1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhạc vàng nghe hơi bị hay đấy! ( Một phút thật lòng )

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi Chitto, 21/02/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tienghatngoclan

    tienghatngoclan Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Sến là một tiếng lóng , có ý đánh giá một sự việc , một phong cách , hay một tác phẩm văn hoá văn nghệ nào đó có xu hướng hoặc thị hiếu thẩm mỹ bình dân , dưới mức trung bình .Từ sến bắt đầu xuất hiện trong ngôn ngữ của giới trẻ ở các thành thị miền nam Việt Nam vào những năm 1960 và nay vẫn còn thông dụng .Từ này có nguồn gốc từ tên của một ngôi sao điện ảnh Hollywood là MARIA SCHELL . Trong bộ phim " Anh em nhà Karamazov ( chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Dostoievsky ) , Maria Schell là nữ diễn viên chính , đóng cặp với nam diễn viên thuộc hàng siêu sao là Yunn Brynner , một quái kiệt đầu trọc , lai Mông Cổ .Đây là bộ phim hay , được đánh giá là danh tác điện ảnh thế giới .Trong phim , Maria Schell đóng vai một vũ nữ ở hộp đêm . Với thân hình bốc lửa , tóc tai xõa xượi , Maria Schell vừa múa vừa hát bản Mambo Italiano . Khán giả trong phim và khán giả thực trong các rạp chiếu phim thời ấy hoàn toàn bị chinh phục bởi cách diễn xuất của cô .Như đã nói , Anh em nhà Karamazov là một danh tác điện ảnh , Maria Schell và cả bản nhạc Mambo Italiano mà cô trình diễn đều không thể chê vào đâu được . Vậy sao lại có từ "sến " bắt nguồn từ cái tên của cô ? Thực ra từ "sến" không phải dùng để chỉ Maria Schell mà dành cho những cô gái - vâng , thoạt tiên chỉ là những cô gái - cố tình để tóc tai rũ rượi , ăn mặc hở hang khêu gợi , son phấn loè loẹt như hình ảnh cô đào Maria Schell trong phim . Tình trạng này cũng giống hệt như hiện tượng các cô gái bây giờ đang chạy theo các mốt mắt thâm , môi tím , tóc hoe vàng , bắt chước rập khuôn , vô căn cứ các "thần tượng " của mình .
    Có người giải thích từ "sến" theo cách khác . Họ cho rằng "sến" là từ "sen " - tức là con sen , con nụ - tiếng miền Bắc thời trước dùng để gọi một số cô gái giúp việc trong các gia đình giàu có . Do sống lâu năm torng các gia đình này , họ được tiếp cận và hưởng thụ một ít tiện nghi vật chất và văn hoá của thị thành . Tuy nhiên , nhìn chung mọi thứ họ học hỏi được không toàn diện . Chúng ta có thể thông cảm , giúp đỡ để họ được tôn trọng , được quyền bình đẳng như mọi người , nhưng sẽ rất khó cải thiện được thị hiếu của họ trong cách ăn mặc , tóc tai , trang điểm , ngôn từ ... Họ có một luồng sách báo , tiểu thuyết , phim ảnh , sân khấu , ca khúc , ca sĩ , văn sĩ ...phù hợp với cách sống , phong cách của mình và được họ đặc biệt ái mộ .
    Cần lưu ý rằng , "sến" không phải là thuộc tính của giai cấp cần lao nghèo khổ vì lắm người tuy được coi là "sến" nhưng rất giàu . Có người có cả bạc tỉ , nhà cao vườn rộng , đồn điền ruộng rẫy thẳng cánh cò bay ...Sến cũng không phải là thuộc tính của quần chúng , nhân dân nông thôn , vốn rất hồn nhiên , mộc mạc , bình dị và dễ thương .
    Sến là một dạng lai tạp không sáng tạo , rập khuôn giữa nửa giàu nửa nghèo , nửa quê nửa tỉnh , nửa tây nửa ta , nửa kim nửa cổ , nửa dốt nửa thông ...chỉ được nhận định bởi những người bên ngoài - thiên về đánh giá . Có thể hình dung bằng công thức vui như sau :
    Maria Schell + Sen = Sến
    Ở đây không có vấn đề khinh bạc trong quan điểm lập trường giai cấp vì "sến" không hề được kể là một thành phần giai cấp . Sến là một bộ phận khá đông đảo trong xã hội nhưng không hề đại diện cho một lực lượng sản xuất , một thế lực chính trị nào . Sến chỉ đơn thuần là một ấn tượng , đánh giá ngoài lề về một luồng văn hoá " dưới văn hoá đương thời " ( sous-cul-ture ) . Trong luồng văn hoá này thì ồn ào và dễ nhận ra nhất là nhạc sến .
    Nhạc sến bao gồm tập hợp những ca khúc ,nhạc sĩ , ca sĩ và khán thính giả hâm mộ họ . Và điều đáng buồn là số quần chúng hâm mộ họ không phải là thiểu số và đa số họ lại là người lớp trẻ .Điều này cũng không thể trách họ được vì văn hoá không phải là sản phẩm mì ăn liền mà là một sản phẩm nền tảng có chiều rộng , chiều dày , chiều sâu và chiều cao của vốn sống , của thời gian và của tâm hồn , trí tuệ . Không thể phủ nhận là nhạc sến cũng có tác dụng làm phong phú , đa dạng thêm , đời sống văn hoá tinh thần của quần chúng .
    Nhạc sến thời nào cũng có .Danh sách những ca khúc , ca sĩ được xếp vào loại sến từ những thập niên trước giải phóng đến nay không phải là ít . Tuy nhiên , điều hơi khác là trước giải phóng , nhạc sến thường xuất hiện ở những môi trường thích hợp với nó như bến xe , hội chợ , rạp hát , xe bán bong bóng , kẹo kéo , trong quán ăn bình dân , thôn quê ...Báo chí , phát thanh truyền hình rất dè dặt lời khen , lời giới thiệu có tính chất tôn vinh nhạc sến . Chưa bao giờ có một loại huy chương vàng hay bạc nào dành cho tác giả và nhạc phẩm nhạc sến . Bởi bản thân nhạc sến thường xuất phát từ những tình cảm , cảm xúc yếu đuối , thương hại bản thân , phóng đại nỗi bất hạnh hay tâm trạng của ai đó trong tình cảm lứa đôi , ít có hướng vươn lên trong cuộc sống , ít có giá trị nghệ thuật , ý nghĩa sâu sắc .
    Bây giờ hình như quan niệm thẩm mỹ , nghệ thuật có phần dễ dãi . Nhạc sến và nhiều thứ sến khác đều có thể tìm được cơ hội và đất sống màu mỡ nhất . Một số nơi mở những cuộc thăm dò ý kiến quần chúng để bình chọn những tác phẩm và tác giả thuộc hàng "ăn khách nhất " . Đây là việc làm tốt nếu làm thận trọng và khoa học . Nếu chỉ dựa vào ý kiến bình chọn của đa số phiếu thì không ít trường hợp rơi vào một số đám đông có thị hiếu thẩm mỹ không đại diện cho đa số và do đó cũng không loại trừ những cái "sến" được tôn vinh hàng đầu trong đời sống văn hoá . ( Bởi vì những người nghiêm túc và sâu sắc thì thường thiếu thì giờ , bận rộn công việc , ít có thì giờ viết thư bình chọn . Còn dân khoái nhạc sến có lẽ lại có nhiều thời gian rảnh hơn ) . Nếu điều này không được chấn chỉnh mà cứ lặp đi lặp lại sẽ có nguy cơ là những ca khúc không đại diện thực sự cho đông đảo thính giả sẽ được đề cao trở thành luồng văn hoá chủ đạo trong nhịp sống của thế hệ trẻ . Những giải thưởng âm nhạc uy tín nhất thế giới hiện nay ( như Grammy chẳng hạn ) không hề bình chọn kiểu đại trà như vậy mà do một hội đồng ban giám khảo bậc thầy chuyên về lĩnh vực đó đảm nhận , như thế mới có thể đánh giá được chính xác .
    Nguồn : tạp chí Thế Giới Âm Nhạc .
  2. haynoivecuocdoi

    haynoivecuocdoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2003
    Bài viết:
    2.000
    Đã được thích:
    0
    Hehe, cái "tạp chí âm nhạc" này đúng là "sến" thật rồi
    Nói tùm lum tà la, nhìn lại nguồn gốc của từ SẾN thì sai bét nhè
    Từ sến bắt nguồn từ tiếng Pháp: Marisen...
  3. haynoivecuocdoi

    haynoivecuocdoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2003
    Bài viết:
    2.000
    Đã được thích:
    0
    Hehe, cái "tạp chí âm nhạc" này đúng là "sến" thật rồi
    Nói tùm lum tà la, nhìn lại nguồn gốc của từ SẾN thì sai bét nhè
    Từ sến bắt nguồn từ tiếng Pháp: Marisen...
  4. haynoivecuocdoi

    haynoivecuocdoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2003
    Bài viết:
    2.000
    Đã được thích:
    0
    Mọi người đọc bài này, xem có ai mở mang được thêm không
    Tội nghiệp Boléro
    Suốt mấy mươi năm qua, trên thị trường ca nhạc gần như vắng bóng những bài hát mang giai điệu boléro (nhạc cũ và mới), Có lẽ, phần đông nhạc sĩ trẻ bây giờ không mặn mòi lắm với với boléro. ?oChách bùm?chách bùm chách?? nghe đơn điệu và hiền từ quá chăng?
    Điều tôi muốn nói ở đây là trong những ca khúc trước 1975, người viết đã vận dụng boléro vào bản nhạc và đại đa số người nghe chấp nhận được, bởi cái hiền hoà dung dị mộc mạc của nó. Nhạc boléro dễ ca, dễ thuộc. Không triết lý, sính chữ, không làm dáng nhưng lại có duyên, một thứ duyên ngầm thấm đẫm từ làng quê nghèo, nơi có con đê, bờ ao, luỹ tre, cánh cò, đàn trâu ung dung trên đồng cỏ? Chính xuất phát từ những ngoại cảnh rất đời thường ấy, mà boléro đã hợp ?ophong thổ? và đã làm mưa làm gió trong suốt thập niên 50-70.
    Tiếc rằng lẫn trong đại đa số những người yêu thích âm nhạc ngày nay, lại xuất hiện một số bạn trẻ trí thức làm dáng, mở miệng ra là chê ?onhạc sến? (boléro). Nhưng họ có biết đâu rằng trước đây cha mẹ họ đã từng ru họ ngủ trên chiếc nôi, chiếc võng bằng chính những bài hát mang điệu boléro!
    Loại nhạc boléro thường viết về quê hương, tình yêu, thân phận. Nghe boléro nhiều bạn trẻ cho rằng sao nó??sến? quá! Nhưng nếu hỏi ?onhạc sến? là gì, thì đâm ra ú ớ vì sự cảm nhận không đến nơi đến chốn.
    Có người kết tội boléro là uỷ mị, ướt át, không hẳn như thế vì nhạc tình boléro có ?oướt? mà không ác. Có uỷ mị nhưng là thứ uỷ mị đầu trần chân đất, chứ không phải là loè loẹt phấn son! Trào lưu tốc độ hoá, hiện đại hoá đã vô tình ngăn dòng chảy boléro vốn hiền từ như một con khe, con suối rồi chăng?
    ?ochách bùm?chách bùm chách?? nó rót đều vào tai người nghe ngọt như mía lùi? ?ođường xưa lối cũ có bóng tre, bóng tre che thôn nghèo / đường xưa lối cũ có ánh trăng, ánh trăng soi đường đi? (Đường xưa lối cũ). Nhạc sĩ Phạm Đình Chương (đã qua đời) rất thành công ở mọi thể loại, nhưng ông cũng không quên ?ochách bùm??, và ông đã để lại cho đời bản nhạc boléro trữ tình lãng mạn:?đường về canh thâu / Đêm khuya ngõ sâu như không màu / Qua phên vênh có hai mái đầu, hắt hiu vàng ánh điện câu?/? (Xóm đêm) (download Xóm đêm - Quang Minh)
    Một vài năm trước đây, người nghe đã bắt gặp boléro trong nhạc phẩm Chiều làng em của Trúc Phương (đã qua đời) do Ngọc Ánh ca, rồi đến Thu Phương cũng tìm boléro qua Đường chiều sơn cước của Lê Minh Bằng. Và cũng thật tôi nghiệp boléro, vì chính Mưa rừng của Huỳnh Anh là một bản nhạc boléro ?ođặc hiệu?, nhưng người ta đã thay mông, đổi má để chuyển thể cách (tempo) có lẫn tiếng rap nghe đến kinh dị và lạc lõng (trong CD chuyện tình trên thảo nguyên do nhóm P&L trình bày).
    Vẫn trên đường đi tìm, chắc một ngày không xa, ca sĩ, nhạc sĩ sẽ trở lại boléro? Mong lắm thay!
    (Báo Phụ Nữ)
    Mời nghe ca khúc Mưa rừng do nhóm P&L trình bày theo kiểu xập xình + rap như tác giả nói:
    Mưa rừng - P&L
    Bày này nghe giựt giựt cũng đã tai thiệt, dzui nhất là cái đoạn rap
    Còn đây là Mưa rừng boléro chính thống, Như Quỳnh ca
    Mưa rừng - Như Quỳnh
    ----
    Nhân tiện post thêm một ca khúc mà đã có người nhắc tới ở trên:
    Giã từ vũ khí - Chế Linh
    Được phoipha sửa chữa / chuyển vào 07:23 ngày 18/08/2004
  5. haynoivecuocdoi

    haynoivecuocdoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2003
    Bài viết:
    2.000
    Đã được thích:
    0
    Mọi người đọc bài này, xem có ai mở mang được thêm không
    Tội nghiệp Boléro
    Suốt mấy mươi năm qua, trên thị trường ca nhạc gần như vắng bóng những bài hát mang giai điệu boléro (nhạc cũ và mới), Có lẽ, phần đông nhạc sĩ trẻ bây giờ không mặn mòi lắm với với boléro. ?oChách bùm?chách bùm chách?? nghe đơn điệu và hiền từ quá chăng?
    Điều tôi muốn nói ở đây là trong những ca khúc trước 1975, người viết đã vận dụng boléro vào bản nhạc và đại đa số người nghe chấp nhận được, bởi cái hiền hoà dung dị mộc mạc của nó. Nhạc boléro dễ ca, dễ thuộc. Không triết lý, sính chữ, không làm dáng nhưng lại có duyên, một thứ duyên ngầm thấm đẫm từ làng quê nghèo, nơi có con đê, bờ ao, luỹ tre, cánh cò, đàn trâu ung dung trên đồng cỏ? Chính xuất phát từ những ngoại cảnh rất đời thường ấy, mà boléro đã hợp ?ophong thổ? và đã làm mưa làm gió trong suốt thập niên 50-70.
    Tiếc rằng lẫn trong đại đa số những người yêu thích âm nhạc ngày nay, lại xuất hiện một số bạn trẻ trí thức làm dáng, mở miệng ra là chê ?onhạc sến? (boléro). Nhưng họ có biết đâu rằng trước đây cha mẹ họ đã từng ru họ ngủ trên chiếc nôi, chiếc võng bằng chính những bài hát mang điệu boléro!
    Loại nhạc boléro thường viết về quê hương, tình yêu, thân phận. Nghe boléro nhiều bạn trẻ cho rằng sao nó??sến? quá! Nhưng nếu hỏi ?onhạc sến? là gì, thì đâm ra ú ớ vì sự cảm nhận không đến nơi đến chốn.
    Có người kết tội boléro là uỷ mị, ướt át, không hẳn như thế vì nhạc tình boléro có ?oướt? mà không ác. Có uỷ mị nhưng là thứ uỷ mị đầu trần chân đất, chứ không phải là loè loẹt phấn son! Trào lưu tốc độ hoá, hiện đại hoá đã vô tình ngăn dòng chảy boléro vốn hiền từ như một con khe, con suối rồi chăng?
    ?ochách bùm?chách bùm chách?? nó rót đều vào tai người nghe ngọt như mía lùi? ?ođường xưa lối cũ có bóng tre, bóng tre che thôn nghèo / đường xưa lối cũ có ánh trăng, ánh trăng soi đường đi? (Đường xưa lối cũ). Nhạc sĩ Phạm Đình Chương (đã qua đời) rất thành công ở mọi thể loại, nhưng ông cũng không quên ?ochách bùm??, và ông đã để lại cho đời bản nhạc boléro trữ tình lãng mạn:?đường về canh thâu / Đêm khuya ngõ sâu như không màu / Qua phên vênh có hai mái đầu, hắt hiu vàng ánh điện câu?/? (Xóm đêm) (download Xóm đêm - Quang Minh)
    Một vài năm trước đây, người nghe đã bắt gặp boléro trong nhạc phẩm Chiều làng em của Trúc Phương (đã qua đời) do Ngọc Ánh ca, rồi đến Thu Phương cũng tìm boléro qua Đường chiều sơn cước của Lê Minh Bằng. Và cũng thật tôi nghiệp boléro, vì chính Mưa rừng của Huỳnh Anh là một bản nhạc boléro ?ođặc hiệu?, nhưng người ta đã thay mông, đổi má để chuyển thể cách (tempo) có lẫn tiếng rap nghe đến kinh dị và lạc lõng (trong CD chuyện tình trên thảo nguyên do nhóm P&L trình bày).
    Vẫn trên đường đi tìm, chắc một ngày không xa, ca sĩ, nhạc sĩ sẽ trở lại boléro? Mong lắm thay!
    (Báo Phụ Nữ)
    Mời nghe ca khúc Mưa rừng do nhóm P&L trình bày theo kiểu xập xình + rap như tác giả nói:
    Mưa rừng - P&L
    Bày này nghe giựt giựt cũng đã tai thiệt, dzui nhất là cái đoạn rap
    Còn đây là Mưa rừng boléro chính thống, Như Quỳnh ca
    Mưa rừng - Như Quỳnh
    ----
    Nhân tiện post thêm một ca khúc mà đã có người nhắc tới ở trên:
    Giã từ vũ khí - Chế Linh
    Được phoipha sửa chữa / chuyển vào 07:23 ngày 18/08/2004
  6. NguoiYeuNhac

    NguoiYeuNhac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2004
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Cái chuyện cấm đoàn này có phải là vấn đề chính trị không hay chỉ đơn thuần mang là vấn đề nghệ thuật Bài đầu tiên của diễn đàn đấy .
  7. NguoiYeuNhac

    NguoiYeuNhac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2004
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Cái chuyện cấm đoàn này có phải là vấn đề chính trị không hay chỉ đơn thuần mang là vấn đề nghệ thuật Bài đầu tiên của diễn đàn đấy .
  8. haynoivecuocdoi

    haynoivecuocdoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2003
    Bài viết:
    2.000
    Đã được thích:
    0
    Xin quảng cáo một trang online & download nhạc Vàng, vừa mới ra đời
    www.nhacvang.now.nu
    Thật ra đây không chỉ nhạc Vàng không, có cả nhạc Trịnh Công Sơn ở đây, và các bài nhạc hải ngoại của tác giả khác : Phạm Duy, Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên
    Nhưng đa số vẫn là nhạc Vàng
    Được phoipha sửa chữa / chuyển vào 12:12 ngày 07/09/2004
  9. haynoivecuocdoi

    haynoivecuocdoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2003
    Bài viết:
    2.000
    Đã được thích:
    0
    Xin quảng cáo một trang online & download nhạc Vàng, vừa mới ra đời
    www.nhacvang.now.nu
    Thật ra đây không chỉ nhạc Vàng không, có cả nhạc Trịnh Công Sơn ở đây, và các bài nhạc hải ngoại của tác giả khác : Phạm Duy, Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên
    Nhưng đa số vẫn là nhạc Vàng
    Được phoipha sửa chữa / chuyển vào 12:12 ngày 07/09/2004
  10. yennhi_8tuoi

    yennhi_8tuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2004
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Có ai cho mình số giới thiệu để đăng kí trang anhvaem.net hong?
    Mong nhận được hồi âm
    cảm ơn trước

Chia sẻ trang này