1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhạc Trịnh - Bản giao hưởng viết bằng lời

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi harukaze, 09/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. harukaze

    harukaze Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/07/2002
    Bài viết:
    466
    Đã được thích:
    0
    Nhạc Trịnh - Bản giao hưởng viết bằng lời

    Gửi quý anh nguoicuoicung

    Harukaze đã đọc và hiểu tất cả những thông điệp từ quý anh. Hôm nay kaze định post vào topic luyen tha luyen thiên nhưng nó đã bị khoá nên đành làm thế này. Kaze giãi bày để quý anh thông cảm một việc. Kaze không dám liều thi thố gì với quý anh cả, phần vì tài mọn, phần vì nhát. Cái thời liều lĩnh vẫy vùng đã qua lâu rồi, đã phải rời đất Hải Phòng mà tha hương cũng chỉ mong được yên thân để học hành và kiếm ăn. Bây giờ chỉ ngồi nghĩ mưu để kiếm thật nhiều tiền thôi quý anh ạ. Vào đây cũng có thời vụ bởi lúc nhàn cơ chứ không dám vương vấn, bon chen gì gì như quý anh nghĩ đâu.

    Còn về nhạc Trịnh, kaze có vài lời như thế này.......

    Kaze học và yêu nhạc cổ điển, đặc biệt đam mê những bản độc tấu dành cho violon. Khi nghe những bài hát của Trịnh Công Sơn ( TCS ), kaze đã bắt gặp nét giao duyên với nhạc cổ điển trong những ca từ để có thể thốt lên rằng : " Ca khúc của TCS là bản giao hưởng được viết thành lời ". Xét về nhạc lý thì nhạc Trịnh khá đơn giản với chủ đạo xuyên suốt di sản ông để lại là các gam La thứ, La trưởng, Mi thứ , Mi trưởng được xếp đặt khéo léo trong giai điệu Boston. Nhưng xét về ca từ thì chỉ có thể nói bằng hai từ : kinh ngạc. Điều kỳ diệu làm nên một TCS và " thương hiệu" Nhạc Trịnh chính là ca từ. Như cố thi sĩ Văn Cao đã từng nói : " Tôi gọi Trịnh Công Sơn là người ca thơ ", những ca khúc của TCS nếu không hát thì có thể ngâm thành thơ và thơ rất đậm nhân sinh ca . Nhưng khi sáng tác các ca từ thì TCS không làm thơ mà ông viết cho nhạc, ca từ sinh ra cùng với nhạc và ca từ chính là nhạc vậy - nhạc viết thành lời . Nghe được nhạc cổ điển không dễ mà nghe được không có nghĩa là có thể hiểu được. Hiểu được không có nghĩa là có thể hiểu được hết tất cả. Nhưng nghe được sẽ thấy thích thú để hiểu, hiểu được sẽ thấy đam mê để mà yêu. Nghe nhạc Trịnh cũng thế. Ca từ của TCS đa số làm người ta không hiểu nhưng vẫn thích thú để hát. Bởi vì phong cách đùa chơi với con chữ theo vần làm cho ca khúc khi hát lên người ta nghe được dù có thể chưa hiểu. Đến một ngày bắt gặp một cảm xúc nào thoảng qua, một khoảnh khắc nào bất chợt, người ta bỗng hiểu ra những điều đã thành quen thuộc. Cảm giác lúc đó khó diễn tả thành lời mà ai đó có được sẽ hiểu được.

    Và khi thấy quý anh phê bình âm nhạc TCS theo kiểu thế này :

    " Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi
    Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt

    Đấy em xem,ngần ấy tuổi rồi mà gã còn chạy loanh quanh ,đã thế lại còn kêu mệt .Gã có định hướng hay lý tưởng gì đâu,loay hoay suốt kiếp vẫn chỉ là nhạc sĩ quèn ( ấy chết,hình như gã được cái giải thưởng con con gì của Nhật thì phải ).Vợ con không có,chó thì không nuôi .Gã ấy còn đi tìm thương nhớ nhiều hơn anh khối lần ấy chứ .Mỗi bài hát của gã là thấy thấp thoáng bóng hình một cô.

    Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi ?

    Rách việc .lẩm cẩm quá,lúc đi 250 rồi thì cần gì phải biết chọn chỗ đất vàng ,đất đỏ,ba zan,đá ong,hay granít làm gì ? Hay lúc ấy gãđịnh nhổm dậy xem người ta chôn mình loại đất gì?,không vừa ý có khi gã làm mình làm mẩy de doạ

    Để một mai vươn hình hài lớn dậy

    Cái này bắt chước Thánh Gióng đây. Dậy thì làm gì được ai. Chết là hết,gã cứ tưởng còn có chuyện đầu thai nên mơ hão.Nếu mà có đầu thai thì đất nước này bây giờ toàn là anh hùng như lý Thường Kiệt,Trần Hưng đạo,Nguyễn Trãi...đừng hòng đến lượt gã .Cái này cho thấy gã mắc bệnh hoang tưởng.

    Tôi mời em về,gội hạt mưa trong
    Em ngồi bộn bề
    Thơm ngát hương nồng.

    Ga lăng thế này x31 phải gọi bằng sư phụ. Trời cũng có mắt,ngữ này mà không lưỡng tính thì cũng làm nát khối đời hoa đây .Gã đúng là của người phúc ta,hạt mưa là của trời đất thiên nhiên .Gã lấy để mời người ta gội đầu,thà gã mời uống thì còn khiêm tốn,ấy thế mà gã phung phí mời gội đầu.Trong khi dầu gội hàng đầu nuôi dưỡng từ chân tóc,cho tóc suôn và mềm mại,trị gầu ngay từ lần gội đầu tiên bán đầy siêu thị rẻ bằng bao thuốc lá gã hút hàng ngày. Suy ra là gã tiết kiệm,lợi dụng,gã không muốn bị mất tiền mua dầu gội cho em út. Cái này cho thấy gã rất hà tiện,chỉ hào phóng cái mồm,thua xa x31 nhà ta.

    Con chim ở đậu cành tre
    Con cá ở trọ trong khe nước nguồn
    ặc ặc ,buồn cười quá đi mất thi với ca .Cá không ở dưới nước thì ở trên cạn chắc .Y hệt bọn trẻ con hát bài một với một là hai,hai với hai là bốn
    "

    thì kaze cũng bật cười như quý anh nhưng có điều khác là cười vì nhận thức ngây ngô của quý anh mà thôi.

    Thứ nhất thưa quý anh, đừng lôi ca từ ra khỏi ca khúc để mà cảm nhận nó. Quý anh sẽ dễ hiểu sai dụng ý của người sinh ra nó vì ý chưa chắc đã tại ngôn đâu mà cần chịu khó vận dụng cái đầu một chút.

    Thứ hai, quý anh có hiểu tại sao lại là " hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi" không ?" , bật mí nhé, tư tưởng Phật giáo là tư tưởng đậm nét trong Nhạc Trịnh, cái gọi là nhân sinh ca đó. Quý anh theo hướng đó mà tự hiểu đi chứ kaze không muốn nói toạc ra đâu.

    Quý anh nghĩ gì về " hạt mưa trong "? Hạt mưa rơi xuống thì nhìn thấy thường đục vì có thể nó rơi nhanh hay quá nhỏ ( hôm nào cứ để ý mà xem, khác với nước mưa nhé ) ấy thế mà TCS nhìn thấy nó trong. Quý anh hiểu đi ? " Em ngồi bộn bề " là ngồi kiểu gì ? Hình dung đi ? và " thơm ngát hương nồng " phải hiểu thế nào đây ? ( hương thơm nồng chứ không phải hương nồng nặc kiểu em ngồi giải quyết...... tấm lòng ).

    Quý anh có bao giờ tự hỏi tại sao lại " con chim ở đậu cành tre " mà không là " con chim đậu cành tre" chưa ? và tại sao lại " con cá ở trọ trong khe " mà không là " con cá ở trong khe nước nguồn " ? Hiểu theo kiểu quý anh thì TCS biết được chắc rầu lòng lắm lắm. Kaze mong quý anh hãy cảm nhận theo hướng này để mà hiểu. Hai câu này chỉ thêm "ở" và "trọ" vào thôi mà nó như được thổi một sức sống, nó thấm đượm tính nhân sinh. Nếu gợi mở đến vậy mà quý anh chưa hiểu thì kaze khuyên quý anh nên từ bỏ việc phê bình nhạc Trịnh đi. Thật đấy !

    Thưa quý anh,

    Kaze không nhận mình là người yêu nhạc Trịnh bởi kaze không khoái nghe nhạc có lời, cũng bởi kaze đã có tình yêu của mình với nhạc cổ điển nên chỉ muốn chung thuỷ với tình yêu đó ma thôi. Nhạc Trịnh chỉ là cảm xúc ngoài tình yêu mà bất chợt bắt gặp bởi sự đồng điệu mà thôi. Kaze cũng rất chia sẻ việc quý anh bàn về một số quý cô tạo dáng còn một số quý chú adua thích nhạc Trịnh ( kể cả nhạc Rock nữa ) mà chả hiểu cái quái gì nhưng vẫn thích vênh vác với thiên hạ. Kaze cũng đồng cảm việc quý anh nhìn cuộc sống nó không chỉ là màu hồng nhưng thưa quý anh rằng phải thật sự có bản lĩnh mới có thể lôi những cái đen của cuộc sống ra mà bàn luận. Bởi vì nếu bàn không vững, luận không chắc là nó bôi đen luôn cả mình đấy. Bôi đen cuộc sống để người đời nhìn vào mà thấy thấm thía, người đời nhìn vào mà thấy yêu cái mầu hồng chứ đừng bôi đen để thấy ngột ngạt, khó thở rồi buông xuôi bằng một ý nghĩ : " Đời nó thế ấy mà ". Đọc những gì quý anh bôi, kaze không hiểu quý anh định gửi gắm cái gì ? Hoặc giả có hiểu thì những cái hiểu đó thật thất lễ mà không xứng với tầm 7x như quý anh đây.


    Thưa quý anh,

    Trịnh Công Sơn là một con người đau khổ và bất hạnh. Cuộc đời ông cô độc và cô đơn cùng cực bởi vì : " Nói chung là không gặp may. Hết cái không may này đến cái không may khác và đã tạo ra hoàn cảnh như hiện nay. Bây giờ thì đã quen sống một mình. Không còn muốn thay đổi nữa".
    Tìm sự an ủi cho tâm hồn trong những ca khúc, ông là " kẻ vô đạo trong tình yêu những khi tôi giận hờn cuộc đời. Khi cuộc đời yêu tôi, tôi sẽ là tín đồ của tình yêu ".

    Nhưng sự nghiệp của ông cũng không mang đến cho ông một niềm an ủi trọn vẹn. Dường như khi điểm danh các nhạc sĩ chính thống của nền âm nhạc Việt Nam, người ta quên tên ông. Chỉ thấy họ nói miệng với nhau chỗ này chỗ kia rằng ca tụng ông nhưng cấm có ai giấy trắng mực đen về điều đó như voi bao nhạc sĩ tên tuổi khác. Dạo bước các cửa hàng sách báo, tìm trong các tuyển tập này nọ, thật hiếm thấy có tên ông và các ca khúc của ông, có chăng chỉ đếm trên đầu ngón tay bởi những Nối vòng tay lớn, Huyền thoại mẹ hay Nhớ mùa thu Hà Nội. Nguyên cơ vì mảng viết về bi kịch chiến tranh có tính cách chung chung chỉ có đông đảo quần chúng yêu thích mà chẳng chinh the nào ưa cả. Rồi ở cái thời hai từ " phương Tây " là hết sức nhạy cảm thì ca sĩ của ông chạy theo Tây, nhà có 8 anh em thì 7 người sống ở Tây.

    Thế mà bấy nhiêu năm trần gian đày ải của mình, ông vẫn sống với bờ cõi nước Nam, để sống làm người hát rong cho dân Nam và chết làm ma nước Nam. Dù ông vẫn nói thế này : " Ru như thế không phải là ru em mà thực chất là tôi tự ru tôi, tự ru để thanh lọc tâm hồn không vương một chút oán hờn nào, cho dù bị phụ rẫy " .

    Một con người như vậy có đáng bị quý anh miệt thị là " gã " với bao điều bới móc như thế không ? Quý anh định thể hiện cái gì đây ?

    Cuối cùng, mọi vấn đề về nhạc Trịnh xin kính mời quý anh vào box Nhạc Trịnh để đàm luận. Ở đó anh sẽ được thoả mãn vì có nhiều cao thủ đang chờ quý anh ở đó. Về phần kaze, chỉ xin đánh đu bằng một cảm nhận ấu trĩ thế này :

    "... Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội, mùa hoa sữa về, thơm từng ngọn gió, mùa cốm xanh về, thơm bàn tay nhỏ, cốm sữa vỉa hè, thơm bước chân qua... "

    Mùa thu Hà Nội có hoa sữa trên những ngọn cây nở rộ. Mùi thơm hoa sữa được gió lùa vào từng con phố. Hà Nội mùa thu có cốm xanh mà mùi thơm của cốm bay ra từ bàn tay nhỏ nhắn của người con gái Hà thành ăn cốm. Hà Nội mùa thu có cốm sữa ( thú thật kaze không hiểu cốm sữa là gì mà đoán mò có thể đó là cốm xanh từ bàn tay và hoa sữa từ ngọn cây rơi trên vỉa hè ) thơm mỗi khi có người qua lại mà gót chân làm tung nhẹ những cốm , những hoa sữa. Hà Nội mùa thu có ba tầng thơm : từ gió đến bàn tay rồi đến gót chân. TCS đã cảm nhận mùa thu Hà Nội như thế đó. Kinh ngạc chưa ạ ?

    Còn những " Hồ Tây chiều thu. Mặt nước vàng lay bờ xa mời gọi. Màn sương thương nhớ, bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời....." thì kaze xin đầu hàng.

    Thế mà nghe nói Nhớ mùa thu Hà Nội không hay bằng Đoản khúc thu Hà Nội, kaze đã thử nghe nhưng chịu không thấu :

    " Bởi vì mùa thu tôi ở lại. Hà Nội mùa thu tìm nỗi nhớ. Không bởi vì em hay vì em.Chợt nắng long lanh chợt nắng thêm. Bởi vì mùa thu tôi ở lại...vì một bàn tay không ngần ngại ".



    Chữ ký không hợp lệ ! Vớ vẩn....ký kọt gì ? hợp lệ cái con khỉ.......
  2. huyentrang

    huyentrang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2001
    Bài viết:
    6.877
    Đã được thích:
    1
    Anh viết hay quá, vote cho anh ca bài viết và nick 5*, lâu lắm rồi mới có người viết một bài về nhạc Trịnh hay và sâu sắc thế
    Manchester United_Inter Milan
    Sóng bắt đầu từ gió
    Gió bắt đầu từ đâu
    Em cũng không biết nữa
    Khi nào ta yêu nhau
  3. Malchik

    Malchik Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2002
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    0
    Tôi mời, em ngồi, đêm gội mưa trong
    Em ngồi, bốn bề, thơm ngát hương trầm
    Hehehe, mấy người cãi nhau yêu với không yêu nhạc Trịnh mà có lời bài hát chép ra cũng không đúng, xong rồi cãi nhau vì cái lời không đúng.... chán.
    Mà chị Vi Thùy Linh có người khen thơ hay, thì gã Trịnh Công Sơn người ta chê nhạc chán cũng là chuyện thường....
    Được Malchik sửa chữa / chuyển vào 12:38 ngày 09/05/2003
  4. Wandering

    Wandering Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2003
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    Bác Haru này làm tôi ngạc nhiên một cách thích thú. Cảm nhận của bác tinh tế lắm. Tôi ko biết nhiều về nhạc trịnh, nhưng đọc bác viết thấy hay lắm. Bác nói câu này tôi phục bác, nhạc trịnh giống thơ, tôi đúng là ko hiểu thật, chỉ thi thoảng mới thích nghe thôi.
    Chờ mong bài viết của bác người cuối cùng. Theo cảm nhận của tôi, bác NCC cũng có những cảm nhận giống haru vậy. Nhưng chắc bác sẽ trình bầy theo một cách khác.
    Thật là thú vị phải ko?
    Cảm giác giống như được một món ăn ngon vậy

    Lang thang tìm dĩ vãng
    Giật mình nhớ cố nhân
  5. nguoicuoicung

    nguoicuoicung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    1.459
    Đã được thích:
    0
    Anh đã bảo với chú là .Chúng ta ghi tên từng bài của Trịnh vào từng mẩu giấy.Rồi chúng ta gắp bừa lấy một bài,rồi chúng bình về bài đó.Viết luôn tại chỗ,thời gian là một tiếng hay 30 phút tuỳ giao hẹn.
    Đất Hải Phòng,nghe cũng kinh.Hay là chúng ta lấy Hải dương địa điểm đi.Anh là anh thích công bằng trong mọi cuộc chơi
  6. viahe

    viahe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2003
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghif hai ngươ?i chă?ng nên tranh cafi vê? chuyện na?y la?m gi? bơ?i theo tôi thấy thi? ca? hai đê?u rất yêu Trịnh. Thậm chí nhạc Trịnh đaf rất tự nhiên ngấm va?o tâm hô?n các bạn rô?i. Chi? có điê?u cách viết cu?a nguoicuoicung la?m harukaze hiê?u nhâ?m ma? thôi. Chắc chắn không vi? nguoicuoicung ghét nhạc Trịnh nên mới lôi ra "bới móc" như thế. Không biết tôi có nhâ?m không nhi??
    Bạn viết hay lắm harukaze ạ. Cám ơn bạn
  7. nguoicuoicung

    nguoicuoicung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    1.459
    Đã được thích:
    0
    X31 ơi ! rất khen công sưu tầm của chú mày .Nhưng đây không phải là thi thố về cái công sưu tầm.Anh chỉ muốn bật nghe một bài bất kỳ nào của Trịnh,ta tự cảm nhận thấy lời ca ,so sánh với những gì mình nhận thấy trong cuộc đời chính mình .Một cảm nhận của người yêu nhạc Trịnh thực thụ từ trong tâm ,chứ không phải nghe qua sách báo,tìm cách vay mượn từ ngữ.Tất nhiên nghe nhạc Trịnh và xem những bài viết của những nhà chuyên môn cũng hiểu Trịnh hơn.Nhưng hãy để một lúc nào đấy,khi tìm đến nhạc Trịnh ta gạt bỏ tất cả những gì mà người ta đã khen về ông,ta nghe bằng nỗi lòng của mình,bằng cảm nhận của mình không để những ảnh hưởng chi phối.Có lẽ ở đây,chú là người duy nhất biết anh đã rời Hà Nội để đi biền biệt rất nhiều năm .Cho nên khi nghe một cõi đi về của Trịnh.
    Từng lời tà dương là lời mộ địa
    Từng lời bể sông,nghe ra từ độ suối khe.
    Mỗi con người với thân phận và kiếp sống của mình cảm nhận Trịnh theo những góc độ khác nhau,cái tài hoa của nhạc Trịnh là ai nghe đều cảm thấy phảng phất một chút gì của mình trong đó ngôn từ của ông.Riêng anh ,là một người chỉ nhìn thấy màu đen tối của cuộc đời ,anh nhìn trong ánh tà dương lãng mạn một cái chết đang đến gần,anh nghe trong tiếng chảy hùng vĩ ,hoành tráng của con sông là những dòng nước nhỏ cẫn mẫn,âm thầm len lỏi trong những cánh rừng âm u,tăm tối
    Đường chạy vòng quanh một vòng tiều tuỵ
    Anh đã mất bao nhiêu thời gian để tự hỏi,cái đường chạy vòng quanh là đường gì ? Trịnh muốn nói về cái gì đây,đường đời trên lòng bàn tay ư ?Rồi một lần anh nhìn thấy bức Chân Dung bác sĩ Gachet của Vangoc,người bác sĩ già dưới nét vẽ quằn quại,run rẩy có khuôn mặt đăm chiêu,khắc khổ,những đường nhăn chạy vòng quanh khoé mắt,đường nhăn nói lên sự ưu tư,trăn trở,nỗi đâu khổ mà con người phải chịu đựng.Cánh tay chống cằm,đôi mắt suy tư,một sự suy tư không phải về cái gì như lý tưởng hay tình yêu.Cái suy tư qua đôi mắt người bác sĩ rất gần thôi,về công việc về ,miếng cơm manh áo.Anh mới chợt nhận ra,cái đường tiều tuỵ của Trịnh đơn giản là đường nhăn quanh khoé mắt.Trịnh vẽ lên cả một hình ảnh chỉ bằng một cụm từ mấy chữ,thế mà làm anh phải bâng khuâng nghĩ đến những kiếp người không may mắn,hạnh phúc đang trăn trở,day dứt.]
    Mà nói chung thì viết kiểu bộc phát từ đáy lòng anh mới thích,anh quen với cái kiểu viết tức thời cơ,cái kiểu tự mình cảm nhận rồi tự mình viết.Chứ ông nọ nói thế này ,ông kia nói thế nọ.........
    --------------------
    Con sẽ về thôi mẹ thương ơi!
    Dầu cho cách trở một phương trời
    Sa cơ,lỡ bước đời lưu lạc
    Trăm đáng phận con,vạn xót lòng người
  8. 1-2-3-4

    1-2-3-4 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/08/2002
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    0
    Những lúc buồn, tôi thực không dám nghe nhạc Trịnh. Với tôi, nhiều khi nó đáng sợ, nó vô vọng đến khốn cùng.
    Đám bạn tôi, đứa nào đứa nấy, nghêu ngao nhạc Trịnh bằng cái trải nghiệm non nớt của mình. Chúng rền rĩ trong hàng Kaoraoke để lấy những 98 với 99 điểm, thậm chí là 100, rồi hí hửng tán tụng nhau hát nhạc Trịnh hay, tình cảm, ướt át. Nghe mà thảm quá!
    Nhưng rồi ngẫm lại chả riêng gì chúng, ngay cả những cái "cổ họng vàng" được tâng bốc đến tận mây xanh, cũng thế mà thôi.
    "Tôi yêu ông theo cách riêng của mình!..."
    "Anh nói với tôi:'Anh tạ ơn em! Còn em, hãy hát như đang hát về tình yêu vụn vỡ giữa anh và em!'... "
    "Với nhạc Trịnh, tôi như thấy mình đang siêu thoát....."
    "Bằng cả tấm lòng, xin được gửi tới quý vị một nhạc phẩm mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết tặng riêng cho em..."
    Nghe mà chán ăn quá! Rặt một mùi phấn sáp! Toàn mụn gấm hết. Mấy ai trong số họ đã hiểu được ca từ của Trịnh, chứ đừng nói gì đến hiểu nhạc của ông. "Tôi là em, và em cũng là tôi..." "Có tôi trong dáng em ngồi trước sân..." ... là gì vậy? - "Là thơ, là dễ như lấy đồ trong túi! Nhỉ! ". Chán!
    Không ai hiểu được Trịnh. Vậy nên, người hát nhạc Trịnh hay nhất, lại chính là... ông. Trong cái đám người từng một thời vây quanh ông ấy, ai là kẻ đến với ông thực lòng?
    Khoan vội bàn về cái đám thiếu phụ, người đẹp chỉ muốn kiếm chút thơm lây. Từ trước tới giờ, phải 90% đám ca sĩ, già có trẻ có, lúc khởi nghiệp mình thì vẫn "Anh Sơn! Chú Sơn!". Rồi đưa đẩy nhạc Trịnh bằng cái làn hơn đơ đớ chẳng biết xuất phát từ đâu. Tới khi có tí tai tí tiếng rồi, họ sẵn lòng ngoe nguẩy đi tìm cái bản-năng-giả-tạo-được-dàn-dựng-sẵn ngay lập tức. "Chén rượu cay một đời tôi uống hoài. Trả lại từng tin vui cho nhân gian chờ đợi..." Nghe đau xót chưa!
    Khi Trịnh rời cái "cõi tạm" này ra đi, sao những kẻ "về" với ông lại nhiều đến thế. Giả tạo hết! Không vì cần đánh bóng lại mình thì cũng để hưởng nốt chút hương thừa mà thôi. Có kẻ lại còn chép miệng: "Giá như chúng ta chuốc (rượu) anh ít hơn, thì có lẽ anh cũng không từ biệt chúng ta sớm như vậy!". Hừ! Đối mặt với Trịnh, đám "vô thường" ấy, nếu không chuốc cho ông say, thì biết nói gì với ông đây!
    Đời như thế, tình như thế. Bảo sao nhạc ông không vô vọng, không có những "nỗi buồn không lối thoát".
    *** Một phút điên. Mạn phép buông mấy lời thô lỗ. Những mong những người yêu nhạc Trịnh xá cho cái sự buông tuồng này!
  9. huyentrang

    huyentrang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2001
    Bài viết:
    6.877
    Đã được thích:
    1
    Ăn cơm thì cũng ăn vừa không có bội thực, âm nhạc cũng vậy, đọc thì cũng từng bài cho nó kĩ, đây cứ chưa đọc xong bài này thì đã làm bài khác, chẳng khác gì như làm một bó rau muống mấy trăm đồng...........Âm nhạc.............nghệ sĩ dởm
    Manchester United_Inter Milan
    Sóng bắt đầu từ gió
    Gió bắt đầu từ đâu
    Em cũng không biết nữa
    Khi nào ta yêu nhau
  10. Malchik

    Malchik Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2002
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác,
    Nhân thể dỗi rãi, các bác cho tớ "Luyên tha luyên thuyên" một tí về nhạc Trịnh cái. Các bác ở đây đã nêu hết cái cao siêu, thanh thoát, tuyệt tác của ca từ, của giai điệu, rồi tính triết lý, bác học của nhạc Trịnh rồi.... Cho tớ mượn đất luyên thuyên một tí chuyện ngoài lề....
    Gớm từ ngày lên TTVN tớ mới biết đời cũng còn nhiều người yêu nhạc Trịnh đến thế, có hẳn một box Nhạc Trịnh nữa cơ, nhiều người ra vào đi lại, lên lịch họp mặt hàng tháng.... Giá như TTVN có từ ngày xưa thì có phải tớ đỡ bị bọn bạn nó bảo là dở hơi không cơ chứ... Trong lúc chúng nó nghe Beatles, Michael Jackson... rồi đến Michael Learn to Rock - thì tớ lại đi nghe cái thứ nhạc ỉ eo, không có sức chiến đấu, mất hết nhuệ khí của thanh niên, yêu đương lăng nhăng....qua cái giọng ẽo uột của Khánh Ly ..... Khổ thân tớ thế đấy....
    Mãi sau này mới gặp được một thằng cũng thuộc dạng dở hơi như tớ... tớ đã tưởng đã tự hào về cái bộ sưu tầm Khánh Ly và nhạc Trịnh của mình rồi, thì nhìn cái bộ sưu tầm của nó mà bái phục... Nó có những đĩa hát từ thời trước 75, những đĩa nhạc Khánh Ly và Trịnh Công Sơn thu ở Nhật, và hát bằng tiếng Nhật... tớ ngả mũ, nghiêng mình bái phục nó... chỉ thốt thêm lên được mỗi một câu "Mày cho tao mượn...." Ấy thế mà tớ và nó chả bao giờ tranh cãi nhau xem nhạc ông ấy hay ở điểm nào, ỉ eo ở điểm nào.... lạ thế.
    Ấy thế mà từ ngày cái ông nhạc sỹ họ Trịnh này chết đi, nhiều người cứ gào tướng lên là mình yêu ông ấy thế không biết.... rồi thi nhau đi mua đĩa CD với băng của ông ấy về chất đầy nhà.... làm cho khối bọn bán băng đĩa được lợi...
    Mà cái bọn thông minh thế, từ trước đến giờ ai chẳng nghe loáng thoáng có băng Sơn ca 7 là băng đầu tiên nhạc Trịnh trở lại sau 1975.... chứ nào có đĩa CD. Ấy thế mà sau khi ông nhạc sỹ họ Trịnh chết, thấy xuất hiện ngay một đĩa CD Sơn ca 7 bán chạy như tôm tươi.... Khổ thân cho những người yêu nhạc ấy, cái đĩa CD ấy là một món hổ lốn các bài hát - đúng là từng có trong băng Sơn ca 7, nhưng được cóp nhặt từ một lô các băng khác nhau gộp lại , và xắp xếp một cách lộn xộn, nhạc thì chỗ điện tử, chỗ ghi ta gỗ.... Trong khi hãy nghe lại băng Sơn ca 7 gốc, đấy là một khúc liên hoàn các bản nhạc của Trịnh, được xắp xếp theo một trình tự và liền mạch cảm xúc.... và nhạc đệm duy nhất chỉ có ghita gỗ.....
    Người thứ hai trục lợi được sau cái chết của Trịnh, ấy là cái quán Nhạc Tranh ở đường Thái Thịnh..... Giờ yêu nhạc Trịnh, thì phải lên quán đấy, ngồi uống cà phê, tay cầm quyển nhạc Trịnh giở đi giở lại, thế mới đúng nghĩa (mode) của một người yêu nhạc Trịnh (heee một nốt nhạc cũng chẳng biết nhẩy). Hờ, thế mà cách đây 6 năm, khi nhạc Beatles đang là mode, cái quán đấy là chỗ để tưởng nhớ Beatles đấy.... Còn anh chị chủ quán thì .... Beatles hay Trịnh thì cũng thế cả thôi, cứ dương cái mác lên, chú nào vào rọ nào thì vào....
    Ờ tiện đây trả lời luôn bác Huyền Trang cái nhỉ (Hờ, mà chẳng quen biết gì mà mấy lần bị chặn họng roài). Tính tớ nó hay máy móc thế đấy, cái gì cũng phải thích chính xác.... Bác bảo cái lời dẫn ra là sự nhầm lẫn, hehehe yêu mà thế á, yêu thì cái gì xinh, cái gì xấu của người yêu phải chỉ ra được hết... chứ lại đem đắp của cô hàng xóm vào người yêu mình rồi bình phẩm thì còn gì là yêu nữa.
    Bác không thấy khi đem hai lời đấy ra so sánh nghĩa nó khác hẳn đi à. Một cái nguyên gốc là đêm gội mưa trong với lại cái gì là hạt mưa đục, nước mưa trong.... Còn nữa, cái câu sau Em ngồi, bốn bề, thơm ngát hương trầm với cái gì mà ngồi bộn bề, hương nồng từ ... tấm lòng.
    Trùi ui, quả là chữ nghĩa nhạc Trịnh cao siêu, tớ cũng không hiểu hết, nhưng ngồi bộn bề thì bác có ngồi được không... Tớ có muốn cố cũng không hiểu.....
    Chả có ý nghĩa gì cả, mà lại gán cái câu "Cát bụi rồi trở về với cát bụi" sang đạo Phật, rồi kết luận cái gì là đạo Phật xuyên suốt các tác phẩm của Trịnh, ui troài, thế thì ni cô yêu chú tiểu hết mất thôi.....
    He he vài dòng luyên thuyên lúc nhàn cư vi bất thiện... mong tiếp tục nghe các bác chỉ giáo....
    Được Malchik sửa chữa / chuyển vào 05:42 ngày 11/05/2003

Chia sẻ trang này