đạo nhạc đang diễn ra hiện nay?
    - Rất thích và rất đau, nhưng rất khoái.
    - Kể cả việc nhạc của anh cũng bị lên bàn mổ hai bài: Sắc màu và Chiếc vòng cầu hôn. Mà hai bài này, hầu như có karaoke là tôi hát.
    - Bạn cứ hát và bạn cứ chửi khi thấy nhái của ai đó mà bạn biết. Bài hát dẫu mang nặng đẻ đau, nhưng đã chẳng may là quái thai thì đành đau đớn mà chịu đựng. Chẳng người mẹ nào không bênh con mình, nhưng cũng biết trời cho thì được, con gà nào trót đẻ trứng ung thì mổ đi. Con mèo tội nghiệp nhà tôi đẻ ra 6 mèo con, tự nó cắn chết một con sống quặt quẹo nhất. Tôi thấy nó buồn mà chỉ muốn viết bài hát tặng nó. Vừa rồi các bạn đã làm những việc rất hay là tạo được một trái bom hạt nhân mang phản ứng dây chuyền, động được cả thói ăn cắp của các ngành nghề khác.
    Chúng ta xoá đói, giảm nghèo để tiến tới xoá nạn trộm cắp hoành hành, nhất là tính cầm nhầm trong mỗi con người còn khó gấp ngàn lần...
    - Thế anh cũng tự nhận hai bài hát của anh mà báo chí đưa ra là?
    - Là ăn cắp chứ còn gì nữa. Nếu hai bài hát đó các bạn hát lại nhiều lần vẫn thấy giống của người ta. Không nên có bất cứ một lý do nào có thể biện hộ cho sự giống nhau. Và người nhạc sỹ lại càng không nên giải thích về bài hát của mình...
    [​IMG]
    Nhạc sĩ Phương Uyên cũng có 2 tác phẩm bị cho là ăn cắp: Mẹ yêu và Anh tôi.
    - Thế sao anh lại giải thích trên mạng VNN về xuất xứ của hai bài đều bắt nguồn từ những nét dân ca anh sưu tầm ở Tây Nguyên và ở miền Trung? Anh còn hát trên mạng các điệu dân ca đó và đưa cả tên, địa chỉ những người đã cung cấp cho anh để anh không những sáng tác được hai bài đó mà còn nhiều bài khác.
    - Đấy chính là mắt xích quan trọng của vấn đề. Đưa ra chuyện ăn cắp hay không, phải có bằng chứng. Mà bằng chứng phải có hội đồng chuyên môn có uy tín khẳng định, cùng sự phản biện của công tố, luật sư, nhân chứng, bị can. Phương tiện truyền thông mà cứ một chiều khẳng định, đưa ra một vài ý kiến của nhạc sĩ này nọ, một vài cuốn băng để công chúng nghe và phán sử. Đó là việc làm chưa đủ sức thuyết phục và chưa có tính chuyên môn của pháp chế. Dẫn đến sự hiểu lầm của công chúng và tất nhiên hậu quả là sự hạ bệ một tài năng một cách quá dễ dàng và cực kỳ thô bạo. Giết một con người chỉ bằng lời nói, tội đó cũng ngang với tội ăn cắp.
    Chúng ta đang làm điều thiện hay điều ác đây. Chúng ta đang nhân danh xoá bỏ tệ nạn trộm cắp để xây dựng một mặt bằng nhạc trẻ trong sáng và đẹp đẽ hòng cống hiến những sản phẩm âm nhạc lành mạnh cho công chúng yêu nhạc. Hay chúng ta đang hô hào tàn sát lớp nhạc sỹ trẻ vốn rất yếu đuối. Họ không biết ăn nói, không có thế lực, không có tiền, không có diễn đàn để tự bảo vệ và cũng không có luật nào để bảo vệ. Họ chỉ biết lấy nhạc là điều duy nhất an ủi cuộc sống vốn quá khó khăn. Trong số họ mấy ai được học hành, dạy dỗ. Một trong số đó đã theo học lớp nhạc mồ côi của tôi. Tôi hiểu được phần nào lý do muốn nổi tiếng sớm, để có người kêu đi làm, đi làm rồi thì lấy nhạc Hàn, Thái bán để có tiền sống. Họ cũng chẳng biết thế nào là đạo nhạc (Như lời tâm sự của Phương Uyên trên mạng).
    - Anh nghĩ gì, sau cuộc bùng nổ về việc lộ ra chuyện đạo nhạc mạnh mẽ này.
    - Một bộ mặt nhạc trẻ chán chường, tuyệt vọng. Sân khấu, thị trường vắng như chùa Bà Đanh. Giống như loan tin phở có mùi xác người, những người nấu phở có tài thì thường nghèo, không trường vốn, đành bỏ làm nghề khác. Loan tin gà cúm. Hàng vạn con khoẻ mạnh chết oan. Cách đây 30 năm trước có một nhạc sỹ tài ba cũng ?otiêu đời? vì chót cầm nhầm một chút nhạc Nga. Chẳng ai cấm anh ấy sáng tác, nhưng anh cũng không còn đủ dũng khí để làm nghề. Cái nghề cực kỳ bạc bẽo và mong manh này. Không mấy ai thông cảm. Người càng có tài thì càng dại dột, ngu ngơ. Và dễ bị tổn thương nhất. Chưa đánh đã ngã gục rồi, còn nói chi bị rêu rao là ăn cắp.
    - Vậy theo anh, chúng ta không làm nữa à?
    - Làm nữa chứ, còn phải làm mạnh hơn là đằng khác. Tôi đã trả lời trên mạng VNN, rằng tôi rất mong các bạn phát hiện thêm nhiều bài hát khác của tôi có sự chôm chỉa để tôi sửa, để có thể có nhiều bài hát hay nữa tặng các bạn. Không có một nhạc sỹ nào, dù tài năng nhất thế giới có thể dám chắc tác phẩm của mình không có một vài nốt giống nhạc người khác. Lịch sử âm nhạc thế giới đã chứng minh điều này. Vấn đề ở cái tâm người sáng tác, muốn viết tặng mọi người, hay muốn bán. Đã bán thì lại thuộc phạm trù thương trường thế nào chẳng có lừa đảo. Còn chỉ lấy chữ ?otình cho không? là hàng đầu, thì có sai thì sửa, mắc mớ gì mà phải hổ thẹn. Thậm chí phải cám ơn những người đã yêu mình chứ. ?oYêu cho vọt, mà ghét cho thương? mà! Tôi chỉ ngại có người miệng nói yêu nhạc Tiến lắm, suốt ngày hát karaoke bài Tiến, rồi đâm một nhát dao sau lưng một cách nhẹ nhàng, thì trải đời đến mấy cũng tiêu đời. Tuy vậy, phải nói ngay, giá cuộc chiến đấu chống nạn trộm cắp bắt đầu từ lĩnh vực khác thì tốt hơn. Ví dụ như bản quyền phần mềm vi tính chẳng hạn... Cuộc chiến bắt đầu từ âm nhạc thì e rằng chúng ta mất nhiều hơn được. Tài năng nhạc trẻ còn quá ít ỏi và yếu ớt.
    - Tôi muốn trở lại chính nhạc của anh nếu anh không sợ ?ođánh?.
    - (cười) Sợ chứ, ai chẳng sợ. Tôi ngày xưa hay bị anh tôi đánh lắm, nhưng đánh đúng, và bằng tình máu mủ. Nên rất đau mà lại chẳng thấy đau, lại còn cười toét miệng. Bạn đánh thì tôi chịu, dẫu sao mình cùng tốt nghiệp nhạc viện phải không, thằng ra trước thằng ra sau thôi.
    - Ừ, thì bài Chiếc vòng cầu hôn hát đi, hát lại chẳng giống cái bài Mỹ kia, chúng tôi ai cũng thuộc cả. Nhưng bài Sắc màu thì nghe hình như có giống phần cao trào.
    - Bắt đầu sòng phẳng chuyên môn với nhau nhé: Giai điệu chủ đạo của bài này có phải là là-đô-rê-rê. Mí-đô-là-là. Tone Dm (Một màu xanh xanh, chấm thêm vàng, vàng). Ở đoạn cao trào vẫn là nét đó mà di điệu sang Fm: đô-fa-son-son. Lá-fa-rê-rê. (Một đêm nhớ, nhớ. Nhớ ra mình một mình). Nếu giai điệu đầu đúng là từ motiv nhạc đồng dao Tây Nguyên, nếu bạn đồng ý, thì cớ gì sang đoạn di điệu lại giống Mit su, mit xiếc.
    Vấn đề ở chỗ này. Bạn thử hát không nhạc đệm bài này xem. Không giống chút gì phải không. Vậy là do phần dằn trống và cả dàn nhạc một cách đột biến để gây cao trào. Ông Mit su,mit xiec bắt đầu xuất hiện từ đây. Nhưng phần nhạc đệm đâu phải của tôi. Tôi chỉ biết đánh guitar thùng. Ai mang bài tôi phối theo kiểu nào, tôi đâu có biết. Con đẻ ra, người ta biến thành ông Mitsu nào đó. Đâu phải lỗi tác giả.
    Cứ suy ra từ chuyện này, bạn sẽ giải oan thêm một số bài khác, kể cả của những người khác. Nhiều khi nghe tôi còn không nhận ra của tôi, nữa là ông. Thôi, tôi cảm thấy mình đã hơi nhiều lời rồi đấy. Có gì không phải, xin miễn thứ. Vì tôi chỉ là nhạc sỹ, không phải nhà phê bình, nhất là động tới những chuyện tày trời như thế này. Trước cơn bão âm nhạc đang cuồn cuộn tôi cũng chỉ là một nghệ sỹ yếu đuối, có cái hay, có nhiều cái dở như vạn vạn người đang trôi theo dòng đời kia. Làm gì có đúng, có sai, làm gì có hay có dở. Chỉ có thật, hay không thật, chỉ có tình hay vô tình mà thôi. Tôi như nghe vẳng bên tai câu của thời xưa để lại.

    Hải Ninh

    (thực hiện)

    Được trumcuasi sửa chữa / chuyển vào 04:15 ngày 20/04/2004
  10. hnhan

    hnhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/04/2002
    Bài viết:
    2.161
    Đã được thích:
    0
    &nbsp;ặ, xin lỏằ-i, nhặng mỏt (hay nÊo) cỏằĐa quẵ ông 'Ây có vỏƠn 'ỏằ, tui nói là "giỏÊi thưch sỏằ giỏằ'ng nhau cỏằĐa nhỏằng bài hĂt Blues và Rock n Roll", nghiÊ là có nhiỏằu bài Blues/Rock n Roll giỏằ'ng y chang nhau, làm ặĂn giỏÊi thưch giạm tỏĂi sao nó lỏĂi giỏằ'ng nhau giỏằa nhỏằng bài hĂt trong hai dòng nhỏĂc, không phỏÊi là giỏằa dòng này vỏằ>i dòng kia, vơ nó khĂc nhau khĂ nhiỏằu (tuy có mỏằTt sỏằ' bài câng y chang, khĂc cĂi tempo). Chỏc câng là do "kỏ thỏằôa".Chặa hỏt, nỏu theo cĂch giỏÊi thưch cỏằĐa quẵ ông 'Ây, tỏĂi vơ nó là "hai anh em" nên có nhỏằng bài giỏằ'ng y hỏt nhau thơ câng chỏƠp nhỏưn 'ặỏằÊc ? Gỏằi là copy không chỏằ<u, phỏÊi gỏằi là "kỏ thỏằôa" cặĂ 'ỏƠy.Tui có nói là "giỏằ'ng nhau trong hỏằÊp Âm" không thôi 'Âu ? Giỏằ'ng nhau trong cĂch 'ỏãt nhỏĂc, giỏằ'ng nhau trong cĂch dỏằông, giỏằ'ng nhau trong cÂu lick guitars, giỏằ'ng nhau trong cĂch hoà nhỏĂc. Nhặng vỏôn chặa thỏƠy ai phỏÊn 'ỏằ'i cỏÊ. Chỏằ? có mỏƠy tay VN mơnh nhiỏằu chuyỏằ?n, thưch bài bỏÊi.
    Không biỏt ai 'ang có "thĂi 'ỏằT" ("thĂi 'ỏằT" ? ^_^)- "kêu gào" ỏằY 'Ây ? Ngặỏằi 'i truyỏằn bà tặ tặỏằYng là quẵ vỏằ< bên YAN, post bài nào câng dài thòong, chỏằ? trưch cĂ nhÂn nhiỏằu hặĂn là nói lẵ cỏằĐa mỏằTt ngặỏằi khôn ngoan ngỏằ"i phĂn xât.
    Nhặng mà thôi, qua cĂi bài post cỏằĐa quẵ ông 'Ây là tui biỏt sỏằ hiỏằfu biỏt cỏằĐa quẵ ông tỏằ>i cỏằY nào rỏằ"i.ĐÂy là phỏƠn hỏƠp dỏôn nhỏƠt trong ngày, hÊy tiỏp tỏằƠc 'ỏằc :Vỏằ>i mỏằi sỏằ kưnh trỏằng cho sỏằ "kiên cặỏằng" 'ỏƠu tranh cỏằĐa quẵ ông 'Ây (vơ thỏ hỏằ? tặặĂng lai cỏằĐa Âm nhỏĂc VN cặĂ 'ỏƠy, thỏưt oai hạng) , nhặng tui phỏÊi nói rỏng sỏằ ngu xuỏân cỏằĐa quẵ ông 'Ê che lỏƠp mỏƠt sỏằ kiên trơ 'ó (và jeopardized luôn cĂi mission cao cỏÊ cỏằĐa mỏằTt tỏĐng lỏằ>p.. tỏĐng lỏằ>p nghe nhỏĂc ỏằY VN). Quẵ ông, quẵ bà, tôi xin 'ặỏằÊc giỏằ>i thiỏằ?u, 'ỏn tỏằô website Yêu ,m NhỏĂc, tĂc giỏÊ trumcuasi, cÂu nói làm 'ỏÊo lỏằTn mỏằi thỏằâ !!!Tăn ten.. tân ten tăn tân ten.. tân ten tăn tân ten.. ten tăn ten tăn (tĂc giỏÊ John Williams)

    [QUOTE=">
    Chúng;1]">
    Chúng ta biỏt dỏằa trên nhỏằng nhÂn tỏằ' Âm nhỏĂc tỏằô nhỏĂc Jazz, nhỏĂc Blues 'ặỏằÊc khai sinh và phĂt triỏằfn vào nhỏằng nfm cỏằĐa thỏưp kỏằã 30-40


    -:: xơ xỏƠm bên dặỏằ>i :: ỏằ" ỏằ" .. "chúng ta" là ai vỏưy ?&nbsp; ... bl br hm br ...
    Jazz là .. là ... là nhÂn tỏằ' khai sinh ra Blues ?...... ::im lỏãng 1 tiỏng 'ỏằ"ng hỏằ" ::....... Tui có mỏằTt lỏằi khuyên, khi tranh luỏưn vỏằ mỏằTt vỏƠn 'ỏằ không biỏt thơ nên tham khỏÊo trên mỏằTt website có tên tuỏằ.i và 'Ăng tin cỏưy.http://allmusic.com/cg/x.dll?p=amg&amp;sql=F0JAZZJazz has been called America''''s classical music, and for good reason. Along with the blues, its forefather, it is one of the first truly indigenous musics to develop in America, yet its unpredictable, risky ventures into improvisation gave it critical cache with scholars that the blues lacked. At the outset, jazz was dance music, performed by swinging big bands. Soon, the dance elements faded into the background and improvisation became the key element of the music. As the genre evolved, the music split into a number of different styles, from the speedy, hard-hitting rhythms of be-bop and the laid-back, mellow harmonies of cool jazz to the jittery, atonal forays of free jazz and the earthy grooves of soul jazz. What tied it all together was a foundation in the blues, a reliance on group interplay and unpredictable improvisation. Throughout the years, and in all the different styles, those are the qualities that defined jazzTrưch tỏằô dictionary.com:forefather :(fôrfÔthr, fr-)n. An ancestor. See Synonyms at ancestor. A person who is from an earlier time and has originated or contributed to a common tra***ion shared by a particular group. Dỏằ<ch theo cĂi vỏằ'n tiỏng Anh ưt ỏằi cỏằĐa hnhan : "tỏằ. tiên".Tóm lỏĂi :Blues là tỏằ. tiên cỏằĐa Jazz (theo allmusic.com)... nhặng...Theo YAN, Jazz lỏĂi là yỏu tỏằ' khai sinh ra blues... ? khoan 'Ê, tui biỏt tỏĂi sao rỏằ"i, vơ hôm qua quẵ ông bên YAN 'Ây có uỏằ'ng hặĂi quĂ chân nên type lỏằTn Blues vỏằ>i Jazz vỏằ>i cỏÊ mỏƠy 'oỏĂn.. nhặng mà vỏưy thơ cỏÊ bài không có nghâa lỏm .. Hmm... 'ỏằÊi tui suy nghâ lẵ do nào giạm quẵ ông rỏằ"i tui sỏẵ post lên hen. ^_^ Nhặng chặa hỏt, tui tiỏp tỏằƠc 'Ănh con ngỏằa chỏt :
    [QUOTE=">
    nhỏĂc;1]">
    nhỏĂc Blues 'ặỏằÊc khai sinh và phĂt triỏằfn vào nhỏằng nfm cỏằĐa thỏưp kỏằã 30-40


    Vỏưn tiỏp tỏằƠc theo allmusic.comhttp://allmusic.com/cg/amg.dll?p=amg&amp;sql=F0BLUESBlues is about tra***ion and personal expression. At its core, the blues has remained the same since its inception. Most blues feature simple, usually three-chord, progressions and have simple structures that are open to endless improvisations, both lyrical and musical. The blues grew out of African spirituals and worksongs. In the late 1800s, southern African-Americans passed the songs down orally, and they collided with American folk and country from the Appalachians. New hybrids appeared by each region, but all of the recorded blues from the early 1900s are distinguished by simple, rural acoustic guitars and pianos. After World War II, the blues began to fragment, with some musicians holding on to acoustic tra***ions and others taking it to jazzier territory. However, most bluesmen followed Muddy Waters'''' lead and played the blues on electric instruments. From that point on, the blues continued to develop in new directions õ?" particularly on electric instruments õ?" or it has been preserved as an acoustic tra***ion.Sỏàn 'ó coi cĂi timeline luôn hen.Đó là hai cĂi "dỏĂi" lỏằ>n (tui thưch dạng tỏằô "ngu", nhặng nó hặĂi khiỏm nhÊ nên rút kinh nghiỏằ?m), ngoài ra còn vô vàn cĂi không 'ặỏằÊc thông minh/hiỏằfu biỏt cho lỏm cỏằĐa quẵ ngài 'ỏĐy ra trong bài, nhặng tui hiỏằ?n giỏằ không thưch chỏằ? ra cho lỏm....Mà rock n roll là có tỏằô hỏằ"i 40''''s rỏằ"i, chỏằâ chặa cỏĐn phỏÊi tỏằ>i 50''''s 'Âu, lỏĂc hỏưu quĂ ông ặĂi... ỏằo.. xin lỏằ-i, nhặng cĂi vỏằƠ 50 này bugs tui, phỏÊi nói ra mỏằ>i 'ặỏằÊc. HặĂn nỏằa Rock dưnh tỏằ>i Country và Blue nhiỏằu hặĂn. LỏƠy cĂi chords cỏằĐa Blues và cĂi chỏƠt delightful cỏằĐa country (à la Hank Williams).
    Còn lỏĂi là lỏÊm nhỏÊm. Có ai 'ó nói QB là lỏƠy kiỏn thỏằâc ra nguỏằà biỏằ?n.. Có ngặỏằi câng làm y chang.. Tui nghe có mại 'ỏĂo 'ỏằâc giỏÊ hặĂi bỏằ< nỏằ"ng nỏãc 'Âu 'Ây. TỏằTi nghiỏằ?p cĂi là kiỏn thỏằâc tra vỏằTi trên web lỏĂi trỏưt lỏƠt.. hm... thiỏt nghâ quẵ ông nên 'i kiỏằ?n nó chỏc câng 'ặỏằÊc 'ó. TỏằTi danh "xÂm phỏĂm quyỏằn 'ặỏằÊc biỏt cỏằĐa ngặỏằi khĂc mỏằTt cĂch cỏằ' ẵ".Ngặỏằi có kiỏn thỏằâc vỏưy 'ó mà 'òi 'i phê bơnh Âm nhỏĂc, 'òi nói ngặỏằi khĂc là thiỏu hiỏằfu biỏt.

    Được temely sửa chữa / chuyển vào 13:30 ngày 27/04/2004

Chia sẻ trang này