1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhac Trinh trong phim

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi ikaika, 16/04/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Đến hôm nay tôi vẫn nhớ mãi một người phụ nữ, không phải là kỷ niệm riêng tư, cũng chẳng có dấu ấn gì đặc biệt trong đời. Nhưng cuộc đời cùng kỷ niệm của chị thì không hiểu sao cứ mãi ảm ảnh tôi. Chị tên là T., hiện đang làm công nhân trong một xí nghiệp may ở Hà Nội. Nhìn chị, chứng kiến tổ ấm gia đình hiện tại, không ai nghĩ chị lại có một quá khứ lỗi lầm. Những năm ở tuổi 20, chị từng là một cô gái vật vờ kiếm sống ở gốc cây, góc vườn hoa tối tăm và mọi nơi có thể. Một lần tình cờ T. xem được bộ phim Tội lỗi cuối cùng và rất thích bài hát trong phim này. Sau đó một thời gian, bài hát được lan truyền nhiều nơi, mỗi khi nghe được cô lại cảm thấy tâm hồn ớn lạnh và tủi hổ với thân phận của mình. Thế là sau khi có được một khoản tiền kha khá, cô quyết định bỏ nghề cũ đi học may, rồi nhờ manh mối tìm được công việc trong xí nghiệp may. Đã gần 20 năm, chuyện buồn của cô chẳng ai biết và cô đã kể tôi nghe.
    Vậy là từ một bộ phim, nhất là từ một bài hát, một cô gái lầm lở đã hoàn lương. Tất nhiên không phải ai ở cùng hoàn cảnh cũng như T. Nhưng chắc chắn cô phải yêu âm nhạc lắm. Cái tâm hồn tự nhiên sáng đẹp - phần còn lại của một kẻ của một kẻ sa ngã, đã được thức tỉnh. Song, phải thấy cái bài hát kia mới có uy lực thuyết phục làm sao. Đó là bài Đời gọi em biết bao lần của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Và bài hát đã được vang lên trong phim vừa nhắc tới là của đạo diễn Trần Phương.
    Nhiều người còn nhớ mãi cái cô Hiền "cá sấu" bụi đời (do diễn viên Phương Thanh đóng) cùng bài hát do ca sĩ Thanh Lan (kiêm diễn viên điện ảnh) thể hiện. Bằng một giai điệu hết sức chọn lọc, với hình tượng âm nhạc đặc sắc, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã khắc họa những bước chân của người con gái tủi hận cuộc đời với những hình ảnh não nề, ảm đạm:
    Đi về đâu hỡi em
    Khi lòng không chút nắng
    Nỗi đau hay niềm cay đắng
    Đời gọi em mãi lang thang
    Lòng lạnh băng giữa đêm khuya...

    Những bước chân của người con gái lầm lạc, không làm chủ được số phận của mình cứ thê lương lê trên con đường như là vô tận giữa một không gian quạnh vắng, lạnh lẽo. Giai điệu không có những quãng đột biến mà cứ triền miên ở một cõi chơi vơi, chênh vênh như thân phận cô gái tội lỗi vậy. Đây là một sự cố ý của tác giả đã bỏ qua cách phát triển giai điệu thông thường khi sáng tác ca khúc. Chính vì vậy, tuy nói là giai điệu không đột biến, nhưng càng nghe, càng như thấy có một cái gì cứ quẩn quanh ngưng đọng, vừa ớn lạnh, vừa lại ngột ngạt.
    Và, nghệ thuật dù có miêu tả hiện thực trần trụi, khắc nghiệt đến đâu thì cuối cùng cũng bảo vệ con người. Đó là chủ nghĩa nhân văn không thể thiếu ở những tác phẩm có giá trị, giàu tính nhân bản. Nếu ở trên là hiện thực ê chề của người con gái, tác giả đã mở ra một chân trời khác tốt đẹp và sáng sủa, bằng những câu nhạc dạt dào tình yêu thương, chứa chan sự vỗ về, đồng cảm:
    Đi về đâu hỡi em
    Có nghe tình yêu lên tiếng
    Hãy chôn vào quên lãng
    Đời gọi em biết bao lần
    Đời gọi em về phía yêu thương
    Trả lại ngày tháng êm đềm
    Trả lại nắng trong tim
    Trả lại thoáng hương thơm

    Ở trong phim, cô Hiền "cá sấu" nguyện sẽ gây tội lỗi lần cuối cùng, tức là từ nay về sau sẽ không bao giờ làm điều xấu, sẽ chấm hết cuộc đời giang hồ. Người nhạc sĩ như là đại diện cho đồng loại, cho cuộc đời này vỗ về, nhắn nhủ Đời sẽ trả lại nắng trong tim, trả lại thoáng hương thơm và trả lại em ngày tháng êm đềm. Không chỉ một lần gọi mà đã Đời gọi em biết bao lần.
    Như nhiều bài hát khác, Trịnh Công Sơn luôn đại diện cho cõi linh thiêng, cao cả mà rất đỗi bình dị của đời để tâm tình cùng con người, ru họ trở về với những gì tốt đẹp, thánh thiện nhất. Đời gọi em biết bao lần là một ca khúc đặc sắc của một tài năng sáng tác lớn, từ khi vang lên trong bộ phim đã nhanh chóng vượt qua khỏi đời sống màn ảnh để đến hôm nay không còn mấy người còn nhớ bài hát đã liên quan đến nhân vật cô Hiền "cá sấu" trong phim Tội lỗi cuối cùng. Và cái tác động sức thuyết phục vô cùng lớn lao của bài hát đối với người phụ nữ tên T. cũng chẳng có gì là khó hiểu.
    Nhạc sĩ Nguyễn Đình San
    Nguồn: Điện ảnh kịch trường số 21
  2. sonnippon

    sonnippon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2003
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Có hai đoạn của bài "Cuối cùng cho một tình yêu mà tôi trích được.
    - Bài thứ nhất được hát trong ngày giỗ của bà mẹ bốn chị em
    http://www.yousen***.com/d.aspx?id=F9FCDE2C5C49447F19D0FB05331FA06F
    - Bài thứ hai thì không up lên đưọc vì lý do kỹ thuật, điên thế up dược mỗi một bài chẳng hiểu sao không up được nữa
  3. sonca7

    sonca7 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/02/2004
    Bài viết:
    1.021
    Đã được thích:
    0
    sơnnippon sửa lại đi ,ko down được nè .....sửa mau đi.
  4. sonnippon

    sonnippon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2003
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    "Cuối cùng cho một tình yêu" có hai đoạn trích trong film "Mùa hè chiều thẳng đứng" đạo diễn Trần Anh Hùng
    http://www.yousen***.com/d.aspx?id=AFC5FAA66FAC4AEA40F175974E9F9082
    http://www.yousen***.com/d.aspx?id=0DA3891CC85727BAA91E6A8D00464D46
    "Rừng xưa đã khép" cũng trong film "Mùa hè chiều thẳng đứng"
    http://www.yousen***.com/d.aspx?id=1BAE59D3519E57E84BD9EEB417F3B447
    Hoa tím ngoài sân - Bài này được trích trong film "Xích Lô" đạo diễn Trần Anh Hùng
    http://www.yousen***.com/d.aspx?id=958B5E355588E142DD62DD63BC3E99D0
    Bác nào thấy mấy bài này hay thì vỗ tay ủng hộ với.
    Nóng quá, làm chai bia cái.
  5. sonnippon

    sonnippon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2003
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Chút vốn liếng này tui xin đóng góp gọi là động viên mọi người đang hết vốn, nhất là Tigerlily.
    Mong mọi người tích cực viết bài, tui ủng hộ những bài bựa bựa ( nhưng phản đối những bài phá đám), chứ không nhất thiết phải là những gì lãng mạn.

Chia sẻ trang này