1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhạc thánh - một thể loại của âm nhạc cổ điển?

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi Ti_a_mo, 10/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. secillia

    secillia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2006
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Đúng đúng..........! Bạn codep nói đúng. Đúng là mình có nói là đàn organ ngày nay làm đơn giản hơn.....nhưng bạn hiểu sai ý rồi. Ý mình không phải là ngày nay người ta làm thua đàn ngày xưa về kỹ thuật mà là mấy cây organ bây giờ trang trí đơn giản hơn thậm chí không cần dùng chi tiết trang trí nào. Chắc bạn cũng thấy mấy cây organ cổ, có rất nhiều hoa văn, tiểu tiết còn đàn bây giờ chủ yếu chỉ thấy tòan là ống. Về kết cấu bên trong thì đúng là phức tạp và hiện đại hơn nhiều nhưng người ta không đặt nặng vấn đề thẩm mỹ như trước nữa. Đây là do mình chưa diễn đạt hết. Cảm ơn bạn đã phát hiện ra chỗ khuyết đó. Nếu không nói thì chắc là có nhiều người hiểu lầm.
    Về giá trị thì mình nghĩ có lẽ chưa có đàn nào vượt qua được cây organ. Nội tiền duy tu bảo trì không cũng đã bộn tiền rồi. Đó là chưa kể phải thay những ống đã cũ mục hoặc không đủ độ rung nữa.
    Hiện nay ở cả VN hình như chỉ có nhà thờ chính tòa Saigon là có được một cây organ điện đúng tầm do một Việt kiều tặng cách đây 2 năm. Tuy chỉ là organ điện nhưng cũng đúng tiêu chuẩn quốc tế, nghe cũng ác liệt lắm. Mình cũng đàn organ trong nhà thờ cho ca đoàn nhưng chỉ được đàn cây điện tử 2 dàn thôi. Muốn lên được cây organ như trên chắc phải tu luyện thêm chí ít 10 năm nữa.
    Ở đây là hình ảnh của một số cây organ cổ để minh họa, mời các bạn xem. Mình chưa có hình của mấy cây modern.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được Secillia sửa chữa / chuyển vào 12:26 ngày 13/10/2006
  2. secillia

    secillia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2006
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    http://www.4shared.com/dir/1039167/493e4c7f/sharing.html
    http://www.4shared.com/account/home.jsp
    Cuối cùng cũng biết cách upload vài cái file nhạc. Ở đây mình giới thiệu 4 bản ave của Caccini(1), Mozart(11), Bruckner(5), Bach(4) và một đọan thánh ca latin ngắn theo đúng phong cách chính thống. Bản này là responsorial psalm (7). Khi nghe chú ý đọan dạo organ mở đầu, rất nhỏ nhưng hay vô cùng. Bài này được thu ngay tại Vatican, trong một buổi lễ có cả cố ĐGH John Paul và nhạc trưởng Vohn Herbert Karajan. Nhân đây cũng upload vài tấm hình về những ngôi giáo đường cổ kính ở châu Âu để mọi người thấy được sự lộng lẫy vĩ đại của nơi đã sản sinh ra những dòng thánh ca bất tử.
    Được Secillia sửa chữa / chuyển vào 13:23 ngày 13/10/2006
  3. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Organ cổ cũng có những cây rất đơn giản, rẻ tiền như organ
    điện, (đơn giản hơn). Bạn về Phát Diệm sẽ thấy nhà thờ ở
    đây rất gần nhau, chưa đầy 1 km đã có một nhà thờ, và nhà thờ
    nào cũng có một cây Organ. Organ này phải đạp chân như đạp
    máy khâu vậy. Chắc nó không có ống, mà chỉ có lưỡi gà như
    đàn Accordeon thôi. Anh họ tôi một thời cũng có xưởng làm và
    sửa chữa cách organ này của khắp miền bắc ViệtNam từ những
    năm 1960''s. Sau đó thì sập tiệm, vì không đủ khách hàng. Các
    nhà thờ Phát diệm không bảo trì các organ này nữa, và keo dán
    bong ra, hơi không kín nữa. Chơi những đàn này cứ như ngườ
    móm phều phào.
    Từ khi sang Mỹ, tôi mới được thấy Organ thật, có ống. Tuy vậy,
    rất ít nhà thờ có Organ hiện đại, và cũng ít người chơi được
    Organ đạt tiêu chuẩn Thánh Ca cổ điển. Đôi khi tôi cũng được
    chơi Organ cho những lễ ViệtNam nhưng đàn này cũng chỉ đạt
    tiêu chuấn thường thôi. Tôi vốn chơi Piano, nên chơi Organ rất
    dở, không biết nhấn các nút giọng của đàn, cứ chơi từ đầu lễ
    đến cuối lễ một giọng mà thôi. Cái dở nhất không phải ở đàn
    và ở tôi, mà là ở các bản nhạc ViệtNam. Hầu hết các "thánh ca"
    ViệtNam đều chơi ngũ cung, và nhịp của các điệu nhảy đời năm
    1940''s 1950''s mà tôi không rành các điệu này. Biết làm sao
    được, tôi phải theo nhạc trưởng chứ, dù các lễ Mỹ không thiếu
    các bản nhạc cổ điển và hiện đại? Nhạc nhà thờ hiện đại cũng
    không phải classical đâu, nhất là ở các nhà thờ Tin Lành. Bạn
    chợt nghe cũng thấy ngay không phải classical. Vì thế tôi mới
    nói bây giờ người ta không định nghĩa "thánh ca" một cách chặt
    chẽ như xưa nữa. So với những thánh ca mới này, bài Ave Maria
    của Chubert thì còn thánh hàng trăm lần.
  4. secillia

    secillia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2006
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Đúng thôi! Ngày xưa Vatican quản lý thánh ca chặt chẽ thật nhưng cái quy định ấy đã có từ vài trăm năm trước rồi. Mà chúng ta đều biết cái gì thuộc thời trung cổ thì đều có vẻ luật lệ và cực đoan. Tuy nhiên sau một thời gian dài, khi mà giáo hội bành trướng ra rộng khắp, người ta không còn quản lý nổi những quy định này nữa. Thứ hai, thời kỳ phục hưng của châu Âu đã truyền bá tư tưởng tự do khiến con người nói nhiều hơn về cái tôi của mình trong tác phẩm. Vì thế nó đã vượt ra ngòai tiêu chí của sự chính thống ban đầu. Mà trong nhạc thần học thì cái tôi tuyệt đối bị biến mất, tất cả phải hướng về thần thánh. Vì vậy, ở mỗi địa phương, mỗi thời kỳ đều có những lọai thánh ca với rất nhiều phong cách. Ở VN cũng có thánh ca Việt Nam vậy, mang đúng nhãn hiệu: made in Vietnam. Bởi vì suy cho cùng, bây giờ người ta chỉ cần bài để hát chứ đâu cần đạt mức tư tưởng thần học cao siêu như xưa kia nữa. Mà để sáng tác được một bản thánh ca chính thống như ngày xưa, bây giờ đâu còn mấy ai làm nổi chuyện đó. Lần trước mình cũng định trình bày ý này nhưng thấy không cần thiết lắm nên bỏ luôn.
    Tóm lại, ngày nay việc sử dụng thánh ca là tự do. Những tác phẩm chính thống như mình nói chỉ được dùng phổ biến ở châu Âu mà thường xuyên nhất là tại Vatican, nơi mà tất cả đều làm việc bằng tiếng Latin. Ở Âu Mỹ, ngày nay người ta vẫn độn thêm nhiều bản thánh ca mới nhưng cơ bản vẫn dựa trên thánh ca cổ. Cái mà mình muốn nói là: một thời thánh ca nó đã là như vậy.
    *Xí...bác Codep ơi cho em thụ giáo một chút. Bác cũng học piano và cũng chơi organ giống em à. Đúng là cùng hội cùng thuyền. Bác học piano chuyên nghiệp hay ngiệp dư. Em chỉ học nghiệp dư thôi, ban đầu cũng chỉ là để phục vị nhà thờ nhưng sau đó tự nhiên thấy mê cây piano luôn và mới dại dột đi tìm hiểu nhạc cổ điển. Cuối cùng thành con nghiện lúc nào không biết. Bác lại ở bên nước ngòai nữa nên tài liệu về mấy cái này cũng như kinh nghiệm thực tế chắc bác biết rõ hơn em. Bác cho em hỏi về một số kinh nghiệm khi chơi cây đàn này. Xin cảm ơn bác nhiều.
    Được Secillia sửa chữa / chuyển vào 02:54 ngày 14/10/2006
    Được Secillia sửa chữa / chuyển vào 02:55 ngày 14/10/2006
  5. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Tôi vốn không được đào tạo trong trường âm nhạc Việt Nam,
    mà cha tôi dạy cho . Cha tôi vốn đi tu, được đào tạo trong nhà
    tu, vốn âm nhạc và hội họa không thua kém các nhà chuyên
    nghiệp ở ViệtNam, một phần cha tôi có năng khiếu, và một
    phần là sự đào tạo nghiêm cẩn trong nhà tu.
    Tôi không có năng khiếu như cha tôi, kể cả nhạc lẫn họa, mà
    chỉ được 1/2 truyền lại, vì 1/2 truyền lại từ mẹ tôi thì không có
    khiếu nghệ thuật và khoa học, mà là đời sống thường dân .
    Dù sao, sau khi đến Mỹ, thì thấy công cha tôi dạy dỗ cũng có
    giá trị không nhỏ. Trừ những cái hay không chính quy, thì phần
    chính quy tôi có được cũng không ít . Bây giờ tôi mà học piano
    thì cũng khó tìm được thày dạy, vì nếu người xứng đáng dạy tôi
    thì tôi không có tiền mà trả nổi. Tôi nhớ lại ngày xưa ở ViệtNam,
    chị họ, anh họ, và em gái họ tôi đã tốt nghiệp trường nhạc Hà
    Nội, và họ là bậc thày của tôi. Nếu bạn gần gũi với những
    người tốt nghiệp trường nhạc Việt Nam ở Hà Nội ngày xưa, mà
    những năm Mỹ ném bom, thì trường tạm ở Hà Bắc, thì bạn
    không lo không với tới trình độ quốc tế.
    Cái dở mà học sinh thường mắc phải, hầu hết học sinh Mỹ,
    là thích chơi piano thật nhanh, thật mạnh. Đó là thể hiện của
    sự ấu trĩ. Chơi Piano nhanh và mạnh thì không khó, mà chơi
    nhẹ nhàng, tình cảm, mêm mại, thanh thoát mới khó. Cần một
    đàn đạt tiêu chuấn đàn digital chẳng hạn, nếu không có đàn
    gỗ thật hàng chục nghìn đôla và lên giây định kỳ 6 tháng, và
    bộ máy, bàn phím đàn không được cũ quá (phải làm lại cho
    nhạy). Khi chơi đàn phải lắng nghe từng tiếng từ ngón tay mình
    xem nhanh chậm mạnh nhẹ ra sao. Tôi chơi đàn, kể cả những
    bài dễ, đều hài lòng về vài nốt, và không hài lòng về vài nốt khác,
    không lần chơi nào giống lần chơi nào . Lý do ở chỗ tay đàn
    mình chưa được tới chỗ hết chê, và ở chỗ mình để ý săm soi
    quá. Tôi ở Mỹ, mà trừ những chương trình TV và băng đĩa ra,
    thì chưa gặp được cao thủ đáng học tập . Lý do cao thủ không
    nhiều, mặc dù người có bằng cấp và người có đàn nhan nhản
    khắp nơi. Tôi cũng không có ước mơ trau giồi tay đàn piano
    của mình thêm nữa, vì âm nhạc như một kim tự tháp chân đế
    thật rộng, mà đỉnh cao thì nhỏ xíu. Tôi mãi mãi chỉ ở đáy của
    tháp mà thôi. Được thấy sung sướng khi nghe những tiếng đàn
    hay người khác chơi, được nghe và hài lòng với những âm
    thanh từ ngón tay mình là điều tôi mãn nguyện, và trong tầm tay
    với của mình.
    Rất mong một ngày các con tôi hết phổ thông, thì tôi về Việtnam
    gặp các bạn, chúng ta cùng hoà nhạc . Đừng mong gặp một
    cao thủ ở tôi, mà chỉ một người được sống và gặp gỡ những
    người yêu nhạc cỏ điển ở Mỹ thôi. Họ chỉ may mắn hơn những
    người yêu nhạc ViệtNam là họ thừa tiền mua đàn tốt, nhưng
    tâm hồn và thời gian công sức dành riêng cho nhạc không chắc
    hơn chúng ta là bao. Các bạn nên thưởng thức cái hay đó của
    mình, và tự hào về điều đó .
  6. riilla

    riilla Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2006
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Có họa điên thì mọi người mới tưởng bác codep là cao thủ. Trong forum này ai chả biết bác codep chả biết gì về nhạc cổ điển, đến giao hưởng số 3 của Beethoven còn bảo là giao hưởng Định mệnh thì đủ biết là trình độ ấu trĩ thế nào rồi. Việc gì phải thanh minh.
  7. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Hơi buồn một chút.
    Không buồn vì trình độ mình chưa cao, mà buồn vì Không biết
    tôi đã làm gì để bạn bực mình mà giọng bạn có vẻ hơi cao?
  8. Ti_a_mo

    Ti_a_mo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2006
    Bài viết:
    601
    Đã được thích:
    0
    Bác codep đừng buồn. Làm sao một người có thể biết hết mọi thứ về nhạc cổ điển được? Cám ơn bác và bạn secillia đã chia sẻ kiến thức của mình về nhạc thánh, về đàn organ. Quả là đến giờ tôi mới được thấy những hình ảnh thật hoành tráng và diễm lệ đến thế về đàn organ.
  9. secillia

    secillia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2006
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Thì ra bác codep đã có con học phổ thông rồi à. Thế này chắc con phải gọi bác bằng chú mất tại vì chắc con cũng bằng tuổi con chú. Những điều mà chú nói phải công nhận là rất già dặn và kinh nghiệm. Như quan điểm của chú về cách chơi đàn piano, rất giống cách nhìn của Đặng Thái Sơn. Con nhớ có lần thấy ông nói rằng: chơi đàn mà dọng ầm ầm thì rất dễ mà đánh nhẹ thật nhẹ mới khó. Người nước ngòai họ vận sức còn mình thì vận khí. Con không biết ở ngòai bắc thế nào chứ con ở trong Saigon, thấy trình độ của nhạc viện mình còn thấp lắm. Không phải là không có tay nghề nhưng chủ yếu chỉ đào tạo ra thợ đàn chứ đào tạo ra nghệ sĩ thì chắc còn lâu lắm. Đánh nghe kỹ thuật thì tốt đấy nhưng nghe như bát nước lã. Con cũng không học gì cao nhưng mỗi bài con đều chú ý tới từng âm thanh từng nốt nhạc, không dám qua loa. Con lại chơi nhạc của Chopin nữa chứ nên con biết để đánh một note thật mượt mà là khó như thế nào. Tuần sau, mấy anh em trong nhóm clb NCĐ của con sẽ làm một buổi hòa nhạc nhỏ tại nhà con. Hy vọng tương lai con được gặp bác tại VN.
    Còn một điều nữa về mấy bản thánh ca. Tất cả các bạn khi đọc bài của mình, muốn nhận xét thế nào cũng được. Nếu ai đó phát hiện ra có chỗ nào không ổn xin cứ nêu lên. Bởi vì trước giờ không có sách vở nào định nghĩa bài bản về chủ đề này. Mà nếu có chắc cũng không tới lượt mình đọc. Cho nên xin nhắc lại: những kiến thức mình nêu ra ở đây đều là do mình gom góp thu nhặt được từ nhiều nguồn đáng tin cậy và tổng kết lại để rút ra nhận xét chung.
    *Bạn Riilla ơi......sao bạn lại nói bác codep như thế. Bạn nói thế thì mình thấy là có phần hơi nóng vội. Có thể kiến thức về nhạc cổ điển, bác codep không am tường bằng bạn nhưng bạn nghĩ rằng bạn đã đạt được nhiều kinh nghiệm và sự khôn ngoan như bác không. Sự khôn ngoan của con người còn đáng quý hơn sự quý giá của nhạc cổ điển bạn ạ.
  10. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Cám ơn các bạn nhé. Tôi được an ủi rất nhiều.
    Bạn ơi, học lớp Một cũng là học phổ thông mà .
    Ý tôi nói, khi con tôi khôn lớn, thì tôi khỏi phải dạy dỗ nó từng
    ly từng tý nữa, mà có thể rộng cẳng đi xa nhà được lâu hơn.
    Bây giờ tôi cũng lo giành tiền để thuê thày dạy đàn cho con khi
    nó học hết ngón đàn của mình.
    Được CoDep sửa chữa / chuyển vào 23:26 ngày 17/10/2006

Chia sẻ trang này