1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhạc Trịnh - Hay mà ... không hay

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi vietfonevn, 13/05/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vietfonevn

    vietfonevn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Nhạc Trịnh - Hay mà ... không hay

    Lời nhạc Trịnh Công Sơn


    Nói về lời thì tôi thấy lời nhạc TCS hay nhưng ? cũng không hay. Hay vì trong nhạc của TCS có nhiều ngôn từ, hình ảnh rất hay, lạ, và sáng tạo. Tuy nhiên chúng chỉ hay nếu ông viết một số ít nhạc phẩm mà thôi. Đàng này ông viết rất nhiều và hầu hết những nhạc phẩm đó đều có những hình ảnh, ý tứ giống nhau hoặc tương tự nhau. Điều đó làm nhạc của ông mất đặc sắc và cho thấy giới hạn trong sáng tạo. Vì những suy nghĩ như vậy nên tôi vẫn thấy lời của TCS hay nếu tôi chỉ nghe một số bài mà thôi. Nếu nghe nhiều sẽ thấy giá trị của chúng giảm dần và trở nên nhàm chán.

    Tôi xin nhấn mạnh một vài điểm:

    1. Tôi muốn nói tới sự trùng hợp trong ngôn từ, nhưng quan trọng hơn là sự trùng hợp trong hình ảnh và ý tưởng của những câu có ngôn từ tương tự nhau.
    2. Những nhạc phẩm của các nhạc sĩ khác nếu có sự trùng lặp trong hình ảnh thì cũng bớt hay. Nhưng tỷ lệ trùng lặp trong nhạc TCS rất cao. Nhiều nhạc sĩ khác lại có được phần nhạc khá đặc sắc, đa dạng bù đắp (dĩ nhiên có sự khác nhau tuỳ nhạc sĩ). Tôi đồng ý với lối nhìn của người Tây phương là trong âm nhạc, phần nhạc nên được đặc biệt chú trọng.
    3. Nếu có những nhạc sĩ viết lời trùng lặp nhiều thì tôi cũng sẽ nhận xét TCS và những nhạc sĩ đó cùng một ?olevel?.
    4. Có người sẽ nói, ?oNhạc sĩ Phạm Duy cũng có những hình ảnh trùng lặp.? Đúng, nhưng tôi thấy sự khác biệt là ở chỗ:
    a. Phạm Duy viết một số lượng rất lớn những nhạc phẩm và tỷ lệ trùng lặp này lại nhỏ một cách đáng ngạc nhiên so với số lượng bài hát (Khi có cơ hội tôi sẽ viết một số bài bày tỏ ý kiến về nhạc Phạm Duy).
    b. Trong cái tỷ lệ không lớn đó, những hình ảnh và ý tứ của những câu vẫn đẹp và không giống nhau quá để người nghe có thể nhàm chán được.
    c. Phạm Duy có rất nhiều những ý tứ, hình ảnh phong phú khác nhau trong nhạc chứ không phải chỉ có một số hình ảnh tập trung lập đi lập lại như trong hầu hết những nhạc phẩm của TCS.
    d. Điều rất quan trọng là phần nhạc của Phạm Duy thật đẹp đẽ, đa dạng từ giản dị cho đến phức tạp, từ dân ca cho tới ảnh hưởng Tây phương. Trong khi đó lời nhạc của ông rất đẹp, sáng tạo, rất nhiều chất thơ, nhiều triết lý sâu sắc. Đề tài và tư tưởng của Phạm Duy phong phú, nói về nhiều lãnh vực khác nhau. Âm nhạc là sự kết hợp giữa nhạc và lời. Nếu nhạc hay và lời đẹp thì sẽ tạo nên những tác phẩm đặc sắc. Đối với âm nhạc Việt Nam, nhạc sĩ Phạm Duy đã đạt được cả lời và nhạc trong một số lượng lớn tác phẩm.

    Tôi không bao giờ muốn so sánh Phạm Duy và TCS vì tôi luôn luôn coi hai vị này là ở hai levels khác nhau hoàn toàn. Tôi muốn đưa ra một ví dụ có tính so sánh như trên vì nghĩ rằng nhiều người hay so sánh TCS với Phạm Duy và có lẽ sẽ không tránh khỏi làm điều đó khi đọc bài viết này. Nếu phải so sánh tôi sẽ nói đơn giản rằng có một sự khác biệt rất lớn về chất lượng giữa TCS và không những Phạm Duy mà còn nhiều nhạc sĩ khác nữa như Cung Tiến, Phạm Đình Chương, Lê Thương, Văn Cao, v.v. mặc dầu TCS có số lượng bài hát nhiều chỉ sau Phạm Duy mà thôi.
  2. vietfonevn

    vietfonevn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    A. Những Cái Hay
    Nét đặc biệt nhất trong nhạc TCS theo tôi thấy là chúng có rất nhiều chất thơ với vần điệu dễ nhớ, đơn giản, có sự sáng tạo trong ngôn từ và lời đẹp, và có nhiều tính chất tâm tình. Chính vì vậy nhạc của ông dễ nghe và dễ làm chúng ta thích và nhớ. Chúng ta, những người Việt Nam rất thích thơ và sống trong một môi trường nhiều thơ, vè, ca dao, dĩ nhiên thích nghe và thích hát những bài hát như vậy.
    Một trong những bài của ông tôi rất thích và cho thấy nhiều về cái hay trong sự đơn giản là ?oLời Mẹ Ru?. Lời (và nhạc) bài này giản dị, dễ nghe, nhẹ nhàng như một cơn gió trưa hè, như một bài thơ, một bài hát ru với những hình ảnh đơn sơ nhưng ngọt ngào tình mẹ con và gần gũi:
    ?oLời mẹ ru con đến những khu vườn ?
    Ru con khôn lớn í ? a?
    Trong mộng cười ngon, ru mộng con thơm?
    Con ngủ giấc tròn cho mẹ ngồi trông?
    Sự mới lạ và sáng tạo trong cách dùng từ của TCS cũng là điều nhiều người khen ngợi và tôi cũng có cùng nhận xét. Chúng ta có thể tìm thấy những từ ngữ hoặc cụm từ ngữ này khá dễ dàng ví dụ như:
    ?oMột lần chợt nghe quê quán tôi xưa?
    Câu này thoạt nghe thì không hay lắm vì có vẻ khô khan. Nhưng nghĩ lại thì thấy rất ấm áp và ngọt ngào. Quê quán là cái để ?onghĩ?, ?othấy? hoặc ?onhớ? về nhưng TCS đã ?onghe? vì ông bất chợt nghe được giọng nói của người con gái cùng quê, và giọng nói đó làm ông ?onghe? được và ?othấy? quê hương ông. Đó là một cách dùng chữ sáng tạo và lạ.
    Hoặc:
    ?oĐể mắt em cười tựa lá bay?
    ?oMắt cười? mà như ?olá bay? sao? TCS muốn nói tới hình ảnh phản chiếu của những chiếc lá nhìn thấy được trong đôi mắt trong sáng của cô gái, hay ông muốn nói ánh mắt cười của cô long lanh, lém lỉnh, nhảy múa vui cười như những chiếc lá đang nhảy múa? Cả hai hình ảnh đối với tôi đều rất đẹp và thú vị.
    Chất thơ trong nhạc TCS là điều khá rõ ràng và dễ thấy. Lời TCS phần lớn là những câu thơ tự do ngắn nhưng có vần điệu hoặc trong vài trường hợp là những câu đường luật hoặc lục bát. Chúng ta chỉ việc lấy lời một bài hát nào đó của TCS và ngắt nó thành những câu ngắn rồi xếp chúng lại trên dưới với nhau thì sẽ thấy rõ điều đó. Những hình ảnh đẹp đẽ, kỹ thuật so sánh, nhân cách hoá, v.v. trong lời sẽ càng làm cho lời nhạc của ông gần với thơ hơn nữa. Tôi chỉ muốn đưa ra hai ví dụ mà thôi:
    ?oChiều đã đi vào vườn mắt em
    Mùa thu qua tay đã bao lần
    Ngàn cây thắp nến lên hai hàng
    Để nắng đi vào trong mắt em?
    Và:
    ?oEm hai mươi tuổi em là nắng
    Em hai mươi tuổi em là mưa
    Sài Gòn nắng mưa em ngày ấy
    Còn là hạt bụi giữa hư vô...
    Đi trong chuyện cũ ngày xưa
    Trong lòng thương nhớ cơn mơ lạ kỳ
    Đi trong hạnh phúc quê nhà
    Chuyện ngày xưa ấy bỗng là chiêm bao?
    Tính chất tâm tình trong nhạc TCS cũng nhiều và có lẽ vì vậy nhiều người cảm thấy gần gũi với nhạc của ông. Ông có khá nhiều nhạc phẩm như vậy ví dụ như những bài hát nói về đường phố có mưa rơi, có bụi bay, v.v. Những hình ảnh đó làm người nghe dễ liên hệ với chính họ:
    ?oNhớ Sài Gòn mưa rồi chợt nắng?
    Nhớ quán ăn quen, nhớ ly chè thơm
    Nhớ bạn bè chào nhau quen tiếng
    Phố em qua gạch ngói quen tên?
    Hoặc tâm sự về cuộc đời như:
    ?oĐừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng ?
    Nắng vàng phai như một nỗi đời riêng?
    Những bài như vậy rất dễ làm xúc động nhiều người Việt Nam, những người nhớ nhiều về kỷ niệm, thích sự lãng mạn, và hay nghĩ tới sự đau khổ.
    Ngôn ngữ là cái hay trong nhạc TCS: dễ nghe, nhiều chất thơ với hình ảnh đẹp, cách sử dụng từ ngữ sáng tạo, và tính chất tâm tình. Những yếu tố đó có lẽ là lý do nhiều người khen và thích nhạc TCS.
  3. vietfonevn

    vietfonevn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    B. Những Điều Không Hay
    TCS có những cái hay trong lời nhạc, nhưng đối với tôi lời nhạc cũng cho thấy sự giới hạn của TCS. Những từ ngữ, hình ảnh, ngay cả hình ảnh sáng tạo, đặc trưng của ông đã được sử dụng lập đi lập lại quá nhiều. Đó chính là giới hạn của TCS - sự sáng tạo bị ngừng lại, và ông chỉ loay hoay với những ý tưởng, hình ảnh cũ trong không biết bao nhiêu bài hát của ông. Vì vậy mà bao nhiều bài hát của ông đều có ?ocái gì đó? hao hao giống nhau. Nếu ý tưởng bị trùng lặp (điều này xảy ra thường xuyên ở những mức độ khác nhau tuỳ nhạc sĩ) mà nhạc hay và phong phú thì nhạc phẩm vẫn có thể hay. Đằng này phần nhạc của TCS không có gì đáng chú ý.
    Bây giờ tôi sẽ nói rõ hơn ?ocái gì đó? là những cái gì và xin được bàn về sự trùng lặp trong nhạc TCS và điều đó làm lời nhạc của ông trở nên nhàm chán. Tôi sẽ phân tích lời trong 130 nhạc phẩm phổ biến của TCS mà thôi. TCS viết nhiều hơn 130 bài nhưng đây là những bài phổ biến nhất. Tôi sẽ không phân tích những bài hát ?oDa Vàng? vì đề tài và mục đích của chúng khác biệt với những bài khác.
    Trước tiên tôi xin nói chung về một số ngôn từ (specific) và hình ảnh (với nghĩa rộng) mà TCS đã sử dụng nhiều lần trong nhiều bài hát. Tìm hiểu lời nhạc TCS tôi đã khám phá ra những từ và hình ảnh này, và mặc dầu đã biết trước, tôi cũng rất ngạc nhiên vì sự lập đi lập lại quá nhiều của chúng. Ví dụ như hình ảnh ?ora đi? hoặc ?obước đi? có tỷ lệ khoảng 60%, tức là cứ mỗi 1.7 bài thì có 1 bài TCS nói về sự ?ođi?, ?obước đi?. Tức là chưa viết hết 2 bài thì hình ảnh ?ora đi? hoặc ?obước đi? đã lại được TCS sử dụng để nói tới một sự ra đi, một người đi, hoặc một sự đi về. Đối với tôi đây là tỷ lệ quá lớn. Xin viết một số câu dẫn chứng:
    ?oem đi về nơi ấy?, ?ongười ngỡ đã đi xa?, ?ongười đi phiêu du từ đó?, ?oem đi bằng bước chân vui?, ?oem đi bống về em về bống đi?, ?ota đi bằng nhịp điệu?, ?ođi về giáo đường?, ?ođi nhẹ vào đời?, ?obuồn đi trong đêm khuya?, ?ođi loanh quanh cho đời mỏi mệt?, ?obước chân nghe quen?, ?obước chân về giữa chợ?, ?obước chân em xin về mau?, ?otôi đưa em về chân em bước nhẹ?, ?ocòn tôi bước hoài?, v.v.
    Hoặc ví dụ về ?ocon đường?, ?olối đi?, hoặc ?ođường? tượng trưng cho ?ođường đời?. Tất cả đều nói lên một ý, một hình ảnh ? một cái ?opath? để đi đến một nơi nào đó, để bắt đầu từ một điểm nào đó, hoặc không đi tới đâu cả, hoặc để đứng lại trong một lúc nào đó, làm gì đó trên nó. Tỷ lệ là 52% hay là cứ mỗi 1.9 bài thì có 1 bài có hình ảnh con đường.
    ?ođường đi suốt muà nắng lên thắp đầy?, ?ođường chạy vòng quanh?, ?onhững mặt đường nằm câm?, ?ođường phượng bay mù không lối vào?, ?otừng con đường nhỏ trả lời cho tôi?, ?ođường trần rồi khăn gói?, ?ođường đời xa lắm nhé?, ?ongười tình kia mất con đường về?, ?ođường trần đâu có gì?, ?obên đường xe ngựa ngược xuôi?, ?ocó đường phố nào vui?, ?oru trên đường em đến?, v.v.
    Một số hình ảnh khác cũng có tỷ lệ lớn đáng ? phàn nàn ví dụ như: cứ 2.2 bài thì có một bài có ?ogió?, cứ 2.4 bài thì ông lại đề cập tới ?omưa?, 2.2 bài thì ?obàn chân?, hay ?olá cây? được nói tới; cứ viết 2.3 bài thì có một bài ông viết về ?onắng?; cứ mỗi 3 bài thì trong một bài ?omôi? hoặc ?ogiòng sông? được nhắc tới, v.v.
    Đây là một ví dụ khác về ?obàn tay?, ?ongón tay?. Tỷ lệ là 1 / 2.6:
    ?obàn tay chắn gió mưa sang?, ?ochập chờn lau trắng trong tay?, ?ochiều qua bao nhiêu lần tay mời?, ?otay măng trôi trên tóc vùng dài?, ?obàn tay ngắt hoa từ phố nọ?, ?odài tay em mấy thưở mắt xanh xao?, ?ongủ đi em tay xanh ngà ngọc?, ?otay ôm quanh tình người?, ?ođêm mưa lạnh từng ngón sương mù?, ?ocho tay em dài gầy thêm nắng mai?, ?obiển hẹp tay người lạc lối?, ?oxin năm ngón tay em thiên thần?, v.v.
    Một ví dụ nữa ... ?omưa? với tỷ lệ 1 / 2.4:
    ?omưa vẫn mưa bay trên hàng lá đổ?, ?otrong lòng phố mưa đêm trói chân?, ?oem đứng lên gọi mưa vào hạ?, ?oem hai mươi tuổi em là mưa?, ?omưa có buồn trong mắt em?, ?ocó khi mưa ngoài trời?, ?othôi ngủ đi em mưa ru em ngủ?, ?oru khi mùa mưa tới?, ?oem ngồi khóc khi rừng chiều đổ mưa?, ?olời hẹn thề là những cơn mưa?, ?otrời còn làm mưa rơi mênh mang?, ?ongoài hiên mưa rơi?, ?otôi xin làm mưa bay?, ?obên sông chiều mưa tới?, v.v.
  4. Soi_vn98

    Soi_vn98 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2005
    Bài viết:
    391
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ bác này muốn thay "đi" bằng ..........bò, lết, trườn (nếu bác hong chê?)
    Từ ngữ phỏng có tác dụng gì, ý nghĩa gì khi đặt ngoài cái tứ, cái ý, cái tình (cảm nhận) của bài hát. Vấn đề này đã nói nhìu rồi. Dẫu sao cũng rất trân trọng nỗ lực nghiên cứu nhạc Trịnh của bác.
    Được soi_vn98 sửa chữa / chuyển vào 23:15 ngày 13/05/2006
  5. vietfonevn

    vietfonevn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Chưa post hết bác à!
    Bài này nguyên bản của Music Hunger. Tôi sẽ post tiếp
  6. haynoivecuocdoi

    haynoivecuocdoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2003
    Bài viết:
    2.000
    Đã được thích:
    0
    Lấy post bài của người bạn, bạn có thể để cre*** tránh hiểu nhầm
    Vả lại bài này đã ì xèo trên box Trịnh 1 dạo trước rồi
  7. thienthandanhroicanh

    thienthandanhroicanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2004
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    Bạn nì chịu khó đọc từ đầu đến cuối Box Trịnh đi.
  8. nguyencongtu712

    nguyencongtu712 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2005
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Bài viết của Music Hunger này đã được post lên box Trịnh lần trước và đã có tranh luận rồi. Bạn có thể tìm đọc ở topic cũ.
    Xin phép khoá topic này lại!
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này