1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhạc Việt Nam, có không việc đánh cắp cảm xúc??

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi purplenova, 12/08/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. purplenova

    purplenova Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Nhạc Việt Nam, có không việc đánh cắp cảm xúc??

    Trước hết xin lỗi bà con trong room nhạc cổ điển vì nội dung bài viết không liên quan mấy.
    Ngày xưa, các tác phẩm cổ điển thường phản ánh sự tác động của bối cảnh bên ngoài vào nội tâm tác giả. Beethoven là một minh chứng điển hình. Hầu hết các tác phẩm của ông đều ảnh hưởng sâu sắc của những biến động xã hội thời bấy giờ, của thiên nhiên nơi ông đang sống, những trào lưu...Ví dụ trong giao hưởng số 3, được viết trong bối cảnh Cách mạng Pháp thắng lợi, ta thấy rằng thấp thoáng đâu đó giai điệu mở đầu của quốc ca Pháp, bài "Marseillaise", đâu đó tiếng bước chân hành quân của quân đội và ý định ban đầu của bản giao hưởng là để ca ngợi Napoleon, người anh hùng đã đưa cách mạng pháp đến thằng lợi...
    Mục đích của tôi hoàn toàn không phải bàn sâu về chủ đề này, mà là để nói đến thực tế của nhạc việt nam. Ngay trong ngày hôm nay, tình cờ nghe trên tivi bài hát "Hương xưa" do Trần Thu Hà biểu diễn (không nhớ tên tác giả), đoạn dạo đầu của bài hát tôi dám chắc 80% là lấy từ sonata số 14 của Beethoven (Moonlight sonata). Đây không phải là lần đầu tiên tôi thấy hiện tượng này. Các nhạc sĩ của ta thoải mái chọn lựa một mẩu nào đó trong các bản nhạc nước ngoài rồi ghép vào nhạc của mình, nhiều lúc nghe giống đến .... giật mình, cứ tưởng là nhạc của nước ngoài viết lại lời, nghe kĩ mới biết không phải.
    Việc này không hoàn toàn là đạo nhạc, vì ngoài một đoạn nghe giông giống của "người ta" thì còn lại là khác tuốt (thường là cả về hình thức lẫn chất lượng). Một đoạn piano trầm ấm vang lên, những người chưa rõ thì trầm trồ khen ngợi, thả mình vào giại điệu... nhưng có những người lại cảm thấy mình bị xúc phạm, vì tác giả bài hát hình như đã vay mượn cảm xúc ở đâu đó rồi quẳng cho người xem một cách vô trách nhiệm.

    Trên đây chỉ là ý kiến chủ quan của tôi sau một thời gian dài quan sát. Rất mong những ai quan tâm đóng góp ý kiến.
  2. hacmieu

    hacmieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
    :) em chưa nghe bài này. Nhưng bác yên tâm. 90% số người xem ti vi và nghe bài hát này cùng bác điều thích bài này.
    10% còn lại thì trong đó có bác. :)
    Ăn trộm là điều xấu. Nhưng nếu không biết thì vẫn là đẹp.
  3. Once_upon_a_time

    Once_upon_a_time Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2004
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Không khéo 90% người thích bài hát " hương xưa" được chơi trên TV này là vì Moonlight sonata.
    Không chỉ lần này đâu, "moonlight sonata" " bị " sử dụng làm nền nhạc trong rất nhiều ca khúc VN.
    Ngay cả nước ngoài cũng vậy, trong Album " Romance của ca sỹ jazz lừng danh Salena Jones, trong bài " You ''ve got a friend" vốn là nhạc pop, được cô này chơi theo phong cách jazz, trên nền nhạc là "moonlight sonata". Chỉ có 1 điều khác biệt, người ta không làm bộ là không biết, mà người ta ghi hẳn hoi là có sử dụng " moonlight sonata".
    Nói thêm 1 chút, việc lạm dụng "moonlight sonata" đối với ca khúc VN không hẳn là điều tốt. Với tôi, cũng như thế hệ bố mẹ tôi, bài " Hương xưa" này một thời làm say đắm biết bao người, " Hương xưa", từ ca từ đến giai điệu, tự bản thân, cũng qúa quyến rũ, mà chẳng cần 1 sự vay mượn nào khác.
    Không hề ác cảm với Trần Thu Hà, rất thích chất giọng của cô ấy, nhưng với những người tự trọng, cách thể hiện bài "Hương xưa" nhu vậy, lòng "tự hào dân tộc" hơi bị tổn thương.
  4. purplenova

    purplenova Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    To hacmieu: ok, ngay cả tôi khi mới nghe những âm thanh đầu tiên cũng rất thích, hehe. Nhưng sự thú vị chuyển thành thất vọng ngay sau đó. Thử hỏi bạn rất ngưỡng mộ ai đó để rồi về sau phải thất vọng, điều đó cay đắng hơn nhiều so với việc nhận thức trước được sự thật phũ phàng. Tuy nhiên tôi cũng đâu có bảo bài đó không hay, tôi chỉ thất vọng vì cách mà tác giả (hay người viết lại hoà âm) thể hiện bài hát đó thôi. Cho nên bảo thích hay không thích thì cũng còn tuỳ khía cạnh nào.
    Ban biết ăn cắp là xấu mà nói như vậy, chẳng lẽ bạn muốn người việt nam cứ phải ăn ?odưa bở? mãi ư???
    To Once_upon_a_time: Chẳng phải tôi sính ngoại, nhưng đúng là nhiều bản biến tấu của ?omoonlight sonata? hay các bản nhạc khác nói chung của nước ngoài làm khá thành công, theo tôi bởi họ làm vậy dựa trên nền tảng của sự sáng tạo. Nhưng bạn thử để ý mà xem, việt nam mình cũng đã có người thành công trong việc mượn âm hưởng của bài hát có tính chất trường ca để chuyển vào giao hưởng. Thực sự tôi không nhớ rõ về vụ này, tuy nhiên qua đó có thể thấy làm việc nghiêm túc là cái giá của thành công.
    Tôi cũng đồng ý với bạn rằng nhạc cổ điển phương tây mà kết hớp với nhạc việt nam thì không hợp. Đơn giản vì tôi thấy tính trang trọng, vẻ diễm lệ ? không hợp với âm nhạc việt nam.
    Còn việc nữa, như bạn nói thì hoá ra bài ?oHương xưa? được viết từ đời nào rồi à? May mà mình không lên tiếng chê bai(vì thực sự cũng chẳng nghe kĩ) không thì lại đắc tội với bà con rồi hehe.
    Dù sao cũng rất cảm ơn các bạn đã quan tâm
    Được purplenova sửa chữa / chuyển vào 00:43 ngày 14/08/2004
  5. huong78910

    huong78910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2004
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Nếu tôi nhớ không lầm thì cái đoạn dạo đầu cho bài Hương xưa mà các bạn nghe thấy giống như đoạn một của bài moonlight sonata là do tác giả Cung Tiến đưa vào chứ không phải ai khác.
  6. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Các bạn có thể thấy điều tương tự "Hương xưa" với "Còn ta với nồng nàn" (Quốc Bảo). Đoạn dạo đầu của bài hát này là trích đoạn từ "Hồ thiên nga". Theo đánh giá của giới nhạc sỹ VN thì việc Quốc Bảo đưa đoạn nhạc này vào phần dạo là không nên, thậm chí không được
  7. TuMinhTran

    TuMinhTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Không biết có phải thích hợp không khi viết về mấy thứ này ở đây. Ở trên thì nói tới nhạc trẻ hiện nay. Nhưng ngay cả những tác phẩm của nhạc Cách mạng hay nhạc Cổ điển Việt Nam đôi khi cũng bắt gặp những giai điệu quen quen. Gọi là ăn cắp thì quá nặng nề, có lẽ gọi đó là chịu ảnh hưởng hoặc trùng hợp ngẫu nhiên thì hợp lí hơn.
    Ví dụ đầu tiên là bài ''''Người Hà Nội'''' của Nguyễn Đình Thi. Nếu ai đã nghe Appergione Sonata của Schubert hẳn thấy chủ đề chính của chương III trong tác phẩm này khá giống một đoạn trong bài hát ''''Người Hà Nội''''. Sự giống nhau đó có thể thấy ngay từ lần đầu tiên nghe bản Sonata đó. Nhưng có lẽ trường hợp này thì nhiều khả năng là trùng hợp hơn.
    Trường hợp thứ hai là Overture ''''Người về đem tới ngày vui'''' của Trọng Bằng. Overture này viết theo cấu trúc sonata, trong đó chủ đề I xây dựng trên chất liệu bài hát "Ca ngợi Hồ Chủ Tịch''''. [đồ - đồ - rê - mi - rê - đồ - son; mí - rê - rê - đô - rê - mí - rê - đô -son....]. Ở đây được chuyển sang giọng Đô trưởng để tiện so sánh. Giai điệu này có một sự phát triển rõ nét từ giai điệu của bài hát sang nét nhạc mới [được đánh dấu bởi dấu ;]. Sự phát triển ấy là bước nhảy lên một quãng 6 trưởng. Cùng với các nét giai điệu ở trước và sau, chủ đề này có một âm hưởng khá giống môtíp chủ đề I trong chương I giao hưởng số 39 Mi giáng trưởng của Mozart [Đồ - mi - son - son; mí - rê - đô -- si, chuyển sang giọng Đô trưởng]. Trường hợp này có thể cho là chịu ảnh hưởng.
    Trường hợp thứ ba là Concerto cho Piano ''''Bất khuất'''' của Đỗ Dũng. Đây là tác phẩm 1 chương gần giống thơ giao hưởng. Chủ đề của tác phẩm dựa trên bài hát ''''Tình ca'''' của nhạc sĩ Hoàng Việt. Trong phần phát triển, đôi khi giai điệu này là được phát triển cùng với hoà âm tạo ra âm hưởng giống phần phát triển chương I của Piano Concerto của Grieg. Song điều đáng thất vọng nhất là ở bè Piano độc tấu có rất nhiều đoạn, đến khoảng 60 -70%, cơ bản bắt chước Piano Concerto số 1 của Tchaikovsky.
    Do điều kiện không được nghe đầy đủ các tác phẩm nhạc cổ điển của các nhạc sĩ Việt Nam, nên có thể còn những trường hợp khác, cũng có thể không nhiều, chịu ảnh hưởng như thế. Xét một cách khách quan, ít tác phẩm nhạc cổ điển Việt Nam có được cá tính, hay nói chính xác là phong cách cá nhân trong tác phẩm. Các tác phẩm còn bị gò bó bởi các luật và qui tắc từ những thời kì Cổ điển và Lãng mạn 100 -200 năm về trước. Về mặt âm nhạc, các tác phẩm chịu ảnh hưởng còn quá nặng của hai nhóm tác giả: những tác giả tên tuổi của thế giới, nhất là những tác giả Nga và Xô viết; và nhóm thứ hai, đấy là tác giả dân gian. Chính vì thế nên nghe các tác phẩm luôn có cảm giác hơi bị kìm kẹp và không thoát ra được những cái vốn có.
    Tuy vậy thời gian gần đây, các tác giả Việt Nam đã có nhiều thay đổi và chuyển biến hiện đại trong cách sáng tác, đặc biệt phải kể đến những nhạc sĩ sáng tác các tác phẩm theo hệ 12 âm [phi điệu tính] đã có những tác phẩm có triển vọng.
    Được TuMinhTran sửa chữa / chuyển vào 21:53 ngày 17/08/2004
  8. cobeo

    cobeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Bạn TuMinhTran nhận xét rất chính xác. Minh chi xin bổ sung thêm là Oveture "Chào năm 2000" của nhạc sỹ Trọng Bằng có nhiều đoạn giống hệt chương IV bản giao hưởng số 5 của D.Shostakovich. Mà tôi không nghĩ đây là sự trùng hợp ý tưởng (có thể trùng hợp một chút về mặt giai điệu nhưng không thể giống ở phần hoà âm ở các bè). Phải chăng các nhạc sỹ sáng tác khí nhạc của VN bất lực trong việc sáng tác ra các tác phẩm hay???
  9. trunghus

    trunghus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2004
    Bài viết:
    286
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ việc các tác phẩm kinh điển của nhạc cổ điển có ảnh hưởng đến phong cách của các nhạc sĩ đương đại là một điều hết sức tự nhiên ... Các bác thử nghe Trường ca sông Lô của Văn Cao mà xem , sẽ thấy trong đó âm hưởng của Concerto de Aranzuez .. Thế nhưng theo tôi việc đánh cắp âm nhạc một cách quá lộ liễu kiểu như bài '''' Hương xưa " hay ''''Còn ta với nồng nàn " thì chính tôi cũng không thể hiểu nổi những người làm như thế nghĩ gì khi được quần chúng gọi mình là nhạc sĩ ...

Chia sẻ trang này