1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhạc Trịnh soạn cho guitar

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi TCSKL, 21/10/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Nhạc Trịnh soạn cho guitar

    [​IMG]

    [​IMG]
  2. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
    Nguồn: www.honque.com
  3. NhatViet

    NhatViet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2005
    Bài viết:
    585
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn TCSKL đã post các bài nhạc TCS soạn cho guitar , tương ứng với tâm tình của anh TCS , nhạc có cú pháp giản dị nên bộ dây đủ sức nói hộ lòng mình ; ca từ của anh được cảm nhận từng ý tứ thì nhạc thể hiện trên phím đàn guitar cũng rất đỗi là tinh tế , âm giai thường ở thế thứ nên dễ bỏ ngón trên các phím đàn , và các trường độ phân bổ đều để dây đàn kịp ngân nga theo nhịp , phải chi nhạc của anh TCS có thêm nhiều liên 3 cần cho các cặp dây luyến láy .
    Độc tấu guitar các nhạc khúc của TCS theo phong cách cổ điển cũng là dịp để tự sự nỗi lòng , chỉ riêng ta nào có ai nghe những lúc tâm lòng tĩnh lặng . Tôi yêu những sợi dây cước màu đen nhánh nằm ngoan trên mặt đàn theo một trật tự rõ rệt , yêu sao cảm giác tròn ở đầu ngón tay khi lăn qua các sợi dây ấy ; tiếng đàn có khi riêng lẻ hoặc hoà nhập với nhau cộng hưởng từ vành miệng tròn có những hoa văn rất tinh tế , dáng thùng đàn tròn với eo thon làm cho mình liên tưởng đến một dáng Kiều thơm nào đó .
    Như là lời trần tình , dường như nghe nhạc của anh khi độc tấu vẫn thắm đượm tình hơn là nghe song tấu hay tứ tấu ; và nghe guitar thì có cảm giác gần gũi hơn nghe qua kèn saxo hoặc piano vì trang trọng và có vẻ quí tộc quá . Mới đây nghe kể , nhạc của anh được sử dụng với các nhạc cụ nghe như binh đao thời Thập Nhị Sứ Quân ; tội nghiệp cho các nhạc cụ ấy , chứ còn anh TCS thì chắc là : ?o thôi kệ ! ?o . Trong các tape nhạc trước 75 của anh thường thấy sử dụng đàn dây , nhất là tiếng contrabass , chắc là anh Sơn thích như thế . Ngoài đàn guitar để đệm hát du ca , một số bài được gẩy bằng mandoline rất có hồn, như là : Ca Dao Mẹ , Chờ Nhìn Quê Hương Sáng Chói , Chưa Mất Niềm Tin , Ta Thấy Gì Đêm Nay ?
    TCSKL ! Nick của bạn ấn tượng và chắc là dễ nhớ nhất box này , khi nào rảnh hơn mình sẽ trò chuyện tiếp , chuyện về trong số những khúc nhạc đầu tiên được trình tấu guitar cổ điển soạn cho nhạc Việt Nam ở miền Nam là những tình khúc của anh TCS .
    Chúc bạn và box Trịnh ngày cuối tuần vui vẻ .
    Hãy cứ vui chơi cuộc đời
    Hãy cứ vui như mọi ngày
    Bên trời còn nắng lá trời còn xanh
    Phố còn người đông rồi quên rồi quên.

  4. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
    Nguồn: www.honque.com
  5. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
    Nguồn: www.honque.com
  6. NhatViet

    NhatViet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2005
    Bài viết:
    585
    Đã được thích:
    0
    Thật xúc động khi nghe bài ?o Ta Đã Thấy Gì ?o của anh TCS do Võ Tá Hân soạn & trình tấu guitar . Khúc dạo đầu reo vui như một lời mời vào cuộc hội chung đất nước , dàn trải trong tấu khúc tiết tấu dồn dập gần với nhịp đôi galop của Andre Segovia thường dùng trong các bài Gavotte ở xứ sở hay trẩy hội . Các nốt đen Sol , La , Do bấm ờ dây 2 và 3 thiết tha thúc giục người vào hội và các nhịp trống hào sảng gõ đều ở dây buông 5 cung trầm khiến không còn ai do dự khi hòa mình vào cuộc trùng phùng Nam Bắc .
    Rạng đông soi sáng tương lai
    Giòng máu anh em đã nhuộm mặt trời
    Cùng xương khô lên tiếng nói
    Đời sống ấm êm nhân danh Con Người

  7. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
  8. kelatrongdem

    kelatrongdem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2005
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    các bàn có thể vào trang wed www.viet-guitar.net để nghe độc tấu các bài này
  9. NhatViet

    NhatViet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2005
    Bài viết:
    585
    Đã được thích:
    0
    TCSKL from NhatViet
    Như đã hứa với TCSKL là sẽ kể lể chuyện đời về một số các danh cầm cùng thời với anh TCS , không phải viết về lịch sử âm nhạc của cây đàn guitar tại Việt Nam vì đó là công việc của các anh chị bên Nhạc viện hoặc của nhiều Website chuyên nghiệp khác . Từ trái tim yêu nhạc của các nghệ sỹ nêu trong bài trích dưới đây , một số các ca khúc của anh TCS đã được đầu tiên trình tấu bằng guitar tại Sài Gòn lúc bấy giờ : Hạ Trắng , Mưa Hồng , Nắng Thủy Tinh , Lời Buồn Thánh ?
    Vì là hậu sinh và vốn hiểu biết về cây đàn này còn ít quá nên NhatViet sưu tầm trong tuần san SSGP Thứ Bảy bài viết ?o Nỗi Buồn Flamenco ?o do Hải Ninh viết vào khoảng năm 1993 , mong tác giả cho phép post lên box này để thế hệ trẻ yêu nhạc TCS và yêu guitar hiểu thêm về các danh cầm thập kỷ trước .
    Vậy là bài viết cũng đã hơn mười năm rồi , bây giờ tình hình âm nhạc đã có chiều hướng phát triển , người trẻ mình đọc lại bài cũng thấy nhuốm chút buồn .

    Mười năm sau áo bay đường chiều
    Bàn chân trong phố xa lạ nhiều

  10. NhatViet

    NhatViet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2005
    Bài viết:
    585
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    NỖI BUỒN FLAMENCO
    HẢI NINH
    Flamenco , nhạc điệu dân lãng tử xứ Andalucia , đến nay chưa ai nắm rõ nguồn gốc. Thời Trung cổ có những người Bohemien xuất hiện ở Châu Âu dến từ Ấn Độ sang sống ở miền Nam Tây Ban Nha , cùng nơi đây có cả người More ( dân Ả Rập ở Bắc Phi chiếm Tây Ban Nha thế kỷ 17 ) . Liệu những mối giao hòa này đã đẻ ra thứ âm nhạc ?" dù chi âm điệu có lúc đầy ?o sóng gió bão bùng ?o - vẫn toát ra cái chất u hoài vạn cổ ? Có người đoán Flamenco không phải gốc Tây Ban Nha mà do chữ Ả Rập Flamenger nghĩa là tiếng hát dân miền quê . Gì thì gì ! Đây là thứ âm nhạc ai nghe qua cũng cảm thấy hình như có cái nỗi buồn của mình trong đó . Sài Gòn trước 1975 có hai cây Flamenco , một ở ngoài ?o ánh sáng ?o , một trong ?o bóng tối ?o thường được đồng nghiệp guitar hay nhắc đến : Trần Văn Phú và Phan Văn Cam Sành .
    Ở Sài Gòn , dân chuyên chơi Flamenco ( trước 1975 ) chỉ đếm được trên đầu ngón tay , bởi vì nó đòi hỏi tập luyện công phu , kỹ thuật và tư duy âm nhạc có phần khác với guitar classique . Thậm chí trên thế giới có người còn nói rằng ?o Nếu bạn không phải là người Tây Ban Nha thì đừng đàn Flamenco ?o . Nhưng Phan Văn Cam Sành có nỗi đam mê khó tả , thậm chí là duyên là nợ đối với thứ âm nhạc này . Anh sinh năm 1941 , đến với guitar bằng con đường tự học . Năm 1959 , được xem như thời hoàng kim của thế hệ người Việt Nam đầu tiên chơi guitar classique với nhiều tay nổi tiếng như Lâm Tuyền , Hoàng Bửu ? Thời điểm khó quên với Cam Sành khi anh được tiếp xúc với Lương Ngọc Chí (ở Lò heo Gia Định cũ , còn có biệt danh là Chí sứt môi ) mà sau này vừa là anh , là bạn , là thầy của anh . Với đôi bàn tay điêu luyện của Chí và của những cọng dây đàn bằng ruột thú , các tác phẩm của nhạc sỹ Hoàng Bửu đã khơi dậy mãnh liệt trái tim khát khao được học của Cam Sành . Chàng trai trẻ , lúc này rời bỏ classique làm lại từ đầu bởi Flamenco đòi hỏi tinh tế từng kỹ thuật , mới tạo nên được âm thanh như ? trong dĩa . Nhưng cọng dây gân câu cá được lắp vào cần đàn để thỏa ước mơ . Con đường từ tân Thuận đạp xe lên lò heo trở nên thân thuộc với Cam Sành .

    ( trích Nỗi Buồn Flameco - Hải Ninh ) 1/2

Chia sẻ trang này