1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhạc Trịnh, hoà bình và khoảng cách giữa hai thế hệ

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi lovestory_no9, 14/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lovestory_no9

    lovestory_no9 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2003
    Bài viết:
    708
    Đã được thích:
    0
    Nhạc Trịnh, hoà bình và khoảng cách giữa hai thế hệ

    Tôi sinh ra khi chiến tranh đã đi qua, đất nước đã được giải phóng và quanh tôi không còn tiếng súng hay máu đổ. Tôi coi đó là một sự tất yếu như vốn nó đã là như vậy và con người sống trên cuộc đời này đều luôn luôn có quyền được sống ... Gia đình tôi cũng như đa phần các thế hệ miền Bắc khác, tham gia cuộc chiến tranh vì những mất mát của quê hương, người thân và vì một lý tưởng, kí ức khiến cho tôi liên tưởng về cuộc chiến tranh khốc liệt ngày đó chỉ là những vỏ đạn cát tút nâu xỉn, đựng trong những chiếc vỏ hộp giấy cũ nát, hồi nhỏ tôi vẫn lôi ra để mài những viên bi phấn tròn tròn chơi nghịch cùng lũ bạn, chiến tranh để lại hoạ chăng là những hôm khói nhang đèn với lời khấn thì thầm của bà và sự trầm tư nơi ông, những hôm đó tôi vẫn thích thú vì được ăn xôi oản lộc chùa, con mắt tôi nhìn đời phớt lờ và bình thản.

    Mẹ ngôi trăm năm như thân tượng buồn tủi nhục chung thân ... mẹ ngồi trăm năm như thân tượng buồn, lạy trời mưa tuôn ...

    Vào những dịp lễ tết thường niên tại nhà tôi, đó là thời gian để họ hàng quây quần lại với nhau, mọi người kể đủ chuyện và cùng rất vui vẻ nhưng tuyệt nhiên không bao giờ đả động về cuộc chiến tranh đã qua đi trong khi tôi thì tò mò lắm, ba tôi và ông tôi cũng là người lính hoạt động suốt từ khu Bốn vào khu Bảy chuyện chiến tranh nhiều mà sao không có ai kể để tôi hay ?

    Đại bác đêm đêm dội về thành phố người phu quét đường dừng chổi lắng nghe ... đại bác đêm đêm ru da thịt vàng đại bác như kinh không mang lời nguyện ...

    Khi đi dọc đường Phan Đình Phùng tôi hay để ý đến vết đạn bác của giặc Pháp trên Bắc Thành cổ, dấu vết vẫn còn đó và nó là một trong số những di chỉ còn ít ỏi lưu lại như một minh chứng lịch sử cho cuộc chiến tranh tàn khốc, quanh đây có biết bao nhiêu người đã khuất và bao nhiêu bom đạn đã đổ xuống đều đêm đêm ? hiện thực như lời kinh của đêm đen không có sự nguyện cầu .
    Mới đây tại Iraq thế giới xôn xao về những vụ hành hình con tin tàn bạo, mở đầu là một trong bốn con tin người Italia và mới đây nhất là một người Mĩ, cảnh tượng thê thảm đó được phát đi và đáp lại là sự căm phẫn toàn thế giới cho sự tàn bạo đến ghê người. Hãy cảm ơn chúa, khấn phật và khấn cho đức tin của bạn ... Lời kinh đêm ôi lời kinh đêm ... lời kinh buồn như tiếng mẹ thở dài ... lời kinh cầu từng hồi nấc nghẹn, lời mẹ buồn như tiếng amen ... (*)

    Những đứa con không sinh ra trong thời loạn chúng ta đã nghe về chiến tranh một cách nhẹ nhàng như thế này :

    Tôi có người yêu chết trận Pleime
    Tôi có người yêu ở chiến khu D
    Chết trận Đồng Xoài
    Chết ngoài Hà Nội
    Chết vội vàng dọc theo biên giới ...
    cái chết như mơ .

    Nếu lịch sử được tái hiện, đạn bom có tha ai bao giờ những vũ khi của sự tân tiến khoa học đó không có mắt. Người chết và máu đổ, địa ngục là bãi chiến trường sau cơn đạn bom cuồng loạn

    Xác người nằm trôi sông, phơi trên ruộng
    đồng Trên nóc nhà thành phố, trên những đường quanh co ...


    Chả lẽ những máu xương tan nát dưới nhưng đợt cắt bom, dải thảm và càn quét lại không kinh khủng như một vụ hành hình tập thể ? Những người chưa làm gì nên tội với cái chết đau thương bi thảm tái hiện quá rõ ràng và đau đớn :

    Một buổi sáng mùa xuân, một đứa bé ra đồng, đạp trái mìn nổ
    chậm, xác không còn đôi chân ...


    Em thơ và vết thương cứa đứt thịt da biết bao người còn hằn trong trái tim một thế hệ đi trước, phải chăng lớp thế hệ kế cận chúng ta chưa hình dung hết đượng những mất mát thương đau ?

    Một lần nói với bông hoa trên đồi
    một lời nói đã phai ...


    Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng cất cao những bài hát phản chiến của mình trong thời kì gian nan nhất, khi mà sự chống đối luôn cận kề cái chết - ông là một anh hùng theo nghĩa này hay nghĩa khác. Ngày nay thế giới tôn vinh ông, không vì những bản tình ca không vì những lời nói hộ cho mối tình chẳng vẹn nguyên hay những chiêm nghiệm cuộc đời, mà là sự cống hiến cho HOÀ BÌNH và chúng ta có quyền tự hào vì đất nước Việt Nam có một người con như ông . Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.


    ------------
    (*) Lời kinh đêm của Việt Dũng
  2. lovestory_no9

    lovestory_no9 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2003
    Bài viết:
    708
    Đã được thích:
    0
    Vì HOÀ BÌNH ... khi những bài hát phản chiến của TCS được phố biến tại Nhật thì đều được ưa chuộng, có phải là do nước Nhật cũng đã trải qua những tháng ngày tăm tối, cũng có những người mẹ âm thầm nhỏ lệ khóc thương trong nỗi đau mất mát ?
  3. lovestory_no9

    lovestory_no9 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2003
    Bài viết:
    708
    Đã được thích:
    0
    Mẹ đã từng gấp một con hạc giấy, con hạc giấy đã cũ quá rồi mẹ nhỉ ... con suýt nữa thì vô tình xé nó may mà con kịp nhận ra dòng chữ : 198... hoà bình của mẹ đây sao ?

  4. Minh@

    Minh@ Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/07/2001
    Bài viết:
    279
    Đã được thích:
    0
    Về một hoà bình trong lòng người
    ...Mẹ tôi kể rằng: ngày tôi chào đời, quân viễn chinh Hoa Kỳ đã rút về nước nhưng cuộc chiến giành giật chính quyền ở miền Nam Việt Nam vẫn còn diễn ra rất khốc liệt, và năm đó tôi đã mất đi 1 người chị.
    Ngày 12 tháng 10, một trận pháo bất ngờ nổ ra nơi góc phố, chị tôi bị 1 mảnh pháo ghim vào tim và vĩnh viễn rời xa chúng tôi. Theo lời Mẹ tôi, khi đó chị Lý (tên chị tôi) đang bồng tôi ngồi chơi trước sân nhà và chị không kịp làm gì khác ngoài việc đặt nhanh tôi xuống đất. Nếu chị không làm như thế có lẽ cái chết đến với tôi chứ không là chị. Lần đầu nghe Mẹ tôi kể chuyện này, tôi nói: "Vậy là chị Lý chết vì con hở Mẹ?" Mẹ tôi nói: "Không! Tất cả là do chiến tranh con ạ! Chiến tranh chỉ đem đến cho con người nỗi đau khổ!" Mẹ tôi khóc. Tôi không thể đếm hết được Mẹ tôi đã khóc bao nhiêu lần như thế. Có lần Mẹ tôi nói: "Khóc được, nghĩa là nỗi buồn đã nguôi ngoai. Ngày chị Lý mất, Mẹ không thể nào bật thành tiếng khóc được." Tôi chưa từng chứng kiến cảnh khói lửa, chết chóc thê lương của chiến tranh. Nhưng tôi đã biết được ảnh hưởng, hậu quả của nó, trước tiên là trong gia đình tôi. Gia đình tôi chỉ là 1 tế bào của xã hội, bởi thế tôi có thể hình dung được hậu quả của chiến tranh to lớn như thế nào ngoài xã hội.
    Tôi lớn lên, vào trường tiểu học, say mê những quyển truyện thần thoại, cổ tích. Tôi vẫn còn nhớ mãi những hậu quả kinh hoàng của chiến tranh qua những câu chuyện Mẹ kể. Khi đó tôi ước sao mình có được chiếc đàn thần của chàng Thạch Sanh. Với chiếc đàn trong tay tôi sẽ đi khắp nơi trên thế giới, phá tan những cuộc chiến và xoa dịu những tinh thần hiếu chiến. Ước mơ vẫn cứ là ước mơ. Tôi không làm sao có được chiếc đàn thần của chàng Thạch Sanh. Tôi chỉ có tấm lòng yêu mến mọi người thấm nhuần qua những lời dạy của Mẹ. Ở trường, tôi không bao giờ "gây chiến" với bất ai. Trái lại tôi được xem là "sứ giả hoà bình" mỗi khi họ bất hòa với nhau.
    18 tuổi, tôi vào Đại Học Ngoại Thương. Giờ đây trong tôi không chỉ có lời dạy của Mẹ, mà còn có cả lời dạy của Thầy Cô và mọi người xung quanh. Tôi hiểu thêm rằng chiến tranh không chỉ đơn thuần là chiến tranh vũ khí mà có rất nhiều loại chiến tranh, và cuộc chiến nào cũng để lại hậu quả ghê gớm như nhau.
    Tôi đã là con ngoan trong gia đình. Tôi chưa thể nói mình sẽ đem lại lợi ích gì cho xã hội. Trước tiên phải xem khả năng của tôi đã. Nhưng tôi tin mình sẽ là người có ích cho xã hội. Tôi là người Á Đông, có lẽ tôi chịu ảnh hưởng ít nhiều của nền giáo dục Nho Giáo. Tôi nghĩ về chữ NHÂN của Khổng Tử. (Chữ NHÂN ?" gồm 3 nét, không phải chữ Nhân gồm 2 nét mà vẫn thường dùng để viết tắt cho chữ người) Nếu mỗi người trong chúng ta đều hành sự theo chữ NHÂN thì gia đình sẽ hòa thuận, xã hội sẽ tốt đẹp, đất nước sẽ thịnh vượng, khu vực sẽ liên kết và thế giới tất sẽ hoà bình.
    Ngày đó đến con người sẽ hạnh phúc biết bao và Trái Đất của chúng ta chắc chắn là hành tinh đẹp nhất trong Thái Dương Hệ, đúng không các bạn?!
    Poke@
    Lời bình (của NHK): Chữ Nhân thường đi với chữ Hòa. Chữ Nhân còn có nghĩa là Người. Cho nên chúng ta mong rằng con người sẽ tìm được nền hòa bình thật sự...
    -----------------
    Bài viết trên do 1 người bạn trên net đầu tiên của tôi, Poke@, viết cách đây gần 10 năm, khi Poke@ tham gia cuộc thi viết cho Hòa Bình - do NHK, Đài phát thanh & truyền hình Nhật - vận động trong lần kỷ niệm xx năm sau ngày Hiroshima & Nagasaki bị dội bomb.

    Xin góp thêm bài viết dưới đây, để cùng chung với bạn Lovesory_Nr9 gióng tiếng gọi hoà bình và về suy nghĩ của người trẻ hôm nay.
    Hoà bình không chỉ có nghĩa là không có chiến tranh, hoà bình còn có nghĩa là biết cách vượt qua hoặc tránh những mâu thuẫn dị biệt giữa anh và chị và tôi , giữa những người quanh chúng ta, để người với người có thể chung sống với nhau một cách ...hoà bình.
    Vừa qua, 1 em nhỏ VN tại Mỹ, Kim Vũ, 17 tuổi, đã chiếm giải nhất toàn quốc Hoa Kỳ về tranh luận đề tài "Chiến Tranh và Hòa Bình", được lãnh danh hiệu ?osinh viên tư duy số một Hoa Kỳ?.
    Cũng vui, nhưng điều quan trọng hơn, là những suy nghĩ của em đó về hoà bình trong lòng người (trích đọan dưới đây)i. Đôi lúc làm người lớn chúng ta cũng phải ngẫm nghĩ ?
    ----------------
    Kim Vũ được giải nhất toàn nước Mỹ trong cuộc tham luận về hòa bình


    Vào cuối Tháng Tư năm 2004, trong cuộc thi tranh luận về đề tài ?oChiến Tranh và Hòa Bình? của hơn 4,400 học sinh, em Kim Vũ 17 tuổi, đã chiếm giải nhất toàn quốc Hoa Kỳ, được lãnh danh hiệu ?osinh viên tư duy số một Hoa Kỳ?.
    Kim Vũ và ba học sinh khác vô chung kết được cho vé máy bay để về tranh giải năm nay tại tỉnh Lanesboro (tiểu bang Minnesota). Các em phải đọc bài tham luận trước các giám khảo, có công chúng tham dự. Các em tranh luận với nhau trước khán giả và phải trả lời các câu hỏi của ban giám khảo gồm 3 giáo sư đại học về môn triết.
    Kim Vũ là con của ông bà Vinh Vũ và Mai Uyển Nguyễn, cháu ngoại của ông cựu Bộ Trưởng miền nam Nguyễn Tấn Hồng. Em là học sinh trường Trung Học Freehold tại Colts Neck, New Jersey; đã viết bài tham luận để đưa quan điểm ?ohòa bình thế giới là chuyện có thể đạt được?. Theo Kim Vũ, các tranh chấp tàn bạo có nguyên nhân là sự khác biệt giữa mọi người. Khi có nhịp cầu nối được những khác biệt đó thì có thể có sự chống chung hòa bình. Vũ nói với nhà báo Tom Feeney khi được phỏng vấn: ?oTôi là một Phật tử, và Hòa Bình là mục tiêu cuối cùng của Phật Giáo: Giải thoát khỏi đau khổ và bình an với chính mình... Tôi thực sự tin rằng hòa bình sẽ có mặt khi người ta chịu cố gắng nhiều hơn để hiểu nhau và trở thành bạn hữu của nhau.?
    Trong bài tham luận chung kết, Kim Vũ đã trích lời của một người chuyên vận động hòa bình: ?oKhông có con đường dẫn tới Hòa Bình, Hòa Bình chính là con đường? (*)
    Em cũng viết: ?o...Tranh chấp được tạo ra vì có sự hiểu lầm hoặc sợ hãi những điểm khác biệt giữa chúng ta... Chiến tranh hầu như xảy ra liên tục vì đó chính là sự giận dữ trên bình diện lớn: Khi có nhiều người giận dữ họp nhau lại để đứng về một phía trong cuộc tranh chấp, thì chiến tranh sẽ xảy ra... Chiến tranh chỉ đưa tới một kết quả là chết chóc, nghĩa là khổ đau hơn. Người thực tế có thể cho rằng hòa bình là lý tưởng không thể đạt tới. Nhưng dù vậy, chúng ta vẫn nên đưa các mục tiêu thực tế sao cho gần với lý tưởng hơn.?
    ?oÐối với từng cá nhân, chiến tranh biểu hiện trên một bình diện nhỏ hơn, có căn bản là sự liên hệ giữa người với người. Rất nhiều khi, kể cả chính tôi, chúng ta thường nhận ra là mình không bất hòa với bạn thân hay với gia đình, và các khác biệt hầu như không thể giải quyết. Nhưng trong mọi trường hợp, ngay cả những tranh cãi tệ hại nhất, nếu mọi người nhận ra được sự khác biệt của nhau, biết chấp nhận nhau, thì mọi chuyện đều sẽ êm. Giải đáp đích thực để chấm dứt chiến tranh là tình hữu nghị...?
    Ðối thủ của Kim Vũ là Nicholas Post, trong kỳ thi chung kết, biện luận về chiến tranh, cho rằng bạo hành và chiến tranh, là những sản phẩm của sự bất an trong con người, đều là những chuyện không thể tránh được. Kỳ tranh tài trên được tổ chức hàng niên, từ 4 năm nay. Ðó là sáng kiến của ông John P. Davis - giám đốc trung tâm nghệ thuật tại Lanesboro, Minnesota. Mỗi năm đề tài tranh luận đều thay đổi, nhưng học sinh các lớp đều làm chung một đề tài. Năm nay có tới 75% tham luận (ở các lớp tuổi khác nhau) cho rằng chiến tranh là chuyện không thể tránh được. Nhưng bài viết của Kim Vũ về Hòa Bình đã chiếm giải khôi nguyên.
    (*) Câu nói trên do ông A.J. Muste nói, phỏng theo câu ?oThere is no way to Happiness, happiness is the way? mà Thiền Sư Thích Nhất Hạnh thường hay giảng dạy.)
    theo báo Người Việt (Cali)

Chia sẻ trang này