1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

NHẠC TRỊNH vs ECONOMICS

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi tigerlily, 12/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    NHẠC TRỊNH vs ECONOMICS

    "Mỗi đêm tôi nhìn trời đất để học về lòng bao dung, nhìn đường đi của kiến để biết về sự nhẫn nhục. Sông vẫn chảy đời sông, suối vẫn trôi đời suối. Đời người cũng để sống và hãy thả trôi đi những tị hiềm..."

    "...yêu em yêu thêm tình phụ, yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ..."

    "...dù đến rồi đi tôi cũng xin tạ ơn người..."
    "...từng người tình bỏ ta dii như những dòng sông nhỏ...ôi những dòng sông nhỏ, lời hẹn thề là những cơn mê..."

    và mỗi khi bị phụ bạc, ông chỉ tự trách mình: "...tình vu vơ sao ta muộn phiền.."

    Tôi không có ý định tự đánh giá mình "thích nhạc Trịnh" đến đâu. Chỉ biết rằng, nhiều khi, tôi muốn được như vậy...

    "Tôi chưa hề quên cái hiệu lệnh muôn đời: Cai ta đáng ghét..." (TCS).

    Tuy nhiên, tôi đang nghi ngờ chính mình: Một ngày kia, khi đầu óc tôi tràn ngập những Nợ và Có, những Lỗ va Lãi, những Chi phí va Lợi nhuận, những Greed va Fear, và tôi suy nghĩ theo kiểu một nhà Kinh tế học thực sự, khi mà vấn đề đáng quan tâm chỉ là Profit, nơi mà một trong những giả thuyết mang tính tiền đề là: Con người kinh tế là con người khôn ngoan, "with well defined goals and tries to fulfill those goals as best as he can"... Ngày đó tôi có còn nghe nhạc Trịnh nữa hay không?

    Giả sử, mục đích của tôi là Lợi nhuận, càng lớn càng tốt. Va tôi sẽ phải "try as best as I can" để đạt được mục đích đó. Giả sử tôi sẽ phải đối mặt với một dilemma (hay nói theo Trịnh la "tiến thoái lưỡng nan"), lựa chọn giữa một món lợi kếch xù và một tình bạn. Tôi sẽ làm sao đây? Opportunity Cost của tôi sẽ là $$$$$$ hay là bạn tôi? Tôi sẽ làm một "con người kinh tế khôn ngoan", hay sẽ thí một tình bạn để hí hửng với khoản $$$$$$$ rồi sau đó ngồi "niệm" nhạc Trịnh như một lời xưng tội?

    TCS nói: "...Mỗi chúng ta hãy thử sống cùng một lúc vừa kẻ chiến thắng vừa kẻ chiến bại..." Tôi muốn hỏi lại ông: Có thể nào sống cùng một lúc vừa như Trịnh, vừa như một "con người kinh tế khôn ngoan" hay không?

    Bài này của lys đã đăng trên VNN-3M, nay trích ra đây hầu chuyện quí vị, đặc biệt dành cho vị nào thích nghe nhạc Trịnh và đang học Economics hay Commerce...






    lys
  2. dong533

    dong533 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/03/2002
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    TRỊNH và ??oEcon??????
    Chắc hẳn đây là một sự so sánh mang tính nghề nghiệp của một nhà Kinh tế học tương lai nhưng lại đặt cho chúng ta những suy ngẫm về cuộc sống, bởi trong cuộc sống này âm nhạc của TRỊNH và Econ??? mỗi thứ đều mang lại cho chúng ta những giá trị riêng, và vì thế cả hai đều có vai trò riêng của nó. Nhà kinh tế hát nhạc TRỊNH của chúng ta đã mang hai vấn đề có những nét tương phản ấy ra để cho mọi người cùng suy ngẫm.
    Điều đầu tiên là ??osản phẩm??? nhạc TRỊNH đã được thị trường chấp nhận, và được tính toán định giá tuỳ thuộc vào khu vực thị trường, nhu cầu thị hiếu, sở thích của những người tiêu dùng trong thị trường ấy, và hơn thế nữa nó còn có cả thương hiệu, chính là cái tên gọi vắn tắt rút gọn mà không ít người khi mới thâm nhập vào thị trường này đã có đôi lần kiện cáo : nhạc ??o TRỊNH???.
    Theo quan điểm của một nhà sản xuất thì ??onguyên liệu??? đầu vào của quá trình này chính là sự hi sinh của một con người, sự chiêm nghiệm trong những nỗi đau, nỗi đau tình ái, nỗi đau trước một quê hương đất nước điêu tàn, của một tâm hồn nhạy cảm.Sức lao động được sử dụng ở đây nếu nói đơn thuần về sức người thì không có mấy nỗi trong cái hình hài gầy gò nhỏ bé nhưng lại được cháy lên mạnh mẽ đến kỳ lạ, đôi lúc còn nhờ những đòn bẩy là??? những chén rượu cay???. Những tiêu chuẩn, tài liệu mà TRỊNH dùng để tham chiếu trong quá trình ??o sản xuất??? là những khúc đồng giao quê mẹ, những dòng kinh Phật, là những bài thánh ca.
    Sản phẩm của TRỊNH, đang được người đời sau định giá, trong đó cái phần chi phí ??o cố định??? là di sản của tác giả không được tính theo qui luật khấu hao bình thường, giá trị của nó mãi tăng theo thời gian, người ta bỏ vào đấy những chi phí biến đổi là những công in ấn, những lợi thế của công nghệ để thu lời.
    Nhạc TRỊNH cũng như những sản phẩm nổi tiếng, đều có những câu nói như những lời tuyên bố in đậm trong tâm trí mọi người, đó là những : ??oNgày sau sỏi đá cũng cần có nhau???, ??o Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ???... và còn nhiều nữa, tuỳ theo sự bình chọn của từng phần thị trường.
    Nhà sản xuất của chúng ta cũng là một trong những nhà sản xuất đặc biệt, không bao giờ tính toán lời lỗ, thời gian hoàn vốn, không tính toán hiệu quả chi phí, không có IRR, không có NPV, không có PV, FV , không có những bài tính xác xuất thống kê với cả ngàn lần tính chỉ để chỉ ra khả năng rủi ro của một sản phẩm, một dự án đầu tư ??? không tính toán bất cứ những chỉ tiêu nào tương tự như thế, tất cả chỉ là một sự dâng hiến đến tột cùng.
    Nhưng Nhà sản xuất của chúng ta là một nhà sản xuất kiệt xuất, vì Người đã thành công trên con đường mình đi. Cũng con đường ấy, không ít kẻ đã bỏ cuộc vì thiếu sự kiên nhẫn và sức mạnh trong tâm linh, còn nữa cũng có những kẻ cũng đã đi hết cuộc đời mình trên con đường ấy nhưng lại thiếu đi một yếu tố quan trọng cho sự thành công đó là tài năng. Xét trên hai khía cạnh ấy thì trên thế gian này người như TRỊNH cũng không có mấy.
    Và một điều cuối cùng , mặc dù phân tích trên quan điểm ??o Econ??????nhạc TRỊNH có một số đặc tính như Tôi vừa trình bày ở trên, nhưng không mấy khi các nhà ??o Econ?????? lại dùng những triết lý ấy cho công việc của mình, có chăng trong họ, một ai ( và có lẽ cũng chỉ một ai đó mà thôi ) đó khi đã mỏi mệt với đường đời thì lại tìm về nhạc TRỊNH như tìm về sự cân bằng của cuộc sống nhờ vào một sự trung hoà của 2 thái cực khác nhau.
    Và như thế, TRỊNH đã góp phần cứu rỗi đời sống của thế gian này!
    Được dong533 sửa chữa / chuyển vào 22:21 ngày 21/07/2002
  3. dong533

    dong533 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/03/2002
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    ??o Mỗi đêm, Tôi nhìn trời đất để học về lòng bao dung, nhìn đường đi của kiến để biết về sự nhẫn nhục. Sông vẫn chảy đời sông, suối vẫn trôi đời suối. Đời người cũng để sống và hãy thả trôi đi những tỵ hiềm ??????
    Con người và Âm nhạc của Trịnh Công Sơn chịu ảnh hưởng lớn của Phật giáo, những dòng Kinh Phật đọng lại trong tâm thức của Ông từ nhỏ.Cho đến khi đã trải qua đường đời, khi đã tự mình tìm đến được sự tĩnh lặng thì những triết lý ấy trong Ông lại càng in đậm.
    Nghe Âm nhạc của Ông, ta có thể thấy hiển hiện một con người giàu lòng vị tha và bao dung, có lẽ cũng từ những giáo lý về cuộc sông ấy- chỉ có lòng vị tha bao dung mới xoá đi những tỵ hiềm trong lòng đời thường, mới xoa dịu đi những nỗi đau vốn dĩ dành riêng cho những tâm hồn nhạy cảm.
    Kinh Phật đã dạy rằng :
    ??o Lấy oán báo oán
    Oán oán chồng chất
    Lấy Ân báo oán
    Oán sẽ tiêu tan???
    Nếu như không có những đức tính vị tha và bao dung đến độ siêu thoát ấy thì chắc rằng chúng ta sẽ không thể được thưởng thức những tác phẩm như thế. Từ những nỗi đau cùng cực ( yêu mà không gặp ) có thể làm cho Người rơi lệ ??o hoen mi ??o vời vợi giữa trời mưa nghìn trùng tháp cổ, hằn sau bia đá, đến những ngậm ngùi vu vơ vương chút giận hờn trách móc, đến những tình ??o ngu ngơ??? , và ngay cả những khi ??o tìm tình giữa chợ tình đi mất rồi ( gặp mà không yêu).Trịnh vẫn chấp nhận những nỗi đau ấy, yên lặng cho riêng mình để nghiệm ra con đường giải thoát.
    ??oYêu Em yêu thêm tình phụ
    Yêu Em lòng chợt từ bi bất ngờ???
    Trong cái dòng Vô thường Vô ngã của cuộc đời, Chỉ có một tấm lòng bao dung và vị tha mới xoa dịu đi được những nỗi đau!
  4. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Bài sưu tầm của ông cụ dong533, lys giành công post lên đây kính cẩn tặng các đồng môn đang nghe và không nghe nhạc Trịnh.
    Người Nhật nghe Diễm xưa trong đêm giao thừa
    Trần Văn Thọ (Giáo sư kinh tế học, Đại học Waseda, Tokyo)
    Một hiện tượng mới lạ trong đêm giao thừa năm nay: Tình khúc Diễm xưa của Trịnh Công Sơn được trình diễn trong chương trình truyền hình thi hát giao lưu nam nữ Kohaku Utagassen của Đài NHK. Trong hơn nửa thế kỷ nay Kohaku Utagassen là chương trình TV sôi nổi nhất, lôi cuốn sự quan tâm của đại đa số người dân xú hoa anh đào trong đêm giao thừa. Ca khúc nước ngoài được ca sĩ chọn để hát trogn chương trình này là rất hiếm.
    Sự kiện Diẽm xưa là kết quả của hoạt động giao lưu văn hoá Việt-Nhật khá nhộn nhịp trong mấy năm qua và phản ảnh mối quan tâm ngày càng cao của người Nhật đối với đất nứoc và con người Việt Nam. Phim ảnh Việt Nam được giới thiệu nhiều hơn trê TV. Những nhà hàng Việt Nam mọc lên khắp nơi ở Tokyo và lúc nào cũng đông khách món bánh cốn khá phổ biến tại các gian hàng bán thức ăn ở các siêu thị ở Tokyo. Các cửa tiệm bán áo dài và hàng tạp hoá Việt Nam đang lôi cuốn giứoi trẻ Nhật Bản.
    Thông thường giao lưu văn hoá đại chúng thật sự triển khai sau khi hai nước đã có một giai đoạn phát triển quan hệ kinh tế khá dài như kinh nghiệm giữa Nhật và Thái Lan đã cho thấy. Kênh quan trọng nhất của quan hệ kinh tế ngày nay giữa hai nước là đâu tư trực tiếp (FDI) vì kênh này ảnh hưởng mạnh đến mọi mặt của hoạt động kinh tế như tích luỹ tư bản, quản lý lao động, chuyển giao công nghệ và tri thức quản lý, kinh doanh? qua đó tạo sự giao lưu nhân sự mật thiết từ cấp lao động ở nhà máy đến các cấp quản lý, điều hành, lãnh đạo doanh nghiệp. Chính sự giao lưu nhân sự sâu rộng này qua một thời gian tương đối dài sẽ làm phát triển giao lưu văn hoá đại chúng.
    Quan hệ Viêt-Nhât đang bỏ qua giao đoạn FDI và chuyển thẳng qua giai đoạn giao lưu văn hoá đại chúng. Điều này phản ánh sự gần gũi về văn hoá, địa lý giữa hai nước và tinh thần hấp dẫn của đất nước và con người Việt Nam đối với Nhật.Nhưng hiện tượng này cũng cho thấy rằng Việt Nam chưa tận dụng được công nghệ và trí thức kinh doanh của Nhật để đẩy mạnh chiến lược công nghiệp hoá và hội nhập có hiệu quả vào thị trường thế giới. FDI của Nhật vào Việt Nam quá ít và hầu như giảm liên tục từ giưa thập niên 1990. Lý do là cính sách phát triển côgn nghiệp của Việt Nam không rõ ràng và hay thay đổi, và hành lang phá lý cải thiện quá chậm so với các nước chung quanh.
    Tuy nhiên Nhật vẫn còn đánh giá cao tiềm măng Việt Nam và còn kiên trì thuyết phục Việt Nam cải thiện môi trường đầu tư. Cuộc điều tra hàng năm của Ngân hàng Hợp tavs Quốc tế Nhật Bản (JBIC) cho thấy Việt Nam là một trong năm nước mà giới kinh doanh Nhật sẽ chú trọng nghiên cứu đầu tư trong 4-5 năm tới. ĐIều tra mới đây của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản (JCẺ) cho thấy xí nghiệp Nhạt xem Việt Nam (cùng với Trugn Quốc và Thái Lan) sẽ là một trong ba cơ sở sản xuất hàng công nghiệp quan trọng tại châu Á trong tương lai.
    Tuy nhiên để tiềm năng này trở thành hiện thực và triển khai một cách bền vững, phía Việt Nam cần nhiều nỗ lực. Đặc biệt phải xem việc thu hút FDI từ phía Nhật là một chiến lược. Chất lượng hàng công nghiệp của Nhật đã được chứng minh qua những tên tuổi của Toyota, Sony, Honda, Matshusita, Sanyo, Sharp, Canon? Chiến lược thu hút FDI từ phía Nhật do đó phù hợp với nhu cầu trước mắt của Việt Nam là đẩy mạnh công nghiệp hoá và hội nhập có hiệu quả vào thị trường thế giới.
    Để triển khai chiến lược thu hút FDI tự Nhật, ít nhất Việt Nam phải có các nỗ lực sau: Thứ nhất, Chính phủ cần đưa biện pháp cụ thể và theo sát việc thi hành chương trình hành động 44 điẻm của Sang kién chung Viêt-Nhật mà hai thủ tướng đã thông qua tại Tokyo giữa tháng mười hai năm qua. Chương trình 44 điểm này nhằm cải thiện môi trường đầu tư để tăng FDI từ Nhâqtj và qua đó tăng sức cạnh tranh của Việt Nam. Thật ra, vào năm 1999 đã ra đời một chương trình tương tự là Nhóm làm việ chung (Working Grop) Việt-Nhật để tăng FDI và mậu dịch giữa hai nước nhưng hầu như không đi đến kết quả cụ thể đáng kể nào.Do đó thang 4-2003 mới ra đời Sáng kiến chung Việt-Nhật. Lần này nếu ta không thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết vừa qua sẽ khó có một cơ hội khác.
    Thứ hai các doanh nghiệp Việt Nam, kể cả các doanh nghiệp nhà nước, cần theo dõi nhiều hơn các cơ hội phát sinh từ Nhật Bảnđể không bỏ mất thời cơ. Kinh tế Nhật chuyển dịch nhanh, ngày càng nhiều các ngành công nghiệp có khuynh hướng ra nước ngoài nên các cơ hôi đầu tư với nhiều hình thái phong phú đang triển khai mạnh mẽ. Mặt khác, chất xám của người Nhật sắp đến tuổi nghỉ hưu đang chảy ra cá nước châu Á. Doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư thích đáng trong việc thu thập thông tin và tiếp thị tại thị trường Nhật.
    Thứ ba, Việt Nam cần xây dựng một đội ngũ nguồn nhân lực có khả năng làm việc có hiệu quả với Nhật. Quan hệ kinh tế hai nước chưa pahát triển nhiều nhưng đã thấy thiếu nhân tài ở lĩnh vực này. Chẳng hạn người có khả năng thông dịch giỏi rất ít mặc dù số người biết tiếng Nhật ở Việt Nam tăng đáng kể. Tôi có dự nhiều hội nghị cấp cap giữa hai nước, đã nhiều lần chứng kiến khả năng rất hạn chế của thông dịch viên người Việt Nam làm giảm hiệu quả của các buổi thảo luận quan trọng, chưa nói đến chuyện gây ra hiểu lầm đáng tiếc giữa hai nước.
    Thời cơ đã tới. Cần có chiến lước đúng đắn để bắt thời cơ.
    Hy vọng trong tương lai khôgn xa, người Nhật không chỉ biết đến Diễm xưa của Trịnh Công Sơn mà còn quen thuộc với nhiều mặt hàng công nghiệp chế tạo tại Việt Nam.
    Tokyo, ngày đầu năm 2004
    Báo Tuổi trẻ, thứ bảy 03-01-2004
    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys

Chia sẻ trang này