1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhạc sĩ Quóc Bảo - Quả bom thứ 2 ?

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi trumcuasi, 17/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. trumcuasi

    trumcuasi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Vào đây đọc lại bài viết về Rock & Blues của mình tôi mới giật mình thấy tôi quá lẩm cẩm... Tôi viết sai rồi. Đúng là tôi nhầm lẫn, rõ ràng tôi nghĩ là Blues mà không hiểu sao tôi ghi thành Jazz.
    Tôi đã e*** lại bài viết của mình. Ai cũng biết Blues là dòng nhạc đầu tiên của những người nô lệ da đen, kết hợp giữa yếu tố nhạc Châu Phi và yếu tố nhạc Phương Tây. Rồi sau đó thế hệ kế thừa là Jazz và Rock ''n Roll. Cái này quá rõ ràng rồi hầu như ai cũng biết (đáng tiếc là tôi type nhầm ý).
    Nhầm lẫn của tôi có cần làm cho bạn bực tức cay cú chửi bới người khác đến vậy không ?
    Còn chuyện bạn nói sự giống nhau giữa những bài Blues tôi đã nói rõ rồi. Nói đi nói lại ý bạn cũng có nhiêu đó.
    Bạn nghĩ sao là tuỳ bạn, bạn không phân biệt được đâu là ăn cắp, đâu là kế thừa đó là chuyện của bạn. Tội nghiệp, chắc bạn cũng có nghe mà bạn cũng không phân biệt được cái khác nhau giữa những bản Rock ''n Roll và Blues đó. Nếu nó là một (theo cái cảm nhận của bạn) thì bạn nghĩ người Mỹ ngu đến mức đặt tên 1 dòng khác cho những bản nhạc giống nhau hả ? Nói ra hay nghe cái gì phải có suy nghĩ chứ. Bạn ráng mà ngồi phân biệt đi nghen. Thấy tôi nói có đúng không ?
    Mỗi người có chính kiến, bạn cứ sống trong cái chính kiến "cóc ngồi đáy giếng" đó của bạn đi. Hiện tại tôi không được rảnh cho lắm. Có người nói thì biết sáng mắt ra, có người đầu óc tắm tối thì suốt đời chả bao giờ hiểu được cái gì cả.
    Được trumcuasi sửa chữa / chuyển vào 07:15 ngày 21/04/2004
    u?c temely s?a vo 12:28 ngy 27/04/2004
  2. IzzyX

    IzzyX Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2003
    Bài viết:
    248
    Đã được thích:
    0
    về nghi vấn ( giờ chắc rõ ràng rồi ) Quốc Bảo đạo nhạc.
    to hnhan : những chuyện so sánh Rock ''n'' roll , blues, jazz mời ông qua topic khác lập thread rồi pm - tôi kiến thức tuy hạn hẹp nhưng sẽ reply.
    Tôi chỉ muốn nói rằng những mới kiến thức Quốc Bảo trưng ra trên các bài bào ( hòng phục hồi nhân phẩm chăng ? ) không có tính chất hợp tác trong việc làm rõ chuyện anh ta đạo nhạc. Giờ không phải thời bao cấp ; thông tin sách vở - net đầy ra đó, ai không biết cũng có thể tự tra cứu - cái trò khủng bố kiến thức hòng nguỵ biện - loè bịp người nghe nhạc thật vô dụng .
  3. Loving

    Loving Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    0
    Nếu bây giờ cụ Nguyễn Du có sống lại và ghi trên bìa truyện Kiều là:
    Nhạc & lời: Thanh Tâm Tài Nhân
    Lời Việt & phối khí lại: Nguyễn Du
    thì mọi vấn đề về đạo cái nọ cái kia sẽ được giải quyết ngay.
    Cái gì đã thành hệ thống rồi thì khó sửa lắm.
  4. hnhan

    hnhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/04/2002
    Bài viết:
    2.161
    Đã được thích:
    0
    Trời trời, má ơi mắc cười quá, Blues viết thành Jazz mà lại viết ra cả một đoạn dài mà lại đi hô viết lộn. Tui không có hỏi về Jazz mà tự nhiên ông lôi Jazz vô đây làm chi ? Không phải là muốn khoe cái kiến thức tra lẹ trên web thì là gì ? Nói thật, không có sĩ diện thì cũng vừa thôi, kiểu này thì đúng là hết nói nổi. Tui quote lại cho mà xem
  5. gl

    gl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2003
    Bài viết:
    917
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay ngồi rảnh rảnh tý coi cái này thấy cũng hay hay, cơ mà mk sao mấy các link click vào lại dek được. Bực ghê. Phải cho công chúng thưởng thức thì mới đánh giá được chớ. Chưa nghe được làm sao đánh giá ??? chẳng nhẽ đi mua đĩa của Bảo Quốc đó về nghe ? . Nhưng mà theo tớ thì thằng nào chơi nhạc nó chả biết là vòng hoà thanh giống nhau là chuyện thường ngày ở huyện chứ có gì lạ đếch đâu. Một cái vòng hoà thanh giống nhau chả nói lên dek gì cả. Với 1 cái hoà thanh bỏ mẹ nào đấy có thể sáng tác ra cả nắm giai điệu chỉ cần nghe đúng là được. Hê, nhưng mà thấy báo chí nói thằng cha Bảo Quốc này phối khí giống hệt thì công nhận Hàm Nghi thật . Tớ cá là thằng cha này chôm chôm của ông Blackmoore vì nếu ai nghe mà cũng nhận ra rõ ràng đến như thế thì đành phải réo tên ra mà nói cho ra nhẽ. Mà xưa nay chuyện tham khảo nhạc nhẽo đó đâu phải lạ lẫm gì tự nhiên bây giờ lại làm âm lên. Ngượng chết
    Lời cuối: ông bạn nào hảo tâm thì up mấy cái bài đó lên cho thiên hạ nghe với. Hoa thơm mỗi người hưởng 1 tý. Nhỉ.
    u?c temely s?a vo 12:24 ngy 27/04/2004
  6. hnhan

    hnhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/04/2002
    Bài viết:
    2.161
    Đã được thích:
    0
    Quốc Bảo : nhạc sĩ
    Bảo Quốc : kịch sĩ
    Mà cái link để nghe của ông gì gì đó click được đó chứ, mặc dù không hiểu quyền đâu mà đi up nhạc của người ta lên mạng như thế.
  7. btvvv

    btvvv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2004
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Có phải là "Hàng gài" trong này không?
    chửi nhau ỏm tỏi cũng chan di toi dau!
    ong QB da tuyen bo ro rang roi, khong co chuyen an cap o day dau. (http://www.tintucvietnam.com/Am-Nhac/2004/4/45773.ttvn) (Link nay chua duoc cap phep boi QB)
    Theo tui QB va BC la nhung tu tuong lon "gap nhau" thoi. (Nhung chac la hai ong nay di "gap" may nhac si kia...)
    Giai thich chi cho cao sieu, dai dong. Don gian la nghe nhac de thuong thuc va thu gian, neu cam thay giong va nghi la an cap thi khong nghe nua, deu do mot dua tre cung co the nhan biet duoc, con ai thich nghe thi cu nghe. nhac sy thich viet nhung bai nhac ma co nhieu nguoi binh thuong co the nghi la an cap thi cu viet tiep. nhung dieu quan trong o day la se con bao nhieu nguoi nghe nhung bai hat do nua?????????
    Truoc gio phai ton biet bao nhieu thoi gian va cong suc de kiem tra tien gia hay thiet, bay gio lai phai de y coi nhac minh nghe la "chom chia" hay nhac sang tac that thu... that la qua dang!!!!!!!
  8. IzzyX

    IzzyX Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2003
    Bài viết:
    248
    Đã được thích:
    0
    Theo yêu câ?u - 3 remix tiêu biê?u :
    Tác giả Remix: Nhacsihehe
    Tuổi 16 (Quốc Bảo) - Renaissance Faire (Blackmore''s Night) (Remix)
    http://rmitportal.info/yanners/16vsrenaissancefaire.wma
    Để anh cháy cùng em (Quốc Bảo) & Dance with me (Remix)
    http://rmitportal.info/yanners/DeanhchayVSDancewithme.wma
    Ngồi Hát Ca Bềnh Bồng (Quốc Bảo) & The Clock Ticks On (Blackmore''s Night) (Remix)
    http://rmitportal.info/yanners/NgoihatcaVSClockticks.wma
    Nghe xong ko thấy ra vấn đê? thi? ...........
    Enjoy
    u?c temely s?a vo 12:26 ngy 27/04/2004
  9. Minh@

    Minh@ Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/07/2001
    Bài viết:
    279
    Đã được thích:
    0
    NS Quốc Bảo, ngàoi tài làm nhạc, còn nổi tiếng với những phê phán mạnh bạo và những tuyên bố hùng hồn. Như mới đây trên trang web Tiền Vệ, có 1 người mang tên Quốc Bảo (không biết có phải chính xác là NS Quốc Bảo không, nhưng giọng văn tương đồng), viết :


     
    Tôi mong có những người quét sạch thế hệ chúng tôi
    Bất chấp những nỗ lực vươn ra thế giới của những cá nhân nhạc sĩ Việt mà tổng số họ không phủ đầy những ngón của một bàn tay, nền âm nhạc đại chúng của chúng ta ?" chưa bàn đến nhạc bác học hay những tìm tòi vượt chiều kích lịch sử - vẫn cứ mông muội. Tôi ngồi viết những dòng này, máy jukebox đang chạy đĩa Desert Visions của một nhóm có cái tên lạ hoắc, Prem Joshua, chơi loại nhạc vẫn thường được xếp vào world music, đầy sáo gỗ và trống tabla, thỉnh thoảng điểm vài sound effects rất tân kỳ và thoảng giọng hát bằng một thổ ngữ tôi chẳng hề biết, mà bỗng thấy mình buồn rũ ?" cái buồn của kẻ biết rằng mình chỉ mới vượt qua khoảng ba nấc thang trong khi đích đến là trời cao xanh trên kia. Sự mông muội của chúng ta, tôi nói thế với lời xin lỗi ân cần những nhà dân tộc chủ nghĩa tinh tuyền và những vị bái vật giáo thuần thành, phải chăng vô phương cứu chữa khi mà ngay cả những nước láng giềng vốn có bề dày lịch sử âm nhạc và ?ovốn cổ? nghèo hơn chúng ta rất nhiều nay vẫn ngang nhiên trở thành những thần tượng? Hàn Quốc đấy, Mã Lai đấy, Thái đấy, những thần tượng mới không chỉ của công chúng mà còn hiện hữu như những đích đến vô vọng của các nhạc sĩ sáng tác! Sự thể sao ra nông nỗi ấy?
    Người Thái đặt cho công ty sản xuất âm nhạc hàng đầu của họ cái tên rất vọng ngoại là Grammy Entertainment, phải chăng vì Mỹ và cái giải thưởng hàng năm xôn xao đèn nến cờ xí tượng vàng vẫn được coi là tiêu chuẩn số một của âm nhạc, một mề đay đầy ân sủng cho những cá nhân? Hay vì người bạn láng giềng của chúng ta hằng muốn vươn ra cho bằng chị bằng em? Hay cái tên đặt thế như một liệu pháp doping, lên dây cót tinh thần? Bất luận ra sao, tôi chẳng hề tin rằng những sản phẩm Thái nhan nhản trên quầy đĩa lậu và ầm ầm nơi cà phê quán xá sàn nhảy lại là cái đích đến cho chúng ta, hay là một thứ thức ăn tinh thần gì gì đó cho công chúng. ?oỐ nà nà? và cái kiểu hát dẹt mồm như mèo già, những âm sắc chua ngoa, những tiết tấu dựa vào cha cha cha sôi động nhưng không giấu nổi nét nhí nhố trẻ con, là những tiêu chuẩn sao? Tôi có thể đi đầu xuống đất nếu điều đó thành sự thật.
    May thay, điều đó không thành sự thật và tôi vẫn đi bằng chân vững chãi. Bởi tiêu chuẩn do chính công chúng chọn đã quay ngoắt từ Hồng Kông sang Thái, từ Thái sang Hàn và từ Hàn sang Đài Loan rất nhanh. Nay mai, cái ?ogu? sẽ rời Đài Loan mà nhảy sang quần đảo Nhật Bản mấy chốc. Không phải lo cho thị hiếu quần chúng.
    Tôi lo cho nấc thang bắc lên trời, và dẫu chẳng lên được đến mây xanh, ít ra chúng ta cũng nên đặt ra đích đến là một tầng cao rộng nào đó trên không trung, thay vì luẩn quẩn ở những bãi lầy những ao nhà trong đục. Tôi chẳng biết sẽ phải bước tiếp bậc thang thứ tư, thứ năm bằng sức lực nào, song dứt khoát dặn lòng không tụt xuống. Và dứt khoát hơn, dặn lòng không được là kẻ cưa thang.
    Công chúng, dẫu đông hay ít, dẫu chóng quên phút chốc hay trung thành đến hơi thở cuối, đều là những chủ-nhân-ông của nghệ thuật. Không có tác phẩm nào được phép ra đời nếu người cha của nó đã biết trước con mình vô thừa nhận, chẳng cơ quan hộ tịch nào thèm chứng sinh. Công chúng thời internet vèo vèo có đủ điều kiện - thậm chí thừa điều kiện - để nghe ngóng nhạc Tây nhạc Tàu, để đưa ra những đơn đặt hàng cho những món ăn chế biến vừa miệng, để khen nay và chửi mai, để những gì đang là giá trị bỗng nhiên sụp đổ như thành phố tội lỗi Sodom; song công chúng cũng chính là khối vô hình vô tướng nằm trong đầu óc những kẻ sáng tạo như một linh vật bắt buộc phải thờ. Đôi khi tôi cho chuyện ấy như oái oăm lớn nhất của cuộc đời nghệ sĩ.
    Oái oăm là bởi, lẽ ra nghệ sĩ phải là những kẻ cô đơn bậc nhất. Tính bầy đàn, tinh thần tập thể, khả năng phê và tự phê, thái độ cầu thị, thái độ vâng phục những lời khuyên và những cảnh báo, khả năng teamwork, mọi thứ như thế và tương tự như thế chẳng giúp ích được gì cho sáng tạo; người ta chỉ có thể sinh ra những tác phẩm trong cô độc toàn diện. Thế mà, xu hướng hậu hiện đại với tinh thần ?ohướng khách hàng? (consumer-oriented) của nó lại buộc người nghệ sĩ phải lắng nghe và ở một mức độ nào đó, vâng phục công chúng! Làm thế nào bây giờ? Chỉ có hai lựa chọn: một là, anh sẽ tan loãng vào công chúng và tự biến thành người phục vụ ân cần trong một quán ăn, để ý từng ly lúc nào khách đánh rơi thìa nĩa hoặc cần thêm ít nước sốt; và hai là, chấp nhận rời xa công chúng nghĩa là vô hình trung, phóng đại bi kịch tinh thần của kẻ không được cảm thông. Đằng nào cũng là đau đớn.
    Số phận nghệ sĩ phụ thuộc hoàn toàn vào quan điểm sáng tạo của họ. Trong thời đại mà chỉ cần nhắm mắt lại một giây thì biến động xã hội cũng như văn hóa đã vút qua không cách gì bắt kịp, nghệ sĩ có thể chọn phương cách sống an nhàn là thỏa thuận với thị hiếu bằng bản hợp đồng càng tù mù càng tốt, để mãi mãi chẳng ai bắt bẻ được anh ta, để những cố gắng phá bĩnh hay xoi mói cũng trở nên trơn trượt như khi ta cầm phải một con lươn. Nếu không muốn làm lươn, anh ta sẽ phải nhận chịu ?" như một hình phạt của Đấng-Chọn (mỗi nghệ sĩ là một kẻ được chọn) - sự bất hòa vĩnh cửu giữa khát vọng và thực tế, giữa mong muốn dành năng lượng cho sáng tạo với những màn tiêu tán năng lượng vô bổ luôn diễn ra. Đằng nào cũng là bé mọn.
    Trong danh sách các nhạc sĩ hậu hiện đại được gợi ý nghe bởi một đại học đường văn chương New Zealand, tôi thấy có Sting, Bob Geldof, Beck và Public Enemy. Ba tên tuổi đầu không gây ngạc nhiên lắm, vì những sáng tác đầy ắp hơi thở thời đại và cả vì bao nhiêu hoạt động xã hội bổ trợ (consumer-oriented đấy chăng?) mà họ tham gia không biết mệt mỏi đã chứng minh họ vượt qua trào lưu hiện đại từ lâu; song Public Enemy vẫn làm tôi giật mình. Hip-hop, mà những biểu hiện của nó qua lối sống, âm nhạc, trang phục, ngôn ngữ, đã được liệt vào một trào lưu... sang cả thế, post-modernism! Vì sao thứ văn hóa phái sinh từ cuộc sống hè phố da đen lại trở nên à la mode nhất?
    Chẳng vì sao cả. Tôi đang tự huyễn hoặc mình. Hậu hiện đại không hề sang cả như ta thường nghĩ. Thậm chí, nó chống lại sự sang cả. Nó chống lại đặc quyền hưởng thụ văn hóa của lớp người ?otinh túy?, nó chống lại những xung năng ?oquý tộc? tỏa ra từ những nhà tiền phong, nhà hiện đại. Trở về với văn hóa quần chúng, làm rối tinh mọi thứ, giễu nhại mọi thứ, trộn tạp nham mọi thứ, là đang tiệm cận với hậu hiện đại. Thì đấy Wu-Tang Clan với lời rap thách thức công luận nổi tiếng, ?oF**k you, work out where we?Tve stolen these samples from. If you dare.? Euréka! Thế thì tôi làm được!
    Thế thì chỉ cần có tí máu Chí Phèo là làm được...
    Euréka chưa kịp bật ra đã tắt ngóm khi tôi nghe lại những nhà hậu hiện đại được gợi ý thêm, như John Zorn, Philip Glass (người sau là một nhà tối giản chủ nghĩa), John Adams và Steve Reich. Nghe và quá ngưỡng phục. Bởi họ không cần đánh rối và giễu nhại, không bận tâm đến những món ****tail hổ lốn, không coi samplers là công cụ lao động duy nhất như thể rìu đá với người tiền sử. Bởi họ đã chọn cách biểu hiện hậu hiện đại theo một cung cách độc sáng, trí tuệ và đầy kỹ thuật: họ tạo ra một môi trường trong đó, âm nhạc không phải là yếu tố độc tôn, mà những gì xung quanh nó, được ?otiết ra? từ nó ?" cảm giác, tiềm thức, năng lực nội tại, tư duy chủ quan, nỗi sợ hãi, lòng quả cảm, trí thông minh, khả năng hài hước, mới là đối tượng. Âm nhạc ấy là khí quyển của những ước mơ trong sạch nhất, của những thiên hướng tiến bộ nhất mà loài người có thể với đến. Nhạc của họ gắn liền với, nếu không muốn nói là thoát thai ra từ/gợi ý cho, những loại hình media khác ?" video art và feature film chẳng hạn.
    Ngưỡng phục họ, tôi và những bạn đồng hành có thêm vài miligram can đảm để tiếp tục cuộc trèo thang bắc lên trời. Nhưng trong thâm tâm, tôi vẫn hằng mong thế hệ nối tiếp, những người trẻ hơn, khỏe hơn, tài năng hơn, biết yêu thương hơn và biết sống cô đơn hơn, can đảm hơn và ít sai lầm hơn, sẽ nhanh chóng quét sạch thế hệ chúng tôi.
    Bởi họ là những công dân của Ngày Mai. Bởi chỉ có họ mới, ngay từ đầu, biết mình sinh ra để chinh phục bầu trời cao xanh, chứ không phải để tập thể dục bằng cách trèo thang. Và càng không phải là thợ chữa thang sau những cuộc phá bĩnh.

    Quốc Bảo4/2004http://www.tienve.org/home/music/viewMusic.do?action=viewArtwork&artworkId=1923





     
  10. Minh@

    Minh@ Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/07/2001
    Bài viết:
    279
    Đã được thích:
    0
    Và cũng trên trang web Tiền vệ đã có 1 người trả lời :


     


    Bức thư của người đàn ông không quen biết
    Mến gửi nhạc sỹ Quốc Bảo (xịn, thứ thiệt)
    Cảm giác đầu tiên của tôi, thật đấy, là sướng quá, sướng quá thể. Thế mới gọi là lý luận chứ! Không, không chỉ là lý luận, mà là hùng biện. Cũng không phải, nhưng gì nhỉ? À, đúng rồi? Hịch, phải, Hịch mới đáng - đích thị là Hịch.
    Đã từ lâu lắm, tôi mới có dịp được đọc một bài viết chặt chẽ, trích dẫn lớp (mười bổ túc) lang (thang), sang (sảng) trọng và khoái cái lỗ nhĩ đến thế (xin xem bài "Tôi mong có những người quét sạch thế hệ chúng tôi" của Quốc Bảo)
    Ngay từ đề bài- Tôi đã quá nể. Hẳn từ hồi mồ ma Trần Dần đến giờ, hiếm ai làm văn nghệ đang sống ở VN mà lại đủ dũng khí dám thốt lên cái câu khẩu khí dường ấy - như cái câu của anh "Tôi mong có người quét sạch thế hệ chúng tôi". Thậm chí cái câu ấy lại còn được anh chọn để đặt làm đề tựa nữa mới ghê (Nói thật nhé, phục lắm đấy anh ơi).
    Và rồi sau khi đọc hết (vèo) bài viết (à không, Hịch) của anh, tôi đã tự nhủ lòng rằng: đúng, đây chính là mẫu người nhạc sỹ, phê bình lý luận gia mà mình từng ngưỡng mộ lâu nay. Kiến thức nhiều (ơi là nhiều), những trích dẫn nửa kín nửa hở ?" đượm buồn nỗi đau man mác thời đại bàng bạc suy tư (về "?sự mông muội của chúng ta?" ) lẫn niềm hy vọng thống thiết gửi tới thế hệ trẻ hơn? các bạn trẻ, khỏe (dai, to, dài, bạo, cứng - người viết không kìm nổi, tự ý thêm vào mấy câu này) hơn?: hãy quét sạch đi thế hệ chúng tôi.
    Và cũng ngay lúc đó, tôi đã đau đớn nhận ra rằng bấy lâu nay, tôi, và tất cả công chúng mông muội ở Việt Nam đã bị lừa, bị lừa bởi một kẻ đang mạo danh anh ở Việt Nam - kẻ xuất hiện nhan nhản trên các bìa CD (từ CD của Ngô Thanh Vân, đến CD của Yến Vi, Từ CD của Hà Trần, Lê Hiếu đến CD của Thanh Lam?) bán tại mọi cửa hàng (từ chợ trời Huỳnh Thúc Kháng tới CD Uyên trên Nguyễn Thị Minh Khai, từ tiệm Võ Thị Sáu tới các cửa hàng bán lẻ trong các siêu thị ) - nhằm mục đích đổ tội cho anh về tình trạng mông muội của "nền âm nhạc đại chúng Việt Nam."
    Quốc Bảo mà tôi gặp ở đây, trong bài viết này, mới là Quốc Bảo xịn, thứ thiệt. Người mà trường kiến thức phủ từ Sting, Public Enemy, John Adams, cho tới công ty giải trí Thái Lan. Từ những thuật ngữ hậu hiện đại " consumer?"oriented" (mà anh dịch là "hướng khách hàng") cho tới nhạc Rap.
    Đây mới chính là người nhạc sỹ Quốc Bảo thật mà lâu nay bọn tôi từng lầm tưởng với một kẻ mạo danh đang sống ở Việt Nam ?" kẻ đang viết những bài hát kể lể "mông muội" với những ca từ ỡm ờ ba xu kiểu "em xa vời vợi? anh nghẹn ngào, nghẹn lời? kề em vấn vương?", hay tán tỉnh đều đều nhịp ¾ - "? môi (đằng ấy - người viết thêm vào) hồng vừa thôi ?, tóc (đằng ấy - ngươi viết thêm vào) dài vừa thôi để mây còn bay (bay, bay ? - người viết thêm vào).
    Chắc chắn không thể là anh rồi. Bởi sau khi tìm hiểu, tôi còn được biết là: Trong một bài hịch khác (mà theo tôi, có kèm thêm tí "phú", được đặt tên là "Lam") của anh (đã đăng trên tienve.org) - anh từng chống đối quyết liệt nhà thơ F. tội nghiệp bằng lập luận: "?Tôi kịch liệt phản đối lời ca trong ca khúc cũng là một dạng thơ? "
    Qua đây, hẳn chỉ có kẻ mù (chữ) mới không thấy rành rành là anh hoàn toàn khác với cái kẻ mạo danh anh đang sống ở Việt Nam - kẻ mà (như anh thấy trong đoạn tôi trích ở phía trên) toàn sử dụng những ca từ kiểu thơ, nhưng lại là một thứ thơ (tôi đoán rằng anh, người hẳn rất rành về thể "phú" sẽ cho là) quá cải lương, tán gái,,hời hợt.
    Anh ơi,
    Sau khi đọc lại bài Hịch của anh một lần nữa, tôi lại càng có lý do để tin rằng cái kẻ đang sống ở Việt Nam - kẻ đã cưỡng đoạt (appropriate) cái tên Quốc Bảo của anh ?" mới là kẻ mạo danh chứ không phải anh, bởi anh - Quốc Bảo thứ thiệt, người đang băn khoăn "nhận đường" hậu hiện đại và mải gặm (một khối căm hờn trong cũi sắt?) nhấm nỗi sầu thảm vì phải chịu đựng một nền âm nhạc mông muội nhường ấy, người đang nghe những loại nhạc sang trọng nhường ấy - như kiểu "Variation for Winds, Strings and Keyboard" hay "Momentum", "Shaker Loops" hay "Wilderness Suite" hay là bộ "Songs from Liquid days"[1] ?vv - không thể nào là kẻ viết ra những ca từ kiểu "?má phấn, môi son, bờ vai run, buổi chiều thơm, môi (cũng) run run, phơi cuộc tình, vàng, son" ?vv và vv? (Ai không tin xin thử tìm một loạt CD của kẻ dám mạo danh Quốc Bảo ở Việt Nam mà nghe thử).
    Cái kẻ mạo danh anh ở Việt Nam ấy làm sao mà biết nổi Philips Glass, làm sao mà biết nổi Steve Reich, làm sao mà biết nổi John Adams hay Berio là ai ?
    Chỉ có anh thôi (còn lại toàn là chúng nó). Anh, phải, chính anh mới là Quốc Bảo xịn, thứ thiệt, người "?anh hùng, cô đơn, can đảm, với lòng quả cảm, trí thông minh, cảm giác, tiềm thức, năng lực nội tại, tư duy chủ quan?", chứ không phải là kẻ đang mạo danh anh tại Việt Nam, kẻ đang bị nghi ngờ vướng vào vụ cọp nhạc (nếu không tin, lên trang web http://www.tuoitre.com.vn ?" để nghe dẫn chứng). Vâng, Quốc Bảo này mới là Quốc Bảo " xịn " ?" kẻ được " đấng chọn " (chữ của Quốc Bảo xịn) - chọn.
    Nhờ Quốc Bảo này, chúng tôi, những công chúng bé mọn tại Việt Nam mới thở phào nhẹ nhõm lạc quan hẳn lên khi suy nghĩ về tình hình âm nhạc của mình, rồi tự nhủ với lòng là: Đừng chỉ vì vài kẻ mạo danh mà đã vội thất vọng. Nhạc sỹ thứ thiệt khác hẳn cơ, bọn mạo danh đang bận tán gái và tìm chứng cớ ngoại phạm khỏi sự mông muội thì làm sao mà có đủ thời gian, làm sao mà có đủ kiến thức, làm sao mà có đủ tài năng, làm sao mà có đủ cô đơn, làm sao mà có đủ ?đủ ?vv ? để viết một bài hịch hậu hiện đại thống thiết đến như thế, uyên bác đến như thế, suy tư sâu sắc đến như thế về nền âm nhạc Việt Nam.
    Bài hịch này chẳng phải là dấu hiệu đáng mừng cho nền âm nhạc Việt Nam ru ?
    Qua bài hịch của anh, tôi (và những bè bạn đồng hành - cũng mông muội như tôi ?" với số lượng chắc chắn nhiều hơn tổng số ngón của một bàn tay, thậm chí hai bàn tay, kể thêm cả hai bàn chân vào nữa cũng vẫn chưa đủ) đã tìm thấy lại được niềm tin rằng:
    Anh, phải, chính anh, cùng với ba bạn đồng hành (tôi tự tính ra qua lời anh nói là "?tổng số những nhạc sỹ Việt Nam đang nỗ lực vươn ra thế giới chưa đầy số ngón của một bàn tay?" ) sẽ chính là những cứu tinh cho nền âm nhạc Việt Nam ?" một nền âm nhạc, như anh khẳng định (kèm lời "?xin lỗi ân cần [rất pô lai -nể đấy] những nhà dân tộc chủ nghĩa tinh tuyền và những vị bái vật giáo thuần thành?") là hoàn toàn mông muội?
    Và tất nhiên là không có anh và bạn bè anh ở trong cái nền mông muội ấy rồi.

    Như Huy 2004http://www.tienve.org/home/music/viewMusic.do?action=viewArtwork&artworkId=1926 _________________________
    [1]Tôi sợ nhất là ai hỏi tôi là nhạc ấy nghe thế nào - bởi tôi chỉ cóp mỗi cái tên trên Internet xuống thôi ?" để lòe chứ chưa nghe đâu.

Chia sẻ trang này