1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhạc vàng nghe hơi bị hay đấy! ( Một phút thật lòng )

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi Chitto, 21/02/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    "Lòng chiều bơ vơ lúc thu vừa sang
    "Chập chờn đêm khuya thức ai phòng loan
    "Một cánh chim rơi trong khúc nhạc vàng
    "Đây đó từng song the hé đợi đàn
    Trương Chi - Văn Cao - 1942
    Xem thế thì Nhạc Vàng là khái niệm đã có lâu rồi, là những ca khúc buồn lãng mạn, thấm thía, tê tái và rất hay. Như thế thì Buồn tàn thu, Cung đàn xưa của Văn Cao, Con thuyền không bến của Đặng Thế Phong... cũng thuộc loại nhạc vàng.
    Nhưng mọi người phổ biến ý nghĩ Nhạc vàng là nhạc não nề hải ngoại, bắt đầu thịnh hành trong nước từ những năm khoảng 84 - 85. Thậm chí những bài của Trịnh Công Sơn như Biển nhớ, Diễm xưa cũng được coi là thuộc loại đó. Và đến giờ mọi người cũng vẫn quen như vậy.
    Đến khoảng năm 93 thì Karaoke du nhập vào và phát triển. Khi đó những băng "Những đồi hoa sim" "Linh hồn tượng đá" phổ dụng khắp nơi. Và mọi nơi, mọi lúc người ta chỉ hát nhạc vàng, đến nỗi có một thế hệ học sinh chẳng biết hát gì hơn ngoài nhạc đó.
    Rồi "nhạc đỏ", "nhạc xanh" chiếm lĩnh trở lại, nhạc vàng thành một thứ đồ cổ kém giá trị dành cho những lúc buồn lòng và cho những giọng ca "không hợp thời thế". Tuy vậy nếu vào phòng Karaoke vẫn thường được nghe những bài nhạc vàng dù đã đỡ não nề hơn trước, và các giọng ca đó cũng không còn tự hào như trước nữa.
    Thực ra nhạc vàng (ngụ ý nhạc buồn hải ngoại) cũng có rất nhiều bài hay, có giá trị âm nhạc cao.
    Và cũng có những giọng ca tuyệt vời như Hương Lan, Khánh Ly, Lệ Thu... đấy chứ. Tại sao chẳng ai muốn bàn về nó cả nhỉ?
    Nhạc vàng tuy không còn thịnh hành như trước vì đã có thứ nhạc khác thay thế. Nhưng vẫn cần nhớ rằng đã có thời đó là thứ nhạc phổ thông nhất, nhiều người biết nhất, già cũng như trẻ.
    "Xưa trắng tay gọi nhau bằng hữu
    "Giờ giàu sang quên kẻ tâm giao.
    Ngưòi tuy không to nhưng tấm lòng rộng mở
  2. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    "Lòng chiều bơ vơ lúc thu vừa sang
    "Chập chờn đêm khuya thức ai phòng loan
    "Một cánh chim rơi trong khúc nhạc vàng
    "Đây đó từng song the hé đợi đàn
    Trương Chi - Văn Cao - 1942
    Xem thế thì Nhạc Vàng là khái niệm đã có lâu rồi, là những ca khúc buồn lãng mạn, thấm thía, tê tái và rất hay. Như thế thì Buồn tàn thu, Cung đàn xưa của Văn Cao, Con thuyền không bến của Đặng Thế Phong... cũng thuộc loại nhạc vàng.
    Nhưng mọi người phổ biến ý nghĩ Nhạc vàng là nhạc não nề hải ngoại, bắt đầu thịnh hành trong nước từ những năm khoảng 84 - 85. Thậm chí những bài của Trịnh Công Sơn như Biển nhớ, Diễm xưa cũng được coi là thuộc loại đó. Và đến giờ mọi người cũng vẫn quen như vậy.
    Đến khoảng năm 93 thì Karaoke du nhập vào và phát triển. Khi đó những băng "Những đồi hoa sim" "Linh hồn tượng đá" phổ dụng khắp nơi. Và mọi nơi, mọi lúc người ta chỉ hát nhạc vàng, đến nỗi có một thế hệ học sinh chẳng biết hát gì hơn ngoài nhạc đó.
    Rồi "nhạc đỏ", "nhạc xanh" chiếm lĩnh trở lại, nhạc vàng thành một thứ đồ cổ kém giá trị dành cho những lúc buồn lòng và cho những giọng ca "không hợp thời thế". Tuy vậy nếu vào phòng Karaoke vẫn thường được nghe những bài nhạc vàng dù đã đỡ não nề hơn trước, và các giọng ca đó cũng không còn tự hào như trước nữa.
    Thực ra nhạc vàng (ngụ ý nhạc buồn hải ngoại) cũng có rất nhiều bài hay, có giá trị âm nhạc cao.
    Và cũng có những giọng ca tuyệt vời như Hương Lan, Khánh Ly, Lệ Thu... đấy chứ. Tại sao chẳng ai muốn bàn về nó cả nhỉ?
    Nhạc vàng tuy không còn thịnh hành như trước vì đã có thứ nhạc khác thay thế. Nhưng vẫn cần nhớ rằng đã có thời đó là thứ nhạc phổ thông nhất, nhiều người biết nhất, già cũng như trẻ.
    "Xưa trắng tay gọi nhau bằng hữu
    "Giờ giàu sang quên kẻ tâm giao.
    Ngưòi tuy không to nhưng tấm lòng rộng mở
  3. newdht

    newdht Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Thật cảm ơn thành viên Chitto đã có một bài viết nghiêm túc và có giá trị. Theo newdht biết thì nhạc vàng được chia thành 2 thể loại: nhạc tiền chiến (cùng với bán tiền chiến, hậu lãng mạn) và nhạc quê hương - sự phân loại này dựa vào phần nhạc nhiều hơn nhưng giữa 2 thể loại này cũng khác nhau về lời, về ý tưởng và các quan điểm nhân sinh.
    Newdht thích nhạc tiền chiến hơn vì nó sang trọng hơn về ca từ, nghiêm túc hơn về ý tưởng. Người ta sống trên đời có buồn mới biết giá trị của sự vui sướng - vui buồn phải tồn tại cùng nhau và song song với nhau, vả lại có những nỗi buồn bi luỵ nhưng cũng có những nỗi buồn không bi luỵ, nó chín chắn, thanh khiết và giúp con người ta hiểu cuộc đời hơn.

    thaihong

  4. newdht

    newdht Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Thật cảm ơn thành viên Chitto đã có một bài viết nghiêm túc và có giá trị. Theo newdht biết thì nhạc vàng được chia thành 2 thể loại: nhạc tiền chiến (cùng với bán tiền chiến, hậu lãng mạn) và nhạc quê hương - sự phân loại này dựa vào phần nhạc nhiều hơn nhưng giữa 2 thể loại này cũng khác nhau về lời, về ý tưởng và các quan điểm nhân sinh.
    Newdht thích nhạc tiền chiến hơn vì nó sang trọng hơn về ca từ, nghiêm túc hơn về ý tưởng. Người ta sống trên đời có buồn mới biết giá trị của sự vui sướng - vui buồn phải tồn tại cùng nhau và song song với nhau, vả lại có những nỗi buồn bi luỵ nhưng cũng có những nỗi buồn không bi luỵ, nó chín chắn, thanh khiết và giúp con người ta hiểu cuộc đời hơn.

    thaihong

  5. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Bài viết hay lắm, đồng ý với bạn.
    Thật sự là theo tôi hiểu, nhạc vàng là loại nhạc tại miền nam trong khoảng thấp niên 70. Thời đó thường thịnh hành ba lọai nhạc : nhạc tình (có khuynh hướng não nề : Trịnh Công Sơn, Vũ Thành An, vài bài của Lê Hựu Hà, Lê Uyên Phương, Lam Phương, Trần Thiện Thanh...), nhạc da vàng (hay nhạc phản chiến : Trịnh Công Sơn, Phạm Thế Mỹ, Tôn Thất Lập...), nhạc dân gian quê hương (Hoàng Thi Thơ, Duy Khánh...). Vẫn còn nhiều bài nhạc vàng giá trị và được yêu chuộng. Về mặt não tình, thì nhiều bài thời này nghe còn não nề hơn, nhạc vàng so ra chỉ mang lại những nỗi buồn phảng phất và mông lung.
    Còn nhạc tiền chiến, theo tôi, không nên gọi là nhạc vàng, hầu hết những bài còn được truyền tụng đến bây giờ đều rất có gái trị và xứng đáng tiêu biểu cho giòng nhạc "trí tuệ" cổ điển của VN. Cũng giống như nhạc giao hưởng hoặc nhạc cổ điển, tuy rằng không được phổ biến nhưng vẫn có giới thưởng ngoạn riêng và chân giá trị của nó vẫn được công nhận. Những tên tuổi như Phạm Duy, Văn Cao, Dương Thiệu Tước, Lê Thương, Phạn Đình Chương...sẽ còn mãi với thời gian, khi những bản nhạc thịnh hành của thời này đã bị quên đi ???
  6. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Bài viết hay lắm, đồng ý với bạn.
    Thật sự là theo tôi hiểu, nhạc vàng là loại nhạc tại miền nam trong khoảng thấp niên 70. Thời đó thường thịnh hành ba lọai nhạc : nhạc tình (có khuynh hướng não nề : Trịnh Công Sơn, Vũ Thành An, vài bài của Lê Hựu Hà, Lê Uyên Phương, Lam Phương, Trần Thiện Thanh...), nhạc da vàng (hay nhạc phản chiến : Trịnh Công Sơn, Phạm Thế Mỹ, Tôn Thất Lập...), nhạc dân gian quê hương (Hoàng Thi Thơ, Duy Khánh...). Vẫn còn nhiều bài nhạc vàng giá trị và được yêu chuộng. Về mặt não tình, thì nhiều bài thời này nghe còn não nề hơn, nhạc vàng so ra chỉ mang lại những nỗi buồn phảng phất và mông lung.
    Còn nhạc tiền chiến, theo tôi, không nên gọi là nhạc vàng, hầu hết những bài còn được truyền tụng đến bây giờ đều rất có gái trị và xứng đáng tiêu biểu cho giòng nhạc "trí tuệ" cổ điển của VN. Cũng giống như nhạc giao hưởng hoặc nhạc cổ điển, tuy rằng không được phổ biến nhưng vẫn có giới thưởng ngoạn riêng và chân giá trị của nó vẫn được công nhận. Những tên tuổi như Phạm Duy, Văn Cao, Dương Thiệu Tước, Lê Thương, Phạn Đình Chương...sẽ còn mãi với thời gian, khi những bản nhạc thịnh hành của thời này đã bị quên đi ???
  7. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Đôi khi tôi vẫn phân vân tại saonhững bài hát bi luỵ hải ngoại lại có thời thịnh hành đến thế. Đi đâu, ở đâu cũng có thể nghe thấy Tuấn Vũ hoặc Chế Linh.... Chắc lúc đó người ta đói nhạc quá, gặp ca khúc giai điệu nào nghe lọt tai là chấp nhận.
    Nhưng nghe lại những bài như "Những đồi hoa sim" thì dễ chạnh lòng lắm. Mà thấm thật. Dù không sống trong giai đoạn đó của lịch sử thì cũng hình dung được tình cảm con người thời đó như thế nào. Không phải là cách nhìn tích cực hào hùng của các bài cách mạng, không hiện thực trần trụi như nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn. Vẫn là tình yêu trong chiến tranh mà sâu nặng nồng nàn.
    "Những đồi hoa sim ôi những đồi hoa sim tím chiều hoang biền biệt...
    Lúc buồn buồn nghe phù hợp tâm trạng lắm. Đặc biệt những ai trong lúc mất người yêu thì nghe nhạc vàng hải ngoại dường như có người tâm sự hiểu mình. Cũng là một liều thuốc ru ngủ.
    Tất nhiên đừng nghe nhiều, nó nhụt mất hết chí khí đi.
    Ngưòi tuy không to nhưng tấm lòng rộng mở
  8. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Đôi khi tôi vẫn phân vân tại saonhững bài hát bi luỵ hải ngoại lại có thời thịnh hành đến thế. Đi đâu, ở đâu cũng có thể nghe thấy Tuấn Vũ hoặc Chế Linh.... Chắc lúc đó người ta đói nhạc quá, gặp ca khúc giai điệu nào nghe lọt tai là chấp nhận.
    Nhưng nghe lại những bài như "Những đồi hoa sim" thì dễ chạnh lòng lắm. Mà thấm thật. Dù không sống trong giai đoạn đó của lịch sử thì cũng hình dung được tình cảm con người thời đó như thế nào. Không phải là cách nhìn tích cực hào hùng của các bài cách mạng, không hiện thực trần trụi như nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn. Vẫn là tình yêu trong chiến tranh mà sâu nặng nồng nàn.
    "Những đồi hoa sim ôi những đồi hoa sim tím chiều hoang biền biệt...
    Lúc buồn buồn nghe phù hợp tâm trạng lắm. Đặc biệt những ai trong lúc mất người yêu thì nghe nhạc vàng hải ngoại dường như có người tâm sự hiểu mình. Cũng là một liều thuốc ru ngủ.
    Tất nhiên đừng nghe nhiều, nó nhụt mất hết chí khí đi.
    Ngưòi tuy không to nhưng tấm lòng rộng mở
  9. Nickel

    Nickel Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/12/2001
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với Temely@ Không thể coi nhạc tiền chiến là nhạc vàng được. Nhiều bạn còn nhầm cứ gọi nhạc đỏ là tiền chiến, giờ lại nhầm tiền chiến là nhạc vàng--->nhạc đỏ là nhạc vàng.????
    Theo tôi thì nhạc vàng cổ đi là tốt vì hầu như các ca khúc của nó uỷ mị và lôi con người ta vào nỗi buồn vô cớ, chẳng còn chút tươi sáng gì. Tất nhiên nhiều khi nghe buồn cũng được nhưng mà buồn vớ vẩn thì bb là vừa.
    Đồng ý với bài trên của Chitto luôn
    Nickel loves MU___SIC__
  10. Nickel

    Nickel Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/12/2001
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với Temely@ Không thể coi nhạc tiền chiến là nhạc vàng được. Nhiều bạn còn nhầm cứ gọi nhạc đỏ là tiền chiến, giờ lại nhầm tiền chiến là nhạc vàng--->nhạc đỏ là nhạc vàng.????
    Theo tôi thì nhạc vàng cổ đi là tốt vì hầu như các ca khúc của nó uỷ mị và lôi con người ta vào nỗi buồn vô cớ, chẳng còn chút tươi sáng gì. Tất nhiên nhiều khi nghe buồn cũng được nhưng mà buồn vớ vẩn thì bb là vừa.
    Đồng ý với bài trên của Chitto luôn
    Nickel loves MU___SIC__

Chia sẻ trang này