1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhạc Việt thời chiến

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi longatum, 23/05/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. longatum

    longatum Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/10/2001
    Bài viết:
    1.720
    Đã được thích:
    1
    Nhạc Việt thời chiến

    Bác nào biết làm ơn chỉ giúp em tên một số nhạc sĩ và các bài hát nổi tiếng thời chiến cái... Ví dụ như Văn Cao rồi cái bài Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây....
    bác Trịnh có viết nhạc liên quan tới chiến tranh không?
    Những bác như Lưu Hữu Phước (ngoài tiếng gọi thanh niên) và Phạm Duy có những bài nào nổi tiếng. ngoài các bác này ra thì còn các bác nào tiêu biểu cho nhạc thời chiến ở Nam Việt Nam?
    Đa tạ nhiều.


    Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
    Những phố dài xao xác heo may
    Người ra đi đầu không ngoảnh lại
    Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy


    Được sửa chữa bởi - username vào 23/05/2002 04:41
  2. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
  3. Timothy

    Timothy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/10/2001
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0

    Cho Long cái nầy để nghe nhạc Phạm Duy
    http://www.lich-mc.com/audio/vietnam/Phamduy.htm
    Được sửa chữa bởi - Timothy vào 23/05/2002 04:34
  4. despi

    despi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2001
    Bài viết:
    1.990
    Đã được thích:
    1
    sao lại không nhỉ?
    Ta Đi Dựng Cờ


    nhạc sĩ: Trịnh Công Sơn

    Ngày nào dân ta đi dựng cờ
    Một đời âm u sẽ sáng loà
    Bao năm dân ta cúi đầu chờ
    Hèn mọn thân trai không dám nhớ
    Một ngày dân ta quyết dựng cờ
    Dạy tình anh em cho dã thú
    Cây hoang sẽ chết trái căm thù
    Từ sông Hương ta kêu sông Hồng về
    Cửu Long có áo cơm vàng
    một bình minh dân ta ca hát khắp giang sơn
    Ngày nào dân ta đi dựng cờ
    Dựng lại quê hương không héo úa
    Quanh ta nôn nao những mẹ già
    Rượng đồng hoang vu đang nhớ lúa
    Việt Nam đã bao năm quên đi đời sống bình thường nhân loại
    Đến nay quyết đòi áo cơm
    Việt Nam đến hôm nay dân ta phải thấy
    cần hoà sức mạnh đứng lên xây lại nước non.

    1969

    Ta Quyết Phải Sống


    nhạc sĩ: Trịnh Công Sơn

    Trong đêm tối quê hương này
    Ta bước đi hoài sao chưa tới
    Còi tương lai đang kêu gọi
    Tuổi thanh niên sao dễ vui chơi
    Còn sống xin các anh quyết còn cách mạng
    Dời ta ta lo xin xếp vũ khí
    Bàn tay không tiến lên
    Đã qua bao năm hy sinh thịt xương
    Nay ta quyết phải sống
    Toàn nước chiến đấu
    Ta bền vững một lòng với nhau
    Máu luân lưu sức sống hồng hào
    Dân ta đến một trời cơm áo
    Dân ta sẽ đến những nơi không còn đời bán máu
    Dựng lại Việt Nam sáng tươi trong yêu thương nhân loại
    Anh em đã chết máu xương vun đời loài lang sói
    Triệu người dân ta đứng lên quyết xây lại ngày mai.
    Trong đêm tối quê hương này
    Ta bước đi hoài sao chưa tới
    Còi tương lai đang kêu gọi
    Tuổi thanh niên sao dễ vui chơi
    Dò khó ta vẫn đi trên đường cách mạng
    Bàn tay tương lai đi lấp bóng tối
    Đời bình yên sống vui
    Đã qua bao năm con tim ngồi yên
    Con tim đã buốt cóng
    Ngày tháng đã đến phơi giòng máu mở lòng tối tăm
    Bước gian nan trong bước nhọc nhằn
    Trăm tay yếu trở thành thép cứng
    Quanh đây ta xoá vết thương tôi đòi còn ghi dấu
    Mặt người hôm nay ngước lên đã không còn lo sợ
    Quanh đây có tiếng máu xương kêu gào đòi phấn đấu
    Dựng người Việt Nam đứng lên trên đất này Tự Do

    Quê Hương Đau Nặng


    nhạc sĩ: Trịnh Công Sơn

    Bao nhiêu năm còn nô lệ
    Anh em ta nhận vũ khí
    Quê ta bãi hoang chiến trường
    diệt nhau như thú
    Trôi bao nhiêu dòng máu đỏ
    Bao yêu thương lùi trong quá khứ
    Ôi giấc mơ thanh bình còn quá xa.
    Ôi gian nan đời nước nhỏ
    Sao đau thương nhiều lắm thế
    Quê hương bây giờ
    những ngày điêu tàn còn đó
    Cùng ghi nhớ
    Những phố phường kia đã lên mộ bia
    Dân ta chết trong ngẩn ngơ
    Quê hương ta giờ đau nặng
    Bao hy sinh thật quá lớn
    Tôi đi giữa những căm hờn đành không lên tiếng.
    Trong tim đau từng vết đạn
    Câu than van nhiều khi dấu kín
    Ai khoe khoang dân mình đã chết oan.

    Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
    Lấy chí nhân để thay cường bạo​
  5. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Câu hỏi của bác Longaturm coi bộ mênh mông quá, nhiều nhạc sĩ VN làm nhạc thời chiến, quá nhiều, kể không xuể. vào mục Những Bài Hát Đi Cùng Năm Tháng (mà quái, không lẽ nhạc đi cùng năm tháng lại phần đông là nhạc ca ngợi chiến tranh, phải không vậy ?) hay ra ngòai mua băng nhạc "Bài Ca Người Lính" hay đại loại, nhiều lắm.
    Ở miền nam, làm nhạc chiến tranh nhiều và phổ thông nhất, chắc là Nhật Trường Trần Thiện Thanh.
    Nhưng muốn tặng trước bác hai bài nhạc này của Phạm Duy. Nghe, hát như vè, lời đơn giản như 1 ballad đơn giản nhất, nhưng sẽ thây được sự vô lý của cuộc chiến hai miền. Thời đó, ngoài Bắc, trong không khí tiến về Saigòn hừng hực, chắc là không có những bản nhạc như vậy, ?
    Chuyện Hai Người Lính
    nhạc sĩ: Phạm Duy

    (Saigon-1968)
    Có hai người lính ở chung một làng
    Cùng yêu Tổ Quốc Việt Nam
    Có hai người lính ở chung một làng
    Cùng yêu ruộng đất Việt Nam
    Có hai người lính cùng chung họ hàng
    Cùng chung nòi giống Việt Nam.
    Có hai người lính cùng chung một lòng
    Cùng không để mất Việt Nam
    Có hai người lính cùng tiến lên đường
    Quyết tâm gìn giữ Việt Nam.
    Có hai người lính ruổi rong đường trường
    Ngày đêm ủ ấp hờn căm
    Có hai người lính ruổi rong đường trường
    Cùng đi lùng bắt địch quân
    Có hai người lính là hai người hùng
    Cùng đi diệt lũ thù chung !
    Có hai người lính nằm trên ruộng đồng
    Cùng ôm khẩu súng chờ mong
    Có hai người lính, một sớm mai hồng
    Giết nhau vì nước Việt Nam.
    Bà Mẹ Phù Sa
    nhạc sĩ: Phạm Duy

    (Saigon 1967)
    Tôi nghe người ta kể chuyện
    Xin hát bà con cô bác nghe, cô bác nghe...
    Mẹ người, mẹ người ở đất Phù Sa
    Mới năm mươi tuổi đã già như tám mươi
    Mẹ ngồi, mẹ ngồi bấm đốt ngón tay
    Xóm tuy là tuy xóm nhỏ
    Đổi thay, đổi thay bao lần
    Ù là ù ù ơ, ù ụ ơ !
    Không ai chê Việt Nam
    Dân tộc ta thiếu sức hùng
    Mà người thì quanh năm
    Phải ôm lấy hãi hùng
    Năm mươi năm làm dân
    Chưa được mấy lúc mừng
    Vậy mà Mẹ không than
    Chỉ sống với lòng thương.
    Mẹ già, mẹ già ở túp lều tranh
    Đói no ai biết rách lành ai có hay ?
    Một ngày, một ngày tháng tám năm sáu mươi hai
    Có anh Ba cán bộ về đây tuyên truyền
    Hò là hò hò khoan, ớ hò khoan !
    Anh thưa anh học xong
    Chiến lược giữ xóm làng (ấp chiến lược)
    Mẹ gật gù nghe anh, và xin rất cám ơn !
    Đang khi anh cười vang,
    Ai nổ súng dưới vườn ?
    Mẹ vội lùa anh Ba vào trốn dưới gầm giường.
    Mẹ cười, mẹ cười trông cũng thiệt là vui
    Bước ra đón khách, trông người cũng rất quen
    Mẹ mời, mẹ mời anh miếng bánh men
    Hỏi thăm sức khoẻ và khen anh hiền lành
    Đồ là đồ mi fa, són đồ mị fa
    Anh xưng tên là Tư, đi giải phóng xóm làng (Mặt Trận Giải Phóng)
    Mẹ gật gù nghe anh, và xin rất cám ơn !
    Trông ra trên đường mương
    Quân Đội Mỹ tới gần
    Mẹ vội lùa anh Tư cũng vào trốn dưới gầm giường...
    KẾT LƠ LỬNG
    Tới đây là xong nửa chuyện
    Không biết rồi ai sẽ cứu ai ?
    Ai sẽ cứu ai ?
    Hai kẻ thù cùng gặp nhau dưới gầm gường, chuyện ai sẽ cứu ai có lẽ cũng không quan trọng bằng chuyện của Mẹ. Mẹ già chất phác, có lẽ cũng giống như đa số người dân quê hiền lành thời ấy, không có ý niệm về chính trị , về thù hận. Mẹ sống đói no ai biết rách lành ai có hay , nhưng vẫn có người tìm đến chỉ để tuyên truyền những chủ thuyết mà có lẽ Mẹ chẳng hiểu được, và Mẹ vẫn hiếu khách với tất cả mọi người, chẳng lên án một ai. Sau này sẽ có người dạy cho Mẹ sự thù hận, hoặc thù bên này hoặc thù bên kia ? Mẹ sẽ "mẹ đào hầm từ lúc tóc còn xanh, nay mẹ đã phơ phơ đầu bạc, mẹ vẫn đào hầm dưới tầm đại bác, bao đêm rồi tiếng cuốc vọng năm canh" (nhạc Hoàng Hiệp) . Và dù bên nào thắng, Mẹ và những người dân quê vẫn là những người thua thiệt nhất, thua thiệt cả trong thời bình.
    Chuyện hai người lính, cũng giống như 1 câu hát của Trịnh Công Sơn : "...Triệu người đã chết, hãy mở mắt ra, Lật xác quân thù, mặt người Việt Nam trên đó..." (Những Ai Còn Là Việt Nam). Chuyện cũng lạ, hai người lính Việt Nam, cùng nhân danh tổ quốc và nhận súng ngoại bang, giết nhau vì nước VN. Muốn biết ai đúng ai sai, lòng ta phải có chiến tuyến và phải đứng về một bên để xét theo góc độ đó. Nhưng đúng với xã hội này thì lại sai với xã hội kia. Đến khi chết, có lẽ người lính cũng chẳng thể hiểu được rằng, cái nước Việt Nam và anh và tôi cùng đổ máu ra để bảo vệ đó, tại sao mà nước Việt Nam của anh muốn không giống nước Việt Nam của tôi nghĩ ?
    Ôi, lịch sử VN đã hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, lúc an nguy, lúc thăng trầm, ai đã dám xưng mình là đã hiểu được hết, nỗi niềm nào ấp ủ hơn nỗi niềm nào ?
    ...Oopps, mình lạc đề rồi, linh tinh rồi, ngừng ở đây vậy.
    ....Tôi đi giữa những căm hờn đành không lên tiếng.
    Trong tim đau từng vết đạn
    Câu than van nhiều khi dấu kín
    Ai khoe khoang dân mình đã chết oan....
    Được sửa chữa bởi - Temely vào 24/05/2002 00:49
  6. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Lưu Hữu Phước: Bác đang cùng chúng cháu hành quân, Giải phóng miền Nam...
    Tây nguyên: cô gái vót chông, rừng xanh vang tiếng Talư, tiếng chày trên sóc bom bo...
    <:3)~~ <:3)~~ <:3)~~
  7. longatum

    longatum Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/10/2001
    Bài viết:
    1.720
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn các bác quá. Đây chính là những gì em đang cần tìm, những bài như bài bác Telemy post lên ấy, hay quá.
    Em đang làm một cái project lớn, trong đó sẽ cần rất nhiều văn thơ của nghệ sĩ 2 miền trong thời chiến (hoặc là hậu chiến cũng được nhưng phải liên quan tới chiến tranh.) Nếu các bác có thể giúp em đưa ra danh sách khoảng 10 nhạc sĩ miền Nam, và 10 nhạc sĩ miền Bắc cùng một số tác phẩm quan trọng viết về chiến tranh của họ thì tốt quá. Với lại có cái site nào có nhạc của các bác này không? Những nhạc của Phạm Duy, Lưu Hữu Phước em không chắc là mua được ở VN. Văn Cao thì có bài gì ? (Sông Lô, Làng Tôi?)
    Đa tạ bác despi, bác Tim, bác Milou và bác Tiêu đại hiệp.... giúp em với nhá, khi nào anh em gặp nhau em khao các bác một chầu.

    Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
    Những phố dài xao xác heo may
    Người ra đi đầu không ngoảnh lại
    Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
  8. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Trong chủ đề các ca khúc đi cùng năm tháng dính ở trên đó có nhiều cả tên tác giả luôn thì phải, lâu lắm không ghé sang đấy, chú thử xem trong lời nhạc Tây nguyên trong box này cũng có mấy bài, maybe.
    <:3)~~ <:3)~~ <:3)~~
  9. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    http://203.162.130.221/forum/topic.asp?TOPIC_ID=79695
    đừng quên xem bên văn thơ
    <:3)~~ <:3)~~ <:3)~~
  10. despi

    despi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2001
    Bài viết:
    1.990
    Đã được thích:
    1
    http://www.jaist.ac.jp/~thang/From1945to1975.html
    Xem thử
    http://www.ttvnonline.net/forum/Song_pop.asp?Song_ID=695
    Bình Trị Thiên khói lửa
    Nhạc: Nguyễn Văn Thương
    http://www.ttvnonline.net/forum/Song_pop.asp?Song_ID=690
    Tình ca
    Nhạc: Hoàng Việt
    Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
    Lấy chí nhân để thay cường bạo​
    Được sửa chữa bởi - despi vào 24/05/2002 03:56

Chia sẻ trang này