1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhạc vàng nghe hơi bị hay đấy! ( Một phút thật lòng )

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi Chitto, 21/02/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Đề nghị các thành viên không thảo luận chính trị trong chủ đề này.
  2. hnhan30

    hnhan30 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/01/2002
    Bài viết:
    408
    Đã được thích:
    0
    Một bài hát thật cảm động, nhưng chỗ này
    phải như vầy mới ý nghĩa:
    Với miếng cau, với miếng trầu, ta làm lại từ đầu
  3. hnhan30

    hnhan30 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/01/2002
    Bài viết:
    408
    Đã được thích:
    0
    Một bài hát thật cảm động, nhưng chỗ này
    phải như vầy mới ý nghĩa:
    Với miếng cau, với miếng trầu, ta làm lại từ đầu
  4. BoyChanDoi78

    BoyChanDoi78 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    2.631
    Đã được thích:
    0
    Bạn tinh_bo_vo ơi, mình vào trang web này không được, bạn có thể giới thiệu trang nào nữa không? Hoặc kiểm tra lại dùm mình xem trang web này còn sống không vậy? Cảm ơn bạn  nhiều nha!
  5. BoyChanDoi78

    BoyChanDoi78 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    2.631
    Đã được thích:
    0
    Bạn tinh_bo_vo ơi, mình vào trang web này không được, bạn có thể giới thiệu trang nào nữa không? Hoặc kiểm tra lại dùm mình xem trang web này còn sống không vậy? Cảm ơn bạn  nhiều nha!
  6. emdungcochanh

    emdungcochanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Ban đầu anh không định tham gia, nhưng rồi không thể đứng ngoài nhìn sự thiếu hiểu biết của các em, vì thiếu hiểu biết thường dẫn đến những thứ tệ hại hơn rất nhiều, mà đỉnh cao của nó là chết vì thiếu hiểu biết. Qua 9 trang thảo luận mà phần lớn các em ở đây vẫn không hiểu được thế nào là nhạc vàng, có một hai bạn hiểu nhưng lại không nói rõ ràng ra.
    Anh sẽ tránh nói đến chính trị, nhưng có một điều mà khi bầt kì một ai bắt đầu nghiên cứu âm nhạc Việt Nam cũng phải nhận thấy, đó là âm nhạc Viêt mỗi thời kì đều in đậm dấu ấn thời đại mà nó trải qua. Và chính điều này gây nên nhiều cái nhìn sai lầm. Và điều thứ hai, không có một ranh giới rạch ròi giữa các dòng nhạc.
    Cho đến nay vẫn có nhiều tranh cãi về bài hát đầu tiên của âm nhạc Việt Nam, nhưng phần lớn các ý kiến cho rằng người có công khai sinh ra Tân nhạc là nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên. Những bài hát đầu tiên đó là vào năm 1938, nhưng chúng không có giá trị nghệ thuật cao, nên đến ngày nay đã bị đi vào quên lãng. Ở thời kì ban đầu này, hầu hết các tác phẩm đều là các bài hát lãng mạn, lời ca đậm chất văn học. Ngay sau thời kì thành lập, âm nhạc Việt đã phát triển và đạt đến đỉnh cao. Nhiều kiệt tác ra đời, giờ đã trở thành bất hủ, ảnh hưởng đến nhiều nhạc sĩ thế hệ sau. Có thể kể ra: Con Thuyền Không Bến, Giọt Mưa Thu của Đặng Thế Phong, Thiên Thai, Trương Chi của Văn Cao, bộ ba các khúc Hòn Vọng Phu của Lê Thương (thực ra ba bài Hòn Vọng Phu này được Lê Thương sáng tác trong một thời gian dài)...
    Nhiều người dựa vào cái tên Tiền chiến nên coi dòng nhạc này kết thúc vào 1945, nhưng thực ra nó còn phát chiển mạnh mẽ đến 1954, một số các tác phẩm của Phạm Duy, Đoàn Chuẩn, Tô Vũ, Nguyễn Văn Tý... được sáng tác vào khoảng thời gian 1945 - 1954. Thậm chí những ca khúc của Phạm Đình Chương, Cung Tiến sáng tác sau đó rất nhiều cũng được xếp vào dòng nhạc tiền chiến. Khi nói tới dòng nhạc này, người ta sử dụng khá nhiều tên gọi, nhạc tình lãng mạn, nhạc tình lãng mạn 1938 - 1954... Nhưng cái tên thông dụng nhất là Nhạc tiền chiến.
    Sau 1954, âm nhạc Việt Nam được chia thành hai dòng khác biệt. Miền bắc với dòng Nhạc đỏ, có thể nói nhạc đỏ kéo dài từ 1954 đến 1975, và còn nhiều bài hát ra đời sau đó.Vào thời kì này, phần lớn các tác phẩm của dòng nhạc lãng mạn trước đó bị cấm. Anh không nói đến dòng nhạc này, bởi giờ đây, khi nói đến Nhạc đỏ, hầu hết mọi người đều biết, chứ không có những hiểu sai như khi nói về Nhạc tiền chiến và Nhạc vàng.
    Âm nhạc miền nam 1954 - 1975 rất đa dạng, dòng nhạc lãng mạn tiếp tục chảy với những Cung Tiến, Phạm Đình Chương... Những tình khúc mới ra đời mang một sức sống riêng, nhiều tác phẩm giá trị ra đời với nhưng tên tuổi Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng, Vũ Thành An... Dòng nhạc này thường được gọi bằng cái tên dài dòng mà cũng không hẳn chính xác: Nhạc tình 1954 -1975.
    Bên cạnh Nhạc tình 1954 - 1975, ở Sài Gòn thời gian này còn một dòng nhạc nữa tồn tại và cũng có một số lượng thính giả đáng kể, đó là Nhạc vàng. Đặc điểm nổi bật của nó là buồn. Các bài hát cũng nhiều chủ đề, nhưng có lẽ nhiều nhất là về Thất tình và Lính. Đây là dòng nhạc không mang giá trị âm nhạc cao, ca từ dễ dãi:
    Nếu như ở dòng nhạc Tiền chiến, ta thường gặp nhưng lời hát đậm chất thơ:
    Nhà tôi sao vẫn còn ngơ ngác
    Em vắng tôi một chiều
    Bến nước tiêu điều còn hằn in nét đáng yêu

    Bến Xuân - Văn Cao
    hay:
    Hồn thu tới nơi đây gieo buồn lây
    Lòng vắng muôn bề không liếp che gió về
    Ai nức nở thương đời
    Chân buông mau
    Dương thế bao la sầu

    Giọt Mưa Thu - Đặng Thế Phong
    Thì ở Nhạc vàng, nhưng lời hát thường dễ hiểu, ca từ đơn giản:
    Đêm nay em ngồi lặng yên nghe anh kể chuyện xưa
    Bao năm lắng trong tim
    Tình mình từ thuở đôi mươi, mà ta chưa biết,
    Nên để lỡ duyên đời

    Chuyện Chúng Mình - Trúc Phương
    Mong sau em anh hiểu rằng, đời lính dẫu phong trần
    Nhưng yêu, như yêu nhân tình và đậm đà như chúng mình.
    Những đêm hẹn hò, giận hờn rồi yêu nhau hơn

    Tâm Sự Người Lính Trẻ - Trần Thiện Thanh
    Không thể nói Nhạc vàng là nhạc phản chiến hay nhạc tâm lý chiến của Việt Nam Cộng Hoà. Cũng như các dòng nhạc khác, các bài hát đều từ chính cảm xúc của tác giả. Thính giả của Nhạc vàng khá đông, những người lính, một số dân Sài Gòn và miền nam, và rất nhiều các thanh niên sau này, khi vào những năm 93, 94 nhạc vàng tràn nhập khắp nơi.
    Những nhạc sĩ tiêu biểu cho Nhạc vàng: Trần Thiện Thanh, Anh Bằng, Hoàng Thi Thơ, Trúc Phương... Những giọng ca: Duy Khánh, Chế Linh, Tuấn Vũ, Thanh Tuyền, Giao Linh...
    Thực ra có nhiều sáng tác của các nhạc sĩ này lại không xếp vào Nhạc vàng, ví dụ một bài nổi tiếng của Anh Bằng là Khúc Thụy Du. Các ca sĩ trên cũng hát rất nhiều các bài hát của dòng nhạc khác.
    Còn Nhạc tình 1954 - 1975 thì nổi tiếng với những giọng ca có thể nói là hàng đầu của âm nhạc Việt Nam: Khánh Ly, Thái Thanh (chủ yếu với nhạc Phạm Duy và tiền chiền),Tuấn Ngọc, Lệ Thu...
    Nhạc miền Nam 1954 - 1975 còn có hai nhạc sĩ nữa: Phạm Duy và Trịnh Công Sơn. Phạm Duy có một gia tài âm nhạc đồ sộ, từ các ca khúc tiền chiến, nhạc tình, nhạc phản chiến... Còn Trịnh Công Sơn, các ca khúc của ông có hai mảng chính, nhạc tình và nhạc phản chiến, nhưng Trịnh Công Sơn đã để lại một dấu ấn khá riêng, nên có thể không xếp vào Nhạc tình 1954 - 1975.
    Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, có thể nói một phần lớn các âm nhạc Sài Gòn 1954 - 1975 chuyển sang hải ngoại. Nhiều ca khúc giá trị không còn lưu hành ở Việt Nam. Nhưng cũng như vào thập kỷ 80, các tác phẩm âm nhạc tiền chiến được nhìn nhận lại, giờ đây một số ca khúc của các nhạc sỹ hải ngoại cũng đã được hát tại Việt Nam. Bên cạnh đó, nhiều ca sỹ hại ngoại cũng về tham gia vào đời sống âm nhạc trong nước, mà có lẽ nổi bật nhất là sự trở về của Tuấn Ngọc (tuy Tuấn Ngọc chưa tổ chức được buổi biểu diễn và ghi âm album, nhưng sự trở về của anh đã gây nhiều chú ý trong giới âm nhạc).
    Hi vọng các em đã có một cái nhìn rộng hơn về âm nhạc Việt Nam, có thể phân biệt được nhạc vàng với các thể loại khác. Còn thắc mắc gì khác, anh sẽ tổng hợp và trả lời sau! Bye !
  7. emdungcochanh

    emdungcochanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Ban đầu anh không định tham gia, nhưng rồi không thể đứng ngoài nhìn sự thiếu hiểu biết của các em, vì thiếu hiểu biết thường dẫn đến những thứ tệ hại hơn rất nhiều, mà đỉnh cao của nó là chết vì thiếu hiểu biết. Qua 9 trang thảo luận mà phần lớn các em ở đây vẫn không hiểu được thế nào là nhạc vàng, có một hai bạn hiểu nhưng lại không nói rõ ràng ra.
    Anh sẽ tránh nói đến chính trị, nhưng có một điều mà khi bầt kì một ai bắt đầu nghiên cứu âm nhạc Việt Nam cũng phải nhận thấy, đó là âm nhạc Viêt mỗi thời kì đều in đậm dấu ấn thời đại mà nó trải qua. Và chính điều này gây nên nhiều cái nhìn sai lầm. Và điều thứ hai, không có một ranh giới rạch ròi giữa các dòng nhạc.
    Cho đến nay vẫn có nhiều tranh cãi về bài hát đầu tiên của âm nhạc Việt Nam, nhưng phần lớn các ý kiến cho rằng người có công khai sinh ra Tân nhạc là nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên. Những bài hát đầu tiên đó là vào năm 1938, nhưng chúng không có giá trị nghệ thuật cao, nên đến ngày nay đã bị đi vào quên lãng. Ở thời kì ban đầu này, hầu hết các tác phẩm đều là các bài hát lãng mạn, lời ca đậm chất văn học. Ngay sau thời kì thành lập, âm nhạc Việt đã phát triển và đạt đến đỉnh cao. Nhiều kiệt tác ra đời, giờ đã trở thành bất hủ, ảnh hưởng đến nhiều nhạc sĩ thế hệ sau. Có thể kể ra: Con Thuyền Không Bến, Giọt Mưa Thu của Đặng Thế Phong, Thiên Thai, Trương Chi của Văn Cao, bộ ba các khúc Hòn Vọng Phu của Lê Thương (thực ra ba bài Hòn Vọng Phu này được Lê Thương sáng tác trong một thời gian dài)...
    Nhiều người dựa vào cái tên Tiền chiến nên coi dòng nhạc này kết thúc vào 1945, nhưng thực ra nó còn phát chiển mạnh mẽ đến 1954, một số các tác phẩm của Phạm Duy, Đoàn Chuẩn, Tô Vũ, Nguyễn Văn Tý... được sáng tác vào khoảng thời gian 1945 - 1954. Thậm chí những ca khúc của Phạm Đình Chương, Cung Tiến sáng tác sau đó rất nhiều cũng được xếp vào dòng nhạc tiền chiến. Khi nói tới dòng nhạc này, người ta sử dụng khá nhiều tên gọi, nhạc tình lãng mạn, nhạc tình lãng mạn 1938 - 1954... Nhưng cái tên thông dụng nhất là Nhạc tiền chiến.
    Sau 1954, âm nhạc Việt Nam được chia thành hai dòng khác biệt. Miền bắc với dòng Nhạc đỏ, có thể nói nhạc đỏ kéo dài từ 1954 đến 1975, và còn nhiều bài hát ra đời sau đó.Vào thời kì này, phần lớn các tác phẩm của dòng nhạc lãng mạn trước đó bị cấm. Anh không nói đến dòng nhạc này, bởi giờ đây, khi nói đến Nhạc đỏ, hầu hết mọi người đều biết, chứ không có những hiểu sai như khi nói về Nhạc tiền chiến và Nhạc vàng.
    Âm nhạc miền nam 1954 - 1975 rất đa dạng, dòng nhạc lãng mạn tiếp tục chảy với những Cung Tiến, Phạm Đình Chương... Những tình khúc mới ra đời mang một sức sống riêng, nhiều tác phẩm giá trị ra đời với nhưng tên tuổi Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng, Vũ Thành An... Dòng nhạc này thường được gọi bằng cái tên dài dòng mà cũng không hẳn chính xác: Nhạc tình 1954 -1975.
    Bên cạnh Nhạc tình 1954 - 1975, ở Sài Gòn thời gian này còn một dòng nhạc nữa tồn tại và cũng có một số lượng thính giả đáng kể, đó là Nhạc vàng. Đặc điểm nổi bật của nó là buồn. Các bài hát cũng nhiều chủ đề, nhưng có lẽ nhiều nhất là về Thất tình và Lính. Đây là dòng nhạc không mang giá trị âm nhạc cao, ca từ dễ dãi:
    Nếu như ở dòng nhạc Tiền chiến, ta thường gặp nhưng lời hát đậm chất thơ:
    Nhà tôi sao vẫn còn ngơ ngác
    Em vắng tôi một chiều
    Bến nước tiêu điều còn hằn in nét đáng yêu

    Bến Xuân - Văn Cao
    hay:
    Hồn thu tới nơi đây gieo buồn lây
    Lòng vắng muôn bề không liếp che gió về
    Ai nức nở thương đời
    Chân buông mau
    Dương thế bao la sầu

    Giọt Mưa Thu - Đặng Thế Phong
    Thì ở Nhạc vàng, nhưng lời hát thường dễ hiểu, ca từ đơn giản:
    Đêm nay em ngồi lặng yên nghe anh kể chuyện xưa
    Bao năm lắng trong tim
    Tình mình từ thuở đôi mươi, mà ta chưa biết,
    Nên để lỡ duyên đời

    Chuyện Chúng Mình - Trúc Phương
    Mong sau em anh hiểu rằng, đời lính dẫu phong trần
    Nhưng yêu, như yêu nhân tình và đậm đà như chúng mình.
    Những đêm hẹn hò, giận hờn rồi yêu nhau hơn

    Tâm Sự Người Lính Trẻ - Trần Thiện Thanh
    Không thể nói Nhạc vàng là nhạc phản chiến hay nhạc tâm lý chiến của Việt Nam Cộng Hoà. Cũng như các dòng nhạc khác, các bài hát đều từ chính cảm xúc của tác giả. Thính giả của Nhạc vàng khá đông, những người lính, một số dân Sài Gòn và miền nam, và rất nhiều các thanh niên sau này, khi vào những năm 93, 94 nhạc vàng tràn nhập khắp nơi.
    Những nhạc sĩ tiêu biểu cho Nhạc vàng: Trần Thiện Thanh, Anh Bằng, Hoàng Thi Thơ, Trúc Phương... Những giọng ca: Duy Khánh, Chế Linh, Tuấn Vũ, Thanh Tuyền, Giao Linh...
    Thực ra có nhiều sáng tác của các nhạc sĩ này lại không xếp vào Nhạc vàng, ví dụ một bài nổi tiếng của Anh Bằng là Khúc Thụy Du. Các ca sĩ trên cũng hát rất nhiều các bài hát của dòng nhạc khác.
    Còn Nhạc tình 1954 - 1975 thì nổi tiếng với những giọng ca có thể nói là hàng đầu của âm nhạc Việt Nam: Khánh Ly, Thái Thanh (chủ yếu với nhạc Phạm Duy và tiền chiền),Tuấn Ngọc, Lệ Thu...
    Nhạc miền Nam 1954 - 1975 còn có hai nhạc sĩ nữa: Phạm Duy và Trịnh Công Sơn. Phạm Duy có một gia tài âm nhạc đồ sộ, từ các ca khúc tiền chiến, nhạc tình, nhạc phản chiến... Còn Trịnh Công Sơn, các ca khúc của ông có hai mảng chính, nhạc tình và nhạc phản chiến, nhưng Trịnh Công Sơn đã để lại một dấu ấn khá riêng, nên có thể không xếp vào Nhạc tình 1954 - 1975.
    Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, có thể nói một phần lớn các âm nhạc Sài Gòn 1954 - 1975 chuyển sang hải ngoại. Nhiều ca khúc giá trị không còn lưu hành ở Việt Nam. Nhưng cũng như vào thập kỷ 80, các tác phẩm âm nhạc tiền chiến được nhìn nhận lại, giờ đây một số ca khúc của các nhạc sỹ hải ngoại cũng đã được hát tại Việt Nam. Bên cạnh đó, nhiều ca sỹ hại ngoại cũng về tham gia vào đời sống âm nhạc trong nước, mà có lẽ nổi bật nhất là sự trở về của Tuấn Ngọc (tuy Tuấn Ngọc chưa tổ chức được buổi biểu diễn và ghi âm album, nhưng sự trở về của anh đã gây nhiều chú ý trong giới âm nhạc).
    Hi vọng các em đã có một cái nhìn rộng hơn về âm nhạc Việt Nam, có thể phân biệt được nhạc vàng với các thể loại khác. Còn thắc mắc gì khác, anh sẽ tổng hợp và trả lời sau! Bye !
  8. haynoivecuocdoi

    haynoivecuocdoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2003
    Bài viết:
    2.000
    Đã được thích:
    0
    Chà, anh này bự con tới đâu rồi mà vào đây rồi xưng danh thành anh cả ngầu thế nhẩy. Gọi là forum thì chả biết ai ra ai, dù anh có bự con tới cỡ nào thì chưa chắc là bự con nhất đâu ạ!
    --
    Vừa rồi tớ có đọc một bài báo trên bào Phụ nữ , viết về dòng nhạc điệu Boléro (người ta gọi là nhạc SẾN, nhạc "não tình" đó ạ), nhưng quẳng đâu mất tiêu, để tìm lại rồi post lên cho mọi người nghiền ngẫm
    Hic, bọn nít ranh bây giờ bố đứa nào giải thích được thế nào là Ma ri sen, nhưng hở miệng một tý là sến sến
  9. haynoivecuocdoi

    haynoivecuocdoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2003
    Bài viết:
    2.000
    Đã được thích:
    0
    Chà, anh này bự con tới đâu rồi mà vào đây rồi xưng danh thành anh cả ngầu thế nhẩy. Gọi là forum thì chả biết ai ra ai, dù anh có bự con tới cỡ nào thì chưa chắc là bự con nhất đâu ạ!
    --
    Vừa rồi tớ có đọc một bài báo trên bào Phụ nữ , viết về dòng nhạc điệu Boléro (người ta gọi là nhạc SẾN, nhạc "não tình" đó ạ), nhưng quẳng đâu mất tiêu, để tìm lại rồi post lên cho mọi người nghiền ngẫm
    Hic, bọn nít ranh bây giờ bố đứa nào giải thích được thế nào là Ma ri sen, nhưng hở miệng một tý là sến sến
  10. tienghatngoclan

    tienghatngoclan Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Sến là một tiếng lóng , có ý đánh giá một sự việc , một phong cách , hay một tác phẩm văn hoá văn nghệ nào đó có xu hướng hoặc thị hiếu thẩm mỹ bình dân , dưới mức trung bình .Từ sến bắt đầu xuất hiện trong ngôn ngữ của giới trẻ ở các thành thị miền nam Việt Nam vào những năm 1960 và nay vẫn còn thông dụng .Từ này có nguồn gốc từ tên của một ngôi sao điện ảnh Hollywood là MARIA SCHELL . Trong bộ phim " Anh em nhà Karamazov ( chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Dostoievsky ) , Maria Schell là nữ diễn viên chính , đóng cặp với nam diễn viên thuộc hàng siêu sao là Yunn Brynner , một quái kiệt đầu trọc , lai Mông Cổ .Đây là bộ phim hay , được đánh giá là danh tác điện ảnh thế giới .Trong phim , Maria Schell đóng vai một vũ nữ ở hộp đêm . Với thân hình bốc lửa , tóc tai xõa xượi , Maria Schell vừa múa vừa hát bản Mambo Italiano . Khán giả trong phim và khán giả thực trong các rạp chiếu phim thời ấy hoàn toàn bị chinh phục bởi cách diễn xuất của cô .Như đã nói , Anh em nhà Karamazov là một danh tác điện ảnh , Maria Schell và cả bản nhạc Mambo Italiano mà cô trình diễn đều không thể chê vào đâu được . Vậy sao lại có từ "sến " bắt nguồn từ cái tên của cô ? Thực ra từ "sến" không phải dùng để chỉ Maria Schell mà dành cho những cô gái - vâng , thoạt tiên chỉ là những cô gái - cố tình để tóc tai rũ rượi , ăn mặc hở hang khêu gợi , son phấn loè loẹt như hình ảnh cô đào Maria Schell trong phim . Tình trạng này cũng giống hệt như hiện tượng các cô gái bây giờ đang chạy theo các mốt mắt thâm , môi tím , tóc hoe vàng , bắt chước rập khuôn , vô căn cứ các "thần tượng " của mình .
    Có người giải thích từ "sến" theo cách khác . Họ cho rằng "sến" là từ "sen " - tức là con sen , con nụ - tiếng miền Bắc thời trước dùng để gọi một số cô gái giúp việc trong các gia đình giàu có . Do sống lâu năm torng các gia đình này , họ được tiếp cận và hưởng thụ một ít tiện nghi vật chất và văn hoá của thị thành . Tuy nhiên , nhìn chung mọi thứ họ học hỏi được không toàn diện . Chúng ta có thể thông cảm , giúp đỡ để họ được tôn trọng , được quyền bình đẳng như mọi người , nhưng sẽ rất khó cải thiện được thị hiếu của họ trong cách ăn mặc , tóc tai , trang điểm , ngôn từ ... Họ có một luồng sách báo , tiểu thuyết , phim ảnh , sân khấu , ca khúc , ca sĩ , văn sĩ ...phù hợp với cách sống , phong cách của mình và được họ đặc biệt ái mộ .
    Cần lưu ý rằng , "sến" không phải là thuộc tính của giai cấp cần lao nghèo khổ vì lắm người tuy được coi là "sến" nhưng rất giàu . Có người có cả bạc tỉ , nhà cao vườn rộng , đồn điền ruộng rẫy thẳng cánh cò bay ...Sến cũng không phải là thuộc tính của quần chúng , nhân dân nông thôn , vốn rất hồn nhiên , mộc mạc , bình dị và dễ thương .
    Sến là một dạng lai tạp không sáng tạo , rập khuôn giữa nửa giàu nửa nghèo , nửa quê nửa tỉnh , nửa tây nửa ta , nửa kim nửa cổ , nửa dốt nửa thông ...chỉ được nhận định bởi những người bên ngoài - thiên về đánh giá . Có thể hình dung bằng công thức vui như sau :
    Maria Schell + Sen = Sến
    Ở đây không có vấn đề khinh bạc trong quan điểm lập trường giai cấp vì "sến" không hề được kể là một thành phần giai cấp . Sến là một bộ phận khá đông đảo trong xã hội nhưng không hề đại diện cho một lực lượng sản xuất , một thế lực chính trị nào . Sến chỉ đơn thuần là một ấn tượng , đánh giá ngoài lề về một luồng văn hoá " dưới văn hoá đương thời " ( sous-cul-ture ) . Trong luồng văn hoá này thì ồn ào và dễ nhận ra nhất là nhạc sến .
    Nhạc sến bao gồm tập hợp những ca khúc ,nhạc sĩ , ca sĩ và khán thính giả hâm mộ họ . Và điều đáng buồn là số quần chúng hâm mộ họ không phải là thiểu số và đa số họ lại là người lớp trẻ .Điều này cũng không thể trách họ được vì văn hoá không phải là sản phẩm mì ăn liền mà là một sản phẩm nền tảng có chiều rộng , chiều dày , chiều sâu và chiều cao của vốn sống , của thời gian và của tâm hồn , trí tuệ . Không thể phủ nhận là nhạc sến cũng có tác dụng làm phong phú , đa dạng thêm , đời sống văn hoá tinh thần của quần chúng .
    Nhạc sến thời nào cũng có .Danh sách những ca khúc , ca sĩ được xếp vào loại sến từ những thập niên trước giải phóng đến nay không phải là ít . Tuy nhiên , điều hơi khác là trước giải phóng , nhạc sến thường xuất hiện ở những môi trường thích hợp với nó như bến xe , hội chợ , rạp hát , xe bán bong bóng , kẹo kéo , trong quán ăn bình dân , thôn quê ...Báo chí , phát thanh truyền hình rất dè dặt lời khen , lời giới thiệu có tính chất tôn vinh nhạc sến . Chưa bao giờ có một loại huy chương vàng hay bạc nào dành cho tác giả và nhạc phẩm nhạc sến . Bởi bản thân nhạc sến thường xuất phát từ những tình cảm , cảm xúc yếu đuối , thương hại bản thân , phóng đại nỗi bất hạnh hay tâm trạng của ai đó trong tình cảm lứa đôi , ít có hướng vươn lên trong cuộc sống , ít có giá trị nghệ thuật , ý nghĩa sâu sắc .
    Bây giờ hình như quan niệm thẩm mỹ , nghệ thuật có phần dễ dãi . Nhạc sến và nhiều thứ sến khác đều có thể tìm được cơ hội và đất sống màu mỡ nhất . Một số nơi mở những cuộc thăm dò ý kiến quần chúng để bình chọn những tác phẩm và tác giả thuộc hàng "ăn khách nhất " . Đây là việc làm tốt nếu làm thận trọng và khoa học . Nếu chỉ dựa vào ý kiến bình chọn của đa số phiếu thì không ít trường hợp rơi vào một số đám đông có thị hiếu thẩm mỹ không đại diện cho đa số và do đó cũng không loại trừ những cái "sến" được tôn vinh hàng đầu trong đời sống văn hoá . ( Bởi vì những người nghiêm túc và sâu sắc thì thường thiếu thì giờ , bận rộn công việc , ít có thì giờ viết thư bình chọn . Còn dân khoái nhạc sến có lẽ lại có nhiều thời gian rảnh hơn ) . Nếu điều này không được chấn chỉnh mà cứ lặp đi lặp lại sẽ có nguy cơ là những ca khúc không đại diện thực sự cho đông đảo thính giả sẽ được đề cao trở thành luồng văn hoá chủ đạo trong nhịp sống của thế hệ trẻ . Những giải thưởng âm nhạc uy tín nhất thế giới hiện nay ( như Grammy chẳng hạn ) không hề bình chọn kiểu đại trà như vậy mà do một hội đồng ban giám khảo bậc thầy chuyên về lĩnh vực đó đảm nhận , như thế mới có thể đánh giá được chính xác .
    Nguồn : tạp chí Thế Giới Âm Nhạc .

Chia sẻ trang này