1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhắc tới sài gòn phải nhắc tới...... Trịnh Công Sơn

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi ThiNo, 24/03/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ThiNo

    ThiNo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0
    Nhắc tới sài gòn phải nhắc tới...... Trịnh Công Sơn

    Bài hát đầu tiên, bài hát cuối cùng



    TCS
    Xuân Tân Mùi 1991

    Ngạn ngữ Pháp có nói rằng bất cứ cái gì bắt đầu tốt thì sẽ kết thúc tốt. Tôi không hiểu trong những địa hạt như kinh tế, xã hội, khoa học như thế nào nhưng trên lĩnh vực văn nghệ đôi khi hoặc nhiều khi nó không hoàn toàn như thế? Có không ít những trường hợp người nghệ sĩ đã khởi đầu rất hay và kết thúc rất tệ.

    Tôi bước chân vào đất đai của nghệ thuật tương đối sớm. Từ tuổi mười ba mười bốn tôi đã làm những lưỡi sóng liếm láp mạn thuyền văn nghệ. Trong huyết quản tôi có thể thời ấy đã luân lưu những lượng máu bất bình thường.

    Sau một vài biến cố lớn của gia đình, tôi bắt đầu một cuộc sống riêng tư không phẳng lặng.

    Và từ đó tôi rơi vào một cơn mộng mị triền miên.

    Có một vài câu hỏi, với tôi, đã trở thành nỗi ám ảnh: Bài hát đầu tiên của anh là bài gì?

    Câu hỏi bụôc tôi phải trở về những năm tháng xa xôi. Nhưng khi về đến nơi ấy, trong thời điểm ấy, thì vô tình tôi lạc mình về một quá khứ khác xa xăm hơn nữa. Và rồi tự hỏi: Cái đầu tiên ở nơi nào mà có và điều gì đã sinh ra cái đầu tiên kia?

    Bài hát ?oƯớt mi? được nhà xuất bản An Phú ấn hành tại Sài Gòn năm 1959, Thanh Thúy hát quanh những phòng trà và nổi tiếng. Thời ấy hình như Nguyễn Ánh 9 đã có lúc đệm đàn piano cho Thanh Thúy hát. Thanh Thúy trở thành giọng hát liêu trai. Anh Nguyễn Văn Trung, giáo sư triết thời ấy ở Văn khoa cũng đã từng có bài viết về một tiếng hát liêu trai Thanh Thúy.

    Thế thì, cố nhớ lại và tôi đã nhớ một lần nào đó, trong phòng trà, năm 1958, tôi thấy Thanh Thúy hát ?oGiọt mưa thu? và khóc. Bà mẹ Thanh Thúy dạo ấy lao phổi hằng đêm nằm hát ?oGiọt mưa thu? chờ Thúy về. Những giọt nước mắt ấy như một cơn mưa nhỏ trên tâm hồn mỏng mảnh của tôi đã khiến tôi phải lùi xa hơn nữa về một cõi đời nào còn xa xôi hơn đã từng làm tôi nhỏ lệ?

    Phải có một nỗi tuyệt vọng nào đó khởi đầu để tôi không ngừng dan díu với những giọt nước mắt của đời làm của cải riêng tư. Eva ăn trái cấm và sự sống thành hình. Tôi e cũng đã từng nuốt những giọt nước mắt để biết tận tình nói về những giọt nước mắt kia.

    Rất nhiều bài hát đã được viết trước bài ?oƯớt mi? nhưng riêng bài ?oƯớt mi? thì tồn tại như số phận của nó và của tôi. Hình như người Nhật rất thích nó vì dàn nhạc giao hưởng Nhật đã thu bài hát này. Riêng tôi không thích lắm.

    Dù sao thì trong những năm 59-60 trong thành phố này nhiều người đã thích và hát.

    Người ta có nhiều lý do để thích một bài hát đầu tiên của một tác gỉa để rồi không quên thắc mắc: Thế thì bài hát cuối cùng của anh là bài gì? Sẽ như thế nào? v.v?

    Sự kết thúc của mọi câu chuyện đời đều không giống nhau. Tôi vẫn thường muốn trầm mình trong cái lẽ vô thủy vô chung nhưng người đời cứ thích níu kéo tôi về trong cái lề thói hữu hạn.

    Trên đường băng chạy có cái đích để mình đến. Trong nghệ thuật thì khác. Cái cuối cùng có thể là cái vô hạn và biết đâu, nó đã từng có trước thời hạn mà mình không ngờ.

    Sự bất tử không có trước có sau mà thường nó nằm ở điểm mà mọi cơ duyên cùng hội tụ.

    Tôi không hề có ý định viết bài hát cuối cùng bởi vì tôi nghĩ rằng thời điểm cuối cùng là điều mà mình không thể nào bắt gặp được. Nếu vì một lý do nào đó tôi buộc mình phải lên đường để viết những ý nghĩ cuối cùng của mình trong một ca khúc thì tôi tin rằng vào lúc đó tôi sẽ cố gắng cởi trói mình thoát khỏi mọi hệ lụy của đời để sống chứ không cần phải nói them một điều gì nữa.

    Bài hát cuối cùng có lẽ sẽ chỉ mãi mãi là một giấc mơ. Một giấc mơ buồn thảm mà chúng ta cần phải quên đi để mọi thứ biên giới trong cuộc đời trở thành vô nghĩa và nó sẽ không còn tồn tại như một lời thách thức kiêu hãnh nữa.

    Bài hát đầu tiên và bài hát cuối cùng, ngẫm ra cũng chỉ là những bọt bèo vô hình vô tướng. Chúng ta vui chơi với nó và chúng ta quên đi. Có kẻ gieo cầu cho người nhặt được. Kẻ nhặt được không chắc là vui mãi. Kẻ không được cũng chẳng nên lấy nó làm điều.

    Hơn ba mươi năm trước có một bài hát đầu tiên, như một trái cầu gieo, có chắc gì hạnh phúc? Không chắc gì hạnh phúc thì sao lại cần phải có bài hát cuối cùng?

    12-1990
  2. epok

    epok Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Những phụ nữ Trịnh Công Sơn yêu mến nói về ông
    Đó là Khánh Ly, giọng hát liêu trai đã gắn liền với nhạc phẩm của ông mấy chục năm qua. Hồng Nhung, người được xem như đại diện tiêu biểu cho thế hệ ca sĩ sau này. Và, Trịnh Vĩnh Trinh, cô em út thân thiết với tiếng hát khước từ mọi khuôn phép.

    Ca sĩ Khánh Ly.
    Khánh Ly: Bao nhiêu ngày tháng qua đi, anh vẫn không bao giờ thay đổi. Tôi cũng thế. Cả hai không có những thắc mắc về đời sống của nhau, 30 năm trước không hỏi thì 30 năm sau cũng không hỏi... Tôi quý những giây phút ở bên anh và tôi nghĩ anh sẽ nói với tôi điều cần nói, nếu có. Anh im lặng vì có thể những điều anh nghĩ, anh muốn, không còn cần thiết để phải nói ra.
    ??oEm theo đời cơm áo. Mai ra cùng phố xôn xao. Bao nhiêu ngày yêu dấu tan theo...???. Tôi có cảm tưởng đó là một lời trách móc anh cho tôi. Rất dịu dàng như bản tính anh. Từ bao nhiêu năm nay, câu hát đó theo tôi như một vết thương. Đời cơm áo quả thật đã làm cho tôi lắm ê chề, khổ đau, nhưng những ngày yêu dấu bên anh và bạn bè đã chẳng bao giờ tôi quên... Dù đời sống có lắm tan vỡ, có lắm chìm sâu nhưng mơ ước của một đời người thì trong trái tim bầm dập của tôi, những ngày tháng cũ vẫn là một điểm son, là một bám víu cuối cùng và duy nhất.


    Ca sĩ Hồng Nhung và Trịnh Công Sơn
    .
    Hồng Nhung: Hồi đó, chúng tôi gặp nhau hàng ngày, lúc thì đi xem tranh ở gallery, lúc thì đến dự khai trương một nhà hàng của người bạn, lúc thì quanh quẩn nhà anh chuyện trò cả buổi, lúc thì lang thang thả bộ ra quán mì nhỏ gần Hồ Con Rùa ăn sáng... Anh đã luôn yêu thương mọi người, trong đó có tôi, như thế. Anh lúc nào cũng nhẹ nhàng và chẳng nề hà trả lời tất cả những câu hỏi của tôi, nhiều khi là ngô nghê, về đời sống, về âm nhạc, hay về bất cứ điều gì dù nhỏ bé nhất. Tôi kể cho anh nghe những điều làm tôi buồn, những mất mát khi còn nhỏ. Anh chỉ ngồi lặng im. Và sự im lặng của anh làm tôi thấy được lắng nghe, được hiểu và được vỗ về... Anh cho tôi một miếng ngọc hình quả bí, bảo tôi đeo nó sẽ may mắn, vì quả bí hợp với tuổi tôi. Anh cho tôi thấy hạnh phúc thật giản đơn. Và anh là người đã làm cho tôi không cảm thấy xa lạ và bỡ ngỡ ngay những ngày đầu tiên sống ở Sài Gòn.
    Trịnh Vĩnh Trinh:
    Tôi nghĩ, điều may mắn cho đời và cho tôi, là được làm em của anh Sơn. Điều này tôi đã được thấy từ những năm còn rất nhỏ. Với tôi, anh Sơn như một người cha, vì thân sinh chúng tôi qua đời rất sớm, từ khi tôi còn trong bụng mẹ. Anh rất thân với tôi tuy anh là lớn nhất và tôi nhỏ nhất trong nhà. Tôi lớn lên cùng với âm nhạc của anh. Anh Sơn có một cuộc sống rộng rãi, phóng khoáng với bạn bè, đồng thời luôn luôn gần gũi với các em. Và những ca khúc anh viết, thì chúng tôi, các em của anh, là những người đầu tiên được nghe hát và được dạy cho hát.
    Je me sens si loin de toi a des moments
    Je ne voudrais pas que tu crois que je t'attends
    Je me force a esperer mais je me mens ​

Chia sẻ trang này