1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhạc thánh - một thể loại của âm nhạc cổ điển?

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi Ti_a_mo, 10/10/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Ti_a_mo

    Ti_a_mo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2006
    Bài viết:
    601
    Đã được thích:
    0
    Nhạc thánh - một thể loại của âm nhạc cổ điển?

    Từ khi lạc bước vào box Nhạc cổ điển, đầu óc của em đã được khai hóa ít nhiều sau khi đọc các bài viết của các bậc cao niên. Hôm nay em xem Wikipedia, mục Âm nhạc cổ điển, phần Các thể loại thấy có liệt kê 3 phần: Nhạc đàn, nhạc hát và Nhạc thánh (nhạc tôn giáo). Em muốn được thỉnh giáo các bác: Nhạc thánh có phải là những bản nhạc chơi trong các nhà thờ không ạ? Lịch sử ra đời và phát triển của dòng nhạc này thế nào? Nếu bác nào có các bản nhạc thánh thì đề nghị post lên để mọi người cùng thưởng thức ạ.
  2. losavn

    losavn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2004
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi hiểu đó là một dạng opera, tôi có một số các bài hát này, nhưng đó là các bài hát cổ, trong đó có môt bài rất nổi tiếng đó là "Palestrina Super Flumina Babylonis", bạn nào thích thì PM tôi nhá, tôi ko biết cách UP nhạc lên!
  3. Ti_a_mo

    Ti_a_mo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2006
    Bài viết:
    601
    Đã được thích:
    0
    Nếu vậy bản Ave Maria chắc cũng thuộc thể loại này phải không nhỉ?
  4. secillia

    secillia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2006
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Bước chân vào thế giới nhạc cổ điển đã khá lâu rồi nhưng rất ít khi nghe người ta nhắc đến dòng thánh ca như một mảng lớn bên cạnh khí nhạc, opera? Có chăng thì đó là một số tác phẩm của các nhạc sĩ thời Baroque. Có lẽ phần đông anh chị ở đây, khi nhắc đến thánh ca thường hay nhắc đến các nhạc sĩ như Bach, Handel, Mozart qua các tác phẩm nổi tiếng của họ. Như Bach thì có bộ Cantatas, Handel thì có Halleluia trong Messiah, còn Mozart cũng có một bản Halleluia viết cho giọng opera. Schubert có bản Ave Maria cũng khá nổi tiếng. Còn khá nhiều?Trong tiếng Ý, những tác phẩm dạng như vậy được gọi là Oratorio. Oratorio dùng để chỉ những tác phẩm thanh nhạc gần giống với opera nhưng không phải là opera, và có nội dung tôn giáo, khi hát chỉ đứng yên một chỗ chứ không phân vai phân cảnh như opera. Tuy nhiên, nếu xét theo khía cạnh tôn giáo thì hình như còn một số điều về thánh ca mà ít người biết đến. Do gia đình mình theo đạo Công giáo nên từ nhỏ mình đã có một số cơ may được tiếp xúc với dòng nhạc tôn giáo từ khá sớm. Do một cơ duyên nào đó mình được quen biết với một linh phục, hiện là Cha phó ở nhà thờ Chính tòa Đức Bà - Sài Gòn. Lúc trước Cha là trưởng ban Thánh nhạc ở đại chủng viện. Qua Cha, mình được biết thêm một số kiến thức về thánh ca. Do kiến thức của mình còn hạn hẹp và cũng chưa đủ những tài liệu để xác minh nên mình không dám khẳng định những ý kiến của mình là đúng. Mình chỉ xin mạn phép trình bày một số kiến thức ít ỏi mà mình biết về thánh ca ra đây để anh chị em cùng xem xét tham khảo. Nếu ai thấy có điều chi sai sót hoặc chưa hợp lý xin cứ đưa ra ý kiến bàn luận lên diễn đàn để mọi người cùng học hỏi.
    Theo mình thì thánh ca cũng có khá nhiều dòng thánh ca. ?oDòng? ở đây không phải là nói đến trường phái hay phong cách sáng tác gì hết mà là muốn nói đến mục đích sáng tác và phạm vi sử dụng. Do đã nói là nhạc tôn giáo, nên nó lại đụng tới các quy định của tôn giáo cũng khá là lôi thôi. Ban đầu theo giáo luật của Giáo hội công giáo quy định thì ?oThánh ca là những bài hát hoặc những giai điệu mang tính Thánh thiện và phải hướng về thượng đế?. Xin các bạn lưu ý chữ ?othánh thiện?. Trước đây cũng như bây giờ, đó chính là cơ sở để quy định một bản nhạc có được phép sử dụng trong thánh lễ với mục đích phụng vụ hay không. Và do đó mới nảy sinh cái gọi là những dòng thánh ca. Các nhạc sĩ cổ điển thời Baroque cũng sáng tác nhạc thánh ca rất nhiều nhưng không phải tác phẩm nào của họ cũng được giáo hội cho phép sủ dụng trong nhà thờ. Có chăng là chỉ được sử dụng với mục đích biểu diễn nghệ thuật chứ không phải với mục đích tôn giáo. Tới đây các bạn có thể hình dung rằng có 2 lọai thánh ca riêng biệt: một lọai là thánh ca được sáng tác để phụng tự và một lọai là sáng tác để thưởng thức nghệ thuật. Mình tạm gọi là thánh ca chính thống và thánh ca cổ điển. Sáng tác của Bach, Handel? đa số thuộc dạng thứ hai, chỉ một số ít thuộc lọai thứ nhất. Tuy nhiên trong nhạc cổ điển, mình rất ít khi nghe đề cập đến thánh ca chính thống mà đa phần chỉ nói đến thánh ca cổ điển. Có thể có một số lý do riêng mà người ta ít khi nhắc đến nó mặc dù mảng này là cả một thế giới khác biệt với thánh ca cổ điển. Âm hưởng của nó khác hẳn âm hưởng của những bản thánh ca cổ điển. Mình sẽ phân tích sâu hơn về điều này ở phần sau. Nếu các bạn được nghe đúng một bản thánh ca chính thống thật sự và nghe thật kỹ thì các bạn sẽ hiểu được ý nghĩa của chữ ?othánh thiện? ở đây. Phần này mình chỉ nói sơ lược về cách phân lọai thánh ca.
    Xin nói qua về quá trình hình thành và phát triển của thánh ca. Có thể nói thánh ca là một trong những lọai hình âm nhạc sơ khai mang tính nghệ thuật cao của lòai người. Thánh ca ra đời từ rất lâu rồi, trước cả nhạc cổ điển rất lâu và gần như chiếm vị trí độc tôn trong thế giới âm nhạc suốt vài thế kỷ. Những bản thánh ca đầu tiên chỉ đơn giản là những câu kinh được thêm giai điệu cho đỡ khô khan. Đó là vào khỏang thiên niên kỷ thứ nhất và dần dần được hòan thiện trong súôt thời kỳ trung cổ. Và thánh ca chính thống đạt tới thời kỳ đỉnh cao của nó vào khỏang thế kỷ XIII, XIV. Đó là giai đọan Giáo hội gần như thâu tóm mọi quyền lực về tôn giáo cũng như chính trị xã hội. Tác giả những bản nhạc này đều là những nhạc sĩ được tuyển chọn của Giáo hội. Thường là các Hồng Y hoặc một số tu sĩ tên tuổi trong giáo hội. Cho đến nay người ta rất ít biết tên những vị này vì họ làm việc trong môi trường tu trì gần như tách biệt với bên ngòai và rất âm thầm bí mật. Nói nôm na như là ?osống để bụng chết đem theo?. Và việc sử dụng thánh ca thời đó cũng được quản lý rất chặt chẽ nghiêm ngặt. Một tác phẩm bên ngòai muốn được sử dụng trong thánh lễ phải được cho phép và một bản nhạc đã dùng trong nhà thờ cũng không được phép lọt ra ngòai. Đó chính là một trong số những điều lệ khắt khe của thời trung cổ. Và sự bó buộc này có lẽ còn tồn tại mãi đến thời Mozart. Chính vì thế mà có câu chuyện về việc Mozart đã đem một tác phẩm ở trong nhà thờ và lan truyền ra bên ngòai nhờ trí nhớ và tài năng phi thường của ông. Và đến khỏang thế kỷ XVI- XVII, một số nhạc sĩ không còn muốn chịu sự ràng buộc chặt chẽ của những giáo điều nữa cho nên họ mới công khai sáng tác theo một quan điểm mới, hướng tới con người nhiều hơn. Và chính vì thế bắt đầu có sự phục hưng âm nhạc, âm nhạc lọt ra ngòai phạm vi tôn giáo và đi đến quần chúng. Bach chính là nhạc sĩ điển hình của thời kỳ này và ảnh hưởng của ông thì thật vô cùng to lớn. Ông vẫn sáng tác thánh ca vì ông là một organist của nhà thờ, nhưng nội dung tư tưởng trong thánh ca của ông đã thóat ra khỏi sự ảnh hưởng của giáo luật và ra đời một dòng thánh ca mới là thánh ca cổ điển. Nếu nghe thánh ca của ông và thánh ca chính thống trước đó thì có thể người ta thấy khá giống nhau nhưng thực chất trong thánh ca của ông, cơ sở âm nhạc được xây dựng rất chặt chẽ và quy luật. Nếu như thánh ca chính thống mang tính thần học thì thánh ca của ông lại mang tính triết học.
    Và cuối cùng mình sẽ phân tích thêm về dòng thánh ca chính thống. Như đã nói ở trên, thánh ca ban đâu là những câu kinh thêm giai điệu. Những giai điệu du dương, đọc như hát (gần giống như rap bây giờ nhưng hay hơn rap nhiều). Chính vì thế, một tính chất rất đặc biệt của thánh ca lọai này là không có nhịp điệu rõ ràng. Không phải nhịp 1:4; 2:4; 3:4; 4:4;? nói chung là không có nhịp gì cả. Và người ta đặt tên cho nó là bình ca. ?oThánh thiện? cũng chính là cái chất rất đặc trưng của những bản thánh ca chính thống. Thánh thiện nghĩa là sao? Nghĩa là cái giai điệu nó không vui cũng không buồn, mà rất thư thả bình an. Không phải giọng trưởng mà cũng chẳng phải giọng thứ. Sự biến đổi giai điệu rất mau. Có lúc thì u ám như màn đêm thời trung cổ, có lúc thì tươi sáng huy hòang như hào quang của Thượng đế. Lọai nhạc cụ luôn đi liền đó là cây đàn organ. Có thể nói trong tất cả các lọai nhạc cụ thì cây đàn organ được xem là lọai nhạc cụ vĩ đại nhất mà con người từng chế tạo ra. Sự vĩ đại của nó đúng theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Có lẽ do ngày xưa, quyền lực của giáo hội quá lớn nên cũng muốn chế tạo những cây đàn thể hiện vương quyền của họ. Xét về hiệu quả âm thanh cũng như kích thước của nó thì thật khủng khiếp. Trong những ngôi nhà thờ cổ, một cây đàn organ được trang trí rất cầu kỳ, thường là đặt trên cung thánh. Ngày xưa chỉ có những nhà thờ lớn mới có thể sở hữu một cây đàn như vậy. Nhưng bây giờ những cây organ được làm đơn giản hơn và tốt hơn nhiều. Những nhà hát lớn đều có như Berlin Philharmonic, Sydney Opera House...Nó tạo ra âm thanh nhờ thổi hơi qua những ống đồng có lưỡi gà. Trước đây người ta phải dùng tay quay để thổi một luồng hơi qua ống nhưng bây giờ thì đều dùng bằng quạt gió có động cơ hết. Một cây đàn trung bình phải có chừng vài trăm ống, thậm chí có khi lên tới vài ngàn ống tùy nơi vì mỗi ống đồng chỉ tạo ra được một lọai âm sắc. Nếu muốn có càng nhiều âm sắc thì số lượng ống phải càng nhiều. Mỗi dàn ống cao chừng hơn 5m tùy lọai. Cây đàn có 3 bàn phím tay và một dàn pedal. Âm thanh nó tạo ra nếu đủ lớn thì đứng ở xa hơn 1 cây số vẫn có thể nghe được. Tất cả đủ thấy sức mạnh của cây organ khủng khiếp đến cỡ nào. Tuy nhiên nếu kết hợp với thánh ca thì vẫn có thể tạo ra những giai điệu hay tuyệt vời.
    Cuối cùng là một vài kinh nghiệm của mình khi tìm nghe lọai thánh ca chính thống. Ở VN thỉnh thỏang mình cũng nghe thấy những bài thánh ca dạng như vậy được hát trong thánh lễ, tuy rất ít. Điển hình như ?oBài công bố tin mừng phục sịnh? (lời Việt) được hát duy nhất một lần trong một năm vào tối lễ vọng phục sinh. Đây là bản thánh ca đúng chất nhất và kinh điển nhất của dòng thánh ca chính thống. Hay vào lễ chiều thứ bảy đầu tháng, ở Vương cung thánh đường Đức Bà cũng có hát bộ lễ Latin, nghe rất hay, ai có điều kiện xin mời ghé qua để nghe thử. Tuy nhiên muốn nghe cho hay thì có lẽ qua mấy nhà thờ cổ bên châu Âu mà nghe thì mới thấy được sự vĩ đại cũng như chiều sâu của bản nhạc. Vì nhiều yếu tố. Thứ nhất giọng người châu Âu hát thánh ca Latin hợp hơn. Thứ hai kết cấu ngôi thánh đường ở phương Tây được thiết kế để làm tăng tối đa sự cộng hưởng âm thanh, trong một không gian với những mái vòm cao vút sẽ khiến con người thăng hoa cảm xúc và cảm nhận được sâu hơn.
    Mình cũng muốn post mấy đọan thánh ca cổ cũng như hình ảnh về mấy cây đàn organ để mấy chia sẻ với anh em nhưng mình hơi dốt về ba cái vụ này. Mình chẳng rành lắm cách upload mấy cái file này. Với lại nhân tiện bạn cho mình hỏi cái chữ "Wikipedia" là ở đâu vậy? Chắc chắn là mình đã từng thấy cái chữ Wikipedia này ở đâu đó rồi nhưng khổ nỗi bây giờ lại không nhớ được nó nằm ở đâu và về cái gì? Ai biết xin nhắc giúp mình một tiếng. Hôm này bạo mồm bạo miệng nói hơi nhiều, có gì sai xin anh em đừng chấp. Xin chân thành cảm ơn và hậu tạ.
    Được Secillia sửa chữa / chuyển vào 23:22 ngày 11/10/2006
    Được Secillia sửa chữa / chuyển vào 23:43 ngày 11/10/2006
  5. minhdhs

    minhdhs Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2003
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    http://en.wikipedia.org/wiki/Special:Search?search=%s
    Wikipedia là một dạng bách khoa toàn thư đấy bạn ạ. Nó cũng giống như MSN Encarta http://encarta.msn.com/ Chỉ khác là nó là một dạng bách khoa toàn thư mở, do người đọc soạn và sửa, đại loại là như vậy.
    Thông tin trên này rất nhiều và cập nhật. Vd như vụ Google mua Youtube cũng đã có ở trên này chỉ sau vài giờ. ( Xem mục Youtube). Ngoài ra cũng có trang tiếng Việt http://vi.wikipedia.org/wiki/Trang_Ch%C3%ADnh nhưng thiếu rất nhiều thông tin. Chính bạn cũng có thể bổ xung vào các mục trên này.
    Chúc vui.
  6. secillia

    secillia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2006
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    cảm ơn bạn nhìêu....còn có ai bíêt cách gửi file lên dưới dạng đường link không...chỉ mình đi?
  7. losavn

    losavn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2004
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Tôi biết bài Ave Maria của F. Schubert, nhưng tôi nghĩ đây không phải là loại nhạc thánh- tôi nghĩ đây là một loại Wedding song. Còn có bản Ave Maria nào khác nữa thì tôi không rõ lăm.
  8. secillia

    secillia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2006
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Ave Maria của Schubert không hẳn là thánh ca cũng chẳng phải là nhạc wedding đâu bạn. Bởi vì tầm vóc của nó chưa đủ lớn để gọi là thánh ca, nhưng cứ gọi là thánh ca cũng được chẳng sao. Đúng ra đó là một tiểu phẩm tôn giáo. Có thể bản này hay dễ nghe nên trên phim ảnh, mỗi lần có gì liên quan đến tôn giáo là người ta lại đệm nó vô. Ave Maria thì có nhiều người viết lắm. Hiện nay mình bíêt có tất cả 11 bản Ave do các nhạc sĩ sau sáng tác: Caccini, Verdi, Saint-Saens, Bach-Gounod, Bruckner, Tosti, Stravinsky, Bizet, Liszt, Mozart, Schubert. Trong đó Bruckner có tới 2 bản. Đây cũng là serie thánh ca mà mình thích nhất. Các bản hay nhất theo mình là của Caccini, Mozart, Bruckner, Bach. Nó hay không chỉ vì giai điệu hay không mà còn là vì trong cách nhìn của mỗi tác giả, hình ảnh Đức Maria hiện lên với nhiều khía cạnh khác nhau. Vẻ đẹp của Maria trong tác phẩm của Bach là một vẻ đẹp trinh khiết tinh tuyền còn trong tác phẩm của Bruckner lại là hình ảnh một người thiếu nữ tươi trẻ, hồn nhiên và rất quyến rũ. Maria của Caccini thật là vĩ đại sáng chói trong hào quang rạng ngời còn của Mozart lại là hình ảnh một người mẹ giản dị, một người phụ nữ bình thường bên nôi đứa con thơ. Nếu bạn nghe những tác phẩm trên rồi và cảm nhận được chiều sâu của nó, bạn sẽ thấy Ave của Schubert còn thua một bậc.
  9. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Cám ơn bạn Secilia đã cho bài học hay về thánh ca và lịch sử
    thánh ca.
    Tôi có 2 điều không đồng ý với bạn ở đây:
    1- Tôi cho Organ bây giờ không phải đơn giản hơn ngày xưa
    mà là phức tạp hơn, vì nó chạy bằng điện, và điều khiển qua
    hệ thống computer. Mấy nhà thờ cách nhà tôi hơn 100 dặm,
    nơi có nhiều người da trắng giàu, có đàn Organ mới đặt làm,
    vừa khít vào toà nhà xây nhà thờ, trị giá hơn 200 nghìn đôla.
    Giá tiền đó, chỉ có một vài Piano trên thế giới sánh nổi. (Xin
    đừng kể đến những Violin cổ nhé.)
    2- Thánh ca không bắt buộc phải thật cao về mặt kỹ thuật sáng
    tác và mặt nghệ thuật. Tuy bài Ave Maria của Chubert đơn giản
    và dễ chơi đàn, dễ hát, nhưng cũng là thánh ca, và nhiều bài
    dễ hơn, đơn giản hơn, không hay mấy, cũng là thánh ca. Có
    lẽ chúng không đủ tiêu chuẩn đối với giáo hội Roma ngày xưa,
    nhưng ngày nay chúng ta nghiêng về thưởng thức âm nhạc
    chứ không nghiêng về mặt thần học của âm nhạc nữa.
  10. phucphan

    phucphan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Ave Maria của Schubert, tên thật là Ellens dritter Gesang (bài hát thứ 3 của nàng Ellen) là tác phẩm Lied (thể loại tác phẩm thanh nhạc thính phòng Đức), không phải là thánh ca dù có nhiều chuyện soạn cho nó thành sacred music. Lý do quan trọng nhất làm Ave Maria của Schubert không phải là sacred music thuần tuý là vì phần lời thơ của nó là một bài thơ của Walter Scott chứ không phải là lời cầu nguyện "Ave Maria, gratia plena" của kinh thánh. Sau này, do lied này quá nổi tiếng, người ta đã tìm cách dùng giai điệu của nó để phổ vào lời cầu nguyện Ave Maria của kinh thánh. Đây không phải ý đồ ban đầu của Schubert.

Chia sẻ trang này