1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

nhạc tiền chiến giờ ở đâu?

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi baochik46, 16/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. baochik46

    baochik46 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2003
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    nhạc tiền chiến giờ ở đâu?

    Tôi đang tìm thông tin về tài tử Ngọc Bảo, từng nổi tiếng với những ca khúc tiền chiến như : Gửi người em gái, Ai về sông Tương..............Nói chung là các ca khúc của Đoàn Chuẩn và Từ Linh. Tôi ko thấy trong ttvnol có box nhạc tiền chiến nên ko biết hỏi ai bây giờ?

    Xin quý vị dành chút thời gian cho tôi 1 vài địa chỉ web, link, hoặc tôi có thể tìm mua, đọc sách báo về giọng_ hát_ xưa này ở đâu?

    Nghe nói đã có chương trình về nghệ sỹ Ngọc Bảo trên VTV3 hồi Tết, có ai nhớ lịch phát sóng chương trình này ko ạ?
    Túm lại là có thể tìm mọi thứ về "ông" này ở đâu?

    Mong tin chư vị gần xa! Xin cảm ơn!
  2. ilovevn

    ilovevn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/07/2004
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    Tui thấy ngoài hiệu CD có bán nguyên 1 Cd của Ngọc Bảo đó . Bạn thử tìm mua xem. Chúc vui
  3. cadmank3

    cadmank3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    769
    Đã được thích:
    0
    chào bạn
    về nhạc tiền chiến thì chả nói mọi người cũng biết bán đầy ,nhưng nó quả thực kén người nghe , và khi nghe nhạc tiền chiến mà biết 1 chút thông tin về thời kỳ "tân nhạc" (khi chúng ta chưa sinh...hihiih) thì quả thực tuyệt / gần đây cad thấy lượng đĩa TC bán ngaòi thị trường nhiều kinh khủng ...nhưng cũng tạp nham kinh khủng / có CD đề ngoài bìa là " tiền chiến " nhưng bên trong thì dễ thấy 3/4 là nhạc đỏ ,có lẽ ko phải dongười sưu tập và ghi có sự nhầm lẫn ...man rợ này / trên vtv3 có 1 chương trình (tôi ko nhớ tên) phát sóng định kỳ hàng tháng về "tân nhạc" và rất hay ,ấn tượng / có giáo sư VŨ TỰ LÂN và nhiều người am hiểu khác cũng tham gia / nhưng tôi thì ko thích các ca sĩ ...có lẽ với tôi ngoài LÊ DUNG (với 1 vài bài ) ra thì ko có nhiều ca sĩ trong nước hat hay hơn các ca sĩ hải ngoại như SĨ PHÚ,KHÁNH LY, TUẤN NGỌC ,cụ bà THÁI THANH ,VŨ KHANH ,Ý LAN ,..V..V/
    nói về cụ NGỌC BẢO thì cad quả thực cũng rất bị thuyết phục với giọng hát "vượt thời gian" của cụ ,ngoài thì trường có đĩa cd của cụ và ko khó tìm đâu ..... .../
    Bên cạnh đó chúng ta cũng biết trong các cd thưòng thì chỉ ghi âm những bài nổi tiếng và thật hay như DƯ ÂM ,SUỐI MƠ, HÒN VỌNG PHU,BÊN CẦU BIÊN GIỚI,ĐÊM ĐÔNG ,CÔ LÁNG GIỀNG,CÔ HÀNG CAFE,NGƯỜI VỀ ,CÔ GÁI NS ĐỒNG KHÁNH...v...v..và ít khi ghi đủ các bài cùng thời ..vâyj chúnh ta có thể tìm thêm cho biết và đầy đủ hơn qua các quyển sách nhạc có bán ngoài thị trưòng ...v..vv. qua các cdroom mp3 (chất lưọng tuy ko cao)
  4. mit_ne

    mit_ne Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2003
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    Download mấy bài nhạc tiền chiến nè
    http://mnits.net/cdnguyen/Alexhanphong/VIET/
  5. haynoivecuocdoi

    haynoivecuocdoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2003
    Bài viết:
    2.000
    Đã được thích:
    0
    Ui trời, ôm hun Mít chụt chụt
    Nhìn vào đã phê rồi
    Hàn Phong có kho nhạc chiến vậy mà giấu kỹ ghê
    Sao mít phát hiện được hay vậy?
  6. cadmank3

    cadmank3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    769
    Đã được thích:
    0
    cảm ơn //hay đấy //link này tuyệt //nagỳ xưa biết nhiều trang hay nhưng mạng chậm ko down dc ,ngày nay khi có adsl thì lại ko con link ...// cảm ơn nhé///nếu dc thì cad hôn vài phát
  7. baochik46

    baochik46 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2003
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    mọi người ơi, tui muốn tìm thông tin về tài tử Ngọc Bảo, nghĩa là tiểu sử, thành tích...cơ. Còn các bài hát, tui có thể tìm được ngoài thị trường băng đĩa nhạc. Tui có thể tìm ở sách báo nào (cụ thể 1 chút), có thể tìm gặp ai để thông qua họ biết về N.B ko?
    mong tin
  8. mit_ne

    mit_ne Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2003
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    Ui trời , nghẹt thở mít rồi nè !
    Đó là do mít tìm nhạc của Ngọc Lan cái vô tình thấy , nên post lên cho mọi người xem thử .
    Hôm trước mít tình cờ vào cái web này : www.vmdb.com thấy quá trời nhạc luôn , mà không biết cách sử dụng . Hình như phải tốn tiền hay sao ấy , phoipha chỉ mít với . Nhạc Ngọc Lan ấy à , có cả hơn 300 bài , nhìn mà nhỏ dãi luôn
  9. NgayHomQuaLaThe

    NgayHomQuaLaThe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2004
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Tài tử Ngọc Bảo - Lãng tử chốn kinh kỳ, giọng ca qua hai thế kỷ
    Chủ nhà số 115 Mă Mây những năm 30 thế kỷ trước là một gia đình khá giả. Người bố là nhà báo, quê Hà Nội gốc, chủ bút của tờ Đông Pháp. Người mẹ, một nghệ sĩ, rất đẹp và hát rất hay, ngang ngửa cụ Quách Thị Hồ. Khi cậu con trai 18 tháng tuổi, người bố qua đời. Là gia đình giàu có nên khi người bố mất, kinh tế vẫn không mấy sa sút. Cậu con trai lớn lên trong sự chăm bẵm của mẹ. Tuổi thơ cậu đầy ắp những điệu ca trù, những làn điệu dân ca từ lời ru của mẹ.
    Cậu con trai ấy - Ngọc Bảo càng lớn hát càng hay và phong thái càng bộc lộ vẻ lăng tử. Những lúc đi xem phim, chàng thường ghé qua hai cửa hàng băng nhạc Thiên Nhiên và Đa Phúc để nghe nhạc, và từ bao giờ, chàng đă mê giọng ca của danh ca người Pháp gốc Italy Tino Roossi. Ở trường Duvillier ngày ấy, Ngọc Bảo là người hát hay nổi tiếng.
    Lúc này, cũng là giai đoạn "được mùa" của tân nhạc Việt Nam. Những bản tình ca lăng mạn về tình yêu mà các nhạc sĩ đă rút ruột nhả tơ cho đời, Ngọc Bảo lặng lẽ đón nhận và chuyển tải nó một cách cảm động đến với công chúng yêu nhạc. Những "Bóng chiều xưa" (Dương Thiệu Tước), "Đêm đông" (Nguyễn Văn Thương), "Người du tử", "Cô lái đ̣ò" (Nguyễn Đình Phúc), "Trở về" (Châu Kỳ), "Mơ hoa" (Hoàng Giác), "Thu quyến rũ", "Chuyển bến" (Đoàn Chuẩn - Từ Linh)... đă được giọng hát Ngọc Bảo "độc quyền" trong tâm trí của người nghe.
    Cách mạng Tháng Tám bùng nổ, do có cuộc gặp tình cờ với nhạc sĩ Đỗ Nhuận, trưởng đoàn kịch Sao Vàng, chàng lăng tử ấy trở thành một nghệ sĩ cách mạng. Công việc của ca sĩ Ngọc Bảo lúc này là hoạt động tình báo trong vỏ bọc một ca sĩ nổi danh để bí mật thu thập tin tức. Vì mê giọng hát Ngọc Bảo, vua Bảo Đại đă mời vào cung, tự tay vua đệm đàn cho lăng tử Hà thành hát. Có lúc hát cho một thứ phi của vua, không hiểu vì vẽ lăng tử hay vỡ hát hay, thứ phi "mê" chàng luôn. Nhưng tất cả đều có giới hạn, Ngọc Bảo không quên mình là một ca sĩ - tình báo. Rồi chàng theo đoàn lên chiến khu Việt Bắc cho đến năm 1949.
    Hạnh phúc ngọt ngào
    "Kể ra, nếu không có buổi chiều hôm ấy thì chúng tôi chắc đă khác", hai người vô t́nh đâm xe đạp vào nhau. Chàng ấp úng nói lời xin lỗi và càng lúng túng hơn khi bắt gặp ánh mắt "nạn nhân" của mình "có gì thu hút không ngừng được, nàng nhìn sâu lắm". Còn nàng cố lấy lại bình tĩnh sau đôi má ửng hồng bằng một nụ cười chúm chím, họ yêu nhau ngay giây phút đầu tiên ấy.
    Nhà nàng ở 67 Hàng Bông, nàng con một gia đình công chức và là chủ một khách sạn ở phố cổ. Dù lá ngọc cành vàng, lại làm kinh doanh, nhưng lúc nào nàng cũng giữ được vẻ nề nếp "Nàng duyên dáng lắm, dịu dàng lắm, nói gì cũng vâng vâng dạ dạ. Ngay cả việc nhảy đầm sau này tôi dạy nàng mới biết".
    Một năm yêu đương của cặp tài tử giai nhân ấy khá êm đềm. Năm 1950, nàng lên xe hoa về nhà chàng. Ngoài công việc của một người vợ, nàng thường xuyên tổ chức những chương trình lớn cho chàng biểu diễn, khi thì Hà Nội, khi thì Sài Gòn. "Từ khi yêu nàng, tôi thấy mình hát hay hơn và từ khi lấy nhau giọng hát của tôi như lớn hẳn".
    Biết là lấy chồng nghệ sĩ lại máu lăng tử "rất dễ là chồng người khác", nàng thầm lặng sống, thầm lặng xử sự, thầm lặng khóc. "Đă không biết bao lần nằm ngủ, những giọt nước mắt của nàng thầm lặng rơi trên cánh tay tôi. Đàn ông, dẫu có cứng rắn đến mấy cũng không thể không mủi lòng", và chính cách sống nhẹ nhàng của nàng khiến chàng cảm thấy mình đă có trong tay một hạnh phúc ngọt ngào hơn ai hết. Có lần, chàng hẹn với một "người hâm mộ", nàng biết và đi theo. Đến ghế đá công viên thấy hai người "tâm sự", nàng đến đằng sau nhẹ nhàng quàng chiếc khăn vào cổ chàng và quay sang nói với "người hâm mộ": "Lần sau, trước khi đi, em nhắc anh ấy quàng khăn vào cho đỡ lạnh kẻo viêm họng sẽ không hát được". Về nhà, nàng vẫn giữ được vẻ bình thản. Chiều hôm đó, nàng hẹn chàng lên ghế đá Hồ Tây, nơi họ từng ngồi, không phải để trút giận dỗi mà là: "Anh phải thương em chứ, nếu không còn thương em nữa thì anh cứ bỏ em đi". Rồi họ trở về cùng con cái một cách vui vẻ như chưa có chuyện gì xảy ra.
    Cửa sổ cuộc đời vỡ một bóng câu
    "Có lẽ trời cho tôi nhiều quá chăng?", nên 80 tuổi, ông phải chịu những nỗi đau mà không phải ai cũng có thể chịu đựng được. Người vợ thân yêu suốt cả cuộc đời ông đă bỏ ông đi, và mới đây thôi, cô con gái đầu lòng, người gần gũi và hiểu ông nhất trong ba cô con gái, cũng bỏ ông đi...
    Ông sống bằng kư ức trong những ngày mỏi ṃn của tuổi 80 và cảm thấy cô đơn vô cùng khi chiều đổ bóng. Dạo này ông ít lên sân khấu, vì sau mỗi lần hát, giữa tràng pháo tay nồng nhiệt của khán giả, giữa những bó hoa ông lại ôm mặt khóc thầm. Cả cuộc đời ca hát của ông, lần diễn nào cũng có bà bên cạnh, người luôn luôn động viên ông bằng một ánh mắt từ dưới hàng ghế khán giả, người luôn luôn cùng ông một lối về sau mỗi đêm diễn.
    Những ngày bà bị tai biến mạch máu năo, mắt bị mờ, nhiều người Hà Nội ngạc nhiên bởi một ông lăo gần 80 dắt tay một bà lăo đến các cửa hàng ăn uống, lấy khăn lau mặt, lau miệng cho bà, dỗ dành bà ăn như ông bố dỗ dành con gái. Từ khi bà ra đi, ông không buồn đến các cửa hàng ăn uống nữa, huyết áp ông giảm mạnh, ông thường hút thuốc, vẫn biết là không tốt cho sức khỏe nhưng nỗi cô đơn luôn chế ngự trong ông.
    Khoảng trống ấy, làm sao khỏa lấp được khi bà là cả cuộc đời ông!
    Thời vang bóng chưa qua!
    80 tuổi, ông vẫn thỉnh thoảng lên sân khấu, vẫn là những tình khúc của một thời vang bóng: "Đêm đông", "Bóng chiều xưa","Biệt ly", "Ngày về", "Gửi người em gái", "Trở về", "Nỗi lòng", "Chiều vàng"... Không bí quyết gì, ông chỉ cầm míc là hát. Thói quen ấy vẫn theo ông hơn 60 năm ca hát. Người lăng tử Hà thành co hồ như vẫn còn giữ măi bên mình những giai điệu của một thời như tri âm, tri kỷ.
    Có thời những bài hát tiền chiến bị coi là "ủy mị", ông không lên sân khấu, ở nhà kinh doanh cùng với bà. "Những lúc đó tôi thèm hát kinh khủng, vừa làm, vừa hát một mình và tôi chờ một ngày lên sân khấu, bởi tôi tin chắc rằng những bài ca kia sẽ sống".
    Thời gian như không làm giảm thanh sắc của ông, đến bây giờ, ông vẫn là giọng ca số 1 trong những người hát nhạc tiền chiến. Vừa rồi, ông hát "Biệt ly" của Doăn Mẫn trong chương trình Thế kỷ âm nhạc và "Gửi người em gái" của Đoàn Chuẩn trong chương trình Gặp gỡ thế kỷ, khiến nhiều người ngạc nhiên vì sao một "ông già 80 tuổi" vẫn hát hay đến vậy. Giọng hát của ông ẩn chứa nét cổ xưa, nét luyến láy của những điệu ca trù, lại vừa mang nét thanh tao của một lăng tử.
    Với chất giọng Baritông dày, ấm, ông còn hát những khúc hát trữ tình hiện đại, như "Ký ức đêm" (Hồng Đăng), "Em đi rồi", "Còn đâu" (Văn Kư), "Một cơi đi về" (Trịnh Công Sơn), "Mối tình đầu" (Thế Duy)... Sắp tới ông sẽ phát hành những allbum riêng gồm tình khúc tiền chiến và những tình khúc hôm nay.
    (Theo Nguyễn Vũ - Báo Người Hà Nội)
    Được NgayHomQuaLaThe sửa chữa / chuyển vào 14:17 ngày 20/09/2004
  10. tram_uat

    tram_uat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2004
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Đọc tới đây mình mới nhớ đã có lần được xem một chương trình nói về ca sĩ Ngọc Bảo của Tác giả tác phẩm - Văn nghệ chiều chủ nhật . Đúng là một kiểu xử sự dễ thương của một người đàn bà có học thức , xem rồi nhớ mãi .

Chia sẻ trang này